Văn mẫu lớp 11: Tổng hợp kết bài về tác phẩm Chí Phèo (88 mẫu) | Kết nối tri thức
Văn mẫu lớp 11: Tổng hợp kết bài về tác phẩm Chí Phèo (88 mẫu) | Kết nối tri thức được trình bày khoa học, chi tiết qua đó giúp các bạn có thể tham khảo để nâng cao trình học văn học của mình với những bài văn mẫu hay và sáng tạo. Các bạn xem và tải về ở bên dưới.
Chủ đề: Văn mẫu 11
Môn: Ngữ Văn 11
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Kết bài Chí Phèo học sinh giỏi Kết bài mẫu 1
“Con quỷ dữ” của làng Vũ Đại đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người dân nơi đây trở thành một
cơn ác mộng đã qua với những căm phẫn của xã hội vợ những tội ác không thể tha thứ ấy.Thế
nhưng,mấy ai hiểu được rằng từ cái chết của Chí Phèo,một tiếng kêu thống thiết đã vang lên:
hãy cứu lấy con người, hãy ngăn chặn bàn tay tội ác của bọn thống trị tàn bạo để trả lại quyền
sống,quyền làm người cho những người dân cùng khổ. Kết bài mẫu 2
Thì ra, chỉ cần một chút lòng thương cũng đủ làm sống dậy bản tính lương thiện của một con
người đằng sau hình hài quỷ dữ. Chất nhân đạo thấm đượm len lỏi vào từng câu văn. Quả
thực, đọc tác phẩm, ta càng thêm thấm thía nỗi đau đớn, quằn quại tuyệt vọng khôn cùng của
một con người khao khát được sống, được làm một người dân thường như bao người bình
thường khác, càng thấm thía sâu sắc hương vị của một tác phẩm “vị nhân sinh”
Kết bài cảm nhận nhân vật Chí Phèo Kết bài mẫu 1
Như vậy bằng tài năng của nhà văn chân chính, Nam Cao đã để lại cho nền văn học
dân tộc một kiệt tác nghệ thuật và một hình tượng nhân vật độc đáo. Trang văn đã
khép lại nhưng tiếng kêu thống thiết của Chí vẫn khiến cho độc giả phải suy tư, trăn
trở về bản chất tốt đẹp trong con người. Kết bài mẫu 2
Qua nhân vật Chí Phèo, Nam Cao đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người
đọc về một người nông dân chất phác, lương thiện nhưng bị đẩy đến bước đường tha
hóa phải tìm đến cái chết để khôi phục danh dự. Đồng thời với nhân vật Chí Phèo tác
giả cũng lên án, tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến độc ác, bất nhân đẩy con
đường đến bước đường cùng. Không chỉ vậy, ông còn thể hiện cái nhìn tin yêu vào
bản chất lương thiện của những người nông dân. Kết bài mẫu 3
Với truyện ngắn đặc sắc “Chí Phèo’, Nam Cao đã thực sự đạt tới tầm cao của tư tưởng
nhân đạo khi nhìn nhận và đánh giá người nông dân trước Cách mạng. Nhà văn không
dừng ở hiện tượng bên ngoài mà đi sâu vào thể hiện bản chất bên trong của con người.
Nam Cao cũng đã chứng tỏ bút lực già dặn của mình qua tài nghệ xây dựng hình
tượng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Ý nghĩa xã hội của hình tượng
Chí Phèo rất lớn và sức sống của nó cũng thật lâu dài. Có thể nói tác phẩm và nhân vật
đã tôn vinh tên tuổi Nam Cao trong lịch sử văn chương của nước ta. Kết bài mẫu 4
Bi kịch của Chí Phèo là bi kịch của một con người trong thời đại đen tối đã qua.
