Văn hóa Việt Nam trong thời kỳ Bắc thuộc môn Cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Kiến trúc Đà Nẵng
Văn hóa Việt Nam trong thời kỳ Bắc thuộc môn Cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Kiến trúc Đà Nẵng. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 13 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Cơ sở văn hóa việt nam (CSVH)
Trường: Đại học Kiến trúc Đà Nẵng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Chương 3
VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ BẮC THUỘC
1. KHÁI QUÁT VỀ BỐI CẢNH LỊCH SỬ VĂN HÓA
Thời kì định hình và phát triển văn hóa của các tộc người trên lãnh thổ Việt
Nam, cũng chính là lúc ở phía Bắc đế chế nhà Tần lớn mạnh và thực hiện dã tâm
mở rộng bờ cõi ra các nước láng giềng. Trước âm mưu đen tối của ngoại bang, mặc
dù, người Việt cổ đã cùng nhau anh dũng chiến đấu bảo vệ lãnh thổ của mình,
nhưng cuối cùng họ đã bị Triệu Đà thôn tính vào năm 179 TCN. Kể từ đó cho đến
chiến thắng Bạch Đằng, năm 938, do Ngô quyền lãnh đạo, được gọi là thời kỳ Bắc
thuộc của lịch sử Việt Nam. Với một khoảng thời gian tiếp xúc lâu dài với văn hóa
Hán và phải đối mặt với một kẻ thù lớn mạnh, nhiều thủ đoạn và đầy kinh nghiệm
trong các cuộc chiến tranh mở rộng bờ cõi, đất nước âu Lạc của người Việt cổ đang
lâm vào thảm họa diệt vong. Bởi với bản chất vốn có kẻ thù không chỉ dừng lại ở
việc cướp bóc của cải mà còn ráo riết thực hiện chính sách đồng hóa văn hóa với ý
đồ Hán hóa vĩnh viễn nền văn hóa của cư dân Việt. Đó thực sự là thảm họa đối với
nền văn hóa Việt Nam và dân tộc Việt Nam:
Nhờ có vị trí địa lý thuận lợi, người Trung Quốc cổ sớm trở thành một nước
có nền kinh tế phát triển mạnh trên mọi lĩnh vực và một nền văn hóa phát triển ở
trình độ cao: Từ thế kỷ 17TCN - thế kỷ 11 TCN họ đã sử dụng chữ viết, làm ra lịch
mùa (tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, cấy trồng đúng thời vụ), họ
biết làm ra lịch âm trên cơ sở quan sát sự vận hành của mặt trăng và các vì sao, quan
sát tính chu kỳ dâng lên của nước sông;... Từ thời chiến quốc, người Trung Quốc cổ
đã biết giải phẫu cơ thể con người. Trung Quốc là cũng chính là nước phát minh ra
thuốc súng, ra kĩ thuật làm giấy, ... Từ những ưu thế đó, giai cấp thống trị Trung
Quốc sớm lao vào hoạt động thôn tính, bành trướng và họ đã liên tục giành được
thắùng lợi. Nhờ vậy, từ chỗ chỉ là một quốc gia nằm ở lưu vực sông Hoàng Hà vào
thời kỳ cổ đại, Trung Quốc đã nhanh chóng phát triển thành một quốc gia rộng lớn
có tiềm lực về kinh tế, văn hóa. Đến thời kỳ nhà Tần (khoảng 221 - 206 TCN)
Trung quốc trở thành một đế chế mạnh nhất thế giới cổ đại. Với vùng đất mới này
các đế chế Trung quốc lại có thêm tiềm lực về kinh tế vàvăn hóa để tiếp tục bành
trướng xuống phương Nam. Như vậy, bằng chính sách bành trướng, các đế vương
Trung Quốc đã nhanh chóng mở rộng cương vực lãnh thổ, và trở thành một quốc gia
lớn mạnh nhất trong thế giới cổ đại. Hiện nay, Trung Quốc là nước có diện tích
đứng thứ hai trên thế giới sau Cana đa.
Với những lợi thế trên của người Hán, văn hóa Việt Nam thời kì này đứng trước thảm họa lớn.
2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỀN VĂN HÓA Trang -35
Để thực hiện mưu đồ đồng hóa nền văn hóa Việt cổ và dân tộc Việt, kẻ thù nỗ
lực tìm mọi cách huỷ hoại tất cả các yếu tố là nền tảng văn hóa và là sức mạnh của
dân tộc Việt Nam như lãnh thổ, tiếng nói, lối sống, phong tục, tập quán, ý thức tư
tưởng,... Do đó, 1000 năm Bắc thuộc là thời kì thử thách đầy gay go của dân tộc
Việt Nam và văn hóa Việt Nam. Dù vậy, cuối cùng người Việt cổ đã khôi phục được
độc lập chủ quyền và chiến thắng chính sách đồng hóa của phong kiến phương Bắc
vào năm 938. Từ đây, Việt Nam tồn tại với tư cách là đại diện duy nhất của cư dân
"Bách Việt" chiến thắng được chính sách đồng hóa của kẻ thù phương Bắc. Trong
khi đó, các dân tộc ở phía nam sông trường Giang (thuộc các tỉnh Quảng tây, Phúc
Kiến, Vân Nam của Trung Quốc hiện nay) đều bị Hán hóa.
Để có được kì tích lịch sử này, trong suốt hơn 1 nghìn năm Bắc thuộc, cư dân
Việt cổ đã không ngừng rèn luyện bản lĩnh văn hóa của người Việt Phương Nam.
Họ cũng đã phải luôn đấu tranh để giữ vững bản sắc về lối sống, về cốt cách và tâm
hồn dân tộc và luôn tìm cách để khẳng định mình trong cộng đồng nhân loại. Đồng
thời, cư dân Việt cổ không chối từ việc tiếp nhận chọn lọc những yếu văn hóa bên
ngoài và thậm chí của cả chính kẻ thù đang thống trị mình để tăng thêm sức mạnh
tinh thần cho dân tộc. Đó là cách đấu tranh rất độc đáo của cư dân Việt cổ. Vì thế,
trái với ý đồ cưỡng bức, đồng hóa của kẻ xâm lược, quan hệ của văn hóa Việt và
văn hóa Hán là quan hệ giao lưu: Một mặt, người Việt cổ bản địa hóa các yếu tố
văn hóa được tiếp thu; Mặt khác, họ không ngừng phát triển các giá trị văn hóa
tinh thần vốn có của mình. Do đó, diễn trình văn hóa Việt Nam giai đoạn này đã diễn ra như sau:
a. Tiếp thu một số thành tựu kỹ thuật của người Hán
Thời kì Bắc thuộc, có khá nhiều thành tựu kĩ thuật về các ngành thủ công và
sản xuất nông nghiệp của người Hán được người Việt cổ tiếp nhận: Kỹ thuật luyện
sắt, thép gang; Kỹ thuật làm giấy; Kỹ thuật làm đồ sành sứ tráng men; Kỹ thuật
đóng guồng nước; Kỹ thuật canh tác bằng cày sắt và bón phân cho cây; Nhập một
số giống cây trồng mới (kê, đậu,...)...
