-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Văn hóa từ chức trong nền chính trị Việt Nam hiện nay – Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp khắc phục | Tiểu luận chính trị học
Trong văn hóa chính trị, có một khái niệm nghe rất mới mẻ nhưng ai cũng nên biết nên hiểu và có m ột thái độ đúng đắn đó là văn hóa từ chức. Văn hóa từ chức là một bộ phận của văn hóa chính trị bởi nó gắn liền với việc kiểm soát. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Chính Trị Học 128 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Văn hóa từ chức trong nền chính trị Việt Nam hiện nay – Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp khắc phục | Tiểu luận chính trị học
Trong văn hóa chính trị, có một khái niệm nghe rất mới mẻ nhưng ai cũng nên biết nên hiểu và có m ột thái độ đúng đắn đó là văn hóa từ chức. Văn hóa từ chức là một bộ phận của văn hóa chính trị bởi nó gắn liền với việc kiểm soát. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Chính Trị Học 128 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA CHÍNH TRỊ HỌC --------------------
TIỂU LUẬN MÔN: CHÍNH TRỊ HỌC
ĐỀ TÀI: VĂN HÓA TỪ CHỨC TRONG NỀN CHÍNH TRỊ VIỆT
NAM HIỆN NAY – THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI
PHÁP KHẮC PHỤC
Họ và tên: Lê Phƣơng Thảo
Mã sinh viên: 2158020066
Lớp: Xuất bản điện tử K41
Hà Nội, tháng 4 năm 2022
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
1. Lý do lựa chọn đề tài ...................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài ............................................................................... 2
3. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu .............................................. 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 4
5. Kết cấu đề tài ................................................................................................... 4
NỘI DUNG ............................................................................................................... 5
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VĂN HÓA TỪ CHỨC .......................... 5 .
1.1. Khái niệm văn hóa ....................................................................................... 5
1.2. Khái niệm từ chức ....................................................................................... 6
1.3. Khái niệm văn hóa từ chức ......................................................................... 7
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA VĂN HÓA TỪ
CHỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ......................................................................... 9
2.1. Vai trò của văn hóa từ chức đối với nền chính trị và sự phát triển xã
hội…………. .......................................................................................................... 9
2.1.1. Mặt tích cực của văn hóa từ chức ........................................................ 9
2.1.2. Mặt tiêu cực của văn hóa từ chức ......................................................10
2.2. Văn hóa từ chức ở một số quốc gia trên thế giới ....................................11
2.2.1. Các nƣớc Châu Á ................................................................................12
2.2.2. Các nƣớc phƣơng Tây ........................................................................13
2.3. Văn hóa từ chức ở Việt Nam ....................................................................13
2.3.1. Văn hóa từ chức ở Việt Nam trong lịch sử .......................................14
2.3.2. Văn hóa từ chức ở Việt Nam hiện nay ..............................................15
2.4. Nguyên nhân văn hóa từ chức còn hạn chế trong nền chính trị Việt
Nam…………. .....................................................................................................17
2.5. Quy định 41/NQ-TW về miễn nhiệm, từ chức ........................................20
CHƢƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG VĂN HÓA TỪ CHỨC Ở V Ệ
I T NAM HIỆN NAY ....................................................................................23
3.1. Tăng cƣờng công tác cán bộ trong hệ thống chính trị ...........................23
3.2. Khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ từ chức khi có nguyện vọng
chính đáng ............................................................................................................24
3.3. Tuyên truyền xã hội về văn hóa từ chức .................................................25
KẾT LUẬN .............................................................................................................27
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................28
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong suốt chiều dài tồn tại và phát triển của lịch sử nhân loại, văn hóa luôn
luôn đóng một vai trò quan trọng đối với đời sống của mỗi quốc gia nói riêng cũng
như toàn bộ thế giới nói chung. Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh
thần do con người sáng tạo ra trong và là chứng nhận cho trình độ xã hội đó đạt
được ở từng giai đoạn trong mỗi mặt như: học vấn, khoa học, kỹ thuật, văn học,
nghệ thuật, triết học, đạo đức, sản xuất,…
Văn hóa có chức năng điều chỉnh xã hội để xã hội luôn duy trì trạng thái cân
bằng của nó, để bản thân nó không ngừng hoàn thiện, sửa đổi và thích ứng với các
biến đối của môi trường để tồn tại và phát triển. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng viết:
“Văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm
quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn
hóa bao gồm nghệ thuật, văn chương, lối sống, những quyền cơ bản của con người,
những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng. Văn hóa đem lại
cho con người khả năng suy xét về bản thân”.
Văn hóa chính trị là một khía cạnh bên trong văn hóa, là biểu hiện của văn hóa
loài người trong xã hội có giai cấp. Trong tiến trình phát triển lịch sử, các giải cấp
cầm quyền đã thay nhau sử dụng quyền lực đặc biệt này để duy trì sự thống trị và
phát triển của xã hội. Văn hóa chính trị không chỉ tác động đến việc tổ chức xã hội,
định hướng điều chỉnh các hành vi và quan hệ xã hội mà còn thúc đẩy hoạt động
của cá nhân, giai cấp trong chính trị. Mặt khác, văn hóa chính trị còn là một nhân
tố không thể thiếu để đảm bảo chất lượng, hiệu quả của hoạt động chính trị.