Nhưng chúng ta cũng không được lãng quên mà phải ghi khắc để suy ngẫm về cuộc
sống hôm nay. Điều đó nói lên giá trị lâu bền của tác phẩm và tầm vóc lớn lao của Nam Cao. Kết bài mẫu 5
Truyện ngắn "Chí Phèo" với cốt truyện độc đáo, thể hiện sự nhân văn, nhân đạo của
Nam Cao khi đi sâu khai thác nội tâm bên trong con người lao động thể hiện một cây
bút lão luyện thiên tài của nền văn học hiện thực. Chí Phèo thật sự là một tác phẩm
kinh điển của nền văn học hiện thực nước ta cho chúng ta một cái nhìn mới mẻ độc đáo hơn.
Kết bài phân tích truyện ngắn Chí Phèo Kết bài mẫu 1
Với tác phẩm “Chí Phèo”, tác giả Nam Cao đã vạch trần bộ mặt của xã hội thực dân
nửa phong kiến phi nhân tính đẩy con người vào bước đường cùng, tha hóa về nhân
hình và nhân tính. Nhưng bên cạnh đó còn thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc, niềm tin
vào bản chất tốt đẹp trong mỗi con người. Qua tác phẩm cũng thể hiện lòng cảm
thương với số phận người nông dân bất hạnh. Kết bài mẫu 2
Nam Cao cũng viết về đề tài người nông dân như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan và
bao nhà văn hiện thực khác nhưng ông không đi sâu vào nạn sưu thuế, nạn chiếm đoạt
ruộng đất, nặn tô tức… mà chủ yếu đi vào khai thác cuộc sống của người nông dân
nghèo bị bạo lực, bị xã hội phi nhân tính tàn phá về tâm hồn và nhân cách. Truyện
ngắn “Chí Phèo” là một kiệt tác, tác phẩm có giá trị đóng góp cho bộ mặt của người
nông dân vào trong kho tàng văn học dân tộc. Kết bài mẫu 3
Nam Cao với ngòi bút sâu sắc đã xây dựng được truyện ngắn Chí Phèo - một kiệt tác
của nền văn học Việt Nam trước cách mạng. Truyện ngắn trên chứa đựng những giá trị sâu sắc. Kết bài mẫu 4
Với tác phẩm “Chí Phèo”, Nam Cao không chỉ phơi bày bộ mặt xã hội đen tối, bất
công mà nhà văn còn đồng cảm với những bi kịch khổ đau của người nông dân thấp
cổ bé họng trước Cách mạng. Đồng thời nhà văn cũng kịp thời phát hiện và trân trọng
vẻ đẹp tâm hồn của con người và khao khát thay đổi thực tại để vươn đến một cuộc sống tốt đẹp hơn. Kết bài mẫu 5
Tóm lại, chỉ với tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao đã đưa nền văn học hiện thực phê
phán lên một tầm cao mới. Truyện chứa đựng nhiều giá trị về nội dung và nghệ thuật. Kết bài mẫu 6
Đến với truyện ngắn Chí Phèo, người đọc dường như thêm thấu hiểu hơn về tài năng
của nhà văn Nam Cao. Tác phẩm Chí Phèo đã vô cùng thành công khi thể hiện được
những giá trị sâu sắc. Kết bài mẫu 7
Để làm nên thành công của tác phẩm trong việc xây dựng nhân vật, không thể không
kể đến nghệ thuật phân tích tâm lý bậc thầy của Nam Cao, nghệ thuật kết cấu linh hoạt
theo dòng tâm lý và sử dụng những đoạn độc thoại, đối thoại phù hợp. Ngòi bút của
Nam Cao đã điển hình hóa một kiểu người, một số phận trong xã hội, để ngày nay Chí
Phèo vẫn là cái tên đầu tiên khi người ta nhớ về Nam Cao. Kết bài mẫu 8
Nhân vật Chí Phèo là nhân vật tiêu biểu cho số phận của người nông dân trong xã hội
nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. Nam Cao đã thể hiện tấm lòng yêu
thương, trân trọng của mình đối với những người có số phận bất hạnh. Ở sâu thẳm
trong tâm hồn họ chính là sự khát khao hạnh phúc, được yêu thương và sống một cuộc sống tốt đẹp hơn. Kết bài mẫu 9
Hình tượng nhân vật Chí Phèo trong trang văn của Nam Cao giúp người sau hiểu được
phần nào cuộc sống cơ khổ, chà đạp, hủy hoại con người đến tận cùng. Qua đó thể
hiện được tên tuổi, ngòi bút tài hoa của nhà văn Nam Cao. Kết bài mẫu 10
Truyện ngắn “Chí Phèo” kết thúc nhưng vẫn còn đó những ám ảnh về một chế độ nửa
thực dân nửa phong kiến tàn nhẫn. Tác phẩm đã lên án mạnh mẽ, phê phán chính xác
một xã hội đầy vô cảm. Với khả năng sáng tạo văn học điêu luyện kết hợp lối viết
chân thực đan xen những biện pháp tu từ độc đáo, Nam Cao đã để lại một tuyệt phẩm
cho văn học nước nhà. Tác phẩm kết thúc trong nỗi rưng rưng của người đọc, có một
tình thương nỗi xót xa lan thấm trong tâm trí của người đọc, còn lại đó cả một nỗi
bâng khuâng cho số phận cuộc đời người dân vô tội trước năm 1945, mang cả giá trị
nhân sinh sâu sắc vừa có sức mạnh tố cáo.
Kết bài phân tích nhân vật Chí Phèo Kết bài mẫu 1
Hình tượng nhân vật Chí Phèo đế lại trong lòng người đọc nhiều niềm xúc động và
lòng cảm thông sâu sắc đối với những kiếp người bất hạnh trước Cách mạng tháng
Tám. Cùng với những chị Dậu, anh Pha, lão Hạc… nhân vật Chí Phèo đã khẳng định
tính tất yếu phải có một cuộc cách mạng dân tộc và cách mạng giai cấp đế đòi lại
quyền sống cho người dân Việt Nam khi đó. Cho đến ngày nay, những nhân vật văn
học ấy vẫn là những lời nhắc nhở, cảnh tỉnh chúng ta phải biết yêu hơn, trân trọng hơn
hạnh phúc mình đang có và ra sức cống hiến xây dựng cuộc đời tươi đẹp này. Kết bài mẫu 2
Một Chí Phèo tỉnh đã giết chết một Chí Phèo say. Chí Phèo bằng xương, bằng thịt đã
chết nhưng còn lại trong lọng người đọc là Chí Phèo đòi quyền sống, đang dõng dạc
đòi làm người lương thiện. Hình tượng Chí Phèo đã trở thành bức tượng đài cho số
phận của những người nông dân lương thiện bị đẩy vào con đường lưu manh tha hóa. Kết bài mẫu 3
Chí Phèo là một hiện tượng lưu manh hóa ở nông thôn mang tính chất điển hình, có ý
nghĩa kết án đanh thép cái xã hội tàn bạo đẩy người dân cày nghèo vào kiếp sống tối
tăm thú vật, cướp đi của họ cả bộ mặt, cả linh hồn người. Câu hỏi cuối cùng của Chí
Phèo: “Ai cho tao lương thiện?” là câu hỏi chứa chất phần uất, đau đớn, mãi mãi làm
day dứt lòng người. Làm thế nào để con người được sống cuộc sống lương thiện, bình
dị trong cái xã hội tàn bạo ngột ngạt, vùi dập nhân tính ấy? Qua hình tượng Chí Phèo,
Nam Cao đã đặt ra câu hỏi lớn ấy. Kết bài mẫu 4
Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo do nhiều căn nguyên. Có căn
nguyên từ xã hội cũng có căn nguyên từ bản thân Chí. Khi quyền con người còn bị
xúc phạm thì nhân vật Chí Phèo còn được nhắc đến như một nỗi đau của toàn nhân loại. Kết bài mẫu 5