Điều quan trọng, người Việt không tiếp nhận một cách máy móc các thành tựu
kỹ thuật của người Hán, mà ngược lại họ tiếp nhận có đổi mới. Điều đó, thể hiện
năng lực sáng tạo và cách ứng xử linh hoạt của người Việt. Chẳng hạn, họ chỉ tiếp
thu kỹ thuật làm giấy, còn nguyên liệu giấy được tìm tòi và khai thác ở trong nước
như gỗ trầm, rong biển,... Tương tự, họ chỉ tiếp thu kỹ thuật làm gốm tráng men còn
mẫu mã, hoa văn trang trí lại dựa vào thị hiếu của cư dân trong nước và mang dấu
ấn văn hóa Việt. Nhờ thế, họ đã làm ra các sản phẩm chất lượng và có uy tín trong
vùng. Tiêu biểu trong số đó là giấy trầm hương. ưu điểm của loại giấy này là có mùi
thơm, bền, trắùng và không bị thấm khi dính nước hay ướt. Nên vào năm 284, đã có
thương nhân người La Mã mua 3 vạn tờ giấy trầm hương để dâng cho vua Trung
quốc1. "Vải hoa bạch diệp" và "lụa Giao Chỉ", đồ trang sức chế tác từ ngọc trai và
1 Sử cũ Trung quốc, dẫn theo Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam, Lịch sử Việt Nam tập 1, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1971 Trang -36
khảm xà cừ đều là những sản phẩm nổi tiếng thời bấy giờ, được bọn quan lại Trung quốc đánh giá cao.
Trên lĩnh vực sản xuất, nhờ những thành tựu kĩ thuật mới của người Hán, kết
hợp với những kinh nghiệm, những sáng kiến trong sản xuất và những thành tựu của
người Việt trong công cuộc chế ngự thiên nhiên như đắp đê, đắp đập và ngăn lũ, nền
nông nghiệp của Việt Nam dần dần đạt năng suất cao. Nhờ vậy, Việt Nam đã trở
thành một nước có nền văn hóa vật chất phát triển tới trình độ tương đối cao trong
khu vực. Thời kì này, cư dân Việt cổ đã biết làm 2 vụ lúa, biết sử dụng kiến vàng để
diệt trừ sâu cho cây cam. Có thể nói đây là hình thức sơ khai của phương pháp sinh
học trong bảo vệ cây trồng - được áp dụng rộng rãi ở thế kỷ XX. 2. Ngôn ngữ
Ngôn ngữ là thành tựu của văn hóa và cũng là thành tố vô cùng quan trọng của
văn hóa1, nên một trong những nội dung quan trọng của chính sách đồng hóa của
các triều đại phong kiến phương Bắc là đồng hóa ngôn ngữ của người Việt. Bởi thế,
đấu tranh để bảo tồn, phát triển và nâng cao tiếng Việt là biểu hiện tập trung nhất
của cuộc đấu tranh chống Hán hóa và chống đồng hóa trong thời kỳ này.
Từ đầu công nguyên, nhà Hán đã đưa một số dân nghèo và tội nhân sang định
cư trong đất Giao Chỉ để làm chỗ dựa cho chính quyền đô hộ và cho việc đồng hóa
người Việt (dân Mã Lưu là dân do Mã Viện đưa sang và lưu lại trên đất Giao Chỉ2).
Đồng thời, nhà Hán cho mở các trường dạy chữ Hán. Vì thế, tiếng Hán và chữ Hán
được du nhập mạnh mẽ vào Việt Nam. Dù vậy, người Hán vẫn không thể tiêu diệt
được tiếng Việt. Bởi ngôn ngữ này được hình thành từ rất sớm ở Đông Nam á. Mặt
khác, chỉ số ít người Việt thuộc tầng lớp trên nói tiếng Hán còn đại bộ phận cư dân
Việt cổ luôn duy trì tiếng nói riêng của mình. Họ chỉ nói tiếng Việt mà không nói
tiếng Hán vì đó là tiếng mẹ đẻ - tiếng nói thể hiện cốt cách và tâm hồn người Việt.
Tuy nhiên, do cơ sở vật chất và tinh thần có nhiều thay đổi, nên tiếng Việt
ngày càng được đơn âm tiết hóa và thanh điệu hóa. Ngoài ra, để làm phong phú
thêm tiếng nói của mình, người Việt cổ đã vay mượn ngôn từ Hán. Nhưng để không
bị đồng hóa, họ đã Việt hóa các từ Hán về cách dùng và cách đọc. Nên đã tạo nên
một lớp từ mới - từ Hán Việt. Từ Hán Việt là từ hoàn toàn không giống tiếng Hán
cổ cả về cấu trúc âm và ngữ nghĩa. Đó là kết quả của quá trình tìm tòi những
phương pháp và phương tiện đấu tranh chống đồng hóa hết sức độc đáo và sáng tạo
của người Việt cổ, để tự giải phóng mình khỏi ách thống trị của phong kiến phương
Bắc. Nhờ vậy, tiếng nói của người Việt ngày càng trong sáng hơn và có khả năng
diễn đạt đầy đủ hơn đời sống vật chất và tinh thần của họ. Đến nay, trong vốn từ
tiếng Việt, bên cạnh từ thuần việt có nhiều từ hán việt.
1 Ngôn ngữ là một trong các tiêu chuẩn để xác định thành phần dân tộc.
2 Năm 43, sau khi thắng Hai Bà Trưng, Mã Viện đã đưa nhiều người Hán sang. Nhưng kết quả, sau một thời
gian sinh sống trên đất Việt, người Mã Lưu bị đồng hóa vào lối sống Việt và vào văn hóa Việt. ‘’ Mã Lưu’’ là
cái tên chỉ lưu lại trong sử sách như là một chứng tích tiêu biểu cho sự thất bại của chính sách Hán hóa của quan lại phương Bắc. Trang -37
Về chữ viết, trước khi bị người phương Bắc đô hộ, người Đông Sơn đã bắt đầu
sử dụng chữ viết tượng hình. Khi tiếp xúc với người Hán - một cộng đồng cư dân
sớm có thành tựu chữ viết theo lối tượng hình và tượng ý, người Việt cổ đã sáng tạo
ra chữ Nôm trên cơ sở vay mượn chữ Hán và ghép các chữ Hán lại để ghi âm tiếng
Việt. Chữ Nôm là loại chữ vuông như chữ Hán nhưng khác chữ Hán về cấu trúc và
về nghĩa. Sáng tạo văn hóa này thể hiện ý thức tự tôn dân tộc của người Việt và có
vai trò mở đường cho nền văn học viết của dân tộc Việt Nam ở các thế kỷ sau.