Trong văn hóa chính trị, có một khái niệm nghe rất mới mẻ nhưng ai cũng nên
biết nên hiểu và có một thái độ đúng đắn đó là văn hóa từ chức. Văn hóa từ chức là 1
một bộ phận của văn hóa chính trị bởi nó gắn liền với việc kiểm soát và thực thi
quyền lực chính trị. Do đó, văn hóa từ chức trở thành nhân tố có tác động mạnh mẽ
tới đời sống chính trị của một đất nước.
Ở nhiều quốc gia trên thế giới, văn hóa từ chức đã sớm tồn tại và phát triển, đặc
biệt là các nước phát triển. Tại Việt Nam, văn hóa từ chức đã manh nha từ các thời
đại trước song đến nay vẫn chưa được chính thức trở thành một văn hóa như những
phạm trù văn hóa khác. Chính điều này đã ảnh hưởng ít nhiều đến hiệu quả thực thi
công việc của bộ máy chính trị quốc gia, làm suy giảm uy tín của những người cán
bộ lãnh đạo đối với nhân dân. Vì vậy, việc nghiên cứu hiện tượng từ chức với tư
cách là phạm trù văn hóa chính trị là vấn đề mang tính cấp thiết, góp phần thay đổi
nhận thức của xã hội về vấn đề; phát huy mặt tích cực của nó trong xây dựng
Đảng, Nhà nước pháp quyền trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Với những lập luận đã nêu ra trên đây, học viên đã lựa chọn tìm hiểu và nghiên
cứu đề tài: “Văn hóa từ chức trong nền chính trị Việt Nam hiện nay – Thực
trạng, nguyên nhân và giải pháp khắc phục” làm bài tiểu luận để kết thúc học
phần môn Chính trị học của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Trong lịch sử nghiên cứu, có rất ít các công trình mang tính chất “trọng điểm
quốc gia” được thực hiện nhằm đem lại những cơ sở lý luận quan trọng về việc
nghiên cứu văn hóa từ chức thực sự đi vào đời sống chính trị một cách tự nhiên.
Qua nghiên cứu và tìm hiểu, học viên nhận thấy rằng các công trình, bài viết của
tác giả về văn hóa từ chức của Việt Nam trước đây chỉ hình thành theo cơ chế “tự
phát”. Lịch sử vấn đề văn hóa từ chức ở Việt Nam thường được các tác giả phân
tích trên phương diện từ khái niệm đến vai trò, từ thực trạng, đến giải pháp. 2
Một số tác phẩm tiêu biểu có thể kể đến đó là: đề tài cơ sở trọng điểm 2014
“Văn hóa từ chức ở Việt Nam hiện nay – Vấn đề và kiến nghị” của tiến sĩ Nguyễn
Xuân Phong. Đây là một trong những tác phẩm hiếm hoi của Việt Nam nghiên cứu
và phân tích trực diện vào vấn đề từ chức tại thời điểm đó. Tiếp nối là bài viết “Từ
quan, từ chức – phạm trù văn hóa chính trị” của tiến sĩ Hoàng Thị Hương (Tạp chí
Xây dựng Đảng số 10/2017). Bài viết cô đọng mà đầy đủ các thông tin, nội dung,
là một “bằng chứng thép” để đối chiếu với thực trạng của văn hóa từ chức hiện
nay. Ngoài ra còn có các bài viết khác nghiên cứu một cách hệ thống mà chuyên
sâu như: “Văn hóa từ chức” của Quyền Duy (Tạp chí Cộng sản, số 843) hay “Nuôi dưỡng văn hóa từ c ứ
h c” của Nguyễn Sỹ Dũng (Báo lao động, số 295, năm 2012).
3. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: những vấn đề về văn hóa từ chức (thực trạng,
nguyên nhân, vai trò,…) và biện pháp tăng cường văn hóa từ chức ở Việt Nam.
Khách thể nghiên cứu của đề tài: văn hóa từ chức ở Việt Nam hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tiểu luận có phạm vi nghiên cứu cụ thể như sau: - Không gian: Việt Nam
- Thời gian: hiện nay (từ 2010 – nay)
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: làm rõ văn hóa từ chức, tìm hiểu thực trạng văn hóa từ
chức ở các quốc gia trên thế giới và Việt Nam hiện nay. Từ đó tìm ra nguyên nhân
và tìm những giải pháp tăng cường văn hóa từ chức..
Nhiệm vụ nghiên cứu: 3
- Hiểu rõ khái niệm văn hóa, từ chức và văn hóa từ chức; vai trò của văn hóa từ chức.
- Phân tích thực trạng văn hóa từ chức trên thế giới và Việt Nam.
- Tìm ra nguyên nhân của văn hóa từ chức.
