-
Thông tin
-
Quiz
Văn học nước ngoài - Văn hóa dân gian | Trường Đại học Khánh Hòa
Văn học nước ngoài - Văn hóa dân gian | Trường Đại học Khánh Hòa được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Văn hóa dân gian 43 tài liệu
Đại học Khánh Hòa 399 tài liệu
Văn học nước ngoài - Văn hóa dân gian | Trường Đại học Khánh Hòa
Văn học nước ngoài - Văn hóa dân gian | Trường Đại học Khánh Hòa được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Văn hóa dân gian 43 tài liệu
Trường: Đại học Khánh Hòa 399 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:






Tài liệu khác của Đại học Khánh Hòa
Preview text:
*Tóm tắt Hồng Lâu Mộng
Tác phẩm xoay quanh câu chuyện tình duyên trắc trở giữa hai anh em
con cô con cậu: Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc, từ đó mô tả cuộc sống
nhiều mặt của một đại gia đình quý tộc đời Minh từ lúc cực thịnh cho
đến lúc suy vi trong vòng tám năm. Nữ Oa luyện đá ngũ sắc vá trời,
luyện được năm vạn lẻ một viên. Viên linh thạch còn thừa được đưa về
Thanh Ngạnh. Thần Anh và Giáng Châu duyên nợ, chịu ơn nhau nên
phải đầu thai xuống hạ giới để "lấy hết nước mắt của đời ta để trả lại cho
chàng". Từ đó dẫn ra bao nhiêu oan gia phong lưu đều phải xuống trần
để trả duyên nợ, sinh ra bao nhiêu chuyện sau này.
Đá thiêng hóa thành Giả Bảo Ngọc. Cây thiêng hóa thành Lâm Đại
Ngọc. Gia đình họ Giả vốn có nhiều công lao với triều đình, số lượng kẻ
hầu người hạ có lúc lên tới 448 người, sống trong hai tòa dinh cơ tráng
lệ bậc nhất Kinh thành.
Lâm Đại Ngọc là người con gái dung mạo tuyệt sắc, là một tâm hồn thi
phú đích thực nhưng vô cùng nhạy cảm và mảnh mai, lại cám cảnh ăn
nhờ ở đậu nên tính tình càng thêm sầu bi, cô độc, Nàng cho rằng Bảo
Ngọc không cần thi cử, làm quan; lánh xa công danh phú quý. Trong khi
đó, Bảo Thoa, người con gái đài các, sắc sảo, đức hạnh theo đúng khuôn
phép chuẩn mực phong kiến lại luôn khuyến khích Bảo Ngọc học hành
đỗ đạt để lọt vào tầm ngắm của các bậc huynh trưởng trong dòng họ.
Lúc đầu, Bảo Ngọc còn phân vân trước tình yêu của Bảo Thoa, "gần cô
chị thì quên khuấy cô em"; song dần dần, nhận thấy Bảo Thoa chỉ mong
ngóng cái danh "lập thân", nên Bảo Ngọc đã dành trái tim mình cho Đại
Ngọc, mong muốn lấy nàng làm vợ. Gia đình họ Giả coi đó là một tai họa.
Trong lúc thế lực của hai phủ họ Giả bị lung lay do mắc tội với triều
đình, trong một cố gắng cuối cùng nhằm cứu vãn gia tộc, Phượng Thư
(chị dâu của Bảo Ngọc) đã đặt kế tráo hôn. Khi mở khăn che mặt cô dâu
thấy không phải Đại Ngọc, Bảo Ngọc bỏ đi, về sau hóa thành đá. Lâm
Đại Ngọc nghe tiếng pháo đám cưới của Bảo Ngọc, uất ức phát bệnh, ho
ra máu mà chết. Kết thúc pho truyện là một khúc nhạc ai oán cho cuộc
sống vương giả như mây tan bèo dạt, như một "giấc mộng trong chiếc
lầu hồng" như một sự chiêm nghiệm về lẽ đời của họ Tào.
*Văn hoá Trung quốc qua tác phẩm Hồng Lâu Mộng
Trung Quốc, Quốc gia có bề dày văn hóa, lịch sử hàng ngàn năm tuổi
- đất nước của những vẻ đẹp bồng lai. Văn hoá Trung Quốc rất đa
dạng và phong phú, bao gồm nhiều tầng lớp với những phong cách khác
nhau. Trong lịch sử Trung Quốc, văn hóa có một vai trò rất quan trọng
trong việc định hình xã hội và phát triển đất nước. Văn hóa Trung Quốc
được ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm đạo Phật, những tín ngưỡng
dân gian như lá số tử vi, loài hoa, câu đố,…
Nếu như tác phẩm Romeo và Juliet là một tác phẩm kinh diễn của nước
Ý, thì đối với người dân Trung Quốc thì Hồng Lâu Mộng là niềm tự hào
của người Trung, bởi nó thẫm đẫm nền văn hoá Trung Quốc. qua tác
phẩm Hồng lâu mộng ta có thể thấy nền văn hoá hoá Trung Quốc được
thể hiện rất rõ qua Lá số tử vi, loài hoa, câu đố và tư tưởng phật giáo: +Lá số tử vi:
Lá số tử vi là một hình thức bói toán trong văn hoá trung quốc, là một
trong năm nghệ thuật siêu hình học của Trung Quốc. Nó có ý nghĩa quan
trọng trong đời sống và tư duy của người Trung Quốc.
