Văn hóa thời sờ sử môn Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam | Đại Học Hà Nội

Văn hóa thời sờ sử môn Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam | Đại Học Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Văn hóa th i s s ơ
Cách đây 4.000 năm, các cộng đồng cư dân từ lưu vực sông Hồng đến lưu vực sông
Đồng Nai đã bước vào thời đại kim khí/ thời đại đồ đồng. Thời kỳ này trên lãnh thổ
Việt
Nam có ba trung tâm văn hóa:
- Văn hóa Đông Sơn (miền Bắc) được coi là cốt lõi của người Việt cổ.
- Văn hóa Sa Huỳnh (miền Trung) được coi là tiền nhân tố của người
Chăm và
vương quốc Chămpa.
- Văn hóa Đồng Nai (miền Nam) là một trong những cội nguồn hình thành văn hóa
Óc Eo của cư dân thuộc nhóm Mã Lai – Đa Đảo sinh sống vào những thế
kỉ sau công
VĂN HÓA ĐÔNG S NƠ
Văn hóa Đông Sơn (Văn Lang Âu Lạc): Được hình thành từ ba nền văn hóa
Phùng Nguyên Đồng Đậu Mun phân bố tại lưu vực sông Hồng, sông Mã
và sông Cả.
Là nền văn hóa thuộc giai đoạn đồng thau – đồ sắt sớm (Thế kỉ 7 TCN-179 TCN)
Kỹ thuật luyện kim đồng điêu luyện, giai đoạn cuối biết luyện và rèn sắt
Kinh tế: nông nghiệp lúa nước dùng cày, đắp đê trị thủy, trồng lúa 2 vụ/năm, chăn
nuôi châu bò
Đặc điểm văn hóa:
Hình thành nhiều phong tục tập quán: ở nhà sàn, nhuộm răng đen, uống nước bằng
mũi, trang phục giản dị, bữa ăn: gạo tẻ, cơm – rau – cá, di chuyển bằng thuyền
Xóm làng hình thành, phân bố ở chỗ khô ráo, gần sông
Tín ngưỡng vật linh, totem vật tổ
Đời sống tinh thần phong phú: lễ hội, nhạc cụ, các điệu múa
Về xã hội: có sự phân hóa giai cấp, nhà nước sơ khai xuất hiện:
Nhà nước Văn Lang
Nhà nước Âu Lạc (205-179 TCN)
Xây dựng Thành Cổ Loa công trình đê ngăn lũ, phòng thủ chống giặc ngoại
xâm gồm ba vòng thành đắp bằng đất trộn gốm
VĂN HÓA ĐÔNG S NƠ
Văn hóa Đông Sơn (Văn Lang Âu Lạc): Được hình thành từ ba nền văn hóa
Phùng Nguyên Đồng Đậu Mun phân bố tại lưu vực sông Hồng, sông Mã
và sông Cả.
Là nền văn hóa thuộc giai đoạn đồng thau – đồ sắt sớm (Thế kỉ 7 TCN-179 TCN)
thời kì này kỹ thuật luyện kim đồng điêu luyện, đạt tới đỉnh cao thể hiện qua số
lượng và loại hình của các công cụ, vũ khí được tìm thấy. Đặc biệt được thể hiện ở
kích thước cách trang trí hoa văn trên những trống đồng Ngọc Lũ, trống đồng
Hoàng Hạ,.. cho thấy sự phong phú, tinh tế, điêu luyện trong trình độ thuật
tạo nên nét đặc trưng, biểu tượng của văn hóa dân tộc thời này cũng như kéo
dài đến ngày nay.
Giai đoạn cuối thuật luyện rèn sắt cũng khá phát triển. Bên cạnh đó, người
Đông Sơn còn biết làm mộc, dệt vải, đan lát, làm gốm,.. Các đồ gốm được chế tạo
nhiệt độ nung cao hơn, dày cứng hơn cho thấy sự phát triển về trình độ, tay
nghề của người Đông Sơn so với các thời kì trước đó.
Về kinh tế: Người Đông Sơn là dân nông nghiệp trồng lúa nước dùng cày phát
triển, canh tác, trồng lúa 2 vụ/năm. Các loại hình nông cụ được sử dụng khá đa
dạng: cày, cuốc, xẻng,.. đã tạo nên sự phát triển trong nông nghiệp. Có kỹ thuật trị
thủy, đắp đê chống lũ, lụt để chống lại thiên tai. Bên cạnh đó việc chăn nuôi cũng
tương đối phát triển, đặc biệt là chăn nuôi trâu, bò để làm sức kéo.
Có nhiều phong tục tập quán được hình thành: ăn trầu nhuộm răng đen, uống nước
bằng mũi, xăm mình, mặc trang phục giản dị,... Người Đông Sơn nhà sàn, hình
dáng nhà các loại mái cong, mái tròn thể hiện sự tương đồng với hình dáng
ngôi nhà sàn của người Việt cổ. Việc ở nhà sàn giúp cư dân tránh được sự tấn công
của thú dữ. Bữa ăn gồm có gạo tẻ, mô hình cơm – rau – cá là sự kết hợt tinh tế, hài
hòa chứng tỏ sự hiểu biết của người Đông Sơn. Việc di chuyển bằng thuyền
dựa vào đặc điểm tiếp giáp biển, mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt của
nước ta, qua đó thể thấy con đường vận chuyển, di chuyển chủ yếu đường
sông và đường biển, ngoài ra còn có đi bộ.
Những nghi lễ tín ngưỡng gắn liền với nghề nông nghiệp trồng lúa nước, tín
ngưỡng thờ linh vật, totem vật tổ. Các lễ hội mùa với nghi lễ hiến sinh trâu bò, hội
cầu nước với lễ hiến tế,..
Đời sống tinh thần của dân Đông Sơn rất phong phú. Dựa trên những họa tiết,
hoa văn khắc trên trống đồng, dao găm,.. cho thấy nam cởi trần đóng khố, nữ mặc
váy thay khố thể hiện sự đơn giản, gọn gàng phù hợp với sản xuất nông nghiệp
sinh hoạt hàng ngày. Một số trang phục lễ hội thiết kế đặc biệt hơn, nhiều
họa tiết cầu hơn, có bốn cách để tóc chủ yếu, đeo nhiều trang sức tay, cổ, tai,
chân,.. Các lễ hội, điệu múa, các nhạc cụ cũng rất đa dạng, phong phú: trống đồng,
trống da, cồng chiêng, chuông, phách,...
Làng xóm thời này được hình thành, phân bố nơi khô ráo, gần các sông lớn
hay các chi lưu của sông. Điều này cho thấy sự thích ứng với tự nhiên, tránh được
ngập lụt, biết lựa chọn điều kiện sống phù hợp với các hoạt động kinh tế, sinh
hoạt, sản xuất của người Đông Sơn.
Trong sự phát triển kinh tế hội sự phân hóa giai cấp do nhu cầu chống
giặc ngoại xâm, trị thủy nên đã hình thành nên nhà nước khai. Nhà nước Văn
Lang (700TCN) phân bố lưu vực các con sông lớn Bắc Bộ Bắc Trung Bộ
ngày nay, thuện tiện cho nông nghiệp trồng lúa nước sinh hoạt. Nhà nước Âu
Lạc (205-179 TCN).
Thành Cổ Loa một công trình phòng thủ để chống giặc ngoại xâm ngăn lũ,
đây công trình quy lớn, được thiết kế gồm ba vòng thành đắp bằng đất
trộn gốm bao quanh làng.
VĂN HÓA SA HUỲNH (VĂN HÓA MỘ CHUM)
Quá trình hình thành:
Trung tâm hay đỉnh cao của văn hóa thời đại kim khí Việt Nam ở miền Trung (từ đèo
Ngang đến Đồng Nai) được gọi theo tên một địa điểm khảo cổ học ven biển tỉnh
Quảng
Ngãi, đó là văn hóa Sa Huỳnh.
Văn hóa Sa Huỳnh tồn tại từ sơ kỳ thời đại đồng thau (hơn 4.000 năm cách ngày nay)
cho tới sơ kỳ thời đại sắt sớm (những thế kỉ 7-6 T.CN tới thế kỉ 1-2 S.CN). Chủ
nhân văn
hóa Sa Huỳnh có quan hệ cội nguồn với chủ nhân văn hóa Bàu Tró là người tiền Mã
Lai –
Pôlinêdi và chủ nhân của văn hóa sơ kì đồng thau miền cao nguyên Lâm Đồng là
người tiền
Môn – Khơme hay tiền Nam Á. Ngoài ra còn có những mối giao lưu rộng rãi với các
cư dân
kim khí Đông Nam Á hải đảo và lục địa. Qua đó có thể thấy chủ nhân của nền văn
hóa này
nói tiếng Nam Đảo hay Malai – Pôlinêdi với nhiều yếu tố Nam Á.
- Thành tựu văn hóa
Một đặc trưng tiêu biểu của văn hóa Sa Huỳnh là hình thức mai táng bằng chum
gốm
với nhiều hình dạng như hình cầu, hình trứng, hình trụ… Trong và ngoài chum chứa
nhiều
đồ tùy táng với các chất liệu đá, thủy tinh, đồng, sắt…
Công cụ lao động và vũ khí chủ yếu bằng đồng, sắt như dao, rựa, giáo, mai, liềm,
thuổng, kiếm, qua… Cùng với việc đạt đến trình độ cao của kĩ thuật chế tạo đồ sắt,
cư dân
văn hóa Sa Huỳnh còn đạt đến bước phát triển cao với các nghề se sợi, dệt vải, chế
tạo đồ
gốm, làm đồ trang sức.
Nền kinh tế của cư dân văn hóa Sa Huỳnh là nền kinh tế đa thành phần. Bên cạnh
làm nông họ còn biết khai thác những nguồn lợi từ biển, rừng, biết phát triển các
nghề thủcông, mở rộng quan hệ buôn bán với các cư dân trong khu vực Đông Nam Á
lục địa và hải đảo, và rộng hơn là với Ấn Độ, với Trung Hoa.
VĂN HÓA ĐỒNG NAI
dân Đồng Nai có mặtvùng đồng bằng Nam Bộ cách ngày nay khoảng 4.000 –
5.000 với không gian sinh sống gắn chặt với vùng đất cửa sông, giáp biển. Các cư
dân ấy là
lớp người đầu tiên đến lập nghiệp ở vùng đất này và xây dựng nên văn hóa Đồng
Nai, đặt
nền móng cho thời kì chinh phục vùng châu thổ sông Cửu Long, tức thời kì của văn
hóa Óc
Eo vào những thế kỉ đầu công nguyên sau này.
Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Đồng Nai là nghề nông và nghề thủ công.
Trong trồng trọt, lúa là loại cây lương thực chính. Người Đồng Nai còn khai thác các
sản vật rừng và săn bắn. Nghề thủ công của họ khá phát triển, thể hiện ở chế tác các
đồ trang sức bằng đá, thủy tinh, sắt, đồng…
Đời sống tinh thần của cư dân Đồng Nai còn nặng tín ngưỡng bái vật giáo được thể
hiện qua nghệ thuật tạo hình: các di vật như tượng lợn rừng, rùa bằng sa thạch, tượng
chó
săn mồi bằng đồng… Ngoài ra còn phải kể tới sưu tập đàn đá hơn 60 thanh.
Ngoài ra còn có sự hội nhập của không ít yếu tố văn hóa láng giềng như trống đồng
Đông Sơn, khuyên tai hai đầu thú, khuyên tai ba mấu của văn hóa Sa Huỳnh…
VĂN HÓA VI T NAM TH I LÝ – TRẦẦN
Thời đại độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, thống nhất cộng đồng
Thời đại phục hưng dân tộc
Thời đại khoa giản, an lạc, nhân thứ, nhân từ, rộng mở và dân chủ
Về văn hóa vật chất
Mĩ thuật: phong cách gọn đẹp, bố cục hài hòa, cân xứng
Nghề thủ công phát triển: đa dạnh nghề. Thời Trần hình thành các làng nghề
mang tính chuyên môn hóa
Thương nghiệp phát triển cả nội thương và ngoại thương
An Nam tứ đại khí: Tháp Báo Thiên, chuông Quy điển, Vạc Phổ Minh, tượng
Phật chùa Quỳnh Lâm
Thành Thăng Long là điển hình cho kiểu thành thị phong kiến: mô hình Tam trùng
thành quách. Thành nơi định đô,4 cửa: Đại Hưng, Tường Phù, Quảng Phúc,
Diệu Đức. Ngoài thành thị với bến song, chợ búa nơi sinh sống buôn bán
của thị dân: chợ Cửa Nam, chợ Cửa Bắc (nay chợ Châu Long), chợ Cửa Tây
(nay chợ Ngọc Hà), chợ Cửa Đông (gần chợ Đồng Xuân). Hình thành 61
phường tập hợp của các thợ thủ công. Cho người di về phía tây kinh thành để
khai phá và lập khu “Thập tam trại”
Tam trùng thànhg quách gồm có Cấm thành (là vòng thành trong cùng bao bọc nơi
của vua), Hoàng thành hay Long thành (là vòng thành giữa bao bọc nơi nhà vua
triều đình làm việc, bao trọn cả Cấm thành), Đại La thành (là vòng thành ngoài
cùng bao bọc nơi ở của quan lại, thái tử, hoàng tử, anh em họ hàng nhà vua và dân
chúng), Kinh thành (là vùng đất nằm giữa Hoàng thành và Đại La thành)
Về văn hóa tinh thần:
tưởng khai phóng, đa nguyên. Tam giáo đồng quy: Nho giáo, Đạo giáo,
Phật giáo
Nền văn hóa bác học được hình thành
Phật giáo phát triển rực rỡ. Nho giáo dần được tiếp nhận: xây dựng Văn Miếu
(1070), xây dựng Quốc Tử Giám (1076), nhà mở khoa thi đầu tiên (1075),
nhà Trần đặt danh hiệu Tam khôi (1246)
Văn hóa thời Lý-Trần mang đậm nét văn hóa Chămpa:
Người Chăm thường tập trung các địa danh chữ sở như Yên Sở (Hoài
Đức, Hà Nội), sở Hoa Lâm (Long Biên, Hà Nội), Đắc Sở (Từ Liêm, Hà Nội)
Trên các công trình kiến trúc hoàng cung, các tác phẩm điêu khắc
Trên các ngôi chùa: chùa Bà Già, chùa Thiên Niên, chùa Phật Tích,...
Trong nghệ thuật các điệu múa, các nhạc cụ dân tộc như trống cơm
VĂN HÓA TH I H U LÊ (LÊ S ) Ơ
Văn hóa vật chất:
Tu sửa, mở rộng Hoàng thành và nhiều công trình kiến trúc khác
Quy hoạch 36 phố phường
Các nghề thủ công rất phát triển: Bát Tràng, Nghĩa Đô, Hương Canh,...
Quan tâm phát triển cả nông nghiệp lẫn buôn bán
Về văn hóa tinh thần
Nho giáo trở thành quốc giáo, Phật giáo bị hạn chế
Giáo dục, chế độ khoa cử trở nên quy củ
Đặt nền luật pháp: Luật Hồng Đức (722 điều 16 chương)
Nền văn hóa bác học phát triển mạnh, sử học được chú trọng.
Hệ tư tưởng
Nho giáo đã nhanh chóng chiếm một địa vị ưu thế so với các tôn giáo khác. Nho giáo
thời Lê chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo đời Tống. Phật giáo, Đạo giáo bị lấn át,
nhất là
Phật giáo mất vị trí ưu thế của mình đã có từ thời Lý – Trần.
* Văn hóa vật chất
Nhà Lê rất quan tâm đến đê điều và các công trình thủy lợi. Một số đê điều được tu
bổ lại, một số đê mới ở ven biển được đắp để ngăn mặn có kè đá chắc chắn. Sau một
thời gian bị tàn phá nặng nề, các ngành nghề, làng nghề lại tiếp tục phát triển. Nhiều
trung tâm thủ công nghiệp xuất hiện, kinh thành Thăng Long chia lại 36 phường.
Nhiều phường có phố xá buôn bán và sản xuất thủ công nghiệp. Riêng quan hệ buôn
bán với nước ngoài nhà Lê có phần hạn chế nên ngoại thương cũng không phát triển
bằng thời Lý – Trần. Kiến trúc và điêu khắc chịu sự tác động của hệ tư tưởng mà
triều đình lựa chọn.
* Văn hóa tinh thần
Vương triều Lê chú trọng mở mang giáo dục. Chế độ đào tạo Nho sĩ được xây dựng
theo một xu hướng rất chính quy. Nội dung học tập chủ yếu là các sách kinh điển của
Nho
giáo. Đối tượng người học có phần cởi mở hơn lúc trước, có cả con em bình dân,
không kể
giàu nghèo. Chế độ thi cử khá quy cũ. Từ 1422 trở đi, cứ 3 năm có một lần thi Hội ở
kinh
thành, tại các địa phương có thi Hương, triều đình đặt ra lễ xướng danh, lễ vinh quy
và lễ
khắc tên mỗi người đỗ tiến sĩ vào bia đá dựng ở Văn Miếu gọi là bia tiến sĩ.
Văn hóa ngôn từ, văn học chữ Nôm vẫn không ngừng phát triển. Quốc âm thi tập của
Nguyễn Trãi là bài thơ Nôm cổ nhất hiện còn. 28 hội viên của hội Tao Đàn để lại khá
nhiều
tác phẩm, về hình thức tuy còn khuôn sáo nhưng có ít nhiều đóng góp cho tiến trình
văn
học, văn hóa của dân tộc.
Một số loại hình như ca, múa nhạc vẫn tiếp tục phát triển. Tuồng chèo là hai thể
loại
sân khấu đã đạt đến sự ổn định về mặt nghệ thuật. Cuốn Hý phường phả lục của
Lương Thế
Vinh đã hoàn thành năm 1501 là tác phẩm lý luận đầu tiên về kịch hát cổ truyền
chứng tỏ
bước phát triển của tư duy nghệ thuật dân tộc về phương diện lý luận.
Tín ngưỡng thờ cúng Thành hoàng có sự thay đổi cả về lượng lẫn diện mạo. Đình
làng trở thành trú sở của thần linh ở mỗi làng quê và cũng mang chức năng mới –
công sở
của làng xã, nơi ban bố chính lệnh của Nhà nước.
Thành tựu đáng ghi nhận ở thời kì này là bộ luật Hồng Đức, bao gồm cả luật hình
sự,
luật hôn nhân và gia đình, luật dân sự và tố tụng. Bộ luật này được thi hành cho đến
cuối thế
kỉ XVIII, về sau có bổ sung thêm một số điều, tổng cộng là 721 điều chia làm 6
quyển, 16
chương. Bộ luật Hồng Đức là một bước phát triển quan trọng của lịch sử pháp quyền
Việt
Nam.
1. Tiếếp xúc, tiếếp biếến văn hóa và vấến đếề tiếếp biếến văn hóa trong văn hóa
Vi t Nam (khái ni m, đ c đi m tiếếp biếến văn hóa trong văn hóa Vi t Nam,
nh ng bi u hi n c th )
Tiếp xúc, tiếp biến văn hóa vốn là những từ ngữ rất quen thuộc và gần gũi với
chúng ta. Giao lưu tiếp xúc văn hóa (culture exchange) là hiện tượng xảy ra khi ít
nhất hai tộc người, hai dân tộc hay hai nhóm người có văn hóa khác nhau tiếp xúc
lâu dài, ổn định với nhau gây ra sự biến đổi mô thức văn hóa ban đầu của một
trong số tộc người, dân tộc hay nhóm người đó. Sự biến đổi này có thể là tích cực
hay tiêu cực. Giao lưu tiếp xúc văn hóa được chia làm 2 hình thức: tự nguyện hoặc
cưỡng bức và đồng thời chia ra làm 3 mức độ: chọn lọc những giá trị thích hợp,
tiếp nhận cả hệ thống và sắp xếp lại hoặc mô phỏng và biến thể 1 số thành tự của
các nền văn hóa khác. Chủ thể văn hóa cần có bản lĩnh văn hóa vững vàng, phải
biến đổi từng phần để thích ứng, dung hợp những yếu tố văn hóa mới, phải có khả
năng chọn lọc, chuyển hóa những yếu tố văn hóa mới du nhập để bồi bổ cho sức
mạnh văn hóa nội tại của mình.
Tiếp biến văn hóa (Acculturation) là hiện tượng tiếp nhận có chọn lựa 1 số yếu tố
văn hóa ngoại lai và biến đổi chúng cho phù hợp với điều kiện sử dụng của người
bản địa, tức phù hợp với văn hóa bản địa và sau 1 thời gian sử dụng và biến đổi
tiếp thì chúng trở thành những yếu tố văn hóa bản địa ngoại sinh.
Văn hóa Việt Nam giao lưu và tiếp xúc với nhiều nền văn hóa lớn khác nhau như:
văn hóa Trung Hoa, văn hóa Ấn Độ, văn hóa Phương Tây và văn hóa trong giai
đoạn hiện nay. Nhưng điểm chung trong tiếp biến văn hóa Việt Nam là chúng ta
chủ động tiếp nhận, tiếp nhận có tính sáng tạo để phù hợp với con người Việt
Nam.Văn hóa các nước du nhập vào nước ta chủ yếu theo 3 con đường chính: qua
thương mại, qua chiến tranh, qua di cư. Với tiêu chí “hòa nhập nhưng không hòa
tan” của người dân Việt Nam nên mặc dù có rất nhiều các thành phố của Việt Nam
là trung tâm thương mại của khu vực, phải trải qua hàng ngàn năm bị đô hộ và
chịu sự ảnh hưởng của các cuộc di cư nhưng nền văn hóa Việt Nam vẫn gìn giữ
được những phẩm chất tốt đẹp.