- Đưa ra những giải pháp tăng cường văn hóa từ chức ở Việt Nam.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Bài tiểu luận này được thực hiện dựa trên sự kết hợp của nhiều phương pháp
nghiên cứu khác nhau bao gồm: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp,
phương pháp logic, phương pháp thu thập số liệu…
5. Kết cấu đề tài
Kết cấu đề tài: “Văn hóa từ chức trong nền chính trị Việt Nam hiện nay – Thực
trạng, nguyên nhân và giải pháp khắc phục” gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận của văn hóa từ chức
Chương II: Thực trạng và nguyên nhân của văn hóa từ chức ở Việt Nam
Chương III: Một số giải pháp tăng cường văn hóa từ chức ở Việt Nam hiện nay 4 NỘI DUNG
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA V
ĂN HÓA TỪ CHỨC
1.1. Khái niệm văn hóa
Văn hóa là khái niệm đa nghĩa, thường có những nội dung khác nhau tùy thuộc
vào cách tiếp cận khác nhau. Theo UNESCO: “Văn hóa là tổng thể những nét riêng
biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội
hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật, văn chương,
lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập
tục và những tín ngưỡng. Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản
thân. Chính văn hóa đã làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân
bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách có đạo lý. Chính nhờ văn hóa
mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương
án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi
không biết mệt nhưng ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình mới mẻ,
những công trình vượt trội bản thân”.
Theo Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài
người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa
học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn,
ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn
hóa”. Định nghĩa của Hồ Chí Minh giúp ta hiểu văn hóa cụ thể và rõ ràng hơn. Sau
cùng, mọi hoạt động của con người đều “vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của
cuộc sống”, những hoạt động sống đó trải qua thực tiễn và được lặp đi lặp lại trở
thành thói quen, tập quán, tinh lọc thành chuẩn mực, những giá trị vật chất và tinh
thần được tích lũy, lưu truyền đời này qua đời khác mang bản sắc riêng của mỗi cộng đồng. 5
Theo quan niệm chung của nhân loại, văn hóa được sử dụng sớm từ
những năm 776 TCN vào thời Tây Hán. Văn hóa mang ý nghĩa như một phương
thức giáo hóa con người và đối lập với phương thức vũ lực.
Theo thuật ngữ khoa học, “văn hóa” có nguồn gốc bắt đầu từ chữ Latinh
“cultus” nghĩa là vun trồng, trồng trọt. Vì vậy, “cultus” là văn hóa mang hai
nghĩa: thích ứng, khai thác tự nhiên và giáo dục con người để họ rời khỏi trạng thái
nguyên sơ, khẳng định tính người trong con người.
Từ những quan điểm khác nhau, ta có thể đi đến khái niệm về văn hóa như sau:
Văn hóa là trình độ phát triển lịch sử nhất định của xã hội, trình độ phát triển năng
lực và khả năng sáng tạo của con người biểu hiện trong các phương thức tổ chức
đời sống xã hội và hoạt động của con người cũng như toàn bộ những giá trị tinh
thần và vật chất do loài người sáng tạo nên trong quá trình lịch sử vì lẽ sinh tồn và
mục tiêu cuộc sống. Văn hóa là tấm gương phản chiếu tâm hồn, bản lĩnh, bản sắc,
truyền thống, màu sức, sức sáng tạo của mỗi một dân tộc.
1.2. Khái niệm từ chức
“Từ chức” hiểu theo từ điển Trung tâm từ điển học xuất bản có nghĩa là xin thôi
việc, không đảm đương chức vụ mình đang giữ nữa, vậy nên từ chức chỉ có thể xảy
ra ở những người nắm giữ chức, quyền trong tay.
“Từ chức” hay “từ quan” là những cách gọi khác nhau trong mỗi thời kì lịch sử.
“Từ quan” được sử dụng trong thời phong kiến khi quyền lực chính trị, quyền lực
nhà nước nằm trong tay nhà vua, quan lại. Ngược lại, “từ chức” là khái niệm sử
dụng trong xã hội hiện đại, những vị trí như lãnh đạo, quản lý trong bộ máy Đảng,
nhà nước hay các tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội được giao cho những cá nhân
đáp ứng đủ yêu cầu về trình độ, năng lưc, phẩm chất đạo đức, phẩm chất chính trị
trên một tiêu chuẩn nhất định. 6
Từ chức phải trở thành văn hóa. Bởi nó là một nét đẹp của văn hóa chính trị.
Trước đây, người ta coi việc “cáo lão hồi hương”; “treo ấn từ quan” là một việc để
giữ gìn tiết tháo của những vị quan thực sự thương nước yêu dân. Hay ví dụ gần
đây như: Tổng Bí thư Trường Chinh – người có công lớn trong Cách mạng Tháng
Tám Việt Nam, đã nhận trách nhiệm về sai lầm trong cuộc cải cách ruộng đất
những năm 1956 rồi từ chức. Ba mươi năm sau, ông trở lại với cương vị Tổng Bí
thư và đón nhận sự tin tưởng, tin yêu và kính phục của toàn dân.
Ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển, từ chức được coi là
chuyện bình thường. Một người có thể từ chức vì không còn hứng thú với công
việc, muốn từ chức để trút bỏ gánh nặng hoặc muốn chuyển sang làm công việc
khác mà mình yêu thích, có người từ chức để chuyển sang công việc có thu nhập
tốt hơn. Một số người khác lại chọn cách từ chức để nhường chỗ cho người tài, vì
thấy khả năng của bản thân không thể làm tốt chức vụ đang giữ, từ chức để tránh
dư luận trái chiều, từ chức để khỏi bị cách chức…
1.3. Khái niệm văn hóa từ chức
Văn hóa từ chức là một bộ phận của văn hóa chính trị, khi những người cán bộ
lãnh đạo nhận thấy bản thân không còn xứng đảm nhận chức vụ và trách nhiệm
được giao phó. Văn hóa từ chức là một trong những biểu hiện cụ thể và thiết thực
nhất về một nền chính trị văn minh dựa trên lòng tự trọng, bản lĩnh, trách nhiệm
của những nhà lãnh đạo có tâm huyết và dũng khí. Hành động từ chức khi nhận
thấy bản thân không còn khả năng lãnh đạo là một hành động đẹp. Bởi nó không
phải hành động dễ dàng thực hiện đối với bất cứ ai đang có chức, có quyền trong xã hội.
Văn hóa từ chức là một xu thế trong nền kinh tế tri thức, một xu thế của kỉ
nguyên toàn cầu gắn với cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 ngày nay. Văn 7
hóa từ chức mang tính quy luật - một xã hội văn minh không thể có khái niệm “giữ
ghế” khi khả năng, tài, đức không đáp ứng yêu cầu của vị trí, chức vụ đó. Văn hóa
từ chức là công cụ sàng lọc, loại bỏ những vật cản của xã hội – những cán bộ
không đủ điều kiện phẩm chất, năng lực nhưng vẫn ung dung nắm ghế như một lẽ
đương nhiên, đồng thời tạo cơ hội tận dụng người tài, tạo môi trường cạnh
tranh để phát hiện những tiềm năng mới.
Hành vi từ chức được thể hiện dưới hai hình thức: từ chức bởi cuộc vận động
miễn nhiệm của tập thể hoặc xuất phát từ chính nhận thức, trách nhiệm nhận lỗi
của cá nhân. Hành vi từ chức chỉ có thể trở thành văn hóa từ chức chỉ khi nó bắt
nguồn từ sự tự nhận thức, trách nhiệm, trung trực của các cán bộ lãnh đạo. Như
vậy có nghĩa, không phải bất kỳ hành động từ chức nào cũng là văn hóa cũng như
không phải cứ có văn hóa là sẽ từ chức. 8
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA VĂN
HÓA TỪ CHỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Vai trò của văn hóa từ chức đối với nền chính trị và sự phát triển xã hội
2.1.1. Mặt tích cực của văn hóa từ chức
Văn hóa từ chức ngày càng được nhắc tới nhiều hơn song trên thực tế, ta vẫn
chưa làm được gì nhiều với nó. Văn hóa từ chức nếu được hình thành và trở nên
phổ biến sẽ tạo ra những sự hợp lý tối đa trong xã hội.
Thứ nhất, đảm bảo sự vận hành và trong sạch bộ máy chính trị: Trong một
nền chính trị, văn hóa từ chức nếu được hình thành sẽ trở thành bộ lọc cho đội ngũ
quan chức lãnh đạo. Khi ấy, những người không đủ năng lực, phẩm chất, không
còn phù hợp gánh vác công việc của đất nước sẽ tự động dời bỏ vị trí. Đồng thời,
những người có kiến thức, khả năng, phù hợp hơn sẽ được thế chỗ và thực hiện
công việc tương xứng với khả năng của mình. Hay khi một cán bộ lãnh đạo mắc
phải một sai phạm thì người đó sẽ không còn nhận được tín nhiệm của mọi người
như trước và họ sẽ tự động dời bỏ vị trí cùng n ữ
h ng người có tư cách, phẩm chất,
năng lực, uy tín hơn sẽ thế chỗ. Vì vậy, văn hóa từ chức góp phần rất lớn trong
việc làm trong sạch hệ thống chính trị, bảo đảm nguồn nhân lực phù hợp và chất
lượng để thực hiện công việc đất nước.
Thứ hai, phát huy vai trò lãnh đạo của đảng cầm quyền: Đây vừa là một vai
trò tích cực khác đồng thời cũng là hệ quả của văn hóa từ chức tới việc thanh lọc
bộ máy chính trị. Khi văn hóa từ chức được áp dụng và phát triển trong một đất
nước, quốc gia nào đó, có nghĩa những người lãnh đạo tại quốc gia đó đều là
những người có đủ tài, đức, trí, có tâm huyết và phù hợp để đưa đất nước phát
triển. Nhờ vậy người dân có thể tin tưởng, ủng hộ và chấp hành tốt những chủ
trương, chính sách được đề ra. Bộ máy nhà nước sẽ nhận được lòng tin của nhân 9
dân và ngày càng củng cố chất lượng. Uy tín của đảng cầm quyền, của bộ máy nhà
nước đối với nhân dân sẽ được nâng cao và những hoạt động của nền chính trị
cũng sẽ đạt kết quả cao nhất.