Với truyện ngắn “Chí Phèo”, Nam Cao đã đạt tới tầm cao của tư tưởng nhân đạo khi
nhìn nhận và đánh giá người nông dân trước Cách mạng. Nhà văn không dừng ở hiện
tượng bên ngoài mà đi sâu vào thể hiện bản chất bên trong của con người. Nam Cao
cũng đã chứng tỏ bút lực già dặn của mình qua tài nghệ xây dựng hình tượng nhân vật
điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Ý nghĩa xã hội của hình tượng Chí Phèo rất lớn
và sức sống của nó cũng thật lâu dài. Có thể nói tác phẩm và nhân vật đã tôn vinh tên
tuổi Nam Cao trong lịch sử văn chương của nước ta. Kết bài mẫu 6
Chí Phèo dường như đã trở thành một hình ảnh tiêu biểu cho số phận của người nông
dân Việt Nam trước cách mạng. Qua nhân vật này, Nam Cao cũng muốn nhiều giá trị
nhân sinh sâu sắc đến mỗi người đọc. Kết bài mẫu 7
Một Chí Phèo tỉnh đã giết chết 1 Chí Phèo say. Chí Phèo bằng xương, bằng thịt đã
chết nhưng còn lại trong lọng người đọc là Chí Phèo đòi quyền sống, đang dõng dạc
đòi làm người lương thiện. Như vậy, khi ý thức nhân phẩm đã trở về, Chí Phèo không
bằng lòng sống như trước nữa. Và Chí phèo chết trong bi kịch đau đớn, chết trên
ngưỡng cửa trở về cuộc sống. Đây không thể là hành động lưu manh mà là sự vùng
lên tuyệt vọng của người nông dân khi thức tỉnh cuộc sống. Mang đậm giá trị tố cáo
rất cao, lên án giai cấp phong kiến thống trị tha hoá, những bi kịch như vậy sẽ còn tiếp diễn. Kết bài mẫu 8
Với truyện ngắn Chí Phèo, Nam Cao đã đạt tới tầm cao của tư tưởng nhân đạo khi
nhìn nhận và đánh giá người nông dân trước Cách mạng. Nhà văn không dừng ở hiện
tượng bên ngoài mà đi sâu vào thể hiện bản chất bên trong của con người. Nam Cao
cũng đã chứng tỏ bút lực già dặn của mình qua tài nghệ xây dựng hình tượng nhân vật
điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Ý nghĩa xã hội của hình tượng Chí Phèo rất lớn
và sức sống của nó cũng thật lâu dài. Có thể nói tác phẩm và nhân vật đã tôn vinh tên
tuổi Nam Cao trong lịch sử văn chương của nước ta. Kết bài mẫu 9
Chí Phèo là một kiệt tác bất hủ bởi nó chứa đựng trong đó là tư tưởng, tình cảm lớn
mang giá trị nhân đạo và hiện thực sâu sắc mà người đọc rút ra được từ những trang
sách giàu tính nghệ thuật của Nam Cao. Sự kết hợp giữa giá trị hiện thực sắc bén và
giá trị nhân đạo cao cả đã làm cho tác phẩm Chí Phèo bất tử, mãi mãi có khả năng
đánh thức trí tuệ và khơi dậy những tình cảm đẹp đẽ trong tâm hồn người đọc mọi thời đại. Kết bài mẫu 10
Với hình tượng văn học điển hình bất hủ này, Nam Cao đã lớn tiếng vạch trần bản
chất tàn bạo của thứ guồng máy xã hội đè nghiến, hủy hoại con người, đồng thời thể
hiện một niềm tin sâu sắc vào bản tính tốt đẹp của con người. Kết bài mẫu 11
Có lẽ ít tác phẩm nào trong giai đoạn cùng thời lại gây được tiếng vang đến tận bây
giờ như Chí Phèo của Nam Cao. Một con người mà đại điện cho cả trăm số phận khác,
dù có đau thương nhưng vẫn xứng đáng được yêu thương.