Hồng lâu mộng có tất cả ba mươi hai giấc mộng lớn nhỏ. Trong đó giấc
mộng Giả Bảo Ngọc được đưa vào cõi tiên – Thái Hư ảo cảnh là dài
nhất. Nương theo giấc mơ của mình, Bảo Ngọc tận mắt trông thấy quyển
ssoor ghi chép số phận bi kịch của những người con gái đất Kim Lăng.
Đó cũng là lá số tử vi của kim lăng thập nhị kim thoa. Những lá số này
vừa có tính dự báo số phận của nhân vật đồng thời nó còn có tác dụng
chi phối toàn bộ câu chuyện diễn ra trong Hồng lâu mộng. Lá số tử vi
đóng vai trò như một đề cương chi tiết, giúp tác giả triển khai những
tình tiết phức tạp, phong phú trong tác phẩm một cách rõ ràng, khúc
chiết, khéo léo như mây trời không để lộ đường may.
Tuy Tảo Tuyết Cần chưa viết xong Hồng Lâu Mộng nhưng cũng nhờ
những lá số tử vi cũng đã hé lộ cho người đọc biết số phận của các Kim
Thoa cùng những a hoàn thân tín. Đồng thời báo trước bi kịch tình yêu
giữa Bảo Ngọc và lâm Đại Ngọc không những thế lá số ấy còn cho thấy
tương lai hoang tàn đổ nát của Tứ đại gia tộc, rộng hơn nữa là báo hiệu
sự sụp đỗ tất yếu của chế độ phong kiến. Tuy biết trước nhờ những lá số
tử vi là thế nhưng cả Bảo Ngọc và người xem đều không thể hiểu hết ẩn
ý trong đó, phải đọc đi đọc lại nhiều lần mới hiểu hêt ngụ ý trong đó.
đối với người Trung lá số tử vi cũng có vai trò quan trọng trong việc xác
định các sự kiện quan trọng trong cuộc sống như cưới hỏi, mua nhà, khai
trương cửa hàng và thậm chí lựa chọn ngày giờ cho các sự kiện quan
trọng. Nó được coi là một phần không thể thiếu trong việc lập kế hoạch
và quyết định trong văn hoá Trung Quốc. Thông qua tác phẩm hồng lâu
mộng cho ta thấy được lá số tử vi có một vị trí quan trọng trong văn hoá trung quốc.
+ câu đố: Trong văn hóa Trung Quốc, câu đố có vai trò quan trọng và
được coi là một phần không thể thiếu của truyền thống văn hóa. Câu đố
thường được sử dụng để giáo dục, giải trí và truyền đạt tri thức. Chúng
có thể xuất hiện trong nhiều hoàn cảnh khác nhau như trong các bài thơ,
trò chơi, lễ hội và các sự kiện văn hóa.
Người Trung Quốc quan niệm thơ văn là tinh hoa của chữ nghĩa, câu đối
lại là tinh hoa của thơ văn. Câu đối gồm hai vế sóng đôi để tôn vinh cái
hay của nhau, cả hai cùng tề chỉnh, không cái nào xuất sắc hơn cái nào
mới là câu đối hay. Quan hệ giữa Đại Ngọc và Bảo Thoa đại khái cũng
gần giống như hai vế của câu đối vậy.
Và Những lá số tiền định của Kim Lăng thập nhị kim thoa đều có chung
một hình thức. Đó là những bài thơ ngắn, kèm theo mỗi bài thơ và một
bức họa. Mỗi bài thơ được cấu tạo như một câu đố. Ngôn ngữ súc tích,
lời thơ giản dị nhưng chứa đựng nhiều thông tin mang tính tự sự nhằm
ám chỉ toàn bộ cảnh ngộ và số phận của các kim thoa. Đáp án của những
câu đố này cũng chính là toàn bộ cuộc đời và số phận bi kịch của họ.
Làm được câu đối hay là việc rất khó, đòi hỏi tác giả trước hết phải giỏi
chữ Hán và có nhiều kiến thức tâm lý-xã hội học. Vì thế, câu đối được
xem là tinh hoa của văn hóa chữ Hán; Có những câu đối tuyệt hay được
lịch sử lưu truyền, ca ngợi. Có những vế ra của câu đối rất hóc búa, chưa ai đối lại được.
Trong Hồng Lâu có 1 câu đố vẫn chưa có lời giải đáp các bạn có thể thử tìm hiểu đó là:
“Lúc giả là thật, thật là gỉả
Nơi không là có , có lại không” +Loài hoa: Cácloài
hoagiữmộtvaitròquantrọngtrongvănhóaTrungQuốc.