Ngược lại, khi một đất nước không có sự xuất hiện của văn hóa từ chức, cán bộ
lãnh đạo dù tự nhận thấy được những thiếu sót của bản thân, chưa đủ kinh nghiệm
để lãnh đạo đất nước nhưng vẫn cố bấu víu vào vị trí được giao phó sẽ làm cả một
quốc gia tụt lại phía sau, lòng tin của nhân dân đối với đảng cẩm quyền, với bộ
máy nhà nước sẽ hoàn toàn sụp đổ và rất dễ dẫn đến những tình trạng chống đối,
gây rối loạn đời sống chính trị, kinh tế và dễ làm cho xã hội bất ổn, trì trệXây dựng
hình ảnh đề cao trách nhiệm của chính trị gia: văn hóa từ chức khi trở nên phổ biến
trong đời sống chính trị sẽ khiến mỗi người lãnh đạo có ý thức trách nhiệm hơn về
những hành động của mình.
2.1.2. Mặt tiêu cực của văn hóa từ chức
Thứ nhất, tạo ra sức ép đối với đội ngũ lãnh đạo: Khi từ chức và văn hóa từ
chức trở thành công cụ để người dân kiểm soát chính quyền, có thể xảy ra hiện
tượng bất cứ ai cũng có thể can dự và tạo sức ép tới đội ngũ lãnh đạo, làm ảnh
hưởng nghiêm trọng tới hình ảnh, uy tín của họ. Khi đó, những quyết định đưa ra
sẽ giảm bớt sự đúng đắn, không đặt mục tiêu hàng đầu vì lợi ích chung, là sự phát
triển của quốc gia mà mang hướng chiều lòng dư luận. Trong những người tạo sức
ép sẽ có một nhóm người có tiếng nói nổi bật, họ sẽ dần chi phối những quyết
định. Từ đó tạo ra bất công trong chính trị, khiến những đường lối chính sách được
ban hành kém hiệu quả.
Thứ hai, có thể trở thành công cụ cho các mục đích chính trị cá nhân:
Không thể phủ nhận, sẽ luôn tồn tại những thủ đoạn chính trị đe dọa đời sống
chính trị của mỗi quốc gia, dân tộc và hành động từ chức hay văn hóa từ chức có 10
thể trở thành “con dao hai lưỡi” đối với những mục đích chính trị cá nhân. Khi đó
một cá nhân nào đó sẽ bị ép phải dời bỏ vị trí mà bản thân vẫn đang tâm huyết có
khả năng đảm nhiệm tốt. Sức ép này là kết quả của những thỏa thuận ngầm, có sự
tham gia của các thế lực rất lớn mạnh về chính trị kinh tế. Đây là trường hợp văn
hóa từ chức bị lợi dụng để hạ bệ người khác nhằm phục vụ cho mục đích chính trị
của cá nhân, tổ chức.
Thứ ba, từ chức có nguy cơ trở thành công cụ để phục vụ cho những màn
kịch chính trị của chính người từ chức: Khi đó, họ từ chức thực chất là hành
động né tránh hậu quả khi có những bê bối, sai phạm xảy ra. Đó có thể là “màn
kịch của sự hối cải” nhằm tăng uy tín cá nhân và sự tin tưởng của cá nhân đó trong
mắt dân chúng. Nhờ đó mà họ nhận được những sự tha thứ, khoan nhượng của
người dân. Trong trường hợp này, văn hóa từ chức bị lợi dụng để nâng cao uy tín
cá nhân sau những sai phạm cá nhân, tổ chức.
Thứ tư, từ chức tràn lan gây xáo trộn đội ngũ lãnh đạo, lãng phí nhân lực,
tiền bạc của quốc gia: Văn hóa từ chức là một yếu tố cho một nền chính trị trong
sạch, vững mạnh, nhưng khi bị lạm dụng, các cán bộ lãnh đạo từ chức tràn lan gây
mất kiểm soát làm xáo trộn đội ngũ lãnh đạo, lãng phí nhân lực và tiền bạc quốc
gia. Về sự bất ổn trong đội ngũ cán bộ, khi có một người lãnh đạo từ chức, dù ở vị
trí nào thì người đó cũng có một vai trò nhất định trong việc tổ chức chính trị. Vì
vậy khi từ chức, người đó sẽ để lại một khoảng trống về nhân lực lãnh đạo chính
trị. Mặc dù có những người có khả năng đảm nhiệm chức vụ khác sẽ được xem xét
và bầu chọn nhưng quá trình này sẽ phải diễn ra trong một thời gian dài để đảm
bảo hiệu quả. Và trong khoảng thời gian đó, những công việc của người từ chức sẽ
bị đình trệ, làm việc kém hiệu quả.