Kết bài phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo Kết bài mẫu 1
Quá trình tha hóa của Chí Phèo là bước miêu tả quá chân thực về số phận người nông
dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám – 1945. Từ một người nông dân hiền lành,
chất phác, Chí biến thành một con quỷ của làng Vũ Đại. Đó là tiếng chuông tiếp tục
cảnh tỉnh con người về một xã hội tàn nhẫn, bất công và vô nhân đạo. Dù vậy, Nam
Cao đã để ngòi bút chan chứa tình yêu thương của mình khai thác, khám phá và khẳng
định bản chất lương thiện trong con người anh. Dù Chí Phèo chết trên ngưỡng cửa trở
về với cuộc đời, nhưng chắc chắn người ta đã cảm thông, đã tin về phần nhân tính vẫn còn trong con người anh. Kết bài mẫu 2
Chí Phèo - một tác phẩm văn học hiện thực sống mãi với thời gian. Tác phẩm đã tố
cáo một xã hội thực dân phong kiến tàn bạo cướp đi của người nông dân cả nhân hình
lẫn nhân tính. Đồng thời, qua đó, Nam Cao còn muốn gửi tới người đọc, hãy trân
trọng, quan tâm đến những người xung quanh mình, phát hiện ra những bản chất tốt
đẹp trong con người, để rồi tất cả mọi người sẽ có một cuộc đời ý nghĩa và hạnh phúc của một con người. Kết bài mẫu 3
Tác phẩm “Chí Phèo” thông qua quá trình thức tỉnh hồi sinh và bi kịch bị cự tuyệt
quyền làm người của nhân vật chính, nhà văn đã mang đến những giá trị nhân văn cao
đẹp. Tác phẩm đã lên án, tố cáo tội ác của chế độ thực dân nửa phong kiến đã đàn áp
và bóc lột nhân dân lao động. Qua đó nhà văn đồng cảm với những nỗi khổ đau, bị
đày đọa và sự bế tắc của những khát vọng của người nông dân. Đồng thời nhà văn
cũng kịp thời phát hiện và trân trọng trước vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật và khao khát
thay đổi thực tại để mang đến một cuộc sống tốt đẹp hơn. Kết bài mẫu 4
Hành động tự sát của Chí Phèo là cuộc chiến đấu mạnh mẽ nhất, dữ đội nhất và là
cuộc chiến đấu cuối cùng giữa con người hiền như cục đất và con quỷ dữ thằng đầu bò.
Trong cuộc quyết đấu này, Chí Phèo đã chết, nhưng nhân cách lương thiện đã trỗi dậy
và tỏa sáng, đó cũng chính là chiến thắng tất yếu của cái thiện đối với cái ác, đồng
thời cũng là sự thể hiện rõ ràng nhất của tư tưởng nhân đạo và tinh thần nhân văn của ngòi bút Nam Cao. Kết bài mẫu 5
Gấp trang sách lại nhưng ám ảnh về một anh canh điền lương thiện cuối cùng chết đau
đớn, bi thảm trong bi kịch bị tước đoạt, bị chối bỏ và bị khai trừ khỏi xã hội loài người
vẫn còn đó. Điều này được tạo nên bởi tài năng của nhà văn Nam Cao trong việc xây
dựng hình tượng nhân vật cùng biệt tài miêu tả tâm lí nhân vật sắc nét và tinh tế. Kết bài mẫu 6
Chí Phèo đã chết trên ngưỡng cửa trở về với “xã hội bằng phẳng của những con người
lương thiện”. Đó cũng là lúc người đọc thấm thìa đến tận cùng bi kịch bị cự tuyệt
quyền làm người thật quá phũ phàng, xa xót của Chí. Nỗi đau ấy cứ âm ỉ mãi khi mà
cùng với thời gian, khi quyền con người còn bị xúc phạm thì bi kịch của đời Chí Phèo
còn được nhắc mãi. Nỗi đau của Chí Phèo đã trở thành nỗi đau của toàn nhân loại.