Chữ Nôm được sáng tạo theo nguyên tắc1:
1. Các chữ Hán đồng âm với tiếng Việt thì sử dụng luôn làm chữ Nôm
(lịch sử, bầu dục,...);
2. Ghép hai chữ Hán thành 1 chữ Nôm: Theo cách, chữ làm âm bên phải và chữ làm ý ở bên trái;
3. Đọc chệch âm Hán ra âm Nôm: Chữ "xa" (Hán) đọc thành "xe" (Nôm;
chữ "bồ" (Hán) đọc thành "bò" (Nôm);...
4. Viết bớt nét chữ Hán để thành chữ Nôm.
Chữ Nôm là chữ không dễ đọc và không dễ nhớ. Phải biết chữ Hán thì mới
hiểu được chữ Nôm. Nhưng ý nghĩa sáng tạo của chữ Nôm là hình tượng văn tự
không còn là chữ ngoại lai. Và trên mỗi hình tượng ấy văn tự ấy biểu đạt một tiếng
nói của người Việt về những cảnh vật và về đời sống xung quanh mình.
Như vậy, vượt lên trên ý đồ của phong kiến phương Bắc, cư dân Việt cổ đã
kiên trì bảo tồn tiếng nói của dân tộc. Đồng thời, họ biết vay mượn từ Hán và chữ
Hán một cách sáng tạo để làm cho tiếng Việt ngày càng phong phú hơn về khả năng diễn đạt.
3. Về tư tưởng, tôn giáo
Từ đầu công nguyên, bằng nhiều cách khác nhau, các học thuyết tư tưởng và
tôn giáo của các nền văn húa lớn ở phương Đông được du nhập vào Việt Nam đó là
Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo. Sự du nhập các trào lưu tư tưởng và tôn giáo mới
vào Việt Nam đã tạo sự thay đổi đáng kể trong đời sống tinh thần của cư dân.
Đạo Phật
- Đạo Phật là tôn giáo được phát sinh ở ấn Độ, trong khoảng thời gian từ thế
kỷ VI - V TCN, phản ánh sự bất bình của quần chúng đối với chế độ đẳng cấp hà
khắc và quyền uy độc đoán của đẳng cấp thống trị Bà l
a môn. Phật giáo phủ nhận
chế độ đẳng cấp, đả phá độc quyền Bà la môn và các nghi thức của đạo Hin du.
Thời đó, xã hội ấn Độ bị phân chia thành 4 đẳng cấp cơ bản: Tu sĩ Bà la
môn (bratmanr) là những người chịu trách nhiệm về tôn giáo và những vấn đề
tinh thần cao cả trong xã hội; Vương tướng (kshatriyr) là những người bảo vệ
công lý; Thực nghiệp là những người có sứ mạng quản lý và tạo ra nguồn của
cải cho xã hội (thương gia, nông gia,...) ; Người lao động là những người lao
1 Nguyễn Đăng Duy, Nho giáo với văn hóa Việt Nam, Nxb Hà Nội, 1998,Tr.48-49. Trang -38
động trực tiếp bằng chân tay ở nông thôn, thành thị; Ngoài ra, còn có người
dân bản xứ nghèo khổ - những người không thuộc đẳng cấp xã hội.
- Thích ca mầu ni (tức hiền nhân dòng họ Thích ca) là người sáng lập ra Phật
giáo, nguyên là hoàng tử Siddhartha (Tất đạt đa), con vua Suddhodana trị vì dân tộc
Sakya (một phần đất xứ Nê pan ngày nay). Bất bình về chế độ đẳng cấp nghiệt ngã
và đồng cảm với nỗi thống khổ của người nghèo khổ chính là lý do ông từ bỏ đạo
Bà la môn và sáng lập ra tôn giáo mới - Phật giáo: Kinh Phật kể rằng, thái tử Tất đạt
đa từ nhỏ đã có biểu hiện khác thường. Chẳng hạn, có lần cùng các bạn vào chơi ở
một xóm dân quê, nhưng sau đó ông tách khỏi cuộc vui của các bạn cùng trang lứa
và ngồi trầm tư nghĩ ngợi dưới gốc cây to. Tập trung suy nghĩ đến mức quên cả trời
tối để vua cha và quân lính phải đi tìm. Lần khác, khi cùng vua cha dự lễ tịch điền,
ông buồn bã nghĩ tới hai cảnh trái ngược đó là cảnh những người nông dân đang vất
vả dưới ruộng với cảnh phồn hoa và phú quý chốn cung đình;... Lo sợ về sự khác
thường của thái tử, vua cha đã cưới vợ cho ông năm ông 16 tuối. Vợ của ông người
là công chúa của một nước láng giềng. Song tất cả vẫn không làm ông nguôi ngoai
được nỗi bận tâm. Năm 29 tuổi, ông quyết định từ bỏ cuộc sống vinh hoa và tổ ấm
gia đình để đi tìm con đường cứu chúng sinh. Lúc đầu, ông đồng cùng với 5 người
bạn theo cách tu hành khổ hạnh, đến khi kiệt sức ông thay đổi con đường đi. Thấy
vậy, những người bạn của ông khinh bỉ từ bỏ ông. Vậy là cuối cùng chỉ còn mình
ông độc hành trên con đường riêng. Vào một đêm trăng sáng, dưới gốc cây lớn, với
lời tự hứa chưa tìm ra chân lý thì chưa thể đứng dậy. Sau 49 ngày đêm tập trung suy
nghĩ ông đã đạt đến cái nhìn sáng suốt nhất về vấn đề nỗi khổ của con người -
Siddartha trở thành đức Phật (Buddha) - Đấng giác ngộ, vào năm 35 tuổi. Cây nơi
ông ngồi thiền và đắc đạo được gọi là cây bồ đề (Boddhi) - Cây minh triết. Ngay
sau đó, ông nghĩ ngay tới 5 người bạn cùng tu đã bỏ đi khi xưa, ông tìm họ và tiến
hành buổi thuyết pháp đầu tiên. Họ trở thành 5 đệ tử đầu tiên của Đức Phật. Suốt 45
năm còn lại của cuộc đời mình , Thích ca mầu ni đi khắp nơi thuyết giảng chân lý
của mình cho mọi người với hy vọng cứu vớt chúng sinh ra khỏi bể khổ. Năm 80
tuối, đức Phật nhập cõi niết bàn.