Tiếp biến trong văn hóa Việt Nam được gọi là chủ động và sáng tạo là 1 điểm rất
nổi bật và dễ dàng nhận ra. Chúng ta nằm giáp danh với 1 nền văn hóa lớn là
Trung Quốc phải chịu sự đô hộ của phong kiến phương Bắc cả ngàn năm nên ít
nhiều sẽ bị ảnh hưởng bởi nền văn hóa của họ- chữ viết chính là thứ cần được
nhắc đến. Nhưng hay ở chỗ, ta không tiếp nhận y nguyên chữ Hán của họ, mà từ
chữ Hán đó người Việt đã biến đổi cách đọc để tạo ra từ Hán-Việt và sáng tạo ra 1
loaị ngôn ngữ mới dành cho người việt- chữ Nôm. Ngoài chữ Viết ta còn tiếp biến
cả cách tổ chức nhà nước và pháp luật của Trung Hoa nhưng có phần phát triển
hơn. Trong văn hóa Trung Hoa phụ nữ không được coi trọng và họ chịu những
điều luật rất hà khắc thế nhưng nhà nước ta đã biến đổi nó để phù hợp hơn, như
trong bộ luật Hồng Đức của triều Lê Thánh Tông, giá trị của người phụ nữ được
đề cao, coi trọng, họ được quyền lấy chồng mới khi người chồng hiện tại tử trận
hoặc bặt vô âm tín quá lâu. Bên cạnh nền văn hóa Trung Hoa là nền văn hóa Ấn
Độ, trái ngược với hình thức tiếp nhận nửa bắt buộc nửa tự nguyện của dân ta đối
với nền văn hóa Trung Hoa, với nền văn hóa Ấn Độ ta tiếp nhận 1 cách tự nguyện.
Tiêu biểu là chữ viết (kiểu chữ Phạn) và tôn giáo (Phật giáo và Hinđu giáo). Tuy
nhiên hiện nay Hinđu giáo đã không còn xuất hiện ở Việt Nam nhưng Phật giáo
vẫn rất phát triển và có 4.79% (2019) dân số ở Việt Nam theo đạo Phật. Ngoài ra,
nền văn hóa phương Tây cũng ảnh hưởng ít nhiều tới văn hóa Việt Nam và sự tiếp
biến văn hóa này chủ yếu là dưới thời kì Pháp thuộc và khoảng thế kỉ XVI-XVIII.
Có thể kể đến 2 lĩnh vực điển hình như văn học và kiến trúc. Trước đây văn học
Việt Nam chủ yếu là thơ và truyện dài nhưng trong thời kì này các tác phẩm
truyện ngắn cũng lần lượt được ra đời, 1 số kiến trúc lớn của ta cũng mang hơi
hướng Pháp như: Bảo tàng lịch sử quân đội được xây dựng theo phong cách kiến
trúc Tiền thực dân (trước đây là Sở chỉ huy quân đội Pháp), Kiến trúc Tân cổ điển
thể hiện trong Phủ chủ tịch ..…. Và không thể không nhắc đến sự giao lưu văn hóa
hiện nay, ta tiếp nhận 1 cách hoàn toàn tự nguyện. Nhiều kĩ thuật công nghệ 4.0
được áp dụng, cùng với sự phát triển của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nó mang
lại cho ta nhiều cơ hội nhưng đồng thời cũng vấp phải khó khan trong việc giữ gìn
và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
2. Môi tr ng t nhiên sinh thái và dấấu ấấn trong các thành tôấ văn hóa Vi t.ườ
Việt Nam là 1 đất nước trong khu vực Đông Nam Á có điều kiện địa lý và khí hậu
khá thuận lợi. Là 1 quốc gia có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố đồng đều
khắp cả nước. Trung bình cứ 20km ta lại gặp 1 cửa sông, cả nước có 2360 sông có
chiều dài lớn hơn 10km. Việt Nam là 1 quốc gia có khí hậu nhiệt-ẩm-gió mùa và
được chia ra làm 2 vùng ngăn cách bởi dãy nũi Bạch Mã, chia cắt thừa Thừa
Thiên Huế và Đà Nẵng. Từ dãy nũi Bạch Mã trở ra là vùng khí hậu phía bắc mang
khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh, Miền khí hậu phía Nam, từ dãy Bạch
Mã trở vào có khí hậu cận xích đạo. Sống trong điều kiện tự nhiên như vậy con
người của mỗi vùng miền sống trong vùng khí hậu riêng sẽ có cách ứng xử với
văn hóa khác nhau từ đó tạo sự đa dạng và tạo ra nét riêng biệt trong nền văn hóa
Việt Nam. Chúng ta ứng xử 1 cách toàn diện với tự nhiên vì phải sống trong điều
kiện đó, trong cách ứng xử với tự nhiên tạo ra 2 tính chất quan trọng của nền văn
hóa Việt Nam đó là tính sông nước và tính thực vật, nhờ vào đặc điểm địa hình có
mạng lưới sông ngòi giày đặc và điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc phát triển
của thực vật tạo ra hệ sinh thái đa dạng, đồng thời tạo ra thời kì kinh tế hái lượm
và thời kì kinh tế nông nghiệp.
Về ăn uống, mâm cơm truyền thống của người Việt Nam gồm 3 món chính là
cơm-cá-canh. Do ở vùng nhiệt đới cho nên người Việt thường chuộng chất đạm từ
thủy hải sản như tôm, cá hơn là những chất đạm đến từ dê, gà bò…. Cách chế biến
món ăn đơn giản chủ yếu là dùng nước nhiều, chuộng những món ăn thanh đạm,
lên men và ủ bảo quản để tránh bị ôi thiu do thời tiết nóng ấm và tránh vi khuẩn
phát sinh.
Về ăn mặc, người Việt làm quần áo từ những chất liệu có nguồn gốc thực vật,
mỏng, nhẹ, thấm mồ hôi. Cách mặc truyền thống của người Việt là nam ở trần
đóng khố, đi đất còn nữ thì mặc yếm hoặc váy. Vải nhuộm được làm từ các
nguyên liệu tự nhiên như tơ tằm, củ nâu và chàm. Nhìn chung người Việt ăn mặc
gọn gàng, đơn giản để thích nghi với khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, dễ dàng đi lại,
lao động trên những cánh đồng.
Về nhà ở, kiểu nhà ở truyền thống của người dân Việt Nam là nhà sàn. Đây là kiểu
nhà thích hợp cho cả miền sông nước và miền núi. Nó không chỉ có tác dụng đối
phó với môi trường sông nước ngập lụt quanh năm mà còn có tác dụng đối phó
với thời tiết mưa nhiều gây lũ rừng ở miền núi và ngập lụt định kì ở vùng thấp khí
hậu nhiệt đới ẩm có độ ẩm cao, hạn chế và ngăn côn trùng, thú dữ. Người dân
thường sử dụng các vật liệu như tre, nứa có sẵn, các vật liệu thiên nhiên đơn giản.
Ngày nay, nhà ở những vùng hay ngập nước và các nhà kho vẫn duy trì kiến trúc
nhà sàn. Vào thế kỉ XVII nhiều ngôi đình như Đình Bảng (Hà Bắc) vẫn làm theo
lối nhà sàn. Người Việt chuộng tính nhà cao cửa rộng, làm nhà ở hướng Nam,
Đông nam. Việt Nam vẫn nằm trong vùng nhiệt đới ẩm nên rất dễ bị ẩm mốc và
những con côn trùng, sâu bọ tấn công cho nên người Việt đã xây "nhà cao" để đổi
phó đồng thời cũng giúp cho nhà thoáng mát hơn. Còn "cửa rộng" là để tránh cải
nắng bị hắt xiên và chiều vào nhà. Dấu ấn sông nước đặc trong: ngói vây cá, mái
cong uốn lượn hình sóng nước, nhà thuyền, nhà bè, tên gọi các bộ phận gỗ như:
tàu mái, mũi tàu, dạ tàu, then thu, câu tàu...
Bên cạnh đời sống vật chất, đời sống văn hóa của người Việt cũng mang đậm tính
sông nước. Về giao thông, đường bộ kém phát triển nhưng đường thủy phát triển
rất mạnh. Phương tiện đi lại khá phong phú như tàu, ghe, thuyền, thúng…. Người
Việt rất giỏi đi trên sông nước, giỏi bắc cầu, vẽ mắt cho thuyền chiến, (Ví dụ như
trận đánh lịch sử của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng năm 938) Quan hệ giao
thương có thể diễn ra mọi nơi, đặc biệt là đối với người miền tây các khu chợ nổi
đã quá quen thuộc với họ và nó như 1 phần trong cuộc sống của người dân nơi
đây. Đô thị là những thương cảng ven biển, ven sông.
Về tín ngưỡng, ở 1 số nơi người Việt thờ các vị thần sông nước hoặc thờ các loài
sống ở vùng sông nước (thờ nước: lê hội rước nước ở Đền Trần - Nam Định, 3
chén mước trên bản thờ gia tiên, thờ các loại liên quan đến sông nước: thờ cả Ông
của các cư dân ven biển duyên hài miều Trung cho đến miền Nam, bức tranh
phong thủy cá chép vàng). Về tang ma người Việt có các lễ như: lễ phạn hàm đặt
đồng xu vào miệng người chết, động tác chèo đò khi hạ quan tài người chết, bắc
cầu. Không chỉ vậy các lễ hội, lễ tết ở Việt Nam cũng rất phong phủ, đa dạng.
Theo mùa vụ của lúa nước sẽ có các nghi lễ và trò chơi liên quan đến mước: thi
chèo thuyễn, trò bắt lươm bộ chum… Về ngôn từ: người Việt có nhiều từ liên
quan đến nông nghiệp và sử dụng nhiều hình ảnh sông mước để vi von như: Tâm
lý: lính hoạt, mềm mại như nước, ở bầu thì tròn, ở ổng thì dài", "nước nổi bèo
nổi".
Nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới-ẩm-gió mùa nên dân ta đã biến khó khăn thành lợi
thế, dân ta phát triển mạnh nền kinh tế nông nghiệp đặc biệt là lúa nước. Kỹ thuật
trồng lúa dần được cải thiện tạo ra năng suất cao đồng thời mở rộng địa bàn sản
suất và cư trú. Dân ta đã khai phá, cải tạo, mở rộng đất đai để trồng lúa nước và
xây dựng làng mạc. Người dân cũng trú trọng đến thủy lợi, đắp đê, đào kênh. Ở
những vùng có địa hình cao như vùng núi, dân ta đã thể hiện cách ứng xử của
mình với đất đai, địa hình bằng cách tạo ra các ruộng bậc thang để canh tác.
Từ những dấu ấn về nét ăn uống, trang phục, nhà ở, giao thông, phong tục, tập
quán, ngôn từ, tâm lý, ứng xử ta thấy rõ được tính sông nước và tính thực vật
trong cả đời sống vật chất và đời sống tinh thần của người Việt. Nhìn chung đời
sống vật chất đơn giản, hướng ngoại nên tạo đức tính cần cù, chịu khó, giản dị, ưa
nhàn tản. Người Việt không say mê làm giàu hay có tâm lý xuôi theo dòng nước.
3. Nh ng đ c đi m c b n c a môi tr ng xã h i- l ch s c a văn hóa Vi t. ơ ườ
Việt Nam là 1 quốc gia có nhiều lợi thế và khó khăn về điều kiện tự nhiên, vị trí
địa lý nhưng ta luôn biết cách biến các nhược điểm đó thành các ưu điểm và biến
nó trở thành những điều độc đáo.
Về môi trường xã hội, nước ta là 1 quốc gia Đông Nam Á có vị trí địa lý vô cùng
đẹp và có nhiều thuận lợi hơn là khó khăn. Vì thế Việt Nam là cầu nối ĐNÁ lục
địa và ĐNÁ hải đảo, là trung tâm kinh tế của ĐNÁ, là ngã tư đường của các nền
văn hóa lớn như Ấn Độ, Trung Quốc và phương Tây cùng với vùng thổ Biển
Đông rộng lớn đã làm cho giao thương trở nên vô cùng nhộn nhịp. Sống trong khu
vực có khí hậu nhiệt đới-ẩm-gió mùa người Việt cũng thích ứng hài hòa đồng thời
cũng đấu tranh với tự nhiên như dựng đê ngăn lũ, dựng nhà theo đặc điểm tự
nhiên của khu vực sinh sống…… Có thể nói văn hóa Việt Nam như 1 nồi lẩu hầm
nhừ, ta tiếp thu, biến đổi các yếu tố ngoại lai với nhau cùng với đó là các yếu tố
nội sinh và ngoại lai từ đó tạo ra sự đa dạng cho văn hóa Việt.
Về môi trường lịch sử, môi trường địa lý cũng ảnh hưởng rất nhiều đến lịch sư của
văn hóa Việt. Nhà nước Văn Lang trong quá trình dựng nước và giữ nước đã nhận
thấy mạng lưới sông ngòi chằng chịt, đất đai màu mỡ nên đã chọn trồng lúa nước
làm cây nông nghiệp chính. Vị trí địa lý thuận lợi nằm ở trung tâm ĐNÁ, đất đai
trù phú nên không thể tránh khỏi sự nhòm ngó của các quốc gia lân cận. Đặc biệt
là Trung Hoa- 1 đất nước luôn có tham vọng Nam tiến để mở rộng bờ cõi, bành
trướng lãnh thổ. Vì thế cho nên nhân dân ta luôn phải gồng mình đấu tranh với các
cuộc chiến tranh xâm lược suốt hàng ngàn năm. Dân ta luôn thể hiện tốt tinh thần
thích ứng với điều kiện tự nhiên điển hình là việc xây dựng và hình thành nghề
trồng lúa nước. Không chỉ vậy nó còn thể hiện tính mềm dẻo, linh hoạt trong sự
tiếp nhận văn hóa và cả tính duy tình – lối sống trọng tình cảm, tính cộng động
cao (cùng nhau dựng đê, đào mương, đắp đập, xây kè để trồng lúa nước). Bên
cạnh đó không thể không nhắc đến 3 hằng số của xã hội Việt Nam truyền thống:
nông nghiệp - từ hoạt động kinh tế sản xuất là nông nghiệp, nông dân- những chu
thể tiến hành, nông thôn – khu vực sinh sống cộng đồng của người nông dân sau 1
ngày sản xuất.
4. Vấến đếề gìn gi , b o tồền và phát huy b n săếc văn hóa dấn t c c a Ng i ườ
Vi t Nam trong giai đo n th i kì Băếc thu c và chồếng Băếc thu c.
Vào những thế kỉ cuối của thiên niên kỉ TCN; nền văn hoá Việt cổ bắt đầu chịu
những thử thách ghê gớm. Kéo dài từ năm 179 TCN tới năm 938 với chiến thắng
của Ngô Quyền mở đầu cho kỉ nguyên độc lập thời tự chủ của quốc gia Đại Việt.
Thời kì này thường được gọi là thời nghìn năm Bắc thuộc; song có lẽ đúng hơn là
thời Bắc thuộc và chống Bắc thuộc; vì người Việt chưa bao giờ chịu khuất phục.
Trong thời kì này; đặc trưng cơ bản của văn hoá Việt là đấu tranh để bảo vệ bản
sắc văn hoá của mình; bảo vệ dân tộc mình; chống lại chính sách đồng hoá; đồng
thời vẫn tiếp tục cố gắng phát triển; cố gắng duy trì và nung nấu quyết tâm giải
phóng đất nước; giải phóng dân tộc.
Từ trong các xóm làng cổ; người Việt thời Bắc thuộc vẫn bảo tồn và phát huy cái
vốn liếng văn hoá bản địa; nội sinh tích luỹ được qua hàng nghìn năm trước. Nét
hằng xuyên của văn hoá Việt Nam là sự “không chối từ” việc tiếp thu; tiêu hoá và
làm chủ những ảnh hưởng văn hoá của nước ngoài. Qua con đường giao lưu văn
hoá; trào lưu di cư của một số sĩ phu và bần dân Hán tộc xuống Giao Chỉ; trên
trường kì lịch sử chịu ảnh hưởng của một đế chế lớn và tạm thời nằm trong phạm
vi của đế chế ấy; nhân dân ta đã vay mượn khá nhiều vốn liếng của nhân dân
Trung Quốc về văn hoá vật chất cũng như về văn hoá tinh thần.
Văn hóa vật chất: Ngay trong khi vay mượn; nhân dân ta vẫn thể hiện được tinh
thần sáng tạo. Về văn hoá vật chất; từ chỗ tiếp thu được kĩ thuật làm giấy của
Trung Quốc; nhân dân ta đã biết tìm tòi; khai thác nguyên liệu địa phương (gỗ
trầm; rêu biển) để chế tác những loại giấy tốt; chất lượng; có phần hơn giấy sản
xuất ở miền nội địa Trung Hoa. Trong khi chịu ảnh hưởng của kĩ thuật gốm sứ
Trung Quốc; ta vẫn sản xuất ra các mặt hàng độc đáo như sanh hai quai (Trung
Quốc chỉ có chảo); ống nhổ; bình con tiện đầu voi; bình gốm có nạm hạt đá ở
chung quanh cổ tựa như loại “iang”của đồng bào Mơnông gần đây.
Văn hóa tinh thần: Biểu hiện rõ rệt của sự bảo tồn văn hoá Việt đặng chống đồng
hoá là sự bảo tồn tiếng Việt; tiếng mẹ đẻ; tiếng nói của dân tộc. Khi bị đế chế
Trung Hoa chinh phục và kiểm soát chặt chẽ; tiếng Hán- và chữ Hán- được du
nhập ồ ạt vào nước ta. Song nó không thể tiêu diệt được tiếng Việt bởi một lí do
rất đơn giản là chỉ một lớp người thuộc tầng lớp trên học. Nhân dân lao động
trong các xóm làng Việt cổ vẫn sống theo cách sống riêng của mình; cho nên họ
duy trì tiếng nói của tổ tiên; tiếng nói biểu hiện cuộc sống và tâm hồn người Việt.
Trải qua nhiều thế kỉ; tiếng Việt ngày càng xa với trạng thái ban đầu của nó. Nó đã
hấp thu những yếu tố ngôn ngữ Hán. Tiếng Việt có nhiều từ gốc Hán. Nhân dân ta
đã hấp thu ảnh hưởng của Hán ngữ một cách độc đáo; sáng tạo; đã Việt hoá những
từ ngữ ấy bằng cách dùng; cách đọc; tạo thành một lớp từ mới mà sau này người
ta gọi là từ Hán- Việt.
Lễ giáo Trung Hoa có đặc trưng là sự khinh miệt phụ nữ; cố sức thắt chặt họ vào
cỗ xe “tam tòng; tứ đức” nhưng vẫn không ngăn cản được truyền thống dũng cảm
đánh giặc và lãnh đạo nhân dân đánh giặc của Hai Bà Trưng; Bà triệu…Vai trò
của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội vẫn được đề cao.
Cùng với phong tục dùng trống đồng; nhiều tục lệ cổ truyền khác vẫn được giữ
vững như tục cạo tóc hay búi tóc; xăm mình; chôn cất người chết trong quan tài
hình thuyền hay thân cây khoét rỗng; tục nhuộm răng; ăn trầu cau…Cố nhiên;
trong diễn trình lịch sử; nhiều phong tục tập quán đã thay đổi. Từ tập quán giã gạo
bằng chày tay (hình ảnh khắc trên trống đồng); từ đầu công nguyên trở về sau;
người Việt chuyển sang lối giã gạo bằng cối đạp (theo hệ thống đòn bẩy). Từ tập
tục ở nhà sàn; dần dần người Việt chuyển sang ở nhà đất bằng…
Trái ngược với sự giao lưu cưỡng bức với văn hóa Trung Hoa, thì ở văn hóa Ấn
Độ dân ta tiếp nhận 1 cách hoàn toàn tự nguyện và 1 số văn hóa vẫn còn được duy
trì và phát huy cho đến tận ngày nay. Điển hình là Phật giáo, Phật giáo du nhập
vào Luy Lâu từ 2000 năm trước nay là Chùa Dâu tại Bắc Ninh. Phật giáo là tôn
giáo phát triển nhất và có tầm ảnh nhất đối với người dân ta. Vì đạo Phật được
truyền vào nước ta 1 cách hoàn toàn tự nhiên, không ép buộc và nó có phần phù
hợp với lối suy nghĩ, lối sống của người Việt nên nhiều người thời kì đó cho rằng:
Phật giáo đến nước ta là 1 điều may mắn cho dân tộc và coi đây là 1 kiệt tác nhân
khiến Việt Nam bị Bắc thuộc 1000 năm nhưng vẫn không hoàn toàn bị đồng hóa
với người Hoa.
Hơn một ngàn năm Bắc thuộc và chống Bắc thuộc, nhân dân ta vẫn luôn biết bảo
tồn và phát huy những tinh hoa của văn hoá cổ truyền; đồng thời cũng biết hấp thu
có chọn lọc những nhân tố văn hoá ngoại lai để làm phong phú cho nền văn hoá
dân tộc và tăng thêm tiềm lực cho mọi mặt của đất nước.
4. T ch c làng Vi t c truyếền, nguồền gồếc, nguyến tăếc hình thành, t p
trung, di n m o.
Làng xã Việt Nam xuất hiện có thể được coi là sản phẩm của nền nông nghiệp lúa
nước. Đây là tổ chức quần cư của một cộng đồng người có liên kết với nhau về hệ
thống, lịch sử cư trú hoặc phương thức kinh tế, nằm tại khu vực hiện nay là vùng
sản xuất nông thôn hoặc từng là vùng sản xuất nông thôn. Nguyên tắc tổ chức làng
gồm cùng huyết thống và cùng địa vực
Trong làng quê vốn tồn tại hai loại quan hệ huyết thống và địa vực hai loại quan
hệ này ở vùng châu thổ Sông Hồng thường không tách biệt mà hòa hợp với nhau.
Hôn nhân cùng làng đã gắn bó thêm mối quan hệ làng xã. Quan hệ giữa người
trong làng với nhau rất mật thiết, cũng có vị trí quan trọng trong sinh hoạt con
người. “Khi hòn đá đã đổ mồ hôi’, ‘tắt đèn tối lửa’ gia cảnh khó khăn thì hàng
xóm sẽ là điểm tựa giúp giải quyết khó khăn. Hàng xóm không chỉ là người cùng
địa vực mà còn có thể là anh em họ hàng sinh sống cùng nhau.
Làng Việt được hình thành theo 3 cách: Thứ nhất, tan rã từ xã hội nguyên thủy;
thứ hai hình thành từ việc định cư của một dòng họ, thứ ba là do vai trò của nhà
nước. Rât nhiều làng Việt ở vùng đồng bằng Bắc Bộ có nguồn gốc từ thời nguyên
thủy. Các làng này vẫn mang nặng những tàn dư nguyên thủy với bộ phận đất
công không nhỏ. Bên cạnh đó là sự hiện diện của các làng Việt từ việc khai khẩn
của một hoặc nhiều dòng họ. Dân cư của một làng thường phát triển bởi sự tăng
lên của các thành viên trong dòng họ.