Ngòi bút của Nam Cao cứ sắc nhọn mãi cho đến tận bây giờ. Kết bài mẫu 7
Có thể nói, Nam Cao đã rất thành công trong việc khai thác nỗi khổ về mặt tinh thần,
nỗi đau về thể xác của những người nông dân xưa. Kết hợp với nghệ thuật miêu tả tâm
lí nhân vật, ngôn ngữ giản dị, tự nhiên mà sống động càng làm tôn lên tài năng của
Nam Cao. Qua tác phẩm, tác giả muốn gửi gắm lòng đồng cảm sâu sắc với bi kịch của
nhân vật, niềm tin về bản chất hiền lành lương thiện của con người sẽ luôn còn đó.
Hơn nữa, tác phẩm được viết lên như một lời kêu cứu, cứu lấy quyền làm người, cứu
lấy quyền sống, quyền được hưởng hạnh phúc lứa đôi của con người. Kết bài mẫu 8
Qua việc khắc họa quá trình tha hóa của Chí Phèo, nhà văn Nam Cao muốn tố cáo xã
hội phong kiến với bọn “cường hào ác bá” đã đẩy những người nông dân lương thiện
vào cảnh lưu manh hóa. Đồng thời đó còn là niềm xót thương cho số phận của người
nông dân trước Cách mạng. Kết bài mẫu 9
Tác phẩm Chí Phèo thông qua quá trình thức tỉnh hồi sinh và bi kịch bị cự tuyệt quyền
làm người của nhân vật chính, nhà văn đã mang đến những giá trị nhân văn cao đẹp.
Tác phẩm đã lên án, tố cáo tội ác của chế độ thực dân nửa phong kiến đã đàn áp và
bóc lột nhân dân lao động. Qua đó nhà văn đồng cảm với những nỗi khổ đau, bị đày
đọa và sự bế tắc của những khát vọng của người nông dân. Đồng thời nhà văn cũng
kịp thời phát hiện và trân trọng trước vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật và khao khát thay
đổi thực tại để mang đến một cuộc sống tốt đẹp hơn. Kết bài mẫu 10
Qua quá trình tha hóa của nhân vật Chí Phèo, Nam Cao đã bộc lộ niềm cảm thương
sâu sắc với số phận của những người nông dân bất hạnh, bị đẩy đến bước đường cùng
bị tha hóa. Nhưng đồng thời cũng thể hiện niềm tin tưởng của Nam Cao vào nhân
cách, thiện tính trong người nông dân hiền lành, chất phác. Không chỉ vậy, còn là
tiếng nói phê phán sâu sắc với chế độ thực dân nửa phong kiến đương thời đã đẩy con
người đến bước đường cùng. Tác phẩm để lại giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Kết bài mẫu 11
Quá trình lưu manh hoá của Chí Phèo hay cũng chính là bi kịch bần cùng hoá của
những người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám đã tố cáo sâu sắc xã hội
nửa phong kiến, nửa thực dân áp bức bóc lột. Chí Phèo đã chết, nhưng nhân cách
lương thiện đã trỗi dậy và tỏ sáng, đó cũng chính là chiến thắng tất yếu của cái thiện
đối với cái ác, đồng thời cũng là sự thể hiện rõ ràng nhất của tư tưởng nhân đạo và
tinh thần nhân văn của ngòi bút Nam Cao. Kết bài mẫu 12
Nam Cao đã xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Nghệ thuật miêu
tâm lí nhân vật sắc sảo. Ngôn ngữ giản dị, diễn đạt độc đáo. “Chí Phèo” tố cáo mạnh
mẽ xã hội thuộc địa phong kiến tàn bạo đã cướp đi nhân hình lẫn nhân tính của người
nông dân lương thiện. Đồng thời nhà văn phát hiện và khẳng định bản chất tốt đẹp của
con người ngay cả khi họ đã biến thành quỷ dữ. Kết bài mẫu 13
Bằng cách khắc họa tài tình của Nam Cao, quá trình tha hóa của Chí Phèo được thể
hiện qua những mạch ngầm của chi tiết nhưng rất sinh động và giàu kịch tính, qua đây
thấy được bi kịch của người nông dân trong xã hội cũ mới đau đớn kiệt cùng biết chừng nào.