2.2. Văn hóa từ chức ở một số quốc gia trên thế giới 11
2.2.1. Các nƣớc Châu Á
Nhật Bản, tháng 9/2011, Bộ trưởng bộ Thương mại Yoshio Hachiro xin từ
chức chỉ sau 8 ngày nhậm chức khi nói Fukushima là “vùng đất chết” trong chuyến
thăm nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 cùng thủ tưởng Noda. Hay Bộ trưởng
Giáo dục và Thể thảo Hakubun Shimomura xin từ chức vì chậm trễ xây sân vận
động cho Olympic Tokyo 2020, mà nguyên nhân chính do thay đổi thiết kế mới,
chi phí xây dựng quá cao vượt dự tính. Nhật Bản là một trong số ít quốc gia mà
việc từ chức phổ rộng trong nền chính trị, có thể khẳng định, từ chức đã trở thành
một ứng xử văn hóa trong chính trị.
Thủ tướng Hàn Quốc tuyên bố từ chức vì vụ chìm tàu Sewol: Ngày
27/4/2014, Thủ tướng Chung Hong Won đã thông báo quyết định từ chức giữa lúc
chính phủ nước này bị chỉ trích về cách thức đối phó với vụ chìm tàu Sewol khiến
hơn 300 người chết và mất tích. Tính tới 4 giờ chiều ngày 26/4/2014, có ít nhất 187
người được xác định đã thiệt mạng trong vụ đắm tàu và 115 người hiện vẫn đang
mất tích. Tại buổi họp báo, ông phát biểu: “Tôi muốn gửi lời xin lỗi vì cách xử lý
thảm họa, từ các biện pháp ngăn chặn trước khi tai nạn xảy ra cho tới các công tác
tìm kiếm, cứu hộ và xử lý thảm họa mà chính phủ thực hiện sau đó”, ông Chung
Hong Won cũng xin từ chức ngay sau đó: “Chứng kiến nỗi đau khổ cũng như sự
tức giận mà gia đình các nạn nhân đang trải qua, tôi nghĩ rằng việc làm đúng đắn
đối với tôi là nhận mọi trách nhiệm và từ chức”. Cũng giống như Nhật Bản, ảnh
hưởng từ tôn giáo và giá trị văn hóa chính trị truyền thống chính là một trong
những nguyên nhân dẫn đến quyết định từ chức của những nhà lãnh đạo ở Hàn Quốc.
Tại Trung Quốc, thủ tướng “thép” Chu Dung Cơ từ chức vì cảm thấy bất lực
trước tham nhũng: Trước vụ tham ô đặc biệt nghiêm trọng của cựu Bộ trưởng 12
Công an Đào Tư Câu, liên quan tới 12 cán bộ cấp hàng tương đương Phó Thủ
tướng và 52 vị cấp hàm tương đương Bộ trưởng, Chu Dung Cơ kiên quyết “Phải
đưa ra xét xử tất cả, cần bắn bỏ thì bắn bỏ”. Nhưng Hội nghị Trung ương họp tại
Bắc Đới Hà vào tháng 8/2009 lại tuyên bố không truy cứu và thi hành kỷ luật đối
với 64 vị cán bộ lãnh đạo trên. Trước tình trạng này, Ông Chu Dung Cơ cảm thấy:
“Tình trạng tham nhũng ở Trung Quốc đã quá nghiêm trọng” và chính bản thân
ông cũng bó tay. Vì sự bất lực ấy mà Thủ tướng Chu đã kiên quyết xin từ chức và
trở thành tấm gương về tiêu biểu về văn hóa từ chức tại Trung Quốc.
2.2.2. Các nƣớc phƣơng Tây
Ở Anh, Bộ trưởng bộ Quốc phòng Anh đã từ chức vì quan hệ với một người
bạn giả làm một cố vấn chính phủ: Bộ trưởng Quốc phòng Anh- Liam Fox đã
tuyên bố từ chức vì bị nghi ngờ về mối quan hệ giữa ông với người bạn giả làm cố
vấn Chính phủ khi đi nước ngoài với ông trong những chuyến công du. Trong thư
từ chức, ông đã có lời xin lỗi, thừa nhận sai lầm của mình khi để việc tư xen lẫn
việc công, công tư không phân minh.
Bộ trưởng Công vụ Pháp kiêm Thị trưởng thị trấn Draveil ở ngoại ô Paris-
Georges Tron từ chức vì vụ bê bối tình dục: Georges Tron đã từ chức sau khi bị 2
người phụ nữ tố cáo quấy rối họ khi làm việc cho ông tại tòa thị chính Draveil
trong khoảng thời gian từ 2017-2010. Ông đã bác bỏ những cáo buộc và kiện lại họ
vì tội vu khống song ông vẫn từ chức. Ở Pháp việc xây dựng hình ảnh hoàn hảo
không chỉ trong chính trị mà cả trong đời thường là yêu cầu quan trọng đối với các
chính khách. Vì vậy một khi hình ảnh của họ xấu đi trước công chúng, họ sẽ chịu
trách nhiệm bằng việc rời bỏ chức vụ của mình. Điều này phản ảnh sự hoàn thiện
trong những quy định luật pháp của đất nước này.