Cáctácphẩmnghệthuậttừthica,hộihọachođếnđiêukhắc…đều
lấyhoalálàmchủđềchính.
Vì thế Hồng lâu mộng cũng thế. Mỗi người con gái đẹp trong kim lăng
có thể tương ứng với một loại hoa, hoặc dùng hoa để miêu tả vẻ đẹp sắc
nước hương trời của những người con gái kim lăng.
Khi uống rượu rút thẻ hoa với các chị em, Đại Ngọc rút được thẻ hoa
phù dung, có đề bốn chữ “sương gió buồn tênh”
Biểu tượng là loài hoa phù dung chính là dự cảm cho cuộc đời sớm tàn
lụi lúc còn xuân thì của nàng. Cuộc đời nàng là giấc mộng hư ảo, như
trăng, như sao ấy, lại như đóa hoa khẽ động trong sương.
Ở đây ta nhận thấy lá số tử vi cùng laoif hoa có mối liên kết với nhau
mối ssoos phận, mỗi con người đều ứng với một loài hoa khác nhau.
Bảo Thoa là mẫu đơn trong các loài hoa, đứng đầu trong hoa thơm cỏ lạ.
Bảo Thoa thể thái phong mãn, phẩm cách đoan trang, tài đức vẹn toàn. .+tư tưởng phật giáo
Phật Giáo không chỉ mang đến Trung Quốc một tôn giáo lớn có tính
toàn cầu mà còn mang đến cả một nền văn hóa lớn, có ảnh hưởng sâu
rộng tới văn hóa Trung Quốc trên nhiều mặt
Văn hóa truyền thống của Trung Quốc chịu ảnh hưởng rất lớn của các
loại tôn giáo, đặc biệt là Phật Giáo. Ảnh hưởng này rất toàn diện: các
lĩnh vực triết học, ngôn ngữ, thi ca, tiểu thuyết, thư pháp, hội họa, âm
nhạc, kiến trúc, v.v… đều chịu ảnh hưởng sâu rộng của Phật Giáo.
Tào Tuyết Cẩn chịu ảnh hưởng khá sâu sắc của triết lý nhà Phật khi ông
viết cuốn tiểu thuyết Hồng Lâu Mộng.
Mở đầu tiểu thuyết, Tào Tuyết Cẩn đã dựng lên câu chuyện "vay-trả
nghiệp chướng" của "bọn phong lưu đa tình". Mà trước hết là câu
chuyện của Thần Anh và cây cam lộ Thần Anh ngày ngày múc nước
sông tưới cho cây khỏi chết héo. Cái cây-chính là linh hồn của một
người con gái - sau đã xin nguyện "lấy hết nước mắt của đời ta ra để trả
ơn tưới tắm" cho vị cứu tinh. Nàng tiên Ảo cảnh đã tra sổ ân oán và cho
chúng xuống trần để trả nợ cho nhau. Thần Anh về sau đầu thai vào họ
Giả chính là Giả Bảo Ngọc. Cây cam lộ hóa ra người con gái đẹp đầu
thai vào nhà họ Lâm, chính là Lâm Đại Ngọc. Cùng xuống trần gian còn
có một "bọn phong lưu đa tình" "sẵn nợ gió trăng" khác nữa, chính là
những người con gái trong nhà họ Giả và thân hữu mà vận mệnh mỗi
người được ấn định trước tùy theo những nghiệp chướng họ đã tạo ra
trong tiền kiếp. Những chi tiết nói trên chính là ảnh hưởng của thuyết
duyên khởi của nhà Phật. Chúng ta nhớ nhân vật Giả Mẫu đã từng thốt
lên: "Không phải oan gia không họp mặt". Nội câu thành ngữ này cũng
đã phản ánh 1 phần thuyết duyên khởi của nhà Phật như nói trên rồi.
Trong Hồng Lâu Mộng, cuối cùng thì chính những lễ giáo và cái gọi là
trật tự của xã hội phong kiến ấy cũng không cứu vãn nổi cho sự bế tắc
và sụp đổ của nó? Cái kết Giả Bảo Ngọc bỏ nhà đi tu đã nói lên sự bế tắc
của tư tưởng lễ giáo phong kiến. Và dường như, từ trên cục diện đó,
chúng ta thấy lấp lánh ánh sáng của tư tưởng Phật giáo - sợi chỉ đỏ
xuyên suốt tác phẩm, trường phái triết học mà tôi cho rằng Tào Tuyết
Cẩn đã chịu ảnh hưởng sâu sắc hơn cả.
Tóm lại Hồng lâu mộng là một tác phẩm văn học quan trọng của văn học
Trung Quốc. Tác phẩm này phản ánh rõ ràng văn hóa Trung Quốc trong
thời kỳ đó và đã có một tác động sâu sắc đến văn hóa và nghệ thuật
Trung Quốc. Đọc hồng lâu mộng ta biết thêm về văn hoá Trung Quốc.