- Nội dung căn bản của Phật giáo nguyên thủy tập trung ở “thuyết thập nhị
nhân duyên” và ‘’tứ diệu đế” . “Nhân” là nguyên nhân tạo ra sự vật và “duyên” là
các điều kiện, các mối quan hệ. Theo Phật giáo, có 12 nhân duyên, vận hành thành
chuỗi liên tục, giam hãm con người trong vòng sinh tử luân hồi. “Tứ diệu đế” tức
là bốn chân lý cao cả của đạo Phật gồm có khổ đế, tập đế, diệt đế và đạo đế.
+ Khổ đế: Chân lý về bản chất sự khổ.
Phật cho rằng " sinh là khổ, lão là khổ, bệnh là khổ, tử khổ, phải kết hợp cái
mình không muốn là khổ và bất kỳ những gì ta muốn mà không được thỏa mãn là
khổ. Tóm lại ngũ uẩn là khổ: ' Đời là bể khổ ... nước mắt chúng sinh còn nhiều hơn
nước của tất cả các đại dương cộng lại. Chính bởi vậy, nhiều người đã cho rằng Phật giáo là bi quan.
+ Tập đế: Chân lý về nguyên nhân dẫn đến đau khổ. Theo đức Phật có nhiêỡu
nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu là ái dục (ham muốn) và vô minh.
Theo Phật giáo, duyên hợp ngũ uẩn thì sinh ra ta, duyên tan ngũ uẩn thì ta
không còn là ta nữa. Nhưng ta không mất đi mà trở về ngủ uẩn. Do không biết được Trang -39
rằng cái tôi có mà không không mà có nên lầm tưởng rằng ta tồn tại mãi mãi, cái gì
cũng của ta, do ta. Mà sinh ra lòng khát ái, kham dục, mắc vào bể khổ chịu sự chi
phối của kiếp nghiệp báo luân hồi.
Luân hồi vốn là khái niệm theo phạm trù đạo Bà la môn, đạo Phật tiếp nhận
nhưng có nội dung hoàn toàn khác: Ba la môn cho rằng tinh thần con người (Atman)
là một phần của linh hồn thế giới (Bratman). Nếu khi sống, tuân theo giáo lý của Bà
la môn thì khi chết atman sẽ trở về với Bratman. Ngược lại, linh hồn sẽ đi lang
thang và bị quỷ dữ hãm hại (mà cái người ta lo nhất là phần hồn sau khi chết).
Nhưng Phật giáo cho rằng, nếu trong cuộc đời hiện hữu, con người suy nghĩ tốt và
sống thiện thì sẽ thoát được sự chi phối của nghiệp báo luân hồi. Tính thiện của Phật giáo rất cao.
+ Diệt đế: Là chân lý về sư ỷthật diệt trừ nguyên nhân của nỗi khổ. Theo Phật,
con người muốn diệt trừ nỗi khổ phải tiêu diệt tận gốc rễ của chính của nó là ái dục
và vô minh. Và diệt trừ được nỗi khổ, chính là niết bàn - Sự giả thoát cuối cùng khỏi
mọi ràng buộc tử sinh, mọi phiền não ám ảnh
Như vậy, “niết bàn” là khái niệm khác với “thiên đàng”. Niết bàn là cảnh
an lạc tuyệt đối đạt đến khi ánh sáng trí tuệ xua tan bóng tối của sự vô minh,
trong lức đó, thiên đàng là nơi chúa ngự trị. Các con chiên phải nghe theo lời
dạy bảo của chúa sẽ được lên thiên đàng
+ Tập đế: Chân lý về con đường để diệt trừ nỗi khổ gồm “Bát chính đạo” tức
8 con đường đạo chân chính bao gồm chính kiến, chính tư duy, chính ngữ, chính
nghiệp, chính mạng, chính tinh tiến, chính niệm và chính định. 1. Chính kiế : n Nhìn nhận đúng đắn;
2. Chính tư duy: Suy nghĩ đúng đắn; 3. Chính ng :
ữ Lời nói đúng đắn, trung thư , c thận trọng;
4. Chính nghiệp: Thực hiện những hành động đúng đắn, tránh những hành động sai trái;
5. Chính mạng: Kiếm sống bằng ngề chính đáng, lương thiện; 6. Chính tinh tiế :
n Siêng năng phấn đấu để tiến bộ;
7. Chính niệm: Luôn tâm niệm điều thiện, điều lành; 8. Chính địn :
h Tập trung tư tưởng đúng đắn, dẫn tới giác ngộ và giải thoát.
Phật khuyên: " hãy tự mình côù gắng để tự giải thoát cho mình ...”.
Như vậy, con đường giải thoát của Phật giáo đơn giản nhưng đòi hỏi sự kiên
trì nỗ lực và chủ yếu là sự tu dưỡng bản thân. Thực chất đạo Phật là một học thuyết
về nỗi khổ và sự giải thoát, là học thuyết vô thần. Phật từng nói: " Ta chỉ dạy có
mỗi điều khổ và diệt khổ”.
- Những năm đầu Công nguyên (vào khoảng năm 159), theo chân các nhà sư
ấn Độ, Đạo Phật đã đến Việt Nam. Khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo nhanh
chóng hòa nhập với tín ngưỡng bản địa và hình thành nên Phật giáo dân gian. Có hai
trung tâm Phật giáo lớn trên lãnh thổ Việt Nam thời đó là Luy Lâu (chùa Dâu) ở
miền Bắc và Đồng Dương (Laksmindralokeevara) ở miền Trung. Ban đầu, Phật giáo
du nhập vào Việt Nam mang màu sắc Sihva giáo và tiểu thừa. Dấu vết còn lại hiện
nay là chùa Dâu thờ Phật Thạch Quang: Thờ Phật Thạch Quang tức là thờ hòn đá -
đó là một lin ga tượng trưng cho thần Sihva của Bà la môn giáo. Sau này có một số Trang -40
chùa thờ Đế thích cũng là một dạng thờ Sihva. Thờ dấu chân cũng là một dạng thờ
phổ biến của cư dân ấn cổ đại, biểu thị hàm ý là con đường mà các bậc thầy đã đi
qua và các tín đồ phải đi theo.