Kết bài phân tích nhân vật bá Kiến Kết bài mẫu 1
Qua nhân vật bá Kiến, Nam Cao đã lên tiếng tố cáo sự tàn bạo, hà khắc của tầng lớp
thống trị, bên cạnh đó nhà văn cũng lên tiếng đòi quyền sống, quyền được làm người
lương thiện của nhân dân. Những điều đó đã góp phần tạo nên giá trị nhân đạo sâu sắc cho tác phẩm. Kết bài mẫu 2
Như vậy nhân vật bá Kiến mang đầy đủ tội ác xấu xa của bọn địa chủ cường hào dưới
chính quyền phong kiến nửa thuộc địa. Nam Cao đã khéo sử dụng một lối văn linh
hoạt sinh động, giản dị và trong sáng, gần với khẩu ngữ hàng ngày của quần chúng, đi
sâu mà miêu tả nội tâm của nhân vật để cho Bá Kiến hiện lên vừa có nét chung vừa có
nét riêng độc đáo không lẫn với tên địa chủ nào. Kết bài mẫu 3
Bằng bút pháp xây dựng nhân vật xuất sắc, Nam Cao đã xây dựng thành công nhân
vật bá Kiến - kẻ đại diện cho giai cấp thống trị đương thời. Hắn ta là kẻ gian ngoan,
xảo quyệt, với những thủ đoạn bóc lột vô cùng thâm độc. Khắc họa nhân vật Bá Kiến,
Nam Cao cho thấy quá trình đấu tranh không khoan nhượng giữa nông dân và bọn
cường hào, ác bá. Đồng thời cũng là lời phê phán, tố cáo đanh thép xã hội thực dân
nửa phong kiến đương thời của Nam Cao. Kết bài mẫu 4
Với nhân vật Bá Kiến, Nam Cao đã lên tiếng tố cáo giai cấp thống trị trong xã hội
phong kiến là nguyên nhân khiến cho người nông dân vào rơi vào cảnh tha hóa, lưu manh hóa.
Kết bài phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo Kết bài mẫu 1
Truyện ngắn “Chí Phèo” đã đánh dấu một sự nghiệp sáng tác lớn của Nam Cao. Ông
hiểu rằng phải là hiện thực, văn học mới có ý nghĩa tố cáo sâu sắc chế độ, chỉ có hiện
thực mới nhìn thấy hết nỗi đau khổ, dằn vặt trong người dân lao động và chỉ có hiện
thực mới làm nổi bật tấm lòng nhân đạo cao cả của nhà văn. Hành động quyết liệt bất
ngờ của Chí Phèo trong truyện là một diễn biến hợp lí, thể hiện sự "tháo cũi sổ lồng"
của người dân. Tuy nhiên Nam Cao mới chỉ nhìn thấy sự phản kháng ở một con người
chứ chưa có ý thức về sức mạnh tiềm tàng trong quần chúng. Nam Cao mới nhìn vào
bá Kiến chứ chưa nhìn vào một hệ thống giai cấp thống trị ở khắp đất nước Việt Nam
thuộc địa. Qua truyện ngắn Chí Phèo, Nam Cao đã chứng tỏ là một cây viết hiện thực
sắc sảo, là "thư kí trung thành của thời đại" - một tấm lòng nhân ái, rộng mở bị ám ảnh
bởi số phận đau khổ của kiếp người nô lệ. Chính mảnh đất nơi ông sinh ra đã tác động,
ảnh hưởng lớn tới sự nghiệp sáng tác của ông. Kết bài mẫu 2
Chí Phèo của Nam Cao được đánh giá cao chính ở giá trị tố cáo. Thông qua số phận
Chí Phèo, Nam Cao phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội Việt Nam lúc bấy giờ và thực
trạng người nông dân bị đày đọa, đè nén và âm thầm chịu đựng rồi tuyệt vọng, liều
lĩnh phản ứng cực đoan. Nam Cao cũng bày tỏ niềm cảm thông cùng tình thương yêu
đối với người nông dân bị đẩy vào con đường lưu manh hóa, phát hiện bản chất tốt
đẹp vốn có của họ. Song cũng như các nhà văn hiện thực cùng thời, chưa tìm được
cho nhân vật của mình lối thoát. Sau này, bằng con đường cách mạng, Tô Hoài, Kim
Lân đã tìm cho nhân vật mình một hướng đi riêng. Kết bài mẫu 3
Thông qua truyện ngắn “Chí Phèo”, nhà văn Nam Cao đã gửi gắm những giá trị hiện
thực và nhân đạo đầy sâu sắc. Chính vì lẽ đó, đây là một tác phẩm chứa đựng những giá trị to lớn. Kết bài mẫu 4
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng viết: "Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”.