Làng Việt Bắc Bộ thường bố trí theo ba hình thái: lối co cụm, từng khối, hoặc dọc
theo ven sông hay ở men theo hai bờ sông trong đó tổ chức theo lối co cụm là phổ
biến. Chính cách tổ chức làng như vậy đã tạo nên những ốc đảo, khu vực không
gian cư trú riêng của mỗi làng. Và từ đặc điểm cư trú đó kéo theo hoạt động kinh
tế khá khép kín.
Làng Việt xưa thường là một đơn vị cộng đồng tại một vùng đất nhất định. Họ
cùng nhau làm ăn sinh sống cố định trên mảnh đất gọi là quê hương. Một làng
thường được bao bọc bởi lũy tre xanh thông thương với bên ngoài bằng một cái
cổng làng. Đó là một không gian hữu cơ “nửa kín nửa hở”. Bên trong làng là một
không gian thoáng mở có thể nói là thân tình nhà cửa các hộ gia đình thường được
ngăn cách sơ sài với nhau. Đình làng, chùa, miếu miện, quán cầu, cây đa, giếng
nước là những điểm giao tiếp cộng đồng.
Có thể nói, làng Việt Bắc Bộ hình thành lâu đời, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, ổn
định, khép kín, bền vững trên cơ sở liên kết nhiều tổ chức mà mỗi tổ chức đều có
ảnh hưởng đến từng thành viên trong làng. Người nông dân sống gắn bó chặt chẽ
với xóm giềng, họ tộc, gia đình, làng nước.
5. Tín ng ng dấn gian: đ c đi m chung, 1 sồế tín ng ng tiếu bi uưỡ ưỡ (tín
ng ng sùng bái t nhiến, tín ng ng phồền th c, tín ng ng sùng bái con ưỡ ưỡ ưỡ
ng i, tín ng ng th thành Hoàng Làng).ườ ưỡ
Tín ngưỡng là sự thần thánh hóa, thiêng liêng hóa của con người đối với một hay
nhiều hiện tượng, nhân vật nào đó, là sản phẩm văn hóa được hình thành trong
mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và với
chính bản thân mình. Tín ngưỡng được hình thành khi nhận thức con người còn
hạn chế, con người chưa thể hoặc không thể giải thích các hiện tượng xảy ra xung
quanh mình. Vì thế tín ngưỡng của Việt Nam rất đa dạng, có thể kể đến một số tín
ngưỡng tiêu biểu như tục thờ 1 số hiện tượng tự nhiên (thần Sông, thần biển), 1 số
loại thực vật, động vật, tín ngưỡng thờ và suy tôn con người như: tổ tiên nhà, tổ
tiên làng, các vị anh hùng có công với dân tộc (thành Hoàng Làng), tổ tiên nước
(các Vua Hùng), các hình tượng Mẫu,…..
Tín ng ng sùng bái t nhiếnưỡ , trong tín ngưỡng của chúng ta gắn chặt với
môi trường tự nhiên, từ những thuở đầu tiên của nền văn minh Đông Sơn thờ thần
Mặt Trời, con người ta tin vào tự nhiên, tin vào ánh sáng cho đến hiện tại người ta
vẫn còn thờ các thần cây “thần cây đa, ma cây gạo cú cáo cây đề”. Với những con
người sống bằng nghề lúa nước thì sự gắn bó với tự nhiên càng lâu dài và bền
chặt, vì 1 vụ mùa bội thu phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tự nhiên. Điều đó càng
khiến con người ta sùng bái tự nhiên hơn. Dân ta thờ Bà Trời, Bà Đất, Bà Nước-
những nữ thần cai quản các hiện tượng tự nhiên than thiết nhất với cuộc sống của
người dân trồng lúa nước. Về sau do ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa nên có
thêm Thổ Công, Ngọc Hoàng, Hà Bá. Các bà vẫn tồn tại song song tồn tại dưới
những tên khác như: Mẫu Cửu Trùng, Bà Thiên, Bà Thủy. Ngoài ra còn có các
thần Mây-Mưa-Sấm-Chớp nhưng đến khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam nhóm
nữ thần này được nhào nặn thành hệ thống Tứ Pháp: Pháp Vân-Pháp Vũ-Pháp
Lôi-Pháp Diện. Hệ thống tứ pháp này có ảnh hưởng rất lớn, không chỉ là đời sống
lao động của người dân. Vào thời kì nhà Lý nhiều lần triều đình đã phải rước
tượng Pháp Vân vê Thăng Long đê cầu đảo, thậm chí theo đoàn quân đi đánh giặc.
Không chỉ thờ các thần tự nhiên người Việt còn thờ cả động vật và thực vật. Đặc
biệt là người ở các vùng sông nước thì chim, rắn, cá sấu là những loài được tôn
sùng hàng đầu. Thiên hướng nông nghiệp còn đẩy các con vật lên mức biểu trưng:
Tiên, Rồng. Theo truyền thuyết thì tổ tiên của người Việt thuộc “họ Hồng Bàng”
và là “giống Rồng Tiên”.
Tín ng ng sùng bái con ng iưỡ ườ , người ta tin rằng khi chết là về với ông bà, tổ
tiên nơi chin suối, tin rằng dù ở nơi chin suối nhưng ông bà, tổ tiên vẫn thường
cuyên đi về thăm nom, phù hộ cho con cháu và đồng thời nó cũng thể hiện đạo lý
“uống nước nhớ nguồn”, đề cao đạo hiếu. Đó là cơ sở hình thành tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiến. Ở Việt Nam nó dường như là 1 tôn giáo vì ngay cả những gia đình
không tin vào thần thánh cũng đặt bàn thờ tổ tiên trong nhà. Người Việt thì coi
trọng ngày giỗ, mất vì họ tin rằng đó là ngày con người ta trở về với cõi vĩnh
hằng. Ngoài ngày giỗ thì người Việt cũng thường thắp hương tổ tiên vào những
ngày lễ, tết, mùng 1, rằm hoặc những ngày có sự kiện quan trọng ( thi Đại học….).
Bàn thờ tổ tiên bao giờ cũng được đặt ở gian giữa-nơi trang trọng nhất trong nhà.
Dân ta có tâm lý “người dương sao người âm vậy” nên cúng tổ tiên bằng hương
hoa, trà rượu, quần áo, tiền nong, nhà cửa, xe cộ, vaccine..…. (được làm từ vàng
mã). Ngoài thờ cúng tổ tiên người Việt còn thờ Thổ Công ( 1 dạng của mẹ đất), đó
là 1 vị thần trông coi gia cư, định đoạt phúc họa cho 1 gia đình và được coi là “Đệ
nhất gia chủ”. Sống ở đâu thì có Thổ công ở đó: “Đất có Thổ Công, sông có Hà
Bá”. Vì Thổ Công định đoạt phúc họa cho cả nhà nên là vị thần quan trọng nhất,
nhưng tổ tiên lại là người được tôn kính nhất. Thế nên ban thờ của tổ tiên được đặt
ngay chính giữa gian nhà còn ban thờ Thổ Công thì được đặt bên gian trái.
Tín ng ng th thành Hoàng Làngưỡ , là tín ngưỡng chịu ảnh hưởng của văn
hóa Trung Hoa, du nhập vào Việt Nam từ thời Đường. Cũng như Thổ Công trong
1 nhà, thành Hoàng cũng là vị thần che chở, cai quản định đoạt phúc họa cho
người dân nơi đó. Tín ngưỡng thành Hoàng được chia làm 2 dạng: thành Hoàng ở
kinh đô, tỉnh và thành Hoàng làng. Thành Hoàng ở tỉnh chỉ phổ biến ở Trung Hoa
còn ở Việt Nam thành Hoàng làng mới là nét nổi bật nhất. Tín ngưỡng thờ thành
Hoàng làng bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam vào thế kỉ thứ XVI. Trước thể kỉ XVI
nước ta đã xuất hiện những ngôi đình nhưng đó chỉ là 1 địa điểm để người dân
dừng chân nghỉ mệt, sau thế kỉ XVI thì đình mới là nơi để thờ ông/bà thành Hoàng
làng. Các vị thần thành Hoàng rất đa dạng, có thể là Nam thần hoặc Nữ thần
nhưng ở Việt Nam thì các vị thần trong đình thường là Nam thần chỉ có khoảng
hơn 100 người phụ nữ được thờ làm thành Hoàng làng. Những vị thần có thể là
những nhân thần (những vị anh hùng dân tộc, nhưng người có công với lịch sử,
với làng đó) hoặc những nhiên thần (các vị thần thuộc về tự nhiên như thần sông,
thần rắn, thần hổ….). Ở thời kì quân chủ, các vị thành Hoàng làng được nhà nước
sắc phong thành: Tối linh thượng đẳng thần ( các anh hùng dân tộc hoặc các anh
hùng văn hóa lớn), Thượng đẳng thần, Trung đẳng thần. Thần Hoàng được thờ ở
bên trong các đình làng hoặc phối thở ở đền thậm chí ở cả đình và đền. Để tưởng
nhớ các vị thành hoàng làng thì hàng năm sẽ có ngày lễ được gọi là hội làng, nó
không chỉ để tưởng nhớ đến các vị thần mà còn là nét sinh hoạt của cộng đồng cầu
cho 1 năm mưa gió thuận hòa, quốc thái dân an.
Tín ng ng phồền th cưỡ là sự sùng bái, thiêng hóa sự sinh sản và để con
người thể hiện niềm tin về sự sinh sôi của tạo vật và con người. Từ thời xa xưa đến
nay nhân dân ta có tục thờ biểu tượng của sinh thực khí và tục thờ hành vi giao
phối. Thờ sinh thực khí và hành vi giao phối vô cùng phổ biến ở các nước có nền
văn minh nông nghiệp điển hình là Đông Nam Á và vì vậy mà càng tạo them nét
đẹp độc đáo trong tín ngưỡng phồn thực. Có thể nói đây là biểu tượng của năng
lượng sinh ra muôn loài vì vậy đây là quan niệm mang đến một cuộc sống tươi
đẹp, sinh sôi nảy nở, mùa màng bội thu. Người xưa từng có câu ca dao “ Tháng
giêng là tháng ăn chơi” đây là câu ca dao quen thuộc của người Việt Nam khi mùa
xuân đến cũng là lúc người dân có thời gian nhàn hạ vì thế họ thường tổ chức các
lễ hội và cùng nhau thăm hỏi, ăn chơi và cầu may ở các đền chùa và vì thế mà các
lễ hội xuất hiện thu hút rất nhiều người tham gia như: Lễ hội rước “của quý” ở
Lạng Sơn thường diễn ra vào ngày 15 tháng giêng mỗi năm, lễ hội ông Hùng – bà
Đà hay lễ hội rước pháo ở Đồng Kỵ - Bắc Ninh. Ngoài những lễ hội thì những biểu
tượng về sự sinh thành được nhân dân chạm khắc đá, gỗ có thể thấy ở tượng nhà
mồ Tây nguyên hoặc ở trong các ngôi chùa trong các loại cột đá tự nhiên hoặc
được tạc ra hoặc trong các hốc cây, các kẽ nứt trên đá như trong cột đá chùa Dạm
hay cột Đào Thịnh, hay chày cối, chiếc trống đồng là những biểu tượng của hạnh
phúc cho vợ chồng có nhiều con cái, của sự quyền lực. Văn hóa phồn thực còn
được thể hiện trong các loại bánh làm bằng nếp giống bánh chưng nhưng không có
nhân, chúng có tên bánh cúng và bánh cấp đây là loại bánh dân gian của người
Chăm thường thấy ở những dịp lễ, tết, . Tín ngưỡng phồn thực là một nét đẹp văn
hóa của người Việt cổ và các dân tộc có cùng nền văn minh là nông nghiệp từ thời
xa xưa, nó đề cao hai thực thể là nam và nữ như trong triết lí âm dương luôn tồn tại
song song và hòa hợp đem lại sự phát triển trường tồn.
Tín ng ng th T bấết tưỡ là m t trong nh ng giá tr văn hóa tinh thấần c a dấn
t c Vi t Nam. Nó là bi u t ng c a s c m nh đoàn kêất c ng đôầng trong s ượ
nghi p” d ng n c và gi n c” bi u hi n c a s c m nh đó không th nhăấc đêấn ướ ướ
bôấn v thánh trong truyêần thuyêất c a ng i Vi t: T n Viên, Thánh Gióng, Ch ườ
Đ ng T và Liêễu H nh. Môễi v thánh t ng tr ng cho môễi không gian văn hóa ượ ư
khác nhau. Khi nhăấc đêấn truyêần thuyêất S n Tinh Th y Tinh ta không th không ơ
biêất đêấn T n Viên m t ng i có tính cách dũng c m v i tấm lòng nhấn h u cùng ườ
tài năng thiên phú, đã ngăn đ c n c lũ khi Th y Tinh b i tr n, qua đó cũng thượ ướ
hi n đ c khát v ng c a ngài muôấn chinh ph c t nhiên, m a thu n gió hòa và ượ ư
là bi u t ng c a không gian x Đoài. Nhấn dấn tin th Thánh T n, đã l p đêần ượ
th trên núi T n Viên, nay thu c Ba Vì, Ngo i thành Hà N i. C ba năm m t lấần
vào ngày 15 tháng giêng ấm l ch, nhấn dấn t ch c lêễ l n đ t ng nh công lao ưở
c a Thánh T n Viên.
S phốối h p tài tnh gi a s dũng c m, nhân h u c a Thánh T n viên và tnh thâần
đoàn kêốt v i khát v ng hòa bình c a Thánh Gióng đ c nhân dân miêu t l i trong ượ
truyêần thuyêốt Thánh Gióng, đã gây d ng nên Đâốt N c. Đây là bi u t ng khống ướ ượ
gian văn hóa x Băốc. Thánh Gióng là m t v anh hùng đ c nhân dân biêốt đêốn v i ượ
chiêốn cống nh tre giêốt gi c, khi gi c đã d p yên, quê h ng thái bình, khống màng ươ
vinh hoa phú quý, ống l ng leẽ lên đ nh núi Sài t i Sóc S n, Hà N i bay vêầ tr i. Đ c ơ ượ
vua Hùng ghi nh n cống lao này vào hàng năm ngày 9 tháng 4 âm l ch, nhân dân làng
t ch c lêẽ h i đ t ng nh câu lao to l n và mong muốốn câầu bình an ph c lành ưở ướ
cho ng i dân. Lêẽ h i đ c th c hi n các ho t đ ng truyêần thốống nh lêẽ dâng ườ ượ ư
h ng, dâng hoa tre và các trò ch i dân gian nh ch i gà, hát chèo, hát ca trù. ươ ơ ư
Khi đất nước đã hòa bình, cuộc sống nhân dân đã trở về trạng thái bình thường,
không gì hơn là khát vọng muốn có cuộc sống tươi đẹp về vật chất và tinh thần. Chử
Đồng Tử là thánh tượng trưng cho tình yêu, hôn nhân và sự giàu sang. Ngài được biết
đến trong truyền thuyết dân gian Lĩnh Nam trích quái được biên soạn vào cuối đời
nhà Trần. Huyền thoại Chử Đồng Tử thể hiện những câu chuyện của Đạo Giáo, Đạo
Thần Tiên. Đây là một tín ngưỡng vốn du nhập từ Trung Hoa vào nước ta từ rất sớm.
Nội dung huyền thoại Chử Đạo Tổ là tín ngưỡng Đạo giáo lại mang màu sắc tín
ngưỡng dân gian thuần Việt. Không chỉ vậy tín ngưỡng Chử Đồng Tử là biểu tượng
của sự hiếu thảo nhân ái và còn chí hướng khai phá đồng bằng để chăn nuôi, và buôn
bán. Ngài là biểu tượng đặc trưng cho không gian văn hóa xứ Đông. Ngài chính là
người đi tiên phong trong cuộc thụ phép thần tiên để phù hộ và truyền dạy cho thế hệ
con cháu người Việt. Cho nên, người xưa đã tôn vinh Chử Đồng Tử là Chử Đạo Tổ.
Đền thờ của Ngài được nhân dân lập tại xã Dạ Trạch, Khoái Châu, Hưng Yên. Lễ hội
được mở vào tuần tháng 2 âm lịch hàng năm với các hoạt động không gian văn hóa
như múa rồng, hát đấu cờ người….
Mẫu Liễu Hạnh là vị thánh nữ duy nhất trong Tứ bất tử và cũng là người có ước vọng
giải phóng con người nhất là phụ nữ. Bà là biểu tượng đặc trưng cho không gian văn
hóa xứ Nam. Bà được xuất hiện dưới thời nhà lê, trong thời kỳ đất nước đang loạn
lạc, con đường nho giáo bị xuy thoái, làm cho nhân dân vô cùng cực khổ và thân
phận của người phụ nữ bị khinh rẻ, với trái tim cháy bỏng muốn giải phóng dân tộc,
dám phản kháng để đòi lại giá trị của người phụ nữ với triều đình phong kiến bấy giờ
bà là một điển hình. Vì thế bà được nhân dân tôn thờ là “Mẫu nghi thiên hạ - Mẹ của
muôn dân”. Vào ngày 3 tháng 3 âm lịch hàng năm, người dân thường tổ chức nhân
ngày giỗ của bà tại Phủ Giầy, và nhiều làng xã ở phía bắc Việt Nam đều thờ Bà.
Thờ phụng Tứ bất tử là tín ngưỡng khắc sâu trong văn hóa của người Việt. Đây là
một tinh hoa của dân tộc được khắc họa từ chiều dài lịch sử với truyền thống yêu
nước, đánh giặc ngoại xâm và tinh thần đoàn kết xây dựng cuộc sống đầy đủ về vật
chất lẫn tinh thần, khát vọng dành tự do.
Đặc điểm tín ngưỡng vủa vn thường là đa tín, mê tín, dị tín, không cuồng tín, có sự
linh hoạt và tổng hợp, hợp dung, hỗn dung, đề cao nữ tính yếu tố mẹ và coi trọng sự
cân bằng âm dương
Tín ngưỡng thờ Đạo Mẫu là tín ngưỡng dân gian vô cùng phong phú của người Việt
cổ được truyền từ thế hệ này sang đến thế hệ khác. Có nguồn gốc là sự hòa trộn giữa
tín ngưỡng thờ nữ thần truyền thống cùng với các yếu tố của Đạo giáo, Phật giáo,
quan niệm về tứ bất tử, thể hiện Nguyên lí mẹ trong nền văn hóa Việt Nam
Trong quá trình phát triển, đạo mẫu có mối quan hệ tương giao với các hệ tín ngưỡng
và các tôn giáo khác trong đó có Đạo Phật. Tín ngưỡng thờ nữ thần và Đạo giáo có
tính tương đối nhất quán về điện thần và các phủ, các thần, được thể hiện nổi bật
trong huyền thoại về Man nương và nhà sư Khâu đà la. Bốn ngôi chùa quanh vùng
Dâu là nơi thờ các nữ thần Pháp Vân, Pháp vũ, Pháp lôi và Pháp Điện, đây là những
nhân tố về vũ trụ luận nguyên sơ, với mỗi nữ thần được hiểu các hiện tượng tự nhiên
như mây, mưa, sấm, chớp. Thể hiện ý thức nhân sinh, cội nguồn dân tộc, đất nước
chứa đựng lòng yêu nước.
Trong tín ngưỡng thờ Mẫu có sự phát triển từ hình thức sơ khai từ Nữ thần, tiếp đến
là Mẫu Thần và cao nhất là Mẫu Tam phủ, Tứ phủ. Thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ xuất
hiện từ thế kỷ XVI, cùng thời kì với sự xuất hiện của tín ngưỡng thờ thành hoàng
làng. Tam phủ, tứ phủ là nơi có Mẫu ngự trị. Mẫu tam phủ là nói đến 3 mẫu: Mẫu
thượng thiên cai quản vùng trời, Mẫu thủy cai quản vùng nước và mẫu Thượng Ngàn
cai quản vùng đồi núi. Mẫu tứ phủ thì thêm 1 bà mẫu nữa là Mẫu Liễu Hạnh- người
cai quản thế giới con người. Hệ thống thần điện là một hệ thống nhất quán gồm:
Ngọc Hoàng, Tam tòa thánh Mẫu, Ngũ vị vương quan, Tứ vị chầu bà, Ngũ vị hoàng
tử, Thập nhị vương cô, Thập nhị vương cậu, Quan ngũ hổ, Ông Lốt.
Tín ngưỡng thờ Mẫu là một hiện tượng văn hóa dân gian tổng thể. Vì nó tích hợp
giữa đạo lí truyền thống và các yếu tố của đạo giáo, phật giáo. Ngày nay nếu đi vào
trong các phủ Tây Hồ- Hà Nội, Phủ Dày Nam Định thì không chỉ có các mẫu đc thờ
mà các đối tượng khác như thờ hổ thờ rắn cũng ở trong đó. Gắn bó với tín ngưỡng
thờ Mẫu là hệ thống huyền thoại, bài văn chầu, truyện thơ nôm, đại tư. Bên cạnh đó,
khi nói đến tín ngưỡng thờ Mẫu phải nhắc đến các hình thái: Điện thờ, hát chầu văn,
hầu đồng, múa bóng và hát bóng. Tuy nhiên hình thức lên đồng là hiện tượng tâm
linh của các bà đồng để cầu may mắn, sức khỏe, vì thế mà sẽ có những người lợi
dụng những điểm đó để chiếm đoạt tài sản cũng như gây hại đến sức khỏe. Năm
2016, Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ được công nhận là di sản văn hóa phi
vật thể của nhân loại vì nó thể hiện sự tích hợp của văn hóa truyền thống, thể hiện
nguồn gốc của thờ Phụ nữ, tôn trọng người phụ nữ. Nói đến Thực hành tín ngưỡng
thờ Mẫu thì chúng ta không thể không nói đến hiện tượng Lên đồng- sự giao tiếp
giữa con người với thế giới siêu nhiên.