Đồng thời, theo chân kẻ xâm lược Phật giáo Đại thừa từ Trung Quốc cũng
được du nhập vào nước ta.
Phật giáo Tiểu thừa và phật giáo Đại thừa khác nhau như thế nào?
“Tiểu thừa” là “cỗ xe nhỏ” với hàm ý cứu vớt được ít chúng sinh. Ngược lại
với Tiểu thừa là Đại thừa có nghĩa là cỗ xe lớn, với hàm ý cứu vớt được nhiều
chúng sinh: Sau khi Đức Phật tạ thế, trong nội bộ các phật tử đã nảy sinh mâu thuẫn
về quan điểm: Có người chủ trương duy trì giáo luật nguyên thuỷ, có người chủ
trương cải cách. Kết quả của quá trình này là sự chia tách Phật giáo thành hai phái,
phái Tiểu thừa và phái Đại thừa. Phái Đại thừa chủ trương không câu nệ kinh điển,
khoan dung đại lượng trong việc thực hiện giáo luật, thu nạp rộng rãi tất cả những ai
muốn quy y, giác ngộ giải thoát cho nhiều người. Ngược lại phái Tiểu thừa, chủ
trương bám sát kinh điển, giữ nguyên giáo luật, phật tử chỉ giác ngộ cho bản thân mình,...;
Như vậy, Phật giáo được du nhập vào Việt Nam cả hai dòng Nam tông (Tiểu
thừa) và Bắc tông (Đại thừa). Do nội dung của Phật giáo có nhiều điểm phù hợp với
tín ngưỡng dân gian của cư dân Việt, nên tôn giáo này có điều kiện thấm sâu, tỏa
rộng vào đất Việt và nhanh chóng hòa nhập vào đời sống của cư dân Việt.
Chùa Trấn quốc là di sản kiến trúc Phật giáo tiêu biểu của thời kì này. Chùa
được xây dựng bên bờ sông Hồng theo ý nguyện của vua Lý Nam Đế. Đến nay,
chùa đã trải qua nhiều lần trùng tu và đổi tên: Ban đầu chùa được vua đặt tên là
chùa Khai Quốc với hàm ý mở nước (nước Vạn Xuân). Đến thời Lê Thánh Tông
(1460-1497) chùa đổi tên là chùa An Quốc. Thời vua Lê Kính Tông (1599-1619),
do nền đất chùa bị sạt lỡ, chùa được dời về vị trí Hồ Tây và được đổi tên thành chùa
Trấn Quốc với ý nghĩa giữ nước. Chùa được thiết kế theo lối kiến trúc chữ Tam.
Chùa Trấn Quốc là công trình kiến trúc Phật giáo cổ duy nhất còn lại được xây dựng
thời đất nước mang tên Vạn Xuân. Chùa còn là nơi lưu giữ nhiều pho tượng Phật và
bia cổ có giá trị. Trong đó, tiêu biểu nhất là pho tượng Thích Ca nhập cõi Niết bàn
và bia ghi lại lịch sử xây dựng chùa được lập vào năm 1639. b. Nho giáo
- Người sáng lập ra học thuyết nho giáo là Khổng Tử tên thật là Khổng Khâu
(551 - 479 TCN). Ông là một nhà tư tưởng, nhà đạo đức và nhà giáo dục của Trung Quốc:
Khổng Tử xuất thân trong một gia đình quý tộc suy vong. Thời trẻ nghèo
khó, tuổi trung niên mở trường tư dạy học. ông là người đầu tiên mở trường tư thục
ở Trung Quốc. Ông được mời ra làm quan trong một thời gian nhưng vì tư tưởng và
phương thức cải cách của ông xa rời thực tế nên không được dùng. Tổng kết cuộc
đời mình, ông nói:" Ta, 15 tuổi để chí vào việc học, 30 tuổi vững vàng, 40 tuổi
không nghi hoặc, 50 biết mệnh trời, 60 không nghe điều trái tai, 70 làm theo ý
muốn”, ..". Tương truyền rằng ông nhận học trò rất dễ nhưng trong quá trình học đòi Trang -41
hỏi rất cao: “Dạy một biết 10 thì ta dạy cho, dạy một biết một thì ta không dạy nữa”.
Bởi thế, ông có rất nhiều trò giỏi.
- Hạt nhân cơ bản trong học thuyết của Khống Tử là nhân và lễ. Chữ nhân của
Khổng Tử là khái niệm đạo đức chỉ phẩm chất cần có của người quân tử. Phẩm chất
đó được nhìn nhận từ hai mặt, đối với mình và đối với người: Đối với mình phải
trong sạch không nghĩ và làm điều xấu, điều ác, phải giữ đúng lễ và vươn lên không
ngừng. Theo cách nói của các nhà nho là phải "tu thân", theo các tiêu chuẩn nhân,
nghĩa, lễ, trí và tín để có thể " tề gia, trị quốc, thiên hạ bình". Đối với người phải
thương yêu người, phải giúp thành đạt như chính mình, phải tránh cho người khác
những điều mình không muốn. Khổng Tử dạy:
1. "Nhân giả, nhân ái" tức yêu người như yêu mình;
2. "Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân", tức là những gì mình không muốn chớ
làm cho người, để ở trong nước không có điều oán, ở trong nhà không có điều oán;
3. "Khắc kỷ phục lễ quy nhân": Hạn chế lòng mình trở lại điều lễ là nhân;
4. Chí sĩ, nhân nhân không cầu sống mà hại điều nhân, sát thân để thành nhân; 5. v.v.
Tư tưởng của ông vĩ đại như thế nên người đời sau phong cho ông "Chí thánh
tiên sư, vạn thế sự biểu". Tức người thầy đầu tiên như vị thánh, người thầy dạy bảo cho muôn đời mai sau.
+ Lễ trong học thuyết của Khổng Tử là lễ nghi, thể hiện các quy tắc lễ nghi
thể hiện những quan hệ đạo đức giữa người và người. Lễ mà ông nói là lễ của nhà
Chu ông nói "ngộ tòng Chu". Vì quê hương của ông là quê hương của dòng dõi
thiên tử nhà Chu - một vương triều đạt đến hoàng kim trên rất nhiều lĩnh vực. Song
đến thời kỳ ông đang sống, uy quyền của nhà Chu không còn như trước nữa, các
nước chư hầu tranh hùng, tranh bá, tôi giết vua, con giết cha, anh giết em, đây là
thời kỳ loạn lạc của Trung Quốc, sử Trung Quốc gọi là thời kỳ Xuân thu, Chiến quốc.
