-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Văn hóa Tây Nguyên - Cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Văn hóa Tây Nguyên - Cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống
Cơ sở văn hóa Việt Nam (PHIL177) 135 tài liệu
Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Văn hóa Tây Nguyên - Cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Văn hóa Tây Nguyên - Cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống
Môn: Cơ sở văn hóa Việt Nam (PHIL177) 135 tài liệu
Trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Sư Phạm Hà Nội
Preview text:
- Xã hội truyền thống của các dân tộc ở Tây Nguyên là xã hội mẫu hệ. Dòng
họ mẹ thống trị mọi mặt trong đời sống xã hội như quyền thừa kế tài sản, hôn nhân và gia đình. - a
Người phụ nữ Ede quản lý, giữ gìn mọi của cải của gia đình cho tổ tiên dòng họ
Tài sản trong gia đình đều thuộc quyền quản lý của người mẹ hay người
chị cả - người đại diện cho mẹ. Việc thừa kế tài sản chỉ thực hiện theo
dòng họ nữ. Khi vợ chết, mọi của cải và tài sản đều thuộc về phía gia đình
vợ (dì, bà ngoại) quản lí, còn người chồng phải trở về sinh sống với cha
mẹ mình mà không được mang theo tài sản và con cái. Nếu gia đình có
nhiều chị em sống chung với nhau, người con gái lớn nhất quản lý mọi tài
sản do mẹ để lại. Nếu có người đi lấy chồng và ra ở riêng thì mới phân
chia cho họ một phần. Các anh em trai không được chia bất kì tài sản nào.
Nếu gia đình không có con gái thì các con trai về ở với bà ngoại hoặc các
dì và số tài sản do mẹ để lại thuộc về bà ngoại hoặc các dì. - Quan hệ hôn nhân
theo chế độ mẫu hệ: Người phụ nữ đóng vai trò chủ động cưới chồng,
người chồng sinh sống bên nhà vợ và con cái sinh ra mang họ mẹ
Tự nguyện: Trai gái đến tuổi trưởng thành tự do yêu đương, tự do tìm
hiểu người bạn đời của mình mà không phải chịu bất kì sức ép nào cả
Chế độ một vợ một chồng. Nếu người chồng muốn lấy nhiều vợ thì phải
đền bù bằng vật chất cho vợ cả. Người vợ cả có quyền đòi hỏi người
chồng nộp đầy đủ của cải để đền bù cho việc vi phạm phong tục truyền thống của mình. Tục “nối nòi”:
+ Người Ede: Khi chồng chết, người đàn bà có quyền lấy một người em
trai chồng hoặc khi vợ chết, người chồng cũng có thể lấy một người em
gái của vợ để nối nòi. Cũng có khi tục nối nòi truyền thống vượt ra ngoài
phạm vi hôn nhân chị em vợ và anh em chồng. Chẳng hạn, khi cậu chết
thì nối lại bằng cháu, khi bà chết cũng nối lại bằng cháu.
+ Người Gia Rai: người đàn bà có chồng chết được quyền lấy cháu ruột
của người đàn ông đó.
Cưới xin phải báo cho buôn làng, phải nộp đủ đồ lễ cưới
Nếu người chồng có ý định ly hôn thì phải nộp của cải, đền bù vật chất
theo nguyên tắc một đền hai và phải chịu xử phạt rất nặng, đặc biệt trong trường hợp đã có con.
Người phụ nữ có quyền đi bước nữa nếu người chồng đi vắng lâu năm
hoặc bị cầm tù, bắt làm nô lệ
Người vợ có quyền đi lấy chồng khác nếu người chồng lười biếng, không chăm sóc vợ con
- Trẻ em không có bố mẹ hoặc bố mẹ không có khả năng chăm lo, nuôi dưỡng
thì trách nhiệm đó thuộc về anh chị em ruột của người đó. Nếu không có anh
em ruột hoặc có nhưng còn nhỏ thì bà con họ hàng bên phía mẹ phải có trách
nhiệm chăm sóc, rồi đến họ hàng của bố. Trong trường hợp họ hàng không
còn ai thì buôn làng vận động người khác nhận làm con nuôi. Trách nhiệm
nuôi nấng, chăm sóc trẻ em là bổn phận của cha mẹ, gia đình và cộng đồng
làng buôn. Mọi người dân có quyền nhận người khác làm con nuôi hoặc
được người khác nhận làm con nuôi mà không phân biệt họ hàng dòng tộc.