6. Tổ chức làng vn
Làng là đơn vị cư trú trên một vùng đất của cư dân nông nghiệp, xuất hiện từ cuối
thời nguyên thủy, khi nhà nước ra đời làng là một đơn vị hành chính cơ sở. Làng việt
ở châu thổ Bắc Bộ là hình thức công xã nông thôn và có những đặc thù riêng là tổ
chức quần cư của một cộng đồng người có liên kết với nhau về truyền thống, lịch sử
cư trú hoặc phương thức kinh tế, nằm tại khu vực hiện nay là vùng sản xuất nông
thôn hoặc từng là vùng sản xuất nông thôn, và dựa vào kết cấu kinh tế là tiểu nông, tự
cấp tự túc, chủ yếu làm nông – thủ công nghiệp – thương nghiệp và làng chài, được
thực hiện hởi hai nguyên tắc tổ chức và hai đặc trưng mang tính cộng đồng và tính tự
trị. Nguyên tắc tổ chức làng được chia làm hai khu vực: Theo truyền thống và theo
địa vực. Ở truyền thống tổ chức làng dựa theo tên họ là tên làng và làng là nơi ở của
họ. Ở địa vực dựa vào hai tên là tên Nôm và tên Hán để phân biệt được chính cư và
ngụ cư. Làng phân bố chủ yếu theo hướng co cụm nơi tập trung nhiều gia đình sống
cùng một khu vực. Chất nông thôn của đô thị Việt Nam còn bộc lộ ở tính cộng đồng
nhấn mạnh sự đồng nhất. Có thể nói Cây đa- Giếng nước – Sân đình là biểu tượng
của làng quê Việt Nam, nơi diễn ra sinh hoạt cộng đồng, đồng thời cũng là nhân
chứng lịch sử về những quan niệm của nhân dân ta và nhằm đề cao được tính cộng
đồng và đoàn kết. Tuy cộng đồng có nhiều ưu điểm nhưng vẫn tồn tại những nhược
điểm về con người hay có tính dựa dẫm, ỉ lại, cào bằng và hay đố kị. Chất nông thôn
đô thị Việt Nam còn bộc lộ cả ở tính tự trị nhấn mạnh sự khác biệt, tính tự trị là biểu
tượng của hương ước- lũy tre là tượng trưng của lòng yêu nước với đất tính cần cù
chịu khó, tuy vậy vẫn tồn tại không ít những hệ quả xấu về tính tự trị như thói tư hữu
ích kỉ, gia trưởng, bè phái. Làng Việt ở Nam Bộ thường được gọi là thôn, ấp phân bố
chủ yếu dọc theo kênh rạch hoặc ven lộ, thành phần cư dân thường xuyên biến động
và không có lệ làng khắt khe.
7. Tổ chức Quốc gia
ỞViệt Nam, do những nhu cầu cố kết các cộng đồng dân cư trong công cuộc đấu
tranh chống thiên nhiên (vấn đề thủy lợi) và đấu tranh xã hội (chống xâm lược), nhà
nước
đã hình thành từ rất sớm. Văn Lang là quốc gia đầu tiên của người Việt Nam hình
thành ở
phần đất phía Bắc, cùng với hai quốc gia cổ đại khác ở miền Trung và miền Nam.
Tiếp theo, là những quốc gia mang quốc hiệu Âu Lạc (thời An Dương Vương), Vạn
Xuân (thời Lý Bôn), Đại Cồ Việt (thời Đinh), Đại Việt (thời Lý – Trần – Lê) xen
giữa là Đại Ngu (thời Hồ) sau đó đến Việt Nam, Đại Nam (thời Nguyễn). Giao Chỉ và
An Nam là những tên gọi nước Việt của người phương Bắc mang ý khinh thị. Việt
Nam là một quốc gia đa tộc người.
Từ thời dựng nước, đứng đầu nhà nước Văn Lang đã có một nhà vua theo chế độ cha
truyền con nối. Tuy nhiên, thực chất đó chỉ là những thủ lĩnh liên minh bộ lạc. Thiết
chế
quân chủ tập quyền Việt Nam được xác lập trong những vương triều phong kiến,
muộn nhất
là từ thời Lý. Và, tuy có những mức độ khác nhau, thiết chế đó đã tồn tại trong suốt
thời
trung đại, đến thời Pháp thuộc. Đó là một thiết chế dựa theo mô hình lý tưởng của
văn hóa
Trung Hoa, nhưng khi du nhập vào Việt Nam, nó đã bị đẽo gọt, biến thái, hỗn dung
với các
yếu tố truyền thống để thích ứng với thực tế xã hội Việt Nam.
Trên nguyên lý, vua là biểu tượng tối cao của quốc gia, dân tộc, có sứ mệnh “Thay
trời trị dân”, là bậc trung gian giữa Trời và người, vừa là con Trời vừa là cha mẹ của
dân
chúng. Vấn đề tuổi tác và kể cả năng lực đối với nhà vua đều không quan trọng.
Trong lịch
sử, đã có một số ít nhà vua từng là Hoàng đế mạnh mẽ, quyết đoán, điển hình là vua
Thánh Tông triều Lê sơ và vua Minh Mạng triều Nguyễn. Một số chỉ nắm quyền
hành trên danh nghĩa, thậm chí là hư vị, như dưới thời vua Lê chúa Trịnh, điển hình
là vua Lê Hiển Tông. Trên danh nghĩa, nhà vua có quyền tối thượng và toàn năng.
Vua là người chủ tế duy nhất, không ai thay thế được trong các nghi lễ quan trọng
(như tế Nam Giao, tế Tôn Miếu, tế Giám). Vua cũng là người chủ sở hữu toàn bộ đất
đai trong nước, có toàn quyền phong cấp hoặc tịch thu đất đối với toàn dân. Vua là vị
Tổng tư lệnh chỉ huy quân đội, là người trực tiếp bổ nhiệm hoặc bãi miễn các chức
quan cao cấp, người ra đề thi chọn học vị cao nhất (thi Đình), quan tòa xử kiện tối
hậu đối với các vụ trọng án. Uy quyền tối thượng đó mang tính chất thần thánh, được
biểu tượng hóa trong việc kiêng kỵ tên húy, độc quyền được dùng các đồ dùng có
hình rồng (long ngai, long sàng, long bào…) là con vật tượng trưng cho vương
quyền, độc quyền dùng áo khoác mầu vàng (hoàng bào) vì theo thuyết ngũ hành, màu
vàng thuộc hành thổ, ở trung tâm, tượng trưng cho quyền uy lãnh tụ của nhà vua.
Ở một mặt khác, vua được coi là người cha của toàn thể dân tộc như trong một gia
đình lớn, là người bảo vệ, chăm lo cho dân. ở Việt Nam đã tồn tại một thứ chủ nghĩa
dân
bản, thân dân, được tô đậm bởi những truyền thống cộng đồng của nền văn hóa cơ
tầng
Nam Á. Một số vị vua, nhất là trong giai đoạn Lý – Trần đã sinh hoạt gần gũi với các
thần
dân như trực tiếp đi kiểm tra việc đắp đê, gặt hái, dự các lễ hội dân gian như đua
thuyền,
đấu vật, đầu năm cày ruộng tịch điền để nêu gương. Trong lịch sử Việt Nam, vai trò
của vị
Hoàng đế trên thực tế đã tùy thuộc nhiều vào đức độ và tư chất của cá nhân nhà vua,
dao
động trên một biên độ rất rộng giữa danh và thực. Thể chế quân chủ tập quyền ở Việt
Nam
là một thực thể chính trị mang trong mình nó vừa là những yếu tố mạnh, tích cực,
đồng thời
vừa là những yếu tố mạnh, tích cực, đồng thời vừa là những yếu tố yếu, tiêu cực
8. văn hóa giao tiếp
Trước hết, xét về thái độ a người Việt Nam củ đối với việc giao tiếp, có thể thấy
đặc điểm của người Việt Nam là vừa thích giao tiếp, lại vừa rụt rè. Như đã nói, người
Việt Nam nông nghiệp sống phụ thuộc lẫn nhau và rất coi trọng việc giữ gìn các mối
quan hệ tốt với mọi thành viên trong cộng đồng, chính tính cộng đồng này là nguyên
nhân khiến người Việt Nam đặc biệt coi trong việc giao tiếp. Sự giao tiếp tạo ra mối
quan hệ: Dao năng liếc năng sắc, người năng chào năng quen (tục ngữ). Từ góc độ
của mình, chủ thể giao tiếp, thì người Việt Nam có tính thích thăm viếng. Phàm đã là
người Việt Nam, đã thân nhau, thì cho dù hàng ngày có gặp nhau ở đâu, bao nhiêu lần
đi nữa, những lúc rảnh rỗi, họ vẫn tới thăm nhau. Thăm viếng nhau đây không còn là
nhu cầu công việc mà là biểu hiện của tình cảm, tình nghĩa, có tác dụng thắt chặt
them quan hệ. Đối với phương Tây, người ta chỉ đi thăm viếng những người mà bình
thường mình ít có điều kiện gặp gỡ.
Với đối tượng giao tiếp, người Việt Nam có thói quen ưa tìm hiểu, quan sát. Tuổi
tác, quê quán, trình độ học vấn, địa vị xã. hội, tình trạng gia đình (bố mẹ còn
hay mất, đã có vợ/chồng chưa, có con chưa, mấy trai mấy gái…) là những vấn đề
người Việt Nam thường quan tâm. Thói quen ưa tìm hiểu này (hoàn toàn trái ngược
với người phương Tây!) khiến cho người nước ngoài có nhận xét là người Việt Nam
hay tò mò. Đặc tính này dù gọi bằng tên gì đi chăng nữa – chẳng qua cũng chỉ là một
sản phẩm nữa của tính cộng đồng làng xã mà ra.
Với Tính cộng đồng còn khiến cho người Việt Nam, dưới góc độ chủ thể giao tiếp có
đặc điểm là trong danh dự: Tốt danh hơn lành áo; Đói cho sạch, rách cho thơm; Trâu
chết để da, người ta chết để tiếng (tục ngữ). Như đã nói, danh dự được người Việt
Nam gắn với năng lực giao tiếp: Lời nói ra để lại dấu vết, tạo thành tiếng tăm, nó
được truyền đến tai nhiều người, tạo nên tai tiếng. Không phải ngẫu nhiên mà từ
“tiếng” trong tiếng Việt, từ nghĩa ban đầu là “ngôn ngữ” (ví dụ: tiếng Việt), đã được
mở rộng ra để chỉ sản phẩm của ngôn ngữ(ví dụ: Tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn xa),
và cuối cùng, chỉ cái thành quả mà tác động của lời nói đã gây nên đó là “danh dự,
uy tín” (ví dụ: nổi tiếng).
Về cách thức giao tiếp, người Việt Nam ưa sự tế nhị, ý tứ và trong sự hòa
thuận. Lối giao tiếp tế nhị, ý tứ khiến người Việt Nam có thói quen giao tiếp “vòng
vo tam quốc”, không bao giờ mở đầu trực tiếp, nói thẳng vào vấn đề như người
phương Tây. Truyền thống Việt Nam khi bắt đầu giao tiếp là phải vấn xá cầu điền,
hỏi thăm nhà cửa ruộng vườn. Cũng để tạo không khí, để đưa đẩy, người Việt Nam
trước đây có truyền thống “miếng trầu làm đầu câu chuyện”. Với thời gian, trong
chức năng “mở đầu câu chuyện” này, “miếng trầu” từng được thay thế bằng chén trà,
điếu thuốc lá, ly bia…
Về chủ thể, Người việt thường trọng danh dự và sợ tiếng đồn đại đây cũng là ưu
cũng vừa là nhược điểm.
Người Việt Nam có một hệ thống rất phong phú.nghi thức lời nói
Trước hết, đó là sự phong phú trong hệ thống xưng hô tiếng Việt: Trong khi các ngôn
ngữ khác chỉ sử dụng các đại từ nhân xưng thì tiếng Việt, ngoài các đại từ nhân xưng
(mà số lượng cũng rất phong phú do có nhiều biến thể), còn sử dụng một số lượng
lớn các danh từ chỉ quan hệ họ hàng (anh, chị - em; ông, bà, bác, cô, gì, chú - cháu,
con…) và một số danh từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ (thầy, cô, bác sĩ, ông cai, ông lý,
ông huyện, ông đội…) để thay thế cho đại từ, chúng trở thành các từ đại từ hóa,
những từ đại từ hóa này có xu hướng lấn át các đại từ nhân xưng.
a) Có tính chất thân mật hóa cao (đặc tính trọng tình cảm). Với cách xưng hô này,
tất cả mọi người trong cộng đồng đều trở thành bà con họ hàng trong một gia đình.
b) Có tính chất cụ thể hóa cao (tính linh hoạt). Trong hệ thống từ xưng hô này,
không có cái “tôi” chung chung: với mỗi người đối thoại khác nhau, người nói ở vào
những cương vị khác nhau, những vai khác nhau.
c) Có tính xã hội hóa cao (tính cộng đồng). Hai người nói chuyện với nhau đấy,
xưng hô với nhau đấy, nhưng thực ra vẫn luôn luôn kéo cả những người thứ ba, thứ
tư… vào cuộc.
d) Có tính đa nghĩa cao (tính tổng hợp). Cùng là hai người, nhưng cách xưng hô
có thể đồng thời tổng hợp được các quan hệ khác nhau: Lối xưng hô ông-con, chú-
con, bác-em…
e) Có tính tôn ty, nhưng đồng thời lại vẫn rất dân chủ. Tôn ty đây là sự thể hiện
đúng quan hệ tuổi tác, thứ bậc trong họ hàng, ngoài xã hội…, và vì thể hiện đúng,
cho nên rất dân chủ, công bằng.
Nghi thức lời nói trong cũng rất phong phú.lĩnh vực các cách nói lịch sự
Do truyền thống nặng về tình cảm và tính linh hoạt nên người Việt Nam truyền thống
không có những từ cảm ơn, xin lỗi khái quát có thể dùng chung cho mọi
trường hợp như người phương Tây. Cũng như trong xưng hô, đối với mỗi người, ta có
một cách xưng hô khác nhau thì trong việc cảm ơn, xin lỗi, mỗi trường hợp có một
cách cảm ơn, xin lỗi khác nhau: Con xin chú! (cảm ơn khi nhận quà), Chị chu đáo
quá! , Anh tốt quá! (cảm ơn khi được quan tâm).
Trong lĩnh vực thì trong khi người Việt Nam phân biệt kỹ các lời nghi thức chào hỏi
chào theo quan hệ xã hội, theo không gian (hệ thống xưng hô đã nói ở trên) và theo
sắc thái tình cảm (Cháu chào ông ạ! Xin phép ông cháu về; Ông ở lại, cháu về!…)
thì người phương Tây lại phân biệt kỹ các lời chào theo thời gian như chào gặp mặt,
chào chia tay (tiếng Anh: How do you do, Good-bye).
Câu 1:
Văn hóa giao tiếp người Việt trước hết xét về thái độ của người Việt Nam đối với việc
giao tiếp, có thể thấy đặc điểm của người Việt Nam là vừa thích giao tiếp, lại vừa rụt
rè. Như đã nói, người Việt Nam nông nghiệp sống phụ thuộc lẫn nhau và rất coi trọng
việc giữ gìn các mối quan hệ tốt với mọi thành viên trong cộng đồng, chính tính cộng
đồng này là nguyên nhân khiến người Việt Nam đặc biệt coi trong việc giao tiếp. Sự
giao tiếp tạo ra mối quan hệ: ”Dao năng liếc năng sắc, người năng chào năng quen”
(tục ngữ). Từ góc độ của mình, chủ thể giao tiếp, thì người Việt Nam có tính thích
thăm viếng. Phàm đã là người Việt Nam, đã thân nhau, thì cho dù hàng ngày có gặp
nhau ở đâu, bao nhiêu lần đi nữa, những lúc rảnh rỗi, họ vẫn tới thăm nhau. Thăm
viếng nhau đây không còn là nhu cầu công việc mà là biểu hiện của tình cảm, tình
nghĩa, có tác dụng thắt chặt them quan hệ.
Với đối tượng giao tiếp, người Việt Nam có thói quen ưa tìm hiểu, quan sát. Tuổi tác,
quê quán, trình độ học vấn, địa vị xã. hội, tình trạng gia đình (bố mẹ còn hay mất, đã
có vợ/chồng chưa, có con chưa, mấy trai mấy gái…) là những vấn đề người Việt Nam
thường quan tâm. Thói quen ưa tìm hiểu này (hoàn toàn trái ngược với người phương
Tây!) khiến cho người nước ngoài có nhận xét là người Việt Nam hay tò mò. Đặc tính
này dù gọi bằng tên gì đi chăng nữa – chẳng qua cũng chỉ là một sản phẩm nữa của
tính cộng đồng làng xã mà ra. Do tính cộng đồng, người Việt Nam tự thấy có trách
nhiệm phải quan tâm đến người khác, mà muốn quan tâm thì cần biết rõ hoàn cảnh.
Mặt khác, do phân biệt chi ly các quan hệ xã hội, mỗi cặp giao tiếp đều có những
cách xưng hô riêng, mà muốn chọn được từ xưng hô cho thích hợp thì cần phải có đủ
các thông tin cần thiết về cá nhân người đối thoại.
Về cách thức giao tiếp, người Việt Nam ưa sự tế nhị, ý tứ và trong sự hòa thuận. Lối
giao tiếp tế nhị, ý tứ khiến người Việt Nam có thói quen giao tiếp “vòng vo tam
quốc”, không bao giờ mở đầu trực tiếp, nói thẳng vào vấn đề như người phương Tây.
Truyền thống Việt Nam khi bắt đầu giao tiếp là phải vấn xá cầu điền, hỏi thăm nhà
cửa ruộng vườn. Cũng để tạo không khí, để đưa đẩy, người Việt Nam trước đây có
truyền thống “miếng trầu làm đầu câu chuyện”. Với thời gian, trong chức năng “mở
đầu câu chuyện” này, “miếng trầu” từng được thay thế bằng chén trà, điếu thuốc lá, ly
bia…
Xét về quan hệ giao tiếp, nguồn gốc văn hóa nông nghiệp với đặc điểm trọng
tình đã dẫn người Việt Nam tới chỗ lấy tình cảm – lấy sự yêu sự ghét – làm nguyên
tắc ứng xử trong giao tiếp: Yêu nhau chín bỏ làm mười; Yêu nhau củ ấu cũng tròn,
ghét nhau bồ hòn cũng méo… (tục ngữ),
Xét về chủ thể thì người Việt có đặc điểm là trọng danh dự: Tốt danh hơn lành áo;
Đói cho sạch, rách cho thơm; Trâu chết để da, người ta chết để tiếng (tục ngữ). Như
đã nói, danh dự được người Việt Nam gắn với năng lực giao tiếp: Lời nói ra để lại
dấu vết, tạo thành tiếng tăm, nó được truyền đến tai nhiều người, tạo nên tai tiếng.
Hệ thống nghi thức lười nói đa dạng vì là lệ thống xưng hô phong hô phong phú, “
Xưng khiêm hô tôn”, có tính chất thân mật hóa và cụ thể hóa ( không có cái “tôi”
chung chung), tính xã hội hóa cáo ( tính cộng đồng), tính đa nghĩa( tính tổng hợp. Đa
dạng các cách nói lịch sự, nghi thức chào hỏi phân biệt kỹ các lời chào theo quan hệ
xã hội, theo không gian và theo sắc thái tính cảm.
Trong văn hóa giao tiếp ở Anh họ thường hay khiêm tốn, thẳng thắn và sẽ rất ít hỏi
các thông tin cá nhân trừ các công việc đặc thù bởi điều đó học coi là tôn trọng đối
phương, điểm giống nhau giữa văn hóa giao tiếp Việt và Anh là quan tâm tới địa vị
hoặc tầng lớp. Bởi vì điều này giúp họ có cách giao tiếp chuẩn mực hơn và chỉ khi
giao tiếp người thân hoặc những người có quen biết rõ mới tự nhiên.
Câu 2:
Với việc dời đô về Đại La và đổi tên là thành Thăng Long, nhà Lý đã mở đầu
một giai đoạn phục hưng văn hóa Đại Việt. Nhà Trần tiếp tục sự nghiệp của nhà Lý,
đưa đất nước tiếp tục phát triển về mọi mặt.
* Văn hóa vật chất
Sau dời đô, tại Thăng Long, nhà Lý cho xây dựng nhiều cung điện, đền đài, thành
lũy. Thành Thăng Long là một công trình xây dựng thành lũy lớn nhất trong các triều
đại phong kiến với hai vòng, thành dài khoảng 25 km, bên trong lại có những cung
điện cao ba bốn tầng. Kiến trúc và điêu khắc phát triển, chủ yếu là các công trình
chùa chiền như chùa Một Cột, tháp Báo Thiên, chùa Giạm… Nghệ thuật điêu khắc
trên đá, trên gốm thể hiện một phong cách đặc sắc và tay nghề khá thuần thục. Bố
cục tượng gọn, đẹp và cân xứng nhưng không trùng lặp và đơn điệu. Từng chi tiết
được chú ý khi chạm trổ, những đường cong mềm mại, gợi tả nên rất thanh thoát và
nhẹ nhàng. Các nghề thủ công cũng rất phát triển như nghề dệt, nghề gốm, mĩ
nghệ… Đã hình thành những làng nghề chuyên sản xuất một mặt hàng nhất định
như làng Ma Lôi (Hải Hưng). Kinh thành Thăng Long mở rộng chia thành 61
phường, tại đây không chỉ có chợ mà còn có những phường thủ công và phố xá buôn
bán.
* Hệ tư tưởng
Đặc trưng nổi trội thời Lý – Trần là sự dung hòa Tam giáo Nho – Phật – Đạo hay còn
gọi là Tam giáo đồng nguyên. Tinh thần văn hóa Lý – Trần là tinh thần
khai phóng đa nguyên, phối hợp Phật, Nho, Đạo cùng các tín ngưỡng dân gian khác
kể cả ảnh hưởng của tôn giáo Chămpa.
* Văn hóa tinh thần
Nhà Lý bắt đầu chăm lo mở mang học tập và thi cử để đào tạo nhân tài và tuyển lựa
quan lại có năng lực cho bộ máy hành chính. Năm 1070 cho xây dựng Văn Miếu,
năm 1076
mở Quốc Tử Giám làm nơi học tập cho con em quý tộc, năm 1975 mở khoa thi đầu
tiên để chọn nhân tài… Các hình thái văn hóa dân gian như lễ hội, tín ngưỡng, phong
tục, truyện dân gian, hát múa, điêu khắc được phục hưng và lưu truyền cho đến tận
ngày nay. Nền văn hóa bác học hình thành và phát triển. Văn học chữ viết được hình
thành với một đội ngũ tác giả hùng hậu. Bên cạnh dòng văn học viết bằng chữ Hán,
lịch sử thời kì này chứng kiến sự hình thành của văn học chữ Nôm.
| 1/31

Preview text:

Văn hóa th i s s ơ ử
Cách đây 4.000 năm, các cộng đồng cư dân từ lưu vực sông Hồng đến lưu vực sông
Đồng Nai đã bước vào thời đại kim khí/ thời đại đồ đồng. Thời kỳ này trên lãnh thổ Việt
Nam có ba trung tâm văn hóa:
- Văn hóa Đông Sơn (miền Bắc) được coi là cốt lõi của người Việt cổ.