Theo Khổng Tử, nhân và lễ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong đó nhân
là nội dung và lễ là hình thức biểu hiện. Khổng Tử cho rằng giữa người và người
trong xã hội có nhiều mối quan hệ. Trong đó ông coi những quan hệ chính trị, đạo
đức là mối quan hệ cơ bản. Nên ông đề cao những mối quan hệ đó, và thâu tóm các
mối qua hệ này thành 3 mối quan hệ cơ bản, được coi là rường cột chi phối các mối
quan hệ khác: Quan hệ vua - tô ;i cha - con; vợ - chồng. Để giải quyết tốt mối quan
hệ tam cương, Khổng Tử nêu thuyết chính danh: Để cho đất nước được thái bình
thịnh trị cần phải có kỷ cương đường lối đó là quân - quân; thần - thần; phụ - phụ;
tử - tử và không phải lễ thì không nghe, không phải lễ thì không nhìn, không phải lễ
thì không hành động, nói năng và hành động phải theo đúng chính danh. Quan điểm
này của ông có ý nghĩa nhân loại rất lớn, rất tiến bộ. Trang -42
Tư tưởng của Khổng Tử có giá trị quan trọng, Nhưng về sau chính quan điểm
này bị giai cấp phong kiến Trung Quốc giai cấp hóa thành hệ tư tưởng của giai cấp
phong kiến: Đến thời nhà Tần thuyết tam cương của Khổng Tử phát triển theo
hướng quân xử thần tử, thần bất tử bất trung (chém đầu); phu xử tử tử tử bất tử bất
hiếu. Đối với nữ phải tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử
- Từ thời Tây Hán, với ý đồ nô dịch nhân dân ta về mặt tinh thần, kẻ thù đã
tìm mọi cách để du nhập hệ tư tưởng nho giáo đã bị phong kiến hóa vào Việt Nam.
Cùng với quá trình đó là sự hình thành tầng lớp phong kiến Việt làm tay sai cho
phong kiến Trung Quốc. Song nhìn tổng thể, với tư cách là hệ tư tưởng chính thống
của giai cấp phong kiến Trung Quốc, được đưa vào nước ta bằng ngọn cờ của kẻ
xâm lược, do đó nho giáo khó xâm nhập vào đời sống của cư dân Việt - những
người quan sống trong các làng xã nông thôn với thiết chế dân chủ. Nói cụ thể là
nho giáo thời kỳ này chỉ có khả năng thâm nhập vào các trung tâm châu quận, còn ở
trong các làng quê nó luôn bị nhân dân ta chối từ dưới nhiều hình thức. Nhờ vậy,
trong suốt thời kỳ Bắc thuộc, nhân dân ta trong các xóm làng vẫn sống theo phong
tục tâp quán của mình và cùng nhau vững vàng vượt qua mọi thủ đoạn của kẻ thù.
Chẳng hạn, nho giáo coi trời là tối thượng, thì người dân Việt quan niệm " Nhất vợ,
nhì trời "; Theo nho giáo, vua là thiên tử, là con trời, trị vì thiên hạ ở dưới gầm trời.
Nhưng người Việt ứng xử theo tập tục " Phép vua thua lệ làng"; hoặc coi vua và
giặc là 2 phạm trù có thể chuyênứ hóa lẫn nhau nên " được làm vua, thua làm giặc " ;
Nếu trong gia đình theo quan điểm nho giáo lấy người cha làm trung tâm, thì cư dân
Việt lại cân đối luân lý giữa cha và mẹ. Bởi "cha sinh chẳng tày mẹ dưỡng"; Nho
giáo tuyệt đối hóa vai trò của người cha, cha được coi là định hướng cho cả cuộc đời
của con cái, thì người Việt vừa coi trọng vai trò của người cha "con không cha như
nhà thiếu nóc' , nhưng đồng thời cũng đề cao vai trò của người mẹ nên " con dại cái
mang" hoặc " con hư tại mẹ, cháu hư tại bà". Đồng thời, người Việt đề ra cách ứng
xử bao dung nhân đạo " con hơn cha là nhà có phúc"; hay trong quan hệ vợ chồng
trong nho giáo rất nghiệt ngã theo lề lối " phu xướng, phụ tùy " và thắt chặt người
phụ nữ vào đạo tam tòng, thì với người Việt thì quan hệ vợ chồng là "thuận vợ thuận
chồng tát biển đông cũng cạn";…
Trong xã hội, nếu nho giáo đề cao tam cương, thì đối với người Việt ngoài các
mối quan hệ đó còn rất coi trọng mối quan hệ " họ hàng, làng nước" với phương
châm " trong họ ngoài làng", " sống ở làng, sang ở nước"; Với họ hàng thì: " máu
chảy, ruột mềm ", " một giotỹ máu đào hơn ao nước lã"; Với xóm làng là tinh thần
cộng cư, giúp đỡ lẫn nhau " lá lành đùm lá rách"
Như vậy, ngược lại với Phật giáo, Nho giáo - với tư cách là hệ tư tưởng chính
trị của người Hán, hầu như rất khó thâm nhập vào đời sống xã hội Việt Nam thời kì
Bắc thuộc. Đó là biểu hiện sinh động về sức đề kháng của văn hóa Việt nhằm chống
lại chính sách đồng hóa của kẻ thù.
c. Đạo giáo: Đạo giáo là một loại triết lý trừu tượng, ra đời vào khoảng cuối
thế kỷ II (thời Đông hán), trong phong trào nông dân khởi nghĩa của Trung Quốc do
Trương Đạo Lăng chủ xướng. Nó là sự hỗn hợp của rất nhiều mê tín dân gian và
phương thuật thời trước và dựa vào học phái Lão gia suy tôn Lão Tử làm Thái Trang -43
Thượng lão quân. Đạo giáo chủ trương trọng sinh, lạc sinh và đi tìm trường sinh bất
tử. Về sau, Đạo giáo dần trở thành đạo phù thủy lễ bái quỷ thần. Nên đã bị kẻ thù lợi
dụng và tìm cách du nhập vào Việt Nam với ý đồ làm mai một tinh thần chống Bắc
thuộc của cư dân Việt.
Khi vào Việt Nam, Đạo giáo nhanh chóng hòa nhập với tín ngưỡng dân gian
như đạo Saman, tín ngưỡng nông nghiệp, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên,... tạo thành
các tín ngưỡng Tam phủ, Tứ phủ ... mà biểu hiện độc đáo của nó là đồng bóng, các
hình thức thờ thần tiên, những phương thuật nội đạo tràng.