2.3. Văn hóa từ chức ở Việt Nam 13
2.3.1. Văn hóa từ chức ở Việt Nam trong lịch sử
Trong lịch sử Việt Nam thời kỳ phong kiến, đã có nhiều người tuy tài giỏi
nhưng chọn treo ấn từ quan như Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,
Phạm Công Trứ,…Họ từ quan không phải vì không làm tròn chức trách, gây họa
lớn cho dân tộc mà phần lớn do bất bình với thời cuộc, vua không trọng dụng.
Chu Văn An (1292-1370), tên thật là Chu An, quê ở xã Quang Liệt, huyện
Thanh Đàm (nay thuộc xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội). Là một nhà giáo,
thầy thuốc, đại quan nhà Trần. Cuộc đời thanh bạch và tiết tháo của ông là tấm
gương sáng của thời bấy giờ. Nhận thấy tài năng và đức độ của thầy, vua Trần
Minh Tông mời ông ra làm Tư nghiệp trường Quốc Tử Giám, dạy học cho thái tử.
Khi đến thời kỳ suy sụp nhà Trần, chứng kiến tình hình thế sự thay đổi, vua quan
ăn chơi, gian thần đục khoét dân nghèo, Chu Văn An đã nhiều lần can ngăn và
dâng sớ chém 7 nịnh thần nhưng vua thờ ơ, không đoái hoài đến “Thất trảm sớ”
của mình, ông quyết định treo ấn, trả lại mũ áo từ quan về quê mở lớp dạy học.
Phạm Công Trứ (1600-1675), là tể tướng nhà Lê trong lịch sử việt Nam. Ông
người xã Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương, (nay
thuộc xã Nghĩa hiệp, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Ông được xem như một
công thần, nhà chính trị tài năng của chúa Trịnh, là một trong 39 người “phò tá có
công lao tài đức” thời Trung Hưng. Trải 50 năm làm quan, Phạm Công Trứ phò tá
5 đời vua Lê, 2 đời chúa Trịnh, từng giữ nhiều chức vụ và cương vị khác nhau, ông
đã đạt đến đỉnh cao của công danh và quyền lực. Tuy vậy vì tuổi cao sức yếu, ông
muốn tạm gác việc lớn, nghỉ việc quan trường. Dẫu triều đình ủy dụ muốn lưu lại,
ông cảm thấy mình không đủ sức khở làm trọn bổn phẩm của mình nên đã treo mũ
từ quan về sống cuộc đời thanh đạm. 14
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), ông người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại,
phủ Hạ Hồng, xứ Hải Dương (nay thuộc xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng).
Năm 1534, ông đỗ đầu kì thi Hương, sau đó đỗ đầu hai kì thi Hội, thi Đình năm
1535 dưới triều Mạc Đăng Doanh, đỗ Trạng nguyên và làm quan. Ở triều tám năm,
bất bình trước hiện tượng gian thần lộng quyền ông đã từng viết sớ dâng vua vạch
tội 18 tên lộng thần, trong đó có cả con rể ông là Phạm Dao làm Trấn thủ Sơn Nam
nhưng vua không chấp thuận, bất lực trước hiện tượng tiêu cực chốn quan trường
ông cáo quan về trí sĩ, lập am Bạch Vân, lấy tên hiệu là Bạch Vân cư sĩ. Ông vốn
được triều Mạc trọng dụng nhưng do can gián vua nghiêm trị những tên lộng thần
không được chấp thuận, ông khẳng khái cáo quan về quê giữ trọn danh dự của một
nhà Nho trung quân ái quốc.
Từ những nhân vật lịch sử trên có thể thấy giai đoạn này đã nhen nhóm những
hành động của văn hóa từ c ứ
h c. Nhưng để hình thành một cách cụ thể thành văn
hóa thì còn cần xem xét nhiều khía cạnh. Bởi biểu hiện của văn hóa từ chức, dễ
dàng nhận thấy một hành động cụ thể là từ chức nhưng xem xét các trường hợp từ
chức đều xuất phát từ cá nhân cảm thấy bất lực với tiêu cực của chế độ đương thời,
cảm thấy bản thân không còn được trọng dụng mà bất mãn dẫn đến treo ấn từ
quan. Tiếp theo, hầu hết các hành động từ chức đều xuất phát từ trách nhiệm của cá
nhân đối với đất nước. Thêm vào đó, đây là thời kỳ Nho giáo tác động mạnh mẽ
nhất đến mọi mặt của đời sống xã hội Việt, tư tưởng Nho giáo đề cao đạo đức, lấy
đạo đức để cải biến xã hội, coi trọng danh dự, phẩm giá, khí tiết của nhà Nho - điều
đó tác động mạnh mẽ đến văn hóa từ chức trong thời kỳ này.