- Văn hóa Sa Huỳnh (miền Trung) được coi là tiền nhân tố của người Chăm và vương quốc Chămpa.
- Văn hóa Đồng Nai (miền Nam) là một trong những cội nguồn hình thành văn hóa
Óc Eo của cư dân thuộc nhóm Mã Lai – Đa Đảo sinh sống vào những thế kỉ sau công VĂN HÓA ĐÔNG S N Ơ
Văn hóa Đông Sơn (Văn Lang – Âu Lạc): Được hình thành từ ba nền văn hóa
Phùng Nguyên – Đồng Đậu – Gò Mun phân bố tại lưu vực sông Hồng, sông Mã và sông Cả.
Là nền văn hóa thuộc giai đoạn đồng thau – đồ sắt sớm (Thế kỉ 7 TCN-179 TCN)
Kỹ thuật luyện kim đồng điêu luyện, giai đoạn cuối biết luyện và rèn sắt
Kinh tế: nông nghiệp lúa nước dùng cày, đắp đê trị thủy, trồng lúa 2 vụ/năm, chăn nuôi châu bò Đặc điểm văn hóa:
Hình thành nhiều phong tục tập quán: ở nhà sàn, nhuộm răng đen, uống nước bằng
mũi, trang phục giản dị, bữa ăn: gạo tẻ, cơm – rau – cá, di chuyển bằng thuyền
Xóm làng hình thành, phân bố ở chỗ khô ráo, gần sông
Tín ngưỡng vật linh, totem vật tổ
Đời sống tinh thần phong phú: lễ hội, nhạc cụ, các điệu múa
Về xã hội: có sự phân hóa giai cấp, nhà nước sơ khai xuất hiện: Nhà nước Văn Lang
Nhà nước Âu Lạc (205-179 TCN)
Xây dựng Thành Cổ Loa là công trình đê ngăn lũ, phòng thủ chống giặc ngoại
xâm gồm ba vòng thành đắp bằng đất trộn gốm VĂN HÓA ĐÔNG S N Ơ
Văn hóa Đông Sơn (Văn Lang – Âu Lạc): Được hình thành từ ba nền văn hóa
Phùng Nguyên – Đồng Đậu – Gò Mun phân bố tại lưu vực sông Hồng, sông Mã và sông Cả.
Là nền văn hóa thuộc giai đoạn đồng thau – đồ sắt sớm (Thế kỉ 7 TCN-179 TCN)
Ở thời kì này kỹ thuật luyện kim đồng điêu luyện, đạt tới đỉnh cao thể hiện qua số
lượng và loại hình của các công cụ, vũ khí được tìm thấy. Đặc biệt được thể hiện ở
kích thước và cách trang trí hoa văn trên những trống đồng Ngọc Lũ, trống đồng
Hoàng Hạ,.. cho thấy sự phong phú, tinh tế, điêu luyện trong trình độ kĩ thuật và
tạo nên nét đặc trưng, biểu tượng của văn hóa dân tộc thời kì này cũng như kéo dài đến ngày nay.
Giai đoạn cuối kĩ thuật luyện và rèn sắt cũng khá phát triển. Bên cạnh đó, người
Đông Sơn còn biết làm mộc, dệt vải, đan lát, làm gốm,.. Các đồ gốm được chế tạo
ở nhiệt độ nung cao hơn, dày và cứng hơn cho thấy sự phát triển về trình độ, tay
nghề của người Đông Sơn so với các thời kì trước đó.
Về kinh tế: Người Đông Sơn là cư dân nông nghiệp trồng lúa nước dùng cày phát
triển, canh tác, trồng lúa 2 vụ/năm. Các loại hình nông cụ được sử dụng khá đa
dạng: cày, cuốc, xẻng,.. đã tạo nên sự phát triển trong nông nghiệp. Có kỹ thuật trị
thủy, đắp đê chống lũ, lụt để chống lại thiên tai. Bên cạnh đó việc chăn nuôi cũng
tương đối phát triển, đặc biệt là chăn nuôi trâu, bò để làm sức kéo.
Có nhiều phong tục tập quán được hình thành: ăn trầu nhuộm răng đen, uống nước
bằng mũi, xăm mình, mặc trang phục giản dị,... Người Đông Sơn ở nhà sàn, hình
dáng nhà có các loại mái cong, mái tròn thể hiện sự tương đồng với hình dáng
ngôi nhà sàn của người Việt cổ. Việc ở nhà sàn giúp cư dân tránh được sự tấn công
của thú dữ. Bữa ăn gồm có gạo tẻ, mô hình cơm – rau – cá là sự kết hợt tinh tế, hài
hòa và chứng tỏ sự hiểu biết của người Đông Sơn. Việc di chuyển bằng thuyền
dựa vào đặc điểm tiếp giáp biển, mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt của
nước ta, qua đó có thể thấy con đường vận chuyển, di chuyển chủ yếu là đường
sông và đường biển, ngoài ra còn có đi bộ.
Những nghi lễ và tín ngưỡng gắn liền với nghề nông nghiệp trồng lúa nước, tín
ngưỡng thờ linh vật, totem vật tổ. Các lễ hội mùa với nghi lễ hiến sinh trâu bò, hội
cầu nước với lễ hiến tế,..
Đời sống tinh thần của cư dân Đông Sơn rất phong phú. Dựa trên những họa tiết,
hoa văn khắc trên trống đồng, dao găm,.. cho thấy nam cởi trần đóng khố, nữ mặc
váy thay khố thể hiện sự đơn giản, gọn gàng phù hợp với sản xuất nông nghiệp và
sinh hoạt hàng ngày. Một số trang phục lễ hội có thiết kế đặc biệt hơn, có nhiều
họa tiết cầu kì hơn, có bốn cách để tóc chủ yếu, đeo nhiều trang sức ở tay, cổ, tai,
chân,.. Các lễ hội, điệu múa, các nhạc cụ cũng rất đa dạng, phong phú: trống đồng,
trống da, cồng chiêng, chuông, phách,...
Làng xóm thời kì này được hình thành, phân bố ở nơi khô ráo, gần các sông lớn
hay các chi lưu của sông. Điều này cho thấy sự thích ứng với tự nhiên, tránh được
ngập lụt, biết lựa chọn điều kiện sống phù hợp với các hoạt động kinh tế, sinh
hoạt, sản xuất của người Đông Sơn.
Trong sự phát triển kinh tế xã hội có sự phân hóa giai cấp và do nhu cầu chống
giặc ngoại xâm, trị thủy nên đã hình thành nên nhà nước sơ khai. Nhà nước Văn
Lang (700TCN) phân bố ở lưu vực các con sông lớn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
ngày nay, thuện tiện cho nông nghiệp trồng lúa nước và sinh hoạt. Nhà nước Âu Lạc (205-179 TCN).
Thành Cổ Loa là một công trình phòng thủ để chống giặc ngoại xâm và ngăn lũ,
đây là công trình có quy mô lớn, được thiết kế gồm ba vòng thành đắp bằng đất trộn gốm bao quanh làng.
VĂN HÓA SA HUỲNH (VĂN HÓA MỘ CHUM) Quá trình hình thành:
Trung tâm hay đỉnh cao của văn hóa thời đại kim khí Việt Nam ở miền Trung (từ đèo
Ngang đến Đồng Nai) được gọi theo tên một địa điểm khảo cổ học ven biển tỉnh Quảng
Ngãi, đó là văn hóa Sa Huỳnh.
Văn hóa Sa Huỳnh tồn tại từ sơ kỳ thời đại đồng thau (hơn 4.000 năm cách ngày nay)
cho tới sơ kỳ thời đại sắt sớm (những thế kỉ 7-6 T.CN tới thế kỉ 1-2 S.CN). Chủ nhân văn
hóa Sa Huỳnh có quan hệ cội nguồn với chủ nhân văn hóa Bàu Tró là người tiền Mã Lai –
Pôlinêdi và chủ nhân của văn hóa sơ kì đồng thau miền cao nguyên Lâm Đồng là người tiền
Môn – Khơme hay tiền Nam Á. Ngoài ra còn có những mối giao lưu rộng rãi với các cư dân
kim khí Đông Nam Á hải đảo và lục địa. Qua đó có thể thấy chủ nhân của nền văn hóa này
nói tiếng Nam Đảo hay Malai – Pôlinêdi với nhiều yếu tố Nam Á. - Thành tựu văn hóa
Một đặc trưng tiêu biểu của văn hóa Sa Huỳnh là hình thức mai táng bằng chum gốm
với nhiều hình dạng như hình cầu, hình trứng, hình trụ… Trong và ngoài chum chứa nhiều
đồ tùy táng với các chất liệu đá, thủy tinh, đồng, sắt…
Công cụ lao động và vũ khí chủ yếu bằng đồng, sắt như dao, rựa, giáo, mai, liềm,
thuổng, kiếm, qua… Cùng với việc đạt đến trình độ cao của kĩ thuật chế tạo đồ sắt, cư dân
văn hóa Sa Huỳnh còn đạt đến bước phát triển cao với các nghề se sợi, dệt vải, chế tạo đồ
gốm, làm đồ trang sức.
Nền kinh tế của cư dân văn hóa Sa Huỳnh là nền kinh tế đa thành phần. Bên cạnh
làm nông họ còn biết khai thác những nguồn lợi từ biển, rừng, biết phát triển các
nghề thủcông, mở rộng quan hệ buôn bán với các cư dân trong khu vực Đông Nam Á
lục địa và hải đảo, và rộng hơn là với Ấn Độ, với Trung Hoa. VĂN HÓA ĐỒNG NAI
Cư dân Đồng Nai có mặt ở vùng đồng bằng Nam Bộ cách ngày nay khoảng 4.000 –
5.000 với không gian sinh sống gắn chặt với vùng đất cửa sông, giáp biển. Các cư dân ấy là
lớp người đầu tiên đến lập nghiệp ở vùng đất này và xây dựng nên văn hóa Đồng Nai, đặt
nền móng cho thời kì chinh phục vùng châu thổ sông Cửu Long, tức thời kì của văn hóa Óc
Eo vào những thế kỉ đầu công nguyên sau này.
Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Đồng Nai là nghề nông và nghề thủ công.
Trong trồng trọt, lúa là loại cây lương thực chính. Người Đồng Nai còn khai thác các
sản vật rừng và săn bắn. Nghề thủ công của họ khá phát triển, thể hiện ở chế tác các
đồ trang sức bằng đá, thủy tinh, sắt, đồng…
Đời sống tinh thần của cư dân Đồng Nai còn nặng tín ngưỡng bái vật giáo được thể
hiện qua nghệ thuật tạo hình: các di vật như tượng lợn rừng, rùa bằng sa thạch, tượng chó
săn mồi bằng đồng… Ngoài ra còn phải kể tới sưu tập đàn đá hơn 60 thanh.
Ngoài ra còn có sự hội nhập của không ít yếu tố văn hóa láng giềng như trống đồng
Đông Sơn, khuyên tai hai đầu thú, khuyên tai ba mấu của văn hóa Sa Huỳnh… VĂN HÓA VI T NAM TH I LÝ – TRẦẦN
Thời đại độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, thống nhất cộng đồng
Thời đại phục hưng dân tộc
Thời đại khoa giản, an lạc, nhân thứ, nhân từ, rộng mở và dân chủ Về văn hóa vật chất
Mĩ thuật: phong cách gọn đẹp, bố cục hài hòa, cân xứng
Nghề thủ công phát triển: đa dạnh nghề. Thời Trần hình thành các làng nghề mang tính chuyên môn hóa
Thương nghiệp phát triển cả nội thương và ngoại thương
An Nam tứ đại khí: Tháp Báo Thiên, chuông Quy điển, Vạc Phổ Minh, tượng Phật chùa Quỳnh Lâm
Thành Thăng Long là điển hình cho kiểu thành thị phong kiến: mô hình Tam trùng
thành quách. Thành là nơi định đô, có 4 cửa: Đại Hưng, Tường Phù, Quảng Phúc,
Diệu Đức. Ngoài thành là thị với bến song, chợ búa – nơi sinh sống và buôn bán
của thị dân: chợ Cửa Nam, chợ Cửa Bắc (nay là chợ Châu Long), chợ Cửa Tây
(nay là chợ Ngọc Hà), chợ Cửa Đông (gần chợ Đồng Xuân). Hình thành 61
phường tập hợp của các thợ thủ công. Cho người di cư về phía tây kinh thành để
khai phá và lập khu “Thập tam trại”
Tam trùng thànhg quách gồm có Cấm thành (là vòng thành trong cùng bao bọc nơi
ở của vua), Hoàng thành hay Long thành (là vòng thành giữa bao bọc nơi nhà vua
và triều đình làm việc, bao trọn cả Cấm thành), Đại La thành (là vòng thành ngoài
cùng bao bọc nơi ở của quan lại, thái tử, hoàng tử, anh em họ hàng nhà vua và dân
chúng), Kinh thành (là vùng đất nằm giữa Hoàng thành và Đại La thành) Về văn hóa tinh thần:
Tư tưởng khai phóng, đa nguyên. Tam giáo đồng quy: Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo
Nền văn hóa bác học được hình thành
Phật giáo phát triển rực rỡ. Nho giáo dần được tiếp nhận: xây dựng Văn Miếu
(1070), xây dựng Quốc Tử Giám (1076), nhà Lý mở khoa thi đầu tiên (1075),
nhà Trần đặt danh hiệu Tam khôi (1246)
Văn hóa thời Lý-Trần mang đậm nét văn hóa Chămpa:
Người Chăm thường tập trung ở các địa danh có chữ sở như Yên Sở (Hoài
Đức, Hà Nội), sở Hoa Lâm (Long Biên, Hà Nội), Đắc Sở (Từ Liêm, Hà Nội)
Trên các công trình kiến trúc hoàng cung, các tác phẩm điêu khắc
Trên các ngôi chùa: chùa Bà Già, chùa Thiên Niên, chùa Phật Tích,...
Trong nghệ thuật các điệu múa, các nhạc cụ dân tộc như trống cơm VĂN HÓA TH I H Ờ ẬU LÊ (LÊ S ) Ơ Văn hóa vật chất:
Tu sửa, mở rộng Hoàng thành và nhiều công trình kiến trúc khác Quy hoạch 36 phố phường
Các nghề thủ công rất phát triển: Bát Tràng, Nghĩa Đô, Hương Canh,...
Quan tâm phát triển cả nông nghiệp lẫn buôn bán Về văn hóa tinh thần
Nho giáo trở thành quốc giáo, Phật giáo bị hạn chế
Giáo dục, chế độ khoa cử trở nên quy củ
Đặt nền luật pháp: Luật Hồng Đức (722 điều 16 chương)
Nền văn hóa bác học phát triển mạnh, sử học được chú trọng. Hệ tư tưởng
Nho giáo đã nhanh chóng chiếm một địa vị ưu thế so với các tôn giáo khác. Nho giáo
thời Lê chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo đời Tống. Phật giáo, Đạo giáo bị lấn át, nhất là
Phật giáo mất vị trí ưu thế của mình đã có từ thời Lý – Trần. * Văn hóa vật chất
Nhà Lê rất quan tâm đến đê điều và các công trình thủy lợi. Một số đê điều được tu
bổ lại, một số đê mới ở ven biển được đắp để ngăn mặn có kè đá chắc chắn. Sau một
thời gian bị tàn phá nặng nề, các ngành nghề, làng nghề lại tiếp tục phát triển. Nhiều
trung tâm thủ công nghiệp xuất hiện, kinh thành Thăng Long chia lại 36 phường.
Nhiều phường có phố xá buôn bán và sản xuất thủ công nghiệp. Riêng quan hệ buôn
bán với nước ngoài nhà Lê có phần hạn chế nên ngoại thương cũng không phát triển
bằng thời Lý – Trần. Kiến trúc và điêu khắc chịu sự tác động của hệ tư tưởng mà triều đình lựa chọn. * Văn hóa tinh thần
Vương triều Lê chú trọng mở mang giáo dục. Chế độ đào tạo Nho sĩ được xây dựng
theo một xu hướng rất chính quy. Nội dung học tập chủ yếu là các sách kinh điển của Nho
giáo. Đối tượng người học có phần cởi mở hơn lúc trước, có cả con em bình dân, không kể
giàu nghèo. Chế độ thi cử khá quy cũ. Từ 1422 trở đi, cứ 3 năm có một lần thi Hội ở kinh
thành, tại các địa phương có thi Hương, triều đình đặt ra lễ xướng danh, lễ vinh quy và lễ
khắc tên mỗi người đỗ tiến sĩ vào bia đá dựng ở Văn Miếu gọi là bia tiến sĩ.
Văn hóa ngôn từ, văn học chữ Nôm vẫn không ngừng phát triển. Quốc âm thi tập của
Nguyễn Trãi là bài thơ Nôm cổ nhất hiện còn. 28 hội viên của hội Tao Đàn để lại khá nhiều
tác phẩm, về hình thức tuy còn khuôn sáo nhưng có ít nhiều đóng góp cho tiến trình văn
học, văn hóa của dân tộc.
Một số loại hình như ca, múa nhạc vẫn tiếp tục phát triển. Tuồng chèo là hai thể loại
sân khấu đã đạt đến sự ổn định về mặt nghệ thuật. Cuốn Hý phường phả lục của Lương Thế
Vinh đã hoàn thành năm 1501 là tác phẩm lý luận đầu tiên về kịch hát cổ truyền chứng tỏ
bước phát triển của tư duy nghệ thuật dân tộc về phương diện lý luận.
Tín ngưỡng thờ cúng Thành hoàng có sự thay đổi cả về lượng lẫn diện mạo. Đình
làng trở thành trú sở của thần linh ở mỗi làng quê và cũng mang chức năng mới – công sở
của làng xã, nơi ban bố chính lệnh của Nhà nước.
Thành tựu đáng ghi nhận ở thời kì này là bộ luật Hồng Đức, bao gồm cả luật hình sự,
luật hôn nhân và gia đình, luật dân sự và tố tụng. Bộ luật này được thi hành cho đến cuối thế
kỉ XVIII, về sau có bổ sung thêm một số điều, tổng cộng là 721 điều chia làm 6 quyển, 16
chương. Bộ luật Hồng Đức là một bước phát triển quan trọng của lịch sử pháp quyền Việt Nam.
1. Tiếếp xúc, tiếếp biếến văn hóa và vấến đếề tiếếp biếến văn hóa trong văn hóa ệ Vi t Nam (khái ni ệ m, đ ặ
ể c đi m tiếếp biếến văn hóa trong văn hóa V ệ i t Nam, nh ữ ng bi ể u hi ệ n c ụ th ể )
Tiếp xúc, tiếp biến văn hóa vốn là những từ ngữ rất quen thuộc và gần gũi với
chúng ta. Giao lưu tiếp xúc văn hóa (culture exchange) là hiện tượng xảy ra khi ít
nhất hai tộc người, hai dân tộc hay hai nhóm người có văn hóa khác nhau tiếp xúc
lâu dài, ổn định với nhau gây ra sự biến đổi mô thức văn hóa ban đầu của một
trong số tộc người, dân tộc hay nhóm người đó. Sự biến đổi này có thể là tích cực
hay tiêu cực. Giao lưu tiếp xúc văn hóa được chia làm 2 hình thức: tự nguyện hoặc
cưỡng bức và đồng thời chia ra làm 3 mức độ: chọn lọc những giá trị thích hợp,
tiếp nhận cả hệ thống và sắp xếp lại hoặc mô phỏng và biến thể 1 số thành tự của
các nền văn hóa khác. Chủ thể văn hóa cần có bản lĩnh văn hóa vững vàng, phải
biến đổi từng phần để thích ứng, dung hợp những yếu tố văn hóa mới, phải có khả
năng chọn lọc, chuyển hóa những yếu tố văn hóa mới du nhập để bồi bổ cho sức
mạnh văn hóa nội tại của mình.
Tiếp biến văn hóa (Acculturation) là hiện tượng tiếp nhận có chọn lựa 1 số yếu tố
văn hóa ngoại lai và biến đổi chúng cho phù hợp với điều kiện sử dụng của người
bản địa, tức phù hợp với văn hóa bản địa và sau 1 thời gian sử dụng và biến đổi
tiếp thì chúng trở thành những yếu tố văn hóa bản địa ngoại sinh.
Văn hóa Việt Nam giao lưu và tiếp xúc với nhiều nền văn hóa lớn khác nhau như:
văn hóa Trung Hoa, văn hóa Ấn Độ, văn hóa Phương Tây và văn hóa trong giai
đoạn hiện nay. Nhưng điểm chung trong tiếp biến văn hóa Việt Nam là chúng ta
chủ động tiếp nhận, tiếp nhận có tính sáng tạo để phù hợp với con người Việt
Nam.Văn hóa các nước du nhập vào nước ta chủ yếu theo 3 con đường chính: qua
thương mại, qua chiến tranh, qua di cư. Với tiêu chí “hòa nhập nhưng không hòa
tan” của người dân Việt Nam nên mặc dù có rất nhiều các thành phố của Việt Nam
là trung tâm thương mại của khu vực, phải trải qua hàng ngàn năm bị đô hộ và
chịu sự ảnh hưởng của các cuộc di cư nhưng nền văn hóa Việt Nam vẫn gìn giữ
được những phẩm chất tốt đẹp.
Tiếp biến trong văn hóa Việt Nam được gọi là chủ động và sáng tạo là 1 điểm rất
nổi bật và dễ dàng nhận ra. Chúng ta nằm giáp danh với 1 nền văn hóa lớn là
Trung Quốc phải chịu sự đô hộ của phong kiến phương Bắc cả ngàn năm nên ít
nhiều sẽ bị ảnh hưởng bởi nền văn hóa của họ- chữ viết chính là thứ cần được
nhắc đến. Nhưng hay ở chỗ, ta không tiếp nhận y nguyên chữ Hán của họ, mà từ
chữ Hán đó người Việt đã biến đổi cách đọc để tạo ra từ Hán-Việt và sáng tạo ra 1
loaị ngôn ngữ mới dành cho người việt- chữ Nôm. Ngoài chữ Viết ta còn tiếp biến
cả cách tổ chức nhà nước và pháp luật của Trung Hoa nhưng có phần phát triển
hơn. Trong văn hóa Trung Hoa phụ nữ không được coi trọng và họ chịu những
điều luật rất hà khắc thế nhưng nhà nước ta đã biến đổi nó để phù hợp hơn, như
trong bộ luật Hồng Đức của triều Lê Thánh Tông, giá trị của người phụ nữ được
đề cao, coi trọng, họ được quyền lấy chồng mới khi người chồng hiện tại tử trận
hoặc bặt vô âm tín quá lâu. Bên cạnh nền văn hóa Trung Hoa là nền văn hóa Ấn
Độ, trái ngược với hình thức tiếp nhận nửa bắt buộc nửa tự nguyện của dân ta đối
với nền văn hóa Trung Hoa, với nền văn hóa Ấn Độ ta tiếp nhận 1 cách tự nguyện.