Việc nhận con nuôi chỉ cần có sự thỏa thuận giữa bà con họ hàng đôi bên và
mặc nhiên được buôn làng chấp nhận. Con nuôi có đủ các quyền và nghĩa vụ
như con đẻ, được tôn trọng và đối xử bình đẳng, kể cả quyền được nhận tài sản thừa kế.
- Xử phạt nặng những người phụ nữ mắc tội ngoại tình, loạn luân và quan hệ
tình dục trước hôn nhân:
Dân tộc Xê-đăng ở huyện Ngọc Hồi: Phụ nữ có thai trước khi cưới sẽ bị
phạt rượu và heo để cả buôn làng cùng uống.
Người Xê-đăng ở huyện Kon Plong: Nếu người phụ nữ có thai trước khi
cưới thì gia đình, họ hàng, buôn làng không giúp đỡ mà hai người tự tổ
chức lấy, trường hợp không cưới sẽ bị phạt một con bò và 10 ché rượu. - Cưới xin:
Các thiếu nữ Giê Triêng đến tuổi lấy chồng được cha mẹ làm cho những
cái lều xung quanh làng làm nơi hẹn hò. Khi ưng ý người bạn trai nào đó,
nàng mời chàng tối đến ở cùng. Sau 5 đêm tâm sự nếu chàng trai chưa thổ
lộ tình cảm, thì phải nộp phạt cho nhà gái một con gà và một ché rượu.
Thông thường, sau khi hai bên trai gái đồng ý, họ thưa với cha mẹ nhờ
người mối đi hỏi. Qua ông mối, các thiếu nữ Gia rai và Ede nhắn ngỏ tình
cảm và đưa tặng người yêu chiếc vòng tay. Nếu người bạn trai nhận vòng,
hôn lễ sẽ được tiến hành.
Trong lễ hỏi của Người M’nông, người mối đem 2 ống hồ lô đựng măng
chua và da trâu thái nhỏ sang nhà gái cầu hôn. Nếu nhà gái đồng ý thì
nhận hai ống hồ lô làm vật giao ước. Nếu việc cầu hôn bị từ chối, ông
mối mang bát gạo do nhà gái đưa cho để báo lại việc từ hôn
Sau lễ ăn hỏi, người Ede thường có tục gửi dâu, họ hàng nhà gái dẫn cháu
gái đến nhà chồng chưa cưới ở như con trong gia đình. Thời gian gửi dâu
càng lâu thì sính lễ nhà gái phải nộp cho nhà trai càng giảm.
Đám cưới thường được tổ chức vào cuối năm, lúc rỗi rãi và no đủ. Lễ
cưới của người M’nông mở đầu bằng việc nhà gái mang biếu họ nhà trai
mỗi người một bát gạo đầy. Mỗi bát gạo này sẽ tương ứng với một cái ché
mà nhà trai sẽ phải tặng lại nhà gái. Hôm cưới, 2 người làm chứng đại
diện cho 2 họ xúc cho 2 người 3 miếng cơm và ngược lại, đôi tân hôn
cũng xúc trả lại cho 2 người làm chứng ăn.
Sau đó đôi vợ chồng mới cưới uống rượu chung trước tiên để mở đầu cho
bữa tiệc kéo dài vài ba ngày. Sau khi cưới phải cữ 7 ngày, đôi tân hôn
tránh gặp người lạ và không ra khỏi nhà.
Lễ đính ước của người Gia rai được tổ chức qua bữa tiệc rượu cần ở nhà
gái. Hôm đó, đôi trai gái cùng vít cần uống rượu chung. Sau đấy trao đổi
vòng đeo tay cho nhau biểu hiện sự cam kết thủy chung. Tiếp theo là đoán
số phận qua giấc mơ lành dữ. Trong đêm tân hôn, nếu đôi vợ chồng thấy
giấc mơ xấu thì lập tức phải đến nhờ ông mối cầu thần linh cho chung
sống trong một năm để hoãn mộng. Đúng vào hẹn đó, nếu vợ chồng vẫn
gặp mộng xấu, có thể phải bỏ nhau.