4. Về phong tục, lễ g á
i o và sinh hoạt văn hóa truyền thống
- Với ý đồ phá hoại tín ngưỡng của người Việt về tôn thờ các anh hùng dân tộc
và coi trọng linh khí núi sông, nhà Hán kiểm soát chặt chẽ các lễ giáo của người
Việt cổ. Mặc dù, phải sống cảnh "cá chậu, chim lồng", nhưng các truyền thống tốt
đẹp của xã hội Văn Lang, Âu Lạc vẫn được duy trì và bảo tồn: Tiêu biểu là diễn
xướng sử thi và thờ cúng các anh hùng huyền thoại và anh hùng lịch sử. Điều đáng
chú ý là diễn xướng sử thi thời kỳ này gắn liền với vận mệnh của giống nòi và
được thể hiện dưới màu sắc tôn giáo. Các anh hùng huyền thoại (Lạc Long Quân, âu
Cơ, Thánh gióng,...) và các anh hùng lịch sử của thời kỳ Bắc thuộc (Hai Bà Trưng,
Bà Triệu,...) được nhân dân lập đền thờ và xây dựng thành các truyền thuyết để đưa vào sử thi.
Nhờ thế, sử thi ngày càng phong phú hơn và có tác dụng thiết thực nuôi dưỡng
tinh thần chống ngoại xâm. Tín ngưỡng thờ cúng các anh hùng dân tộc đã góp phần
khẳng định ý thức dân tộc, duy trì và phát triển cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
Chính nhờ ý thức đề kháng văn hóa mạnh mẽ đó của người Việt mà chính sách đồng
hóa truyền thống của phong kiến phương Bắc cuối cùng bị thất bại.
- Về sinh hoạt lễ hội: Mặc dù bị đô hộ bởi ngoại bang, nhưng hội lễ thời kì Bắc
thuộc đã phong phú hơn giai đoạn trước và có những biến đổi nhất định. Cụ thể là:
+ Về thời gian mở hội: Lễ hội được mở vào 2 mùa xuân và mùa thu, trong đó
hội xuân được tổ chức nhiều hơn.
+ Hội chùa xuất hiện. Bởi thế, nội dung của lễ hội thời kỳ không chỉ phản ánh
tín ngưỡng phồn thực của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước mà còn thể hiện ý
nghĩa Phật giáo đã được Việt hóa.
+ Tổ chức lễ hội là một dịp quan trọng để cư dân Việt tưởng niệm, sùng bái và
diễn lại các sự tích các anh hùng dân tộc. Nhiều người trong số họ đã trở thành thần
thành hoàng của nhiều xóm làng cư dân Việt.
Trong số lễ hội thời này, lễ hội Triều Khúc là lễ hội có dấu ấn của sự kiện lịch
sử cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng. Triều Khúc là địa danh thuộc tỉnh Hà Đông cũ. Lễ
hội Triều Khúc được tổ chức từ ngày 10 đến ngày 12 âm lịch hằng năm. Lễ chính
được tổ chức vào ngày 10 - là ngày mở đầu cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng, lễ rước
triều phục, long bào của Phùng Hưng. Ngày tan hội - ngày 12, được kết thúc bằng
biểu diễn múa cờ. Đó là hoạt động nhằm tái hiện lại việc tuyển quân bổ sung của
Phùng Hưng để vây thành Tống Bình ngày trước. Trang -44
- Nhà Hán buộc người Việt buộc người Việt phải tuân theo lễ giáo phong kiến
của họ như hôn nhân, tang ma và những tập tục khác. Nhưng trong các xóm làng
của người Việt, người dân vẫn duy trì những phong tục tập quán vốn có của mình
như ý thức coi trọng phụ nữ1, tinh thần dân chủ chất phác, tục nhộm răng đen, tục
ăn trầu, tục chôn người chết trong quan tài hình thuyền,... Tuy nhiên, sự tiếp xúc
cưỡng bức van húa Hán - Việt trong một thời gian lâu dài đã để lại dấu ấn trong nền
van húa Việt ở một mức độ nhất định. Tương tự như tiếng nói, các yếu tố văn hóa
ngoại sinh này dần bị nội sinh hóa cho phù hợp với tâm thức và văn hóa Việt. Cụ
thể là do du nhập lịch phương Bắc, nên người Việt ở các làng quê đã tiếp thu một số
phong tục tập quán theo lịch này như ăn tết Nguyên Đán, tết Đoan Ngọ, tết Trung
thu,... Sách Tùy thư của Trung Quốc có ghi rằng: Năm nào 3 ngày tết nguyên đán
người Việt cũng dọn cỗ bàn linh đình cúng tổ tiên, trai gái ăn chay, dùng hương hoa
niệm phật, chơi đu, ném còn, hát múa, kéo co ...
Như vậy: Mặc dù phải trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc nhưng nền văn
hóa Việt Nam vẫn không ngừng phát triển. Nội lực của kết quả đó không chỉ xem
xét đơn thuần ở khả năng và quy mô chống xâm lược của người Việt, mà chính ở
sức sống tinh thần của một dân tộc. Những nhân tố quan trọng để người Việt chiến
thắng được chính sách đô hộ của kẻ thù phương Bắc là:
- Yếu tố cơ bản và có vai trò quyết định nhất là trước khi bước vào thời
kỳ Bắc thuộc, người Việt Cổ đã xây dựng cho cộng đồng của mình một nền văn hóa
riêng, được bắt nguồn từ sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và truyền thống văn hóa
có cội nguồn hàng chục vạn năm của thời kỳ tiền sử. Thành tựu văn hóa thời tiền
sơ sử của người Việt Cổ là cái vốn hết sức quý báu và cơ bản tạo đà cho họ liên tục
vươn lên vượt qua những thảm họa của thời kỳ Bắc thuộc. Và đó cũng chính là cốt
lõi mà người Hán không thể phá vỡ và không thể nhào nặn theo mẫu hình văn hóa của họ.