Tiêu biểu là chữ viết (kiểu chữ Phạn) và tôn giáo (Phật giáo và Hinđu giáo). Tuy
nhiên hiện nay Hinđu giáo đã không còn xuất hiện ở Việt Nam nhưng Phật giáo
vẫn rất phát triển và có 4.79% (2019) dân số ở Việt Nam theo đạo Phật. Ngoài ra,
nền văn hóa phương Tây cũng ảnh hưởng ít nhiều tới văn hóa Việt Nam và sự tiếp
biến văn hóa này chủ yếu là dưới thời kì Pháp thuộc và khoảng thế kỉ XVI-XVIII.
Có thể kể đến 2 lĩnh vực điển hình như văn học và kiến trúc. Trước đây văn học
Việt Nam chủ yếu là thơ và truyện dài nhưng trong thời kì này các tác phẩm
truyện ngắn cũng lần lượt được ra đời, 1 số kiến trúc lớn của ta cũng mang hơi
hướng Pháp như: Bảo tàng lịch sử quân đội được xây dựng theo phong cách kiến
trúc Tiền thực dân (trước đây là Sở chỉ huy quân đội Pháp), Kiến trúc Tân cổ điển
thể hiện trong Phủ chủ tịch ..…. Và không thể không nhắc đến sự giao lưu văn hóa
hiện nay, ta tiếp nhận 1 cách hoàn toàn tự nguyện. Nhiều kĩ thuật công nghệ 4.0
được áp dụng, cùng với sự phát triển của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nó mang
lại cho ta nhiều cơ hội nhưng đồng thời cũng vấp phải khó khan trong việc giữ gìn
và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. 2. Môi tr ng t
ườ nhiên sinh thái và dấấu ấấn tr
ong các thành tôấ văn hóa Vi t.
Việt Nam là 1 đất nước trong khu vực Đông Nam Á có điều kiện địa lý và khí hậu
khá thuận lợi. Là 1 quốc gia có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố đồng đều
khắp cả nước. Trung bình cứ 20km ta lại gặp 1 cửa sông, cả nước có 2360 sông có
chiều dài lớn hơn 10km. Việt Nam là 1 quốc gia có khí hậu nhiệt-ẩm-gió mùa và
được chia ra làm 2 vùng ngăn cách bởi dãy nũi Bạch Mã, chia cắt thừa Thừa
Thiên Huế và Đà Nẵng. Từ dãy nũi Bạch Mã trở ra là vùng khí hậu phía bắc mang
khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh, Miền khí hậu phía Nam, từ dãy Bạch
Mã trở vào có khí hậu cận xích đạo. Sống trong điều kiện tự nhiên như vậy con
người của mỗi vùng miền sống trong vùng khí hậu riêng sẽ có cách ứng xử với
văn hóa khác nhau từ đó tạo sự đa dạng và tạo ra nét riêng biệt trong nền văn hóa
Việt Nam. Chúng ta ứng xử 1 cách toàn diện với tự nhiên vì phải sống trong điều
kiện đó, trong cách ứng xử với tự nhiên tạo ra 2 tính chất quan trọng của nền văn
hóa Việt Nam đó là tính sông nước và tính thực vật, nhờ vào đặc điểm địa hình có
mạng lưới sông ngòi giày đặc và điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc phát triển
của thực vật tạo ra hệ sinh thái đa dạng, đồng thời tạo ra thời kì kinh tế hái lượm
và thời kì kinh tế nông nghiệp.
Về ăn uống, mâm cơm truyền thống của người Việt Nam gồm 3 món chính là
cơm-cá-canh. Do ở vùng nhiệt đới cho nên người Việt thường chuộng chất đạm từ
thủy hải sản như tôm, cá hơn là những chất đạm đến từ dê, gà bò…. Cách chế biến
món ăn đơn giản chủ yếu là dùng nước nhiều, chuộng những món ăn thanh đạm,
lên men và ủ bảo quản để tránh bị ôi thiu do thời tiết nóng ấm và tránh vi khuẩn phát sinh.
Về ăn mặc, người Việt làm quần áo từ những chất liệu có nguồn gốc thực vật,
mỏng, nhẹ, thấm mồ hôi. Cách mặc truyền thống của người Việt là nam ở trần
đóng khố, đi đất còn nữ thì mặc yếm hoặc váy. Vải nhuộm được làm từ các
nguyên liệu tự nhiên như tơ tằm, củ nâu và chàm. Nhìn chung người Việt ăn mặc
gọn gàng, đơn giản để thích nghi với khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, dễ dàng đi lại,
lao động trên những cánh đồng.
Về nhà ở, kiểu nhà ở truyền thống của người dân Việt Nam là nhà sàn. Đây là kiểu
nhà thích hợp cho cả miền sông nước và miền núi. Nó không chỉ có tác dụng đối
phó với môi trường sông nước ngập lụt quanh năm mà còn có tác dụng đối phó
với thời tiết mưa nhiều gây lũ rừng ở miền núi và ngập lụt định kì ở vùng thấp khí
hậu nhiệt đới ẩm có độ ẩm cao, hạn chế và ngăn côn trùng, thú dữ. Người dân
thường sử dụng các vật liệu như tre, nứa có sẵn, các vật liệu thiên nhiên đơn giản.
Ngày nay, nhà ở những vùng hay ngập nước và các nhà kho vẫn duy trì kiến trúc
nhà sàn. Vào thế kỉ XVII nhiều ngôi đình như Đình Bảng (Hà Bắc) vẫn làm theo
lối nhà sàn. Người Việt chuộng tính nhà cao cửa rộng, làm nhà ở hướng Nam,
Đông nam. Việt Nam vẫn nằm trong vùng nhiệt đới ẩm nên rất dễ bị ẩm mốc và
những con côn trùng, sâu bọ tấn công cho nên người Việt đã xây "nhà cao" để đổi
phó đồng thời cũng giúp cho nhà thoáng mát hơn. Còn "cửa rộng" là để tránh cải
nắng bị hắt xiên và chiều vào nhà. Dấu ấn sông nước đặc trong: ngói vây cá, mái
cong uốn lượn hình sóng nước, nhà thuyền, nhà bè, tên gọi các bộ phận gỗ như:
tàu mái, mũi tàu, dạ tàu, then thu, câu tàu...
Bên cạnh đời sống vật chất, đời sống văn hóa của người Việt cũng mang đậm tính
sông nước. Về giao thông, đường bộ kém phát triển nhưng đường thủy phát triển
rất mạnh. Phương tiện đi lại khá phong phú như tàu, ghe, thuyền, thúng…. Người
Việt rất giỏi đi trên sông nước, giỏi bắc cầu, vẽ mắt cho thuyền chiến, (Ví dụ như
trận đánh lịch sử của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng năm 938) Quan hệ giao
thương có thể diễn ra mọi nơi, đặc biệt là đối với người miền tây các khu chợ nổi
đã quá quen thuộc với họ và nó như 1 phần trong cuộc sống của người dân nơi
đây. Đô thị là những thương cảng ven biển, ven sông.
Về tín ngưỡng, ở 1 số nơi người Việt thờ các vị thần sông nước hoặc thờ các loài
sống ở vùng sông nước (thờ nước: lê hội rước nước ở Đền Trần - Nam Định, 3
chén mước trên bản thờ gia tiên, thờ các loại liên quan đến sông nước: thờ cả Ông
của các cư dân ven biển duyên hài miều Trung cho đến miền Nam, bức tranh
phong thủy cá chép vàng). Về tang ma người Việt có các lễ như: lễ phạn hàm đặt
đồng xu vào miệng người chết, động tác chèo đò khi hạ quan tài người chết, bắc
cầu. Không chỉ vậy các lễ hội, lễ tết ở Việt Nam cũng rất phong phủ, đa dạng.
Theo mùa vụ của lúa nước sẽ có các nghi lễ và trò chơi liên quan đến mước: thi
chèo thuyễn, trò bắt lươm bộ chum… Về ngôn từ: người Việt có nhiều từ liên
quan đến nông nghiệp và sử dụng nhiều hình ảnh sông mước để vi von như: Tâm
lý: lính hoạt, mềm mại như nước, ở bầu thì tròn, ở ổng thì dài", "nước nổi bèo nổi".
Nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới-ẩm-gió mùa nên dân ta đã biến khó khăn thành lợi
thế, dân ta phát triển mạnh nền kinh tế nông nghiệp đặc biệt là lúa nước. Kỹ thuật
trồng lúa dần được cải thiện tạo ra năng suất cao đồng thời mở rộng địa bàn sản
suất và cư trú. Dân ta đã khai phá, cải tạo, mở rộng đất đai để trồng lúa nước và
xây dựng làng mạc. Người dân cũng trú trọng đến thủy lợi, đắp đê, đào kênh. Ở
những vùng có địa hình cao như vùng núi, dân ta đã thể hiện cách ứng xử của
mình với đất đai, địa hình bằng cách tạo ra các ruộng bậc thang để canh tác.
Từ những dấu ấn về nét ăn uống, trang phục, nhà ở, giao thông, phong tục, tập
quán, ngôn từ, tâm lý, ứng xử ta thấy rõ được tính sông nước và tính thực vật
trong cả đời sống vật chất và đời sống tinh thần của người Việt. Nhìn chung đời
sống vật chất đơn giản, hướng ngoại nên tạo đức tính cần cù, chịu khó, giản dị, ưa
nhàn tản. Người Việt không say mê làm giàu hay có tâm lý xuôi theo dòng nước. 3. Nh ng đc đim c b ơ n ca môi tr ng xã h ườ i- lch s ca văn hóa Vit.
Việt Nam là 1 quốc gia có nhiều lợi thế và khó khăn về điều kiện tự nhiên, vị trí
địa lý nhưng ta luôn biết cách biến các nhược điểm đó thành các ưu điểm và biến
nó trở thành những điều độc đáo.
Về môi trường xã hội, nước ta là 1 quốc gia Đông Nam Á có vị trí địa lý vô cùng
đẹp và có nhiều thuận lợi hơn là khó khăn. Vì thế Việt Nam là cầu nối ĐNÁ lục
địa và ĐNÁ hải đảo, là trung tâm kinh tế của ĐNÁ, là ngã tư đường của các nền
văn hóa lớn như Ấn Độ, Trung Quốc và phương Tây cùng với vùng thổ Biển
Đông rộng lớn đã làm cho giao thương trở nên vô cùng nhộn nhịp. Sống trong khu
vực có khí hậu nhiệt đới-ẩm-gió mùa người Việt cũng thích ứng hài hòa đồng thời
cũng đấu tranh với tự nhiên như dựng đê ngăn lũ, dựng nhà theo đặc điểm tự
nhiên của khu vực sinh sống…… Có thể nói văn hóa Việt Nam như 1 nồi lẩu hầm
nhừ, ta tiếp thu, biến đổi các yếu tố ngoại lai với nhau cùng với đó là các yếu tố
nội sinh và ngoại lai từ đó tạo ra sự đa dạng cho văn hóa Việt.
Về môi trường lịch sử, môi trường địa lý cũng ảnh hưởng rất nhiều đến lịch sư của
văn hóa Việt. Nhà nước Văn Lang trong quá trình dựng nước và giữ nước đã nhận
thấy mạng lưới sông ngòi chằng chịt, đất đai màu mỡ nên đã chọn trồng lúa nước
làm cây nông nghiệp chính. Vị trí địa lý thuận lợi nằm ở trung tâm ĐNÁ, đất đai
trù phú nên không thể tránh khỏi sự nhòm ngó của các quốc gia lân cận. Đặc biệt
là Trung Hoa- 1 đất nước luôn có tham vọng Nam tiến để mở rộng bờ cõi, bành
trướng lãnh thổ. Vì thế cho nên nhân dân ta luôn phải gồng mình đấu tranh với các
cuộc chiến tranh xâm lược suốt hàng ngàn năm. Dân ta luôn thể hiện tốt tinh thần
thích ứng với điều kiện tự nhiên điển hình là việc xây dựng và hình thành nghề
trồng lúa nước. Không chỉ vậy nó còn thể hiện tính mềm dẻo, linh hoạt trong sự
tiếp nhận văn hóa và cả tính duy tình – lối sống trọng tình cảm, tính cộng động
cao (cùng nhau dựng đê, đào mương, đắp đập, xây kè để trồng lúa nước). Bên
cạnh đó không thể không nhắc đến 3 hằng số của xã hội Việt Nam truyền thống:
nông nghiệp - từ hoạt động kinh tế sản xuất là nông nghiệp, nông dân- những chu
thể tiến hành, nông thôn – khu vực sinh sống cộng đồng của người nông dân sau 1 ngày sản xuất. 4. Vấến đếề gìn gi
ữ ả , b o tồền và phát huy b ả n săếc văn hóa dấn t ộ c c ủ a Ng ườ i V
ệ i t Nam trong giai đoạ n th ờ i kì Băếc thu
ộ c và chồếng Băếc thu ộ c.
Vào những thế kỉ cuối của thiên niên kỉ TCN; nền văn hoá Việt cổ bắt đầu chịu
những thử thách ghê gớm. Kéo dài từ năm 179 TCN tới năm 938 với chiến thắng
của Ngô Quyền mở đầu cho kỉ nguyên độc lập thời tự chủ của quốc gia Đại Việt.
Thời kì này thường được gọi là thời nghìn năm Bắc thuộc; song có lẽ đúng hơn là
thời Bắc thuộc và chống Bắc thuộc; vì người Việt chưa bao giờ chịu khuất phục.
Trong thời kì này; đặc trưng cơ bản của văn hoá Việt là đấu tranh để bảo vệ bản
sắc văn hoá của mình; bảo vệ dân tộc mình; chống lại chính sách đồng hoá; đồng
thời vẫn tiếp tục cố gắng phát triển; cố gắng duy trì và nung nấu quyết tâm giải
phóng đất nước; giải phóng dân tộc.
Từ trong các xóm làng cổ; người Việt thời Bắc thuộc vẫn bảo tồn và phát huy cái
vốn liếng văn hoá bản địa; nội sinh tích luỹ được qua hàng nghìn năm trước. Nét
hằng xuyên của văn hoá Việt Nam là sự “không chối từ” việc tiếp thu; tiêu hoá và
làm chủ những ảnh hưởng văn hoá của nước ngoài. Qua con đường giao lưu văn
hoá; trào lưu di cư của một số sĩ phu và bần dân Hán tộc xuống Giao Chỉ; trên
trường kì lịch sử chịu ảnh hưởng của một đế chế lớn và tạm thời nằm trong phạm
vi của đế chế ấy; nhân dân ta đã vay mượn khá nhiều vốn liếng của nhân dân
Trung Quốc về văn hoá vật chất cũng như về văn hoá tinh thần.
Văn hóa vật chất: Ngay trong khi vay mượn; nhân dân ta vẫn thể hiện được tinh
thần sáng tạo. Về văn hoá vật chất; từ chỗ tiếp thu được kĩ thuật làm giấy của
Trung Quốc; nhân dân ta đã biết tìm tòi; khai thác nguyên liệu địa phương (gỗ
trầm; rêu biển) để chế tác những loại giấy tốt; chất lượng; có phần hơn giấy sản
xuất ở miền nội địa Trung Hoa. Trong khi chịu ảnh hưởng của kĩ thuật gốm sứ
Trung Quốc; ta vẫn sản xuất ra các mặt hàng độc đáo như sanh hai quai (Trung
Quốc chỉ có chảo); ống nhổ; bình con tiện đầu voi; bình gốm có nạm hạt đá ở
chung quanh cổ tựa như loại “iang”của đồng bào Mơnông gần đây.
Văn hóa tinh thần: Biểu hiện rõ rệt của sự bảo tồn văn hoá Việt đặng chống đồng
hoá là sự bảo tồn tiếng Việt; tiếng mẹ đẻ; tiếng nói của dân tộc. Khi bị đế chế
Trung Hoa chinh phục và kiểm soát chặt chẽ; tiếng Hán- và chữ Hán- được du
nhập ồ ạt vào nước ta. Song nó không thể tiêu diệt được tiếng Việt bởi một lí do
rất đơn giản là chỉ một lớp người thuộc tầng lớp trên học. Nhân dân lao động
trong các xóm làng Việt cổ vẫn sống theo cách sống riêng của mình; cho nên họ
duy trì tiếng nói của tổ tiên; tiếng nói biểu hiện cuộc sống và tâm hồn người Việt.
Trải qua nhiều thế kỉ; tiếng Việt ngày càng xa với trạng thái ban đầu của nó. Nó đã
hấp thu những yếu tố ngôn ngữ Hán. Tiếng Việt có nhiều từ gốc Hán. Nhân dân ta
đã hấp thu ảnh hưởng của Hán ngữ một cách độc đáo; sáng tạo; đã Việt hoá những
từ ngữ ấy bằng cách dùng; cách đọc; tạo thành một lớp từ mới mà sau này người
ta gọi là từ Hán- Việt.
Lễ giáo Trung Hoa có đặc trưng là sự khinh miệt phụ nữ; cố sức thắt chặt họ vào
cỗ xe “tam tòng; tứ đức” nhưng vẫn không ngăn cản được truyền thống dũng cảm
đánh giặc và lãnh đạo nhân dân đánh giặc của Hai Bà Trưng; Bà triệu…Vai trò
của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội vẫn được đề cao.
Cùng với phong tục dùng trống đồng; nhiều tục lệ cổ truyền khác vẫn được giữ
vững như tục cạo tóc hay búi tóc; xăm mình; chôn cất người chết trong quan tài
hình thuyền hay thân cây khoét rỗng; tục nhuộm răng; ăn trầu cau…Cố nhiên;
trong diễn trình lịch sử; nhiều phong tục tập quán đã thay đổi. Từ tập quán giã gạo
bằng chày tay (hình ảnh khắc trên trống đồng); từ đầu công nguyên trở về sau;
người Việt chuyển sang lối giã gạo bằng cối đạp (theo hệ thống đòn bẩy). Từ tập
tục ở nhà sàn; dần dần người Việt chuyển sang ở nhà đất bằng…
Trái ngược với sự giao lưu cưỡng bức với văn hóa Trung Hoa, thì ở văn hóa Ấn
Độ dân ta tiếp nhận 1 cách hoàn toàn tự nguyện và 1 số văn hóa vẫn còn được duy
trì và phát huy cho đến tận ngày nay. Điển hình là Phật giáo, Phật giáo du nhập
vào Luy Lâu từ 2000 năm trước nay là Chùa Dâu tại Bắc Ninh. Phật giáo là tôn
giáo phát triển nhất và có tầm ảnh nhất đối với người dân ta. Vì đạo Phật được
truyền vào nước ta 1 cách hoàn toàn tự nhiên, không ép buộc và nó có phần phù
hợp với lối suy nghĩ, lối sống của người Việt nên nhiều người thời kì đó cho rằng:
Phật giáo đến nước ta là 1 điều may mắn cho dân tộc và coi đây là 1 kiệt tác nhân
khiến Việt Nam bị Bắc thuộc 1000 năm nhưng vẫn không hoàn toàn bị đồng hóa với người Hoa.
Hơn một ngàn năm Bắc thuộc và chống Bắc thuộc, nhân dân ta vẫn luôn biết bảo
tồn và phát huy những tinh hoa của văn hoá cổ truyền; đồng thời cũng biết hấp thu
có chọn lọc những nhân tố văn hoá ngoại lai để làm phong phú cho nền văn hoá
dân tộc và tăng thêm tiềm lực cho mọi mặt của đất nước. 4. T ổ ch ứ c làng V ệ i t c ổ
truyếền, nguồền gồếc, nguyến tăếc hình thành, t ậ p trung, diệ n m ạ o.
Làng xã Việt Nam xuất hiện có thể được coi là sản phẩm của nền nông nghiệp lúa
nước. Đây là tổ chức quần cư của một cộng đồng người có liên kết với nhau về hệ
thống, lịch sử cư trú hoặc phương thức kinh tế, nằm tại khu vực hiện nay là vùng
sản xuất nông thôn hoặc từng là vùng sản xuất nông thôn. Nguyên tắc tổ chức làng
gồm cùng huyết thống và cùng địa vực
Trong làng quê vốn tồn tại hai loại quan hệ huyết thống và địa vực hai loại quan
hệ này ở vùng châu thổ Sông Hồng thường không tách biệt mà hòa hợp với nhau.
Hôn nhân cùng làng đã gắn bó thêm mối quan hệ làng xã. Quan hệ giữa người
trong làng với nhau rất mật thiết, cũng có vị trí quan trọng trong sinh hoạt con
người. “Khi hòn đá đã đổ mồ hôi’, ‘tắt đèn tối lửa’ gia cảnh khó khăn thì hàng
xóm sẽ là điểm tựa giúp giải quyết khó khăn. Hàng xóm không chỉ là người cùng
địa vực mà còn có thể là anh em họ hàng sinh sống cùng nhau.
Làng Việt được hình thành theo 3 cách: Thứ nhất, tan rã từ xã hội nguyên thủy;
thứ hai hình thành từ việc định cư của một dòng họ, thứ ba là do vai trò của nhà
nước. Rât nhiều làng Việt ở vùng đồng bằng Bắc Bộ có nguồn gốc từ thời nguyên
thủy. Các làng này vẫn mang nặng những tàn dư nguyên thủy với bộ phận đất
công không nhỏ. Bên cạnh đó là sự hiện diện của các làng Việt từ việc khai khẩn
của một hoặc nhiều dòng họ. Dân cư của một làng thường phát triển bởi sự tăng
lên của các thành viên trong dòng họ.