Trong đám cưới của người Cà dong có tổ chức lễ ăn thề không bỏ nhau
của đôi vợ chồng. 2 vợ chồng trao nhau 9 miếng trầu, 9 miếng cau, ý chúc
nhau sức khỏe và sum họp mãi mãi. Tiếp đó, chồng trao cho vợ chuỗi
cườm, và vợ trao cho chồng vòng đồng. Cặp vợ chồng trẻ còn lấy cơm
nắm bôi lên đầu nhau, ý muốn hồn 2 người nhập vào nhau, và bôi máu gà
lên trán, ý muốn xua đuổi hồn dữ ra khỏi thể xác.
Với người Mạ, hôm cưới người ta phủ 1 chăn lớn thêu đẹp lên đôi trai
gái không mặc quần áo và cũng đầu 2 người vào nhau 7 lần. Sau 1 lúc
tượng trưng cho thời gian của đêm hoa chúc, 2 người thức dậy, lấy 1 bát
thịt gà, rượu và vòng đeo tay. 2 người đeo vòng cho nhau, uống chung
rượu và cùng ăn thịt gà. Sau một thời gian, nhà gái mang củi sang nhà trai
để làm lễ củi. Số lượng gùi củi tương ứng với số khăn nhà gái tặng họ nhà trai.
Người Giê Triêng quan niệm đám cưới được tổ chức bất ngờ bấy nhiêu
thì đôi vợ chồng trẻ càng hạnh phúc bấy nhiêu. Hôm cưới, người ta làm
lễ hợp cẩn, đôi trai gái giao nắm cơm với ít gan gà cho nhau ăn, tiếp đó
uống rượu chung. Có nơi, trong buổi lễ này, người ta đánh chiêng tập hợp
dân làng, bắt đôi nam nữ nằm trên chõng tre để giữa nhà, cùng đắp chung
tấm chăn. Lại có nơi, người chủ trì buổi lễ dứt mấy sợ tóc của đôi trai gái
bỏ lẫn lên đầu nhau với ngụ ý hợp 2 hồn của họ làm một.
Trong đám cưới của người Ede có tục té nước vào chú rể. Khi rước rể về
nhà vợ, bạn bè của chàng rể chạy trước đón đường té nước vào người cô
dâu chú rể, mỗi lần như vậy nhà gái phải nộp cho họ một số lễ vật. Người
Ede cho rằng đám cưới nào có nhiều người chặn đường té nước thì cuộc
sống của đôi trai gái sau này sẽ hạnh phúc và khi chết sẽ có nhiều người thương kẻ khóc.
Sau ngày cưới, chồng ở nhà vợ (Gia Rai, M’nông, Ede, Cơ ho) hoặc ở
nhà chồng (Mạ) hoặc luân phiên ở nhà chồng từ 3 đến 5 năm rồi lại
chuyển sang nhà vợ bằng ấy thời gian (Xơ-đăng, Ba na, Giê Triêng)
- Nhà mồ, tượng nhà mồ, lễ hội bỏ ma (bỏ mả):
Người Tây Nguyên quan niệm chết nghĩa là bắt đầu cuộc sống mới ở 1
thế giới khác, thế giới bên kia, thế giới của hồn ma. Bởi vậy, khi người
chết đã ra đi là ra đi vĩnh viễn để sống cuộc sống khác nhưng cuộc sống
ấy cũng giống như thế giới bên này.
Nhà mồ, tượng mồ được làm ra để phục vụ lễ bỏ mả hay cuộc vui, cuộc
chia tay cuối cùng giữa người sống và người chết. Để người chết ra đi
thanh thản và có cuộc sống đủ đầy ở thế giới bên kia, hôm làm lễ bỏ mả,
người sống không chỉ làm nghi thức sinh thành (qua hoạt động giao hoan)
mà còn chia của cải cho người chết.
Nhà mồ được xây trùm trên nấm mộ và là trung tâm của lễ bỏ mả.
Trang trí nhà mồ thường sử dụng 3 màu: đen, đỏ và trắng
Tượng nhà mồ có thể xếp thành 3 lớp: giao hoan, đàn bà mang thai và hài
nhi. Tượng diễn tả những sinh hoạt hàng ngày trong đời sống trần tục.