Cư dân Việt cổ cư trú ở lưu vực sông Hồng, với khí hậu nhiệt đới gió mùa,
nhiệt ẩm. Còn người Hán cổ sống ở lưu vực sông Hoàng Hà, với khí hậu đại lục,
mùa đông băng giá, lượng mưa tập trung vào cuối hè, độ bốc hơi cao. Chính do sống
trong điều kiện tự nhiên khác nhau nên đã dẫn đến một loạt các yếu tố văn hóa khác nhau như:
+ Điều kiện tự nhiên thời tiền sử đã quyết định người Việt trồng lúa nước trên
phù sa châu thổ và sử dụng hệ thống thủy lợi dưới nhiều hình thức (ao, hồ, đê điều)
- Chế độ lạc điền. Ngược lại, người Hán chủ yếu là nông nghiệp trồng khô (trồng kê
và cao lương) trên đất vàng hoàng thổ do gió cuốn tạo nên. Để có nước tưới cho
cây, người Hán dùng mạch nước ngầm và phải đào giếng - Chế độ tĩnh điền.
+ Người Việt cổ kết hợp nghề nông trồng lúa nước với nghề chài cá, nghề thủ
công và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Người Hán, sớm kết hợp trồng trọt vơiù chăn
nuôi gia súc trên quy mô lớn. ở đó có sự đan xen giữa văn hóa gốc du mục và văn hóa gốc nông nghiệp.
+ Người Việt cổ ăn cơm, dụng cụ ăn đôi đũa. Ngược lại, người Hán cổ ăn các
loại cháo ngũ cốc hoặc ăn bánh làm từ các sản phẩm kê mạch. Họ ăn bằng thìa;
1 Caïc gia âçnh khi coï con gaïi låïn hoü náúu ræåüu Trang -45
+ Người Việt cổ ở nhà sàn thoáng mát. Ngược lại, người Hán ở nhà hầm nhà trệt;
+ Người Việt cổ đi lại chủ yếu bằng thuyền, voi. Ngược lại, người Hán đi lại
chủ yếu bàng ngựa và xe (biểu tượng văn hóa Hán là cỗ xe song mã, tứ mã). Vì thế,
người Việt cổ giỏi về thủy binh, còn người Hán giỏi về bộ binh
+ Người Việt cổ phát triển mạnh nền văn hóa xóm làng, văn hóa dân gian. Vai
trò người phụ nữ được đề cao, gia đình tiểu nông ra đời sớm. Mối quan hệ giữa họ
hàng và làng nước được đặc biệt coi trọng. Ngược lại, người Hán cổ lại hình thành
nền văn hóa đế vương, văn hóa cung đình. Chế độ phụ quyền ra đời sớm và cực kỳ
nghiêm khắc. Về khuynh hướng chính trị xã hội manng tính độc quyền chuyên chế;...
- Thời đại Hùng Vương, tuy nhà nước mới ra đời ở trình độ sơ khai, nhưng đã
có vai trò rất lớn trong việc cấu kết văn hóa và tạo dựng văn minh. Đành rằng, trong
thời gian dài 1000 năm Bắc thuộc, người Việt phải sống cảnh "cá chậu chim lồng"
của cơ cấu văn hóa ngoại lai. Nhưng xã hội luôn là xã hội của người Việt cổ. Nên họ
có điều kiện đấu tranh đêớ phát triển sản xuất và văn hóa theo yêu cầu của mình.
- Nhờ có tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng mạnh mẽ và quyết tâm bảo vệ
lãnh thổ của người Việt Cổ nên họ không chịu hy sinh quốùc thể để hòa đồng vào
chính sách đồng hóa của kẻ thù. Từ trong các xóm làng Việt cổ, tổ tiên ta vẫn phát
huy được những vốn liếng văn hóa của mình , những yếu tố nội sinh đã được tích
lũy từ hàng ngàn năm trước. Trong suốt thời kỳ Bắc thuộc, đã diễn ra cuộc đấu
tranh liên tục của người Việt để giữ vững bản sắc văn hóa của mình. Giữ được bản
sắc văn hóa của mình thì ranh giới giữa ta và địch không bao giờ bị xóa nhòa. Ranh
giới ấy còn thì cuộc đấu tranh giải phóng không bao giờ bị đập tắt. Sự đề kháng văn
hóa diễn ra liên tục, thường xuyên. Sự đề kháng ấy thường là âm ỉ, nhưng hễ có điều
kiện thì lập tức bùng nổ thành cuộc khởi nghĩa vũ trang.
- Cuối cùng, người Việt đã linh hoạt thu nạp và dung hóa những cái hay, cái
đẹp của các nền văn hóa bên ngoài kể cả nền văn hóa của dân tộc hiện đang thống trị mình.
Dẫu vậy, một thực tế khách quan trong tiến trình văn hóa của thời kỳ này có
sự hội nhập, sự tiếp xúc, sự hỗn dung văn hóa. Đó là một quá trình năng động nhiều
chiều, trong đó nền văn hóa Việt tiếp xúc và gặp gỡ lâu dài với văn hóa Hán phần
nào chịu sự ảnh hưởng của văn hóa Hán, nên đã chuyển biến từ mô thức văn hóa
Đông Sơn, văn minh Đông Sơn sang mô thức văn hóa mới trên tất cả các lĩnh vực
văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần và thiết chế xã hội. Vì thế, trong tiến trình văn
hóa Việt Nam thời kỳ này đã nảy sinh 2 khuynh hướng trái ngược sau đây:
- Khuynh hướng Hán hóa: Khuynh hướng này thuộc về bọn đô hộ, tay sai và
phần nào có tác dụng gần như vô thức đối với dân gian.
- Khuynh hướng Việt hóa: Nhằm giữ lại tinh hoa văn hóa cổ truyền, đồng thời
hấp thụ, hội nhập những yếu tố văn hóa bên ngoài theo yêu cầu của cuộc sống mới,
từ đó có sự sắp xếp lại cấu trúc cho phù hợp với văn hóa Việt. Đây là khuynh hướng
chủ đạo, tạo cơ sở cho sự phát triển không ngừng của nền văn hóa dân tộc, làm cho Trang -46
nền văn hóa dân tộc có đủ sức mạnh vật chất để chiến thắng sự nô dịch của kẻ thù
về phương diện văn hóa. CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Quá trình tiếp xúc và giao lưu với văn hóa bên ngoài diễn ra trong bối cảnh lịch sử như thế nào?
2. Giao lưu và tiếp biến với văn hóa Trung Quốc diễn ra như thế nào? Trình
bày một số thành tựu minh họa cho quá trình này.
3. Giao lưu và tiếp biến với văn hóa Ấn Độ diễn ra như thế nào? Trình bày một
số thành tựu minh họa cho quá trình này.
4. Trình bày quá trình du nhập Phật giáo và Nho giáo vào Việt Nam.
5. Đứng trên gốc độ văn hóa, phân tích các nhân tố quan trọng đảm bảo cư dân
Việt cổ chiến thắng được chính sách đồng hóa của phương Bắc. - - Trang -47