Làng Việt Bắc Bộ thường bố trí theo ba hình thái: lối co cụm, từng khối, hoặc dọc
theo ven sông hay ở men theo hai bờ sông trong đó tổ chức theo lối co cụm là phổ
biến. Chính cách tổ chức làng như vậy đã tạo nên những ốc đảo, khu vực không
gian cư trú riêng của mỗi làng. Và từ đặc điểm cư trú đó kéo theo hoạt động kinh tế khá khép kín.
Làng Việt xưa thường là một đơn vị cộng đồng tại một vùng đất nhất định. Họ
cùng nhau làm ăn sinh sống cố định trên mảnh đất gọi là quê hương. Một làng
thường được bao bọc bởi lũy tre xanh thông thương với bên ngoài bằng một cái
cổng làng. Đó là một không gian hữu cơ “nửa kín nửa hở”. Bên trong làng là một
không gian thoáng mở có thể nói là thân tình nhà cửa các hộ gia đình thường được
ngăn cách sơ sài với nhau. Đình làng, chùa, miếu miện, quán cầu, cây đa, giếng
nước là những điểm giao tiếp cộng đồng.
Có thể nói, làng Việt Bắc Bộ hình thành lâu đời, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, ổn
định, khép kín, bền vững trên cơ sở liên kết nhiều tổ chức mà mỗi tổ chức đều có
ảnh hưởng đến từng thành viên trong làng. Người nông dân sống gắn bó chặt chẽ
với xóm giềng, họ tộc, gia đình, làng nước. 5. Tín ng ưỡ ng dấn gian: đ ặ c đi ể m chung, 1 sồế tín ng ưỡ ng tiếu bi ể u (tín ưỡ ng ng sùng bái t ự nhiến, tín ng ưỡ ng phồền th ự c, tín ng ưỡ ng sùng bái con ng ườ i, tín ng ưỡ ng th ờ thành Hoàng Làng).
Tín ngưỡng là sự thần thánh hóa, thiêng liêng hóa của con người đối với một hay
nhiều hiện tượng, nhân vật nào đó, là sản phẩm văn hóa được hình thành trong
mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và với
chính bản thân mình. Tín ngưỡng được hình thành khi nhận thức con người còn
hạn chế, con người chưa thể hoặc không thể giải thích các hiện tượng xảy ra xung
quanh mình. Vì thế tín ngưỡng của Việt Nam rất đa dạng, có thể kể đến một số tín
ngưỡng tiêu biểu như tục thờ 1 số hiện tượng tự nhiên (thần Sông, thần biển), 1 số
loại thực vật, động vật, tín ngưỡng thờ và suy tôn con người như: tổ tiên nhà, tổ
tiên làng, các vị anh hùng có công với dân tộc (thành Hoàng Làng), tổ tiên nước
(các Vua Hùng), các hình tượng Mẫu,….. Tín ng ưỡ ng sùng bái t ự nhiến
, trong tín ngưỡng của chúng ta gắn chặt với
môi trường tự nhiên, từ những thuở đầu tiên của nền văn minh Đông Sơn thờ thần
Mặt Trời, con người ta tin vào tự nhiên, tin vào ánh sáng cho đến hiện tại người ta
vẫn còn thờ các thần cây “thần cây đa, ma cây gạo cú cáo cây đề”. Với những con
người sống bằng nghề lúa nước thì sự gắn bó với tự nhiên càng lâu dài và bền
chặt, vì 1 vụ mùa bội thu phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tự nhiên. Điều đó càng
khiến con người ta sùng bái tự nhiên hơn. Dân ta thờ Bà Trời, Bà Đất, Bà Nước-
những nữ thần cai quản các hiện tượng tự nhiên than thiết nhất với cuộc sống của
người dân trồng lúa nước. Về sau do ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa nên có
thêm Thổ Công, Ngọc Hoàng, Hà Bá. Các bà vẫn tồn tại song song tồn tại dưới
những tên khác như: Mẫu Cửu Trùng, Bà Thiên, Bà Thủy. Ngoài ra còn có các
thần Mây-Mưa-Sấm-Chớp nhưng đến khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam nhóm
nữ thần này được nhào nặn thành hệ thống Tứ Pháp: Pháp Vân-Pháp Vũ-Pháp
Lôi-Pháp Diện. Hệ thống tứ pháp này có ảnh hưởng rất lớn, không chỉ là đời sống
lao động của người dân. Vào thời kì nhà Lý nhiều lần triều đình đã phải rước
tượng Pháp Vân vê Thăng Long đê cầu đảo, thậm chí theo đoàn quân đi đánh giặc.
Không chỉ thờ các thần tự nhiên người Việt còn thờ cả động vật và thực vật. Đặc
biệt là người ở các vùng sông nước thì chim, rắn, cá sấu là những loài được tôn
sùng hàng đầu. Thiên hướng nông nghiệp còn đẩy các con vật lên mức biểu trưng:
Tiên, Rồng. Theo truyền thuyết thì tổ tiên của người Việt thuộc “họ Hồng Bàng”
và là “giống Rồng Tiên”. Tín ng ưỡ ng sùng bái con ng ườ , i
người ta tin rằng khi chết là về với ông bà, tổ
tiên nơi chin suối, tin rằng dù ở nơi chin suối nhưng ông bà, tổ tiên vẫn thường
cuyên đi về thăm nom, phù hộ cho con cháu và đồng thời nó cũng thể hiện đạo lý
“uống nước nhớ nguồn”, đề cao đạo hiếu. Đó là cơ sở hình thành tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiến. Ở Việt Nam nó dường như là 1 tôn giáo vì ngay cả những gia đình
không tin vào thần thánh cũng đặt bàn thờ tổ tiên trong nhà. Người Việt thì coi
trọng ngày giỗ, mất vì họ tin rằng đó là ngày con người ta trở về với cõi vĩnh
hằng. Ngoài ngày giỗ thì người Việt cũng thường thắp hương tổ tiên vào những
ngày lễ, tết, mùng 1, rằm hoặc những ngày có sự kiện quan trọng ( thi Đại học….).
Bàn thờ tổ tiên bao giờ cũng được đặt ở gian giữa-nơi trang trọng nhất trong nhà.
Dân ta có tâm lý “người dương sao người âm vậy” nên cúng tổ tiên bằng hương
hoa, trà rượu, quần áo, tiền nong, nhà cửa, xe cộ, vaccine..…. (được làm từ vàng
mã). Ngoài thờ cúng tổ tiên người Việt còn thờ Thổ Công ( 1 dạng của mẹ đất), đó
là 1 vị thần trông coi gia cư, định đoạt phúc họa cho 1 gia đình và được coi là “Đệ
nhất gia chủ”. Sống ở đâu thì có Thổ công ở đó: “Đất có Thổ Công, sông có Hà
Bá”. Vì Thổ Công định đoạt phúc họa cho cả nhà nên là vị thần quan trọng nhất,
nhưng tổ tiên lại là người được tôn kính nhất. Thế nên ban thờ của tổ tiên được đặt
ngay chính giữa gian nhà còn ban thờ Thổ Công thì được đặt bên gian trái. Tín ng ưỡ ng th ờ thành Hoàng Làng
, là tín ngưỡng chịu ảnh hưởng của văn
hóa Trung Hoa, du nhập vào Việt Nam từ thời Đường. Cũng như Thổ Công trong
1 nhà, thành Hoàng cũng là vị thần che chở, cai quản định đoạt phúc họa cho
người dân nơi đó. Tín ngưỡng thành Hoàng được chia làm 2 dạng: thành Hoàng ở
kinh đô, tỉnh và thành Hoàng làng. Thành Hoàng ở tỉnh chỉ phổ biến ở Trung Hoa
còn ở Việt Nam thành Hoàng làng mới là nét nổi bật nhất. Tín ngưỡng thờ thành
Hoàng làng bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam vào thế kỉ thứ XVI. Trước thể kỉ XVI
nước ta đã xuất hiện những ngôi đình nhưng đó chỉ là 1 địa điểm để người dân
dừng chân nghỉ mệt, sau thế kỉ XVI thì đình mới là nơi để thờ ông/bà thành Hoàng
làng. Các vị thần thành Hoàng rất đa dạng, có thể là Nam thần hoặc Nữ thần
nhưng ở Việt Nam thì các vị thần trong đình thường là Nam thần chỉ có khoảng
hơn 100 người phụ nữ được thờ làm thành Hoàng làng. Những vị thần có thể là
những nhân thần (những vị anh hùng dân tộc, nhưng người có công với lịch sử,
với làng đó) hoặc những nhiên thần (các vị thần thuộc về tự nhiên như thần sông,
thần rắn, thần hổ….). Ở thời kì quân chủ, các vị thành Hoàng làng được nhà nước
sắc phong thành: Tối linh thượng đẳng thần ( các anh hùng dân tộc hoặc các anh
hùng văn hóa lớn), Thượng đẳng thần, Trung đẳng thần. Thần Hoàng được thờ ở
bên trong các đình làng hoặc phối thở ở đền thậm chí ở cả đình và đền. Để tưởng
nhớ các vị thành hoàng làng thì hàng năm sẽ có ngày lễ được gọi là hội làng, nó
không chỉ để tưởng nhớ đến các vị thần mà còn là nét sinh hoạt của cộng đồng cầu
cho 1 năm mưa gió thuận hòa, quốc thái dân an.
Tín ngưỡ ng phồền thự c
là sự sùng bái, thiêng hóa sự sinh sản và để con
người thể hiện niềm tin về sự sinh sôi của tạo vật và con người. Từ thời xa xưa đến
nay nhân dân ta có tục thờ biểu tượng của sinh thực khí và tục thờ hành vi giao
phối. Thờ sinh thực khí và hành vi giao phối vô cùng phổ biến ở các nước có nền
văn minh nông nghiệp điển hình là Đông Nam Á và vì vậy mà càng tạo them nét
đẹp độc đáo trong tín ngưỡng phồn thực. Có thể nói đây là biểu tượng của năng
lượng sinh ra muôn loài vì vậy đây là quan niệm mang đến một cuộc sống tươi
đẹp, sinh sôi nảy nở, mùa màng bội thu. Người xưa từng có câu ca dao “ Tháng
giêng là tháng ăn chơi” đây là câu ca dao quen thuộc của người Việt Nam khi mùa
xuân đến cũng là lúc người dân có thời gian nhàn hạ vì thế họ thường tổ chức các
lễ hội và cùng nhau thăm hỏi, ăn chơi và cầu may ở các đền chùa và vì thế mà các
lễ hội xuất hiện thu hút rất nhiều người tham gia như: Lễ hội rước “của quý” ở
Lạng Sơn thường diễn ra vào ngày 15 tháng giêng mỗi năm, lễ hội ông Hùng – bà
Đà hay lễ hội rước pháo ở Đồng Kỵ - Bắc Ninh. Ngoài những lễ hội thì những biểu
tượng về sự sinh thành được nhân dân chạm khắc đá, gỗ có thể thấy ở tượng nhà
mồ Tây nguyên hoặc ở trong các ngôi chùa trong các loại cột đá tự nhiên hoặc
được tạc ra hoặc trong các hốc cây, các kẽ nứt trên đá như trong cột đá chùa Dạm
hay cột Đào Thịnh, hay chày cối, chiếc trống đồng là những biểu tượng của hạnh
phúc cho vợ chồng có nhiều con cái, của sự quyền lực. Văn hóa phồn thực còn
được thể hiện trong các loại bánh làm bằng nếp giống bánh chưng nhưng không có
nhân, chúng có tên bánh cúng và bánh cấp đây là loại bánh dân gian của người
Chăm thường thấy ở những dịp lễ, tết, . Tín ngưỡng phồn thực là một nét đẹp văn
hóa của người Việt cổ và các dân tộc có cùng nền văn minh là nông nghiệp từ thời
xa xưa, nó đề cao hai thực thể là nam và nữ như trong triết lí âm dương luôn tồn tại
song song và hòa hợp đem lại sự phát triển trường tồn. Tín ngưỡ ng thờ T ứ bấết t ử là m t trong nhng giá tr
văn hóa tinh thấần ca dấnt c Vit Nam. Nó là biu tng c ượ a sc mnh đoàn kêất cng đôầng trong s nghi p” dng nc v
ướà gi nc” bi ướ u hin ca sc mnh đó không th nhăấc đêấn
bôấn v thánh trong truy
êần thuyêất c a ngi Vi ườ t: T
n Viên, Thánh Gióng, Ch Đ ng T và Liêễu Hnh. Môễi v thánh tng tr ượ ng cho môễi khô ư ng gian văn hóa
khác nhau. Khi nhăấc đêấn truyêần thuyêất S n Tinh Th ơ y Tinh ta không th không
biêất đêấn T n Viên mt ngi có tính c ườ ách dũng c m vi
tấm lòng nhấn h u cùng
tài năng thiên phú, đã ngăn đ c n ượ c lũ khi Th ướ y Tinh bi trn, qua đó cũng thhi n đc khát v ượ ng ca ng
ài muôấn chinh ph c t nhiên, ma thu ư n gió hòa và là bi u tng c ượ a không gian x
Đoài. Nhấn dấn tin th Thánh Tn, đã lp đêần th trên núi Tn Viên, nay thu c Ba Vì, Ngo i thành Hà N i. C ba năm mt lấần
vào ngày 15 tháng giêng ấm l ch, nhấn dấn t chc lêễ ln đ tng nh ưở công lao c a Thánh Tn Viên. ả S phốối h ự
ợ p tài tnh giữa sự dũng cả m, nhân hậ u củ a Thánh Tả n viên và tnh thâần
đoàn kêốt với khát vọ ng hòa bình củ a Thánh Gióng đượ c nhân dân miêu tả lạ i trong
truyêần thuyêốt Thánh Gióng, đã gây d ng nên ự Đâốt N c. Đây là bi ướ ể u tượ ng khống gian văn hóa x Băốc. ứ Thánh Gióng là m t v ộ anh hùng đ ị
c nhân dân biêốt đêốn v ượ ớ i chiêốn cống nh tr
ổ e giêốt giặc, khi giặ c đã dẹ p yên, quê hươ ng thái bình, khống màng
vinh hoa phú quý, ống l ng leẽ lên đ ặ nh núi Sài t ỉ i Sóc S ạ n, Hà N ơ i ba ộ y vêầ tr i. Đ ờ ượ c
vua Hùng ghi nhậ n cống lao này vào hàng năm ngày 9 tháng 4 âm lị ch, nhân dân làng t chổ c lêẽ h ứ i đ ộ tể ng nh ưở ớcâu lao to l n và mong ớ muốốn câầu bình an ph ướ c lành cho ng i dân. Lêẽ h ườ i độ c th ượ c hi ự n các ho ệ t đ
ạ ng truyêần thốống nh ộ ư lêẽ dâng
hươ ng, dâng hoa tre và các trò chơ i dân gian như ch
ọ i gà, hát chèo, hát ca trù.
Khi đất nước đã hòa bình, cuộc sống nhân dân đã trở về trạng thái bình thường,
không gì hơn là khát vọng muốn có cuộc sống tươi đẹp về vật chất và tinh thần. Chử
Đồng Tử là thánh tượng trưng cho tình yêu, hôn nhân và sự giàu sang. Ngài được biết
đến trong truyền thuyết dân gian Lĩnh Nam trích quái được biên soạn vào cuối đời
nhà Trần. Huyền thoại Chử Đồng Tử thể hiện những câu chuyện của Đạo Giáo, Đạo
Thần Tiên. Đây là một tín ngưỡng vốn du nhập từ Trung Hoa vào nước ta từ rất sớm.
Nội dung huyền thoại Chử Đạo Tổ là tín ngưỡng Đạo giáo lại mang màu sắc tín
ngưỡng dân gian thuần Việt. Không chỉ vậy tín ngưỡng Chử Đồng Tử là biểu tượng
của sự hiếu thảo nhân ái và còn chí hướng khai phá đồng bằng để chăn nuôi, và buôn
bán. Ngài là biểu tượng đặc trưng cho không gian văn hóa xứ Đông. Ngài chính là
người đi tiên phong trong cuộc thụ phép thần tiên để phù hộ và truyền dạy cho thế hệ
con cháu người Việt. Cho nên, người xưa đã tôn vinh Chử Đồng Tử là Chử Đạo Tổ.
Đền thờ của Ngài được nhân dân lập tại xã Dạ Trạch, Khoái Châu, Hưng Yên. Lễ hội
được mở vào tuần tháng 2 âm lịch hàng năm với các hoạt động không gian văn hóa
như múa rồng, hát đấu cờ người….
Mẫu Liễu Hạnh là vị thánh nữ duy nhất trong Tứ bất tử và cũng là người có ước vọng
giải phóng con người nhất là phụ nữ. Bà là biểu tượng đặc trưng cho không gian văn
hóa xứ Nam. Bà được xuất hiện dưới thời nhà lê, trong thời kỳ đất nước đang loạn
lạc, con đường nho giáo bị xuy thoái, làm cho nhân dân vô cùng cực khổ và thân
phận của người phụ nữ bị khinh rẻ, với trái tim cháy bỏng muốn giải phóng dân tộc,
dám phản kháng để đòi lại giá trị của người phụ nữ với triều đình phong kiến bấy giờ
bà là một điển hình. Vì thế bà được nhân dân tôn thờ là “Mẫu nghi thiên hạ - Mẹ của
muôn dân”. Vào ngày 3 tháng 3 âm lịch hàng năm, người dân thường tổ chức nhân
ngày giỗ của bà tại Phủ Giầy, và nhiều làng xã ở phía bắc Việt Nam đều thờ Bà.
Thờ phụng Tứ bất tử là tín ngưỡng khắc sâu trong văn hóa của người Việt. Đây là
một tinh hoa của dân tộc được khắc họa từ chiều dài lịch sử với truyền thống yêu
nước, đánh giặc ngoại xâm và tinh thần đoàn kết xây dựng cuộc sống đầy đủ về vật
chất lẫn tinh thần, khát vọng dành tự do.
Đặc điểm tín ngưỡng vủa vn thường là đa tín, mê tín, dị tín, không cuồng tín, có sự
linh hoạt và tổng hợp, hợp dung, hỗn dung, đề cao nữ tính yếu tố mẹ và coi trọng sự cân bằng âm dương
Tín ngưỡng thờ Đạo Mẫu là tín ngưỡng dân gian vô cùng phong phú của người Việt
cổ được truyền từ thế hệ này sang đến thế hệ khác. Có nguồn gốc là sự hòa trộn giữa
tín ngưỡng thờ nữ thần truyền thống cùng với các yếu tố của Đạo giáo, Phật giáo,
quan niệm về tứ bất tử, thể hiện Nguyên lí mẹ trong nền văn hóa Việt Nam
Trong quá trình phát triển, đạo mẫu có mối quan hệ tương giao với các hệ tín ngưỡng
và các tôn giáo khác trong đó có Đạo Phật. Tín ngưỡng thờ nữ thần và Đạo giáo có
tính tương đối nhất quán về điện thần và các phủ, các thần, được thể hiện nổi bật
trong huyền thoại về Man nương và nhà sư Khâu đà la. Bốn ngôi chùa quanh vùng
Dâu là nơi thờ các nữ thần Pháp Vân, Pháp vũ, Pháp lôi và Pháp Điện, đây là những
nhân tố về vũ trụ luận nguyên sơ, với mỗi nữ thần được hiểu các hiện tượng tự nhiên
như mây, mưa, sấm, chớp. Thể hiện ý thức nhân sinh, cội nguồn dân tộc, đất nước
chứa đựng lòng yêu nước.
Trong tín ngưỡng thờ Mẫu có sự phát triển từ hình thức sơ khai từ Nữ thần, tiếp đến
là Mẫu Thần và cao nhất là Mẫu Tam phủ, Tứ phủ. Thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ xuất
hiện từ thế kỷ XVI, cùng thời kì với sự xuất hiện của tín ngưỡng thờ thành hoàng
làng. Tam phủ, tứ phủ là nơi có Mẫu ngự trị. Mẫu tam phủ là nói đến 3 mẫu: Mẫu
thượng thiên cai quản vùng trời, Mẫu thủy cai quản vùng nước và mẫu Thượng Ngàn
cai quản vùng đồi núi. Mẫu tứ phủ thì thêm 1 bà mẫu nữa là Mẫu Liễu Hạnh- người
cai quản thế giới con người. Hệ thống thần điện là một hệ thống nhất quán gồm:
Ngọc Hoàng, Tam tòa thánh Mẫu, Ngũ vị vương quan, Tứ vị chầu bà, Ngũ vị hoàng
tử, Thập nhị vương cô, Thập nhị vương cậu, Quan ngũ hổ, Ông Lốt.
