-
Thông tin
-
Quiz
Văn học vừa thực tại vừa siêu thoát - Văn hóa dân gian | Trường Đại học Khánh Hòa
Văn học vừa thực tại vừa siêu thoát - Văn hóa dân gian | Trường Đại học Khánh Hòa được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Văn hóa dân gian 43 tài liệu
Đại học Khánh Hòa 399 tài liệu
Văn học vừa thực tại vừa siêu thoát - Văn hóa dân gian | Trường Đại học Khánh Hòa
Văn học vừa thực tại vừa siêu thoát - Văn hóa dân gian | Trường Đại học Khánh Hòa được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Văn hóa dân gian 43 tài liệu
Trường: Đại học Khánh Hòa 399 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




Tài liệu khác của Đại học Khánh Hòa
Preview text:
VĂN HỌC VỪA THỰC TẠI VỪA SIÊU THOÁT
1/ Tính thực tại của văn học: a) Khái niệm:
Thực tại là tổng thể nói chung những gì hiện đang tồn tại
thực tế xung quanh chúng ta.
b) Văn học mang tính thực tại:
_ Có thời chúng ta đã đề cao hiện thực như là một tiêu chí, tiêu chuẩn
của văn học nghệ thuật.
_ Hiện thực của văn học nghệ thuật là hiện thực của tư tưởng, hiện thực
của tinh thần, là hiện thực bên trong, là trí tưởng tượng vô biên của con
người. Văn học khắc họa chân dung cuộc sống, chân dung con người.
_ Là sự phản ánh bản chất và quy luật của hiện thực khách quan thông
qua chủ thể nhà văn. Mỗi một tác phẩm mà các nhà văn, nhà thơ viết lên
đều bắt nguồn từ những cảm hứng nghệ thuật vô tận, những cảm hứng
ấy được tác giả lấy ra từ chính hiện thực cuộc sống của con người.
_Văn học là nơi tái hiện lại cuộc sống con người và khởi nguồn của sáng
tạo nghệ thuật chính là cuộc sống, người viết là người tái hiện lại hiện
thực ấy trong tác phẩm của mình qua một quá trình dài chọn lọc, tích lũy
những kiến thức về cuộc sống đời thực, con người.
_ Văn học dĩ nhiên không tách rời khỏi tư tưởng nhưng chính tư tưởng
cũng bắt nguồn từ hiện thực, từ đời sống xã hội. Quan điểm của con
người bao giờ cũng xuất phát từ một môi trường xã hội, một hoàn cảnh nhất định. _Ví dụ:
+ Nhà thơ Nguyễn Du vì thương xót cho số phận và tài năng của Tiểu
Thanh mà đã viết tác phẩm ''Độc Tiểu Thanh kí''
+Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã sẻ chia, cảm thông trước nỗi đau bị
phá hủy đi tác phẩm tuyệt vời của Vũ Như Tô trong tác phẩm ''Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài''
=>Cả hai bài thơ ấy đều được sáng tác từ nỗi lòng thương xót, thấu hiểu,
xót xa cho số phận, nghịch cảnh của nhân vật, cũng có thể nói chính các
nhân vật trong các tác phẩm đã tạo nên nguồn cảm hứng sáng tạo nghệ thuật cho tác giả.
_ Nhà văn nhìn cuộc sống dưới lăng kính của một nhà văn, nhà thơ, khai
thác sâu vào từng khía cạnh mà người đọc chưa thể nhìn hay tìm thấy
trong cuộc sống đời thường. Đem đến những cảm xúc chân thực, đưa
người đọc từ cảm xúc này đến cảm xúc khác, những bước ngoặt đầy bất
ngờ. Tạo cho người đọc một cái nhìn hoàn mĩ về cuộc sống.
_Văn học không giống các môn khoa học khô khan, trong khuôn khổ,
văn học là một môn nghệ thuật, có chức năng nhận thức, khám phá cuộc
sống, con người của hiện thực, của cảm xúc, của những định hướng về tương lai.
_ Hiện thực trong văn chương đem đến cho chúng ta cái nhìn sinh động,
đa dạng, phong phú hơn về thực tại, làm đầy đủ hơn những phương diện của thực tại.
=>Vì thế, tính hiện thực là thuộc tính tất yếu của văn học.
2/ Tính siêu thoát của văn học: a) Khái niệm:
Siêu thoát trong văn học có nghĩa là: Vượt lên trên
những thực tế được coi là tầm thường.
b) Văn học mang tính siêu thoát:
_ Bản chất con người là hoạt động tự giác và tự do. Con người khác với
con vật ở chỗ sinh ra chưa hoàn thiện, không thể tự sống nếu không có
người chăm sóc, nuôi dạy. Do đó, con người tồn tại được là nhờ mơ ước
và khát vọng thực hiện mơ ước.
_Con người gửi gắm vào văn học những lí tưởng, ước mơ cao đẹp của
bản thân – những điều mà ta chưa đạt được trong thực tại đời sống. Văn
chương là một phương tiện giúp nhân loại thể hiện được những suy nghĩ,
tình cảm, được thoả sức mơ mộng về những điều tốt đẹp trong tương lai.
_ Điều này ánh xạ rất rõ trong nhiều tác phẩm văn học cổ kim như:
Thạch Sanh, Tấm Cám, Đảo mộng mơ, Côi cút giữa cảnh đời,...
=> Chính vì thế, tưởng tượng và hư cấu trở thành yếu tính của văn học,
không có chúng thì không thể và cũng không tồn tại được sáng tác ngôn từ.
=> Tính siêu thoát là thuộc tính quan trọng của văn học.
3/ Văn học vừa thực tại vừa siêu thoát:
_ Sức hấp dẫn, mê hoặc của văn học không chỉ dừng lại ở mỗi tính thực
tại hay mỗi tính siêu thoát.
_Ví dụ: Cũng như cánh diều, ngoài sợi dây kết nối với mặt đất – hiện
thực, nó còn có những đường bay lượn đầy ngẫu hứng và sáng tạo trên
bầu trời – tự do, phóng khoáng.
Điều này quy định mối liên hệ sâu sắc, phức tạp của văn học đối
với các hình thái ý thức xã hội khác, là cội nguồn làm cho văn học
có hai thuộc tính ngỡ trái ngược nhưng luôn tương trợ, hòa kết:
vừa có tính thực tại vừa rất đỗi siêu thoát.
_ Văn học nếu chỉ có tính siêu thoát mà không có tính thực tại thì sẽ
không thể phản ánh được hiện thực cuộc sống con người, không thể nói
lên được những suy nghĩ, tình cảm, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân,
của nhân loại. Và ngược lại, nếu chỉ có mỗi tính thực tại sẽ làm cho văn
học trở nên khô khan, nhân dân không thể gửi gắm những mơ ước, lí
tưởng, khát vọng cao siêu, khó đạt được của mình. Tính thực tại và siêu
thoát luôn song hành và không thể tách rời được trong văn chương.
=>Văn học vừa thực tại vừa siêu thoát.