2.3.2. Văn hóa từ chức ở Việt Nam hiện nay
Với xã hội hiện đại ngày nay, từ chức là hiện tượng được xã hội coi trọng và
ủng hộ, nhìn nhận theo hướng tích cực như một tất yếu trong quá trình nâng cao 15
chất lượng nhân sự và hoạt động hiệu quả của tổ chức. Điều này cũng thể hiện yêu
cầu, đòi hỏi cao hơn của xã hội về năng lực, trách nhiệm, đạo đức, ý thức tuân thủ
pháp luật của những người giữ vị trí lãnh đạo. Khi có những sự việc xảy ra gây hậu
quả, người giữ vị trí lãnh đạo, quản lý tự k ể
i m điểm trách nhiệm bản thân và đưa ra
quyết định nghiêm khắc nhất đối với mình là xin từ chức. Những cán bộ giàu lòng
tự trọng, không ham quyền lực, tận tụy phụng sự vì nhân dân đang thể hiện một nét
mới về văn hóa chính trị thông qua văn hóa từ chức, mang tới ảnh hưởn g tích cực
cho đời sống xã hội, hứa hẹn sự chuyển biến về tư tưởng, phong cách, trách nhiệm
của người cán bộ hiện nay. Một trong số các tấm gương tiêu biểu trong trường hợp này có thể kể đến:
Bí thư Thành ủy Hội An là đồng chí Nguyễn Sự xin từ chức để lớp trẻ có cơ
hội phát triển: Dù còn hơn 2 năm mới đến tuổi nghỉ hưu và vẫn đang được tập thể
tín nhiệm rất cao, nhưng ông quyết định xin thôi làm Bí thư Thành ủy Hội An, mà
theo đồng chí suy nghĩ là để những người kế nhiệm tiếp tục làm cho Hội An phát
triển vững bền. Ông bảo làm lãnh đạo từ vị trí Chủ tịch UBND thành phố qua Bí
thư thành ủy gần 1/4 thế kỷ là quá dài - nó dần trở thành lối mòn, ngại đổi mới,
ngại đột phá. Và thế là ông Sự “treo ấn từ quan” một cách nhẹ nhàng, được cấp
dưới nể phục, nhân dân kính trọng.
Bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi Lê Viết Chữ và Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch
UBND Quảng Ngãi Trần Ngọc Căng xin thôi giữ chức vụ vì nguyện vọng cá
nhân: Lý do đưa ra là vậy, nhưng thực tế lại hoàn toàn khác. Trước đó, ngày
16/6/2020, Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật ông Lê Viết Chữ bằng hình
thức cảnh cáo, Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật bằng hình
thức cảnh cáo đối với ông Trần Ngọc Căng do những sai phạm mà hai vị cán bộ
này gây ra. Những vi phạm liên quan đến chủ trương, quyết định bổ nhiệm, luân
chuyển và giới thiệu cán bộ ứng cử; cử cán bộ, công chức, sinh viên tốt nghiệp đại 16
học của tỉnh đi công tác, học tập nước ngoài không đúng tiêu chuẩn. Song khi hai
cán bộ viết đơn xin từ chức vẫn được dân chúng tán dương, có lẽ bởi dù sao đi nữa
thì những cán bộ kia vẫn còn đủ can đảm để viết đơn xin từ chức khi biết mình có
lỗi trước tổ chức và nhân dân. Điều này khác xa với nhiều cán bộ, đảng viên dẫu có
vi phạm kỷ luật nghiêm trọng, dẫu chịu nhiều điều tiếng xã hội, nhưng vẫn chọn
cách im lặng né tránh dư luận, rồi tìm mọi cách cố t ủ h , cốt để tại vị.
Phó Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam Trần Đăng Tuấn xin từ chức:
Ngày 3/11/2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyến định về việc Ông Trần
Đăng Tuấn thôi giữ chức Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam. Từ 1982
- 1986, ông là giảng viên Khoa Truyền hình Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Từ
1986 - 1988, ông làm luận án Phó Tiến sĩ tại Khoa Thông tin và Truyền thông đại
chúng AOH. Từ 1989-2010, ông công tác tại Đài Truyền hình Việt Nam. Ông
được đánh giá là một người có nhiều đóng góp, xây dựng cho Đài Truyền hình,
quá trình công tác của ông cũng không hề có sai phạm gì cho nên việc ông nộp đơn
xin từ chức làm cho nhiều người không khỏi bất ngờ. Trường hợp của ông Trần
Đăng Tuấn là trường hợp khá đặc biệt, ông từ chức khi vẫn còn uy tín, được đánh
giá là có nhiều công laovới cơ quan đang công tác. Như vậy, hành động từ chức
của ông là hành động rất đặc biệt ở Việt Nam, hành động này được dư luận đánh giá rất cao.
2.4. Nguyên nhân văn hóa từ chức còn hạn chế trong nền chính trị Việt Nam
Dư luận xã hội chưa hiểu đúng về văn hóa từ chức: Văn hóa từ chức không
còn là điều gì xa lạ, mới mẻ với nhiều quốc giatrên thế giới, đặc biệt là những nước
phát triển. Thậm chí, người ta còn khuyến khích những vị lãnh đạo tự nhìn nhận
bản thân và từ chức nếu cảm thấy không còn khả năng đảm nhiệm hoặc không giữ
được uy tín, tín nhiệm của nhân dân. Thế nhưng, tại Việt Nam dư luận vẫn chưa 17