Tín ngưỡng thờ Mẫu là một hiện tượng văn hóa dân gian tổng thể. Vì nó tích hợp
giữa đạo lí truyền thống và các yếu tố của đạo giáo, phật giáo. Ngày nay nếu đi vào
trong các phủ Tây Hồ- Hà Nội, Phủ Dày Nam Định thì không chỉ có các mẫu đc thờ
mà các đối tượng khác như thờ hổ thờ rắn cũng ở trong đó. Gắn bó với tín ngưỡng
thờ Mẫu là hệ thống huyền thoại, bài văn chầu, truyện thơ nôm, đại tư. Bên cạnh đó,
khi nói đến tín ngưỡng thờ Mẫu phải nhắc đến các hình thái: Điện thờ, hát chầu văn,
hầu đồng, múa bóng và hát bóng. Tuy nhiên hình thức lên đồng là hiện tượng tâm
linh của các bà đồng để cầu may mắn, sức khỏe, vì thế mà sẽ có những người lợi
dụng những điểm đó để chiếm đoạt tài sản cũng như gây hại đến sức khỏe. Năm
2016, Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ được công nhận là di sản văn hóa phi
vật thể của nhân loại vì nó thể hiện sự tích hợp của văn hóa truyền thống, thể hiện
nguồn gốc của thờ Phụ nữ, tôn trọng người phụ nữ. Nói đến Thực hành tín ngưỡng
thờ Mẫu thì chúng ta không thể không nói đến hiện tượng Lên đồng- sự giao tiếp
giữa con người với thế giới siêu nhiên. 6. Tổ chức làng vn
Làng là đơn vị cư trú trên một vùng đất của cư dân nông nghiệp, xuất hiện từ cuối
thời nguyên thủy, khi nhà nước ra đời làng là một đơn vị hành chính cơ sở. Làng việt
ở châu thổ Bắc Bộ là hình thức công xã nông thôn và có những đặc thù riêng là tổ
chức quần cư của một cộng đồng người có liên kết với nhau về truyền thống, lịch sử
cư trú hoặc phương thức kinh tế, nằm tại khu vực hiện nay là vùng sản xuất nông
thôn hoặc từng là vùng sản xuất nông thôn, và dựa vào kết cấu kinh tế là tiểu nông, tự
cấp tự túc, chủ yếu làm nông – thủ công nghiệp – thương nghiệp và làng chài, được
thực hiện hởi hai nguyên tắc tổ chức và hai đặc trưng mang tính cộng đồng và tính tự
trị. Nguyên tắc tổ chức làng được chia làm hai khu vực: Theo truyền thống và theo
địa vực. Ở truyền thống tổ chức làng dựa theo tên họ là tên làng và làng là nơi ở của
họ. Ở địa vực dựa vào hai tên là tên Nôm và tên Hán để phân biệt được chính cư và
ngụ cư. Làng phân bố chủ yếu theo hướng co cụm nơi tập trung nhiều gia đình sống
cùng một khu vực. Chất nông thôn của đô thị Việt Nam còn bộc lộ ở tính cộng đồng
nhấn mạnh sự đồng nhất. Có thể nói Cây đa- Giếng nước – Sân đình là biểu tượng
của làng quê Việt Nam, nơi diễn ra sinh hoạt cộng đồng, đồng thời cũng là nhân
chứng lịch sử về những quan niệm của nhân dân ta và nhằm đề cao được tính cộng
đồng và đoàn kết. Tuy cộng đồng có nhiều ưu điểm nhưng vẫn tồn tại những nhược
điểm về con người hay có tính dựa dẫm, ỉ lại, cào bằng và hay đố kị. Chất nông thôn
đô thị Việt Nam còn bộc lộ cả ở tính tự trị nhấn mạnh sự khác biệt, tính tự trị là biểu
tượng của hương ước- lũy tre là tượng trưng của lòng yêu nước với đất tính cần cù
chịu khó, tuy vậy vẫn tồn tại không ít những hệ quả xấu về tính tự trị như thói tư hữu
ích kỉ, gia trưởng, bè phái. Làng Việt ở Nam Bộ thường được gọi là thôn, ấp phân bố
chủ yếu dọc theo kênh rạch hoặc ven lộ, thành phần cư dân thường xuyên biến động
và không có lệ làng khắt khe. 7. Tổ chức Quốc gia
ỞViệt Nam, do những nhu cầu cố kết các cộng đồng dân cư trong công cuộc đấu
tranh chống thiên nhiên (vấn đề thủy lợi) và đấu tranh xã hội (chống xâm lược), nhà nước
đã hình thành từ rất sớm. Văn Lang là quốc gia đầu tiên của người Việt Nam hình thành ở
phần đất phía Bắc, cùng với hai quốc gia cổ đại khác ở miền Trung và miền Nam.
Tiếp theo, là những quốc gia mang quốc hiệu Âu Lạc (thời An Dương Vương), Vạn
Xuân (thời Lý Bôn), Đại Cồ Việt (thời Đinh), Đại Việt (thời Lý – Trần – Lê) xen
giữa là Đại Ngu (thời Hồ) sau đó đến Việt Nam, Đại Nam (thời Nguyễn). Giao Chỉ và
An Nam là những tên gọi nước Việt của người phương Bắc mang ý khinh thị. Việt
Nam là một quốc gia đa tộc người.
Từ thời dựng nước, đứng đầu nhà nước Văn Lang đã có một nhà vua theo chế độ cha
truyền con nối. Tuy nhiên, thực chất đó chỉ là những thủ lĩnh liên minh bộ lạc. Thiết chế
quân chủ tập quyền Việt Nam được xác lập trong những vương triều phong kiến, muộn nhất
là từ thời Lý. Và, tuy có những mức độ khác nhau, thiết chế đó đã tồn tại trong suốt thời
trung đại, đến thời Pháp thuộc. Đó là một thiết chế dựa theo mô hình lý tưởng của văn hóa
Trung Hoa, nhưng khi du nhập vào Việt Nam, nó đã bị đẽo gọt, biến thái, hỗn dung với các
yếu tố truyền thống để thích ứng với thực tế xã hội Việt Nam.
Trên nguyên lý, vua là biểu tượng tối cao của quốc gia, dân tộc, có sứ mệnh “Thay
trời trị dân”, là bậc trung gian giữa Trời và người, vừa là con Trời vừa là cha mẹ của dân
chúng. Vấn đề tuổi tác và kể cả năng lực đối với nhà vua đều không quan trọng. Trong lịch
sử, đã có một số ít nhà vua từng là Hoàng đế mạnh mẽ, quyết đoán, điển hình là vua Lê
Thánh Tông triều Lê sơ và vua Minh Mạng triều Nguyễn. Một số chỉ nắm quyền
hành trên danh nghĩa, thậm chí là hư vị, như dưới thời vua Lê chúa Trịnh, điển hình
là vua Lê Hiển Tông. Trên danh nghĩa, nhà vua có quyền tối thượng và toàn năng.
Vua là người chủ tế duy nhất, không ai thay thế được trong các nghi lễ quan trọng
(như tế Nam Giao, tế Tôn Miếu, tế Giám). Vua cũng là người chủ sở hữu toàn bộ đất
đai trong nước, có toàn quyền phong cấp hoặc tịch thu đất đối với toàn dân. Vua là vị
Tổng tư lệnh chỉ huy quân đội, là người trực tiếp bổ nhiệm hoặc bãi miễn các chức
quan cao cấp, người ra đề thi chọn học vị cao nhất (thi Đình), quan tòa xử kiện tối
hậu đối với các vụ trọng án. Uy quyền tối thượng đó mang tính chất thần thánh, được
biểu tượng hóa trong việc kiêng kỵ tên húy, độc quyền được dùng các đồ dùng có
hình rồng (long ngai, long sàng, long bào…) là con vật tượng trưng cho vương
quyền, độc quyền dùng áo khoác mầu vàng (hoàng bào) vì theo thuyết ngũ hành, màu
vàng thuộc hành thổ, ở trung tâm, tượng trưng cho quyền uy lãnh tụ của nhà vua.
Ở một mặt khác, vua được coi là người cha của toàn thể dân tộc như trong một gia
đình lớn, là người bảo vệ, chăm lo cho dân. ở Việt Nam đã tồn tại một thứ chủ nghĩa dân
bản, thân dân, được tô đậm bởi những truyền thống cộng đồng của nền văn hóa cơ tầng
Nam Á. Một số vị vua, nhất là trong giai đoạn Lý – Trần đã sinh hoạt gần gũi với các thần
dân như trực tiếp đi kiểm tra việc đắp đê, gặt hái, dự các lễ hội dân gian như đua thuyền,
đấu vật, đầu năm cày ruộng tịch điền để nêu gương. Trong lịch sử Việt Nam, vai trò của vị
Hoàng đế trên thực tế đã tùy thuộc nhiều vào đức độ và tư chất của cá nhân nhà vua, dao
động trên một biên độ rất rộng giữa danh và thực. Thể chế quân chủ tập quyền ở Việt Nam
là một thực thể chính trị mang trong mình nó vừa là những yếu tố mạnh, tích cực, đồng thời
vừa là những yếu tố mạnh, tích cực, đồng thời vừa là những yếu tố yếu, tiêu cực 8. văn hóa giao tiếp
Trước hết, xét về thái độ của người Việt Nam đối với việc giao tiếp, có thể thấy
đặc điểm của người Việt Nam là vừa thích giao tiếp, lại vừa rụt rè. Như đã nói, người
Việt Nam nông nghiệp sống phụ thuộc lẫn nhau và rất coi trọng việc giữ gìn các mối
quan hệ tốt với mọi thành viên trong cộng đồng, chính tính cộng đồng này là nguyên
nhân khiến người Việt Nam đặc biệt coi trong việc giao tiếp. Sự giao tiếp tạo ra mối
quan hệ: Dao năng liếc năng sắc, người năng chào năng quen (tục ngữ). Từ góc độ
của mình, chủ thể giao tiếp, thì người Việt Nam có tính thích thăm viếng. Phàm đã là
người Việt Nam, đã thân nhau, thì cho dù hàng ngày có gặp nhau ở đâu, bao nhiêu lần
đi nữa, những lúc rảnh rỗi, họ vẫn tới thăm nhau. Thăm viếng nhau đây không còn là
nhu cầu công việc mà là biểu hiện của tình cảm, tình nghĩa, có tác dụng thắt chặt
them quan hệ. Đối với phương Tây, người ta chỉ đi thăm viếng những người mà bình
thường mình ít có điều kiện gặp gỡ.
Với đối tượng giao tiếp, người Việt Nam có thói quen ưa tìm hiểu, quan sát. Tuổi
tác, quê quán, trình độ học vấn, địa vị xã. hội, tình trạng gia đình (bố mẹ còn
hay mất, đã có vợ/chồng chưa, có con chưa, mấy trai mấy gái…) là những vấn đề
người Việt Nam thường quan tâm. Thói quen ưa tìm hiểu này (hoàn toàn trái ngược
với người phương Tây!) khiến cho người nước ngoài có nhận xét là người Việt Nam
hay tò mò. Đặc tính này dù gọi bằng tên gì đi chăng nữa – chẳng qua cũng chỉ là một
sản phẩm nữa của tính cộng đồng làng xã mà ra.
Với Tính cộng đồng còn khiến cho người Việt Nam, dưới góc độ chủ thể giao tiếp có
đặc điểm là trong danh dự: Tốt danh hơn lành áo; Đói cho sạch, rách cho thơm; Trâu
chết để da, người ta chết để tiếng (tục ngữ). Như đã nói, danh dự được người Việt
Nam gắn với năng lực giao tiếp: Lời nói ra để lại dấu vết, tạo thành tiếng tăm, nó
được truyền đến tai nhiều người, tạo nên tai tiếng. Không phải ngẫu nhiên mà từ
“tiếng” trong tiếng Việt, từ nghĩa ban đầu là “ngôn ngữ” (ví dụ: tiếng Việt), đã được
mở rộng ra để chỉ sản phẩm của ngôn ngữ(ví dụ: Tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn xa),
và cuối cùng, chỉ cái thành quả mà tác động của lời nói đã gây nên đó là “danh dự,
uy tín” (ví dụ: nổi tiếng).
Về cách thức giao tiếp, người Việt Nam ưa sự tế nhị, ý tứ và trong sự hòa
thuận. Lối giao tiếp tế nhị, ý tứ khiến người Việt Nam có thói quen giao tiếp “vòng
vo tam quốc”, không bao giờ mở đầu trực tiếp, nói thẳng vào vấn đề như người
phương Tây. Truyền thống Việt Nam khi bắt đầu giao tiếp là phải vấn xá cầu điền,
hỏi thăm nhà cửa ruộng vườn. Cũng để tạo không khí, để đưa đẩy, người Việt Nam
trước đây có truyền thống “miếng trầu làm đầu câu chuyện”. Với thời gian, trong
chức năng “mở đầu câu chuyện” này, “miếng trầu” từng được thay thế bằng chén trà, điếu thuốc lá, ly bia…
Về chủ thể, Người việt thường trọng danh dự và sợ tiếng đồn đại đây cũng là ưu
cũng vừa là nhược điểm.
Người Việt Nam có một hệ thống nghi thức lời nói rất phong phú.
Trước hết, đó là sự phong phú trong hệ thống xưng hô tiếng Việt: Trong khi các ngôn
ngữ khác chỉ sử dụng các đại từ nhân xưng thì tiếng Việt, ngoài các đại từ nhân xưng
(mà số lượng cũng rất phong phú do có nhiều biến thể), còn sử dụng một số lượng
lớn các danh từ chỉ quan hệ họ hàng (anh, chị - em; ông, bà, bác, cô, gì, chú - cháu,
con…) và một số danh từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ (thầy, cô, bác sĩ, ông cai, ông lý,
ông huyện, ông đội…) để thay thế cho đại từ, chúng trở thành các từ đại từ hóa,
những từ đại từ hóa này có xu hướng lấn át các đại từ nhân xưng.
a) Có tính chất thân mật hóa cao (đặc tính trọng tình cảm). Với cách xưng hô này,
tất cả mọi người trong cộng đồng đều trở thành bà con họ hàng trong một gia đình.
b) Có tính chất cụ thể hóa cao (tính linh hoạt). Trong hệ thống từ xưng hô này,
không có cái “tôi” chung chung: với mỗi người đối thoại khác nhau, người nói ở vào
những cương vị khác nhau, những vai khác nhau.
c) Có tính xã hội hóa cao (tính cộng đồng). Hai người nói chuyện với nhau đấy,
xưng hô với nhau đấy, nhưng thực ra vẫn luôn luôn kéo cả những người thứ ba, thứ tư… vào cuộc.
d) Có tính đa nghĩa cao (tính tổng hợp). Cùng là hai người, nhưng cách xưng hô
có thể đồng thời tổng hợp được các quan hệ khác nhau: Lối xưng hô ông-con, chú- con, bác-em…
e) Có tính tôn ty, nhưng đồng thời lại vẫn rất dân chủ. Tôn ty đây là sự thể hiện
đúng quan hệ tuổi tác, thứ bậc trong họ hàng, ngoài xã hội…, và vì thể hiện đúng,
cho nên rất dân chủ, công bằng.
Nghi thức lời nói trong lĩnh vực các cách nói lịch sự cũng rất phong phú.
Do truyền thống nặng về tình cảm và tính linh hoạt nên người Việt Nam truyền thống
không có những từ cảm ơn, xin lỗi khái quát có thể dùng chung cho mọi
trường hợp như người phương Tây. Cũng như trong xưng hô, đối với mỗi người, ta có
một cách xưng hô khác nhau thì trong việc cảm ơn, xin lỗi, mỗi trường hợp có một
cách cảm ơn, xin lỗi khác nhau: Con xin chú! (cảm ơn khi nhận quà), Chị chu đáo
quá! , Anh tốt quá! (cảm ơn khi được quan tâm). Trong lĩnh vực thì trong khi người nghi thức chào hỏi
Việt Nam phân biệt kỹ các lời
chào theo quan hệ xã hội, theo không gian (hệ thống xưng hô đã nói ở trên) và theo
sắc thái tình cảm (Cháu chào ông ạ! Xin phép ông cháu về; Ông ở lại, cháu về!…)
thì người phương Tây lại phân biệt kỹ các lời chào theo thời gian như chào gặp mặt,
chào chia tay (tiếng Anh: How do you do, Good-bye). Câu 1:
Văn hóa giao tiếp người Việt trước hết xét về thái độ của người Việt Nam đối với việc
giao tiếp, có thể thấy đặc điểm của người Việt Nam là vừa thích giao tiếp, lại vừa rụt
rè. Như đã nói, người Việt Nam nông nghiệp sống phụ thuộc lẫn nhau và rất coi trọng
việc giữ gìn các mối quan hệ tốt với mọi thành viên trong cộng đồng, chính tính cộng
đồng này là nguyên nhân khiến người Việt Nam đặc biệt coi trong việc giao tiếp. Sự
giao tiếp tạo ra mối quan hệ: ”Dao năng liếc năng sắc, người năng chào năng quen”
(tục ngữ). Từ góc độ của mình, chủ thể giao tiếp, thì người Việt Nam có tính thích
thăm viếng. Phàm đã là người Việt Nam, đã thân nhau, thì cho dù hàng ngày có gặp
nhau ở đâu, bao nhiêu lần đi nữa, những lúc rảnh rỗi, họ vẫn tới thăm nhau. Thăm
viếng nhau đây không còn là nhu cầu công việc mà là biểu hiện của tình cảm, tình
nghĩa, có tác dụng thắt chặt them quan hệ.
Với đối tượng giao tiếp, người Việt Nam có thói quen ưa tìm hiểu, quan sát. Tuổi tác,
quê quán, trình độ học vấn, địa vị xã. hội, tình trạng gia đình (bố mẹ còn hay mất, đã
có vợ/chồng chưa, có con chưa, mấy trai mấy gái…) là những vấn đề người Việt Nam
thường quan tâm. Thói quen ưa tìm hiểu này (hoàn toàn trái ngược với người phương
Tây!) khiến cho người nước ngoài có nhận xét là người Việt Nam hay tò mò. Đặc tính
này dù gọi bằng tên gì đi chăng nữa – chẳng qua cũng chỉ là một sản phẩm nữa của
tính cộng đồng làng xã mà ra. Do tính cộng đồng, người Việt Nam tự thấy có trách
nhiệm phải quan tâm đến người khác, mà muốn quan tâm thì cần biết rõ hoàn cảnh.
Mặt khác, do phân biệt chi ly các quan hệ xã hội, mỗi cặp giao tiếp đều có những
cách xưng hô riêng, mà muốn chọn được từ xưng hô cho thích hợp thì cần phải có đủ
các thông tin cần thiết về cá nhân người đối thoại.
Về cách thức giao tiếp, người Việt Nam ưa sự tế nhị, ý tứ và trong sự hòa thuận. Lối
giao tiếp tế nhị, ý tứ khiến người Việt Nam có thói quen giao tiếp “vòng vo tam
quốc”, không bao giờ mở đầu trực tiếp, nói thẳng vào vấn đề như người phương Tây.
Truyền thống Việt Nam khi bắt đầu giao tiếp là phải vấn xá cầu điền, hỏi thăm nhà
cửa ruộng vườn. Cũng để tạo không khí, để đưa đẩy, người Việt Nam trước đây có
truyền thống “miếng trầu làm đầu câu chuyện”. Với thời gian, trong chức năng “mở
đầu câu chuyện” này, “miếng trầu” từng được thay thế bằng chén trà, điếu thuốc lá, ly bia…
Xét về quan hệ giao tiếp, nguồn gốc văn hóa nông nghiệp với đặc điểm trọng
tình đã dẫn người Việt Nam tới chỗ lấy tình cảm – lấy sự yêu sự ghét – làm nguyên
tắc ứng xử trong giao tiếp: Yêu nhau chín bỏ làm mười; Yêu nhau củ ấu cũng tròn,
ghét nhau bồ hòn cũng méo… (tục ngữ),
Xét về chủ thể thì người Việt có đặc điểm là trọng danh dự: Tốt danh hơn lành áo;
Đói cho sạch, rách cho thơm; Trâu chết để da, người ta chết để tiếng (tục ngữ). Như
đã nói, danh dự được người Việt Nam gắn với năng lực giao tiếp: Lời nói ra để lại
dấu vết, tạo thành tiếng tăm, nó được truyền đến tai nhiều người, tạo nên tai tiếng.
Hệ thống nghi thức lười nói đa dạng vì là lệ thống xưng hô phong hô phong phú, “
Xưng khiêm hô tôn”, có tính chất thân mật hóa và cụ thể hóa ( không có cái “tôi”
chung chung), tính xã hội hóa cáo ( tính cộng đồng), tính đa nghĩa( tính tổng hợp. Đa
dạng các cách nói lịch sự, nghi thức chào hỏi phân biệt kỹ các lời chào theo quan hệ
xã hội, theo không gian và theo sắc thái tính cảm.
Trong văn hóa giao tiếp ở Anh họ thường hay khiêm tốn, thẳng thắn và sẽ rất ít hỏi
các thông tin cá nhân trừ các công việc đặc thù bởi điều đó học coi là tôn trọng đối
phương, điểm giống nhau giữa văn hóa giao tiếp Việt và Anh là quan tâm tới địa vị
hoặc tầng lớp. Bởi vì điều này giúp họ có cách giao tiếp chuẩn mực hơn và chỉ khi
giao tiếp người thân hoặc những người có quen biết rõ mới tự nhiên. Câu 2:
Với việc dời đô về Đại La và đổi tên là thành Thăng Long, nhà Lý đã mở đầu
một giai đoạn phục hưng văn hóa Đại Việt. Nhà Trần tiếp tục sự nghiệp của nhà Lý,
đưa đất nước tiếp tục phát triển về mọi mặt. * Văn hóa vật chất
Sau dời đô, tại Thăng Long, nhà Lý cho xây dựng nhiều cung điện, đền đài, thành
lũy. Thành Thăng Long là một công trình xây dựng thành lũy lớn nhất trong các triều
đại phong kiến với hai vòng, thành dài khoảng 25 km, bên trong lại có những cung
điện cao ba bốn tầng. Kiến trúc và điêu khắc phát triển, chủ yếu là các công trình
chùa chiền như chùa Một Cột, tháp Báo Thiên, chùa Giạm… Nghệ thuật điêu khắc
trên đá, trên gốm thể hiện một phong cách đặc sắc và tay nghề khá thuần thục. Bố
cục tượng gọn, đẹp và cân xứng nhưng không trùng lặp và đơn điệu. Từng chi tiết
được chú ý khi chạm trổ, những đường cong mềm mại, gợi tả nên rất thanh thoát và
nhẹ nhàng. Các nghề thủ công cũng rất phát triển như nghề dệt, nghề gốm, mĩ
nghệ… Đã hình thành những làng nghề chuyên sản xuất một mặt hàng nhất định
như làng Ma Lôi (Hải Hưng). Kinh thành Thăng Long mở rộng chia thành 61
phường, tại đây không chỉ có chợ mà còn có những phường thủ công và phố xá buôn bán. * Hệ tư tưởng
Đặc trưng nổi trội thời Lý – Trần là sự dung hòa Tam giáo Nho – Phật – Đạo hay còn
gọi là Tam giáo đồng nguyên. Tinh thần văn hóa Lý – Trần là tinh thần
khai phóng đa nguyên, phối hợp Phật, Nho, Đạo cùng các tín ngưỡng dân gian khác
kể cả ảnh hưởng của tôn giáo Chămpa. * Văn hóa tinh thần
Nhà Lý bắt đầu chăm lo mở mang học tập và thi cử để đào tạo nhân tài và tuyển lựa
quan lại có năng lực cho bộ máy hành chính. Năm 1070 cho xây dựng Văn Miếu, năm 1076
mở Quốc Tử Giám làm nơi học tập cho con em quý tộc, năm 1975 mở khoa thi đầu
tiên để chọn nhân tài… Các hình thái văn hóa dân gian như lễ hội, tín ngưỡng, phong
tục, truyện dân gian, hát múa, điêu khắc được phục hưng và lưu truyền cho đến tận
ngày nay. Nền văn hóa bác học hình thành và phát triển. Văn học chữ viết được hình
thành với một đội ngũ tác giả hùng hậu. Bên cạnh dòng văn học viết bằng chữ Hán,
lịch sử thời kì này chứng kiến sự hình thành của văn học chữ Nôm.