Thật vậy, Nam Cao đã xây dựng hình tượng nhân vật Chí Phèo với tất cả tấm lòng
nhân đạo và niềm cảm thương sâu sắc đối với những kiếp người cùng khổ. Và người
đọc hôm nay đã hiểu thêm về thân phận con người trong xã hội cũ, từ đó càng thêm
trân trọng và bảo vệ những gì hạnh phúc của mình đang có được. Chí Phèo mãi là một
tác phẩm văn học hiện thực xuất sắc nhất của dòng văn học hiện thực phê phán 1930 - 1945. Kết bài mẫu 5
“Chí Phèo” trải qua biết bao thời gian đến nay vẫn là một tác phẩm được người đọc
yêu thích. Nó hấp dẫn người đọc với những giá trị nhân đạo và hiện thực sâu sắc. Quả
thật nhà văn Nam Cao đã có công rất lớn trong việc phản ánh số phận người nông dân trong xã hội cũ.
Kết bài cảm nhận về tình yêu của Chí Phèo và Thị Nở Kết bài mẫu 1
Nhìn vào mối tình của Thị Nở, Chí Phèo người đọc cảm thấy được cái gì đó rất đáng
yêu nhưng cũng không kém phần cảm động. Hai người họ bị cả xã hội quay lưng
nhưng cũng chính họ lại là những con người lương thiện, khát khao yêu thương nhất.
Những giới hạn của cuộc đời Chí Phèo như đã được phá bỏ, nó mở rộng, liên thông
với cuộc đời bên ngoài. Chính tình yêu đã mở thông lối về với cuộc đời của Chí Phèo,
hắn cảm nhận được cuộc sống xung quanh. Kết bài mẫu 2
Tình yêu của Chí Phèo và Thị Nở đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu
sắc. Qua đó Nam Cao cũng gửi gắm đến người đọc những giá trị nhân văn tốt đẹp. Kết bài mẫu 3
Tóm lại, tình yêu của Chí Phèo và thị Nở vẫn là một tình yêu rất đẹp. Tình yêu ấy
không những là sự tình cờ, mà còn là tình người thiêng liêng, cao quý. Đến một người
dở hơi như thị còn có tình có nghĩa, huống chi những người khác tỉnh táo, khôn
ngoan? Tình yêu trong xã hội hiện nay cũng vậy, ngoài yêu hãy biết thương, biết trân
trọng nhau, biết cùng nhau cố gắng hướng đến những điều tốt đẹp. Nhà văn Nam Cao
đã dựng lên một cuộc tình thật đẹp, thật ý nghĩa. Có thể người trong cuộc khiến người
ta bật cười mỗi khi nhắc tới, nhưng chính tình yêu của họ lại là bài học sâu sắc cho
mọi người giữa cuộc đời đầy mưu mô, tính toán. Rằng khi yêu hãy yêu thật lòng, hãy
nghĩ đến những điều tốt đẹp, hãy bỏ qua cho nhau, cảm thông chia sẻ lẫn nhau. Như
Chí không hề để ý đến tính tình dở hơi và "vẻ đẹp trời cho" của thị, hay chính thị cũng
chẳng khinh ghét một người đàn ông không cha không mẹ, lại chuyên rạch mặt ăn vạ...
Họ đã bù đắp cho nhau, làm nên một tình yêu thật đáng ngưỡng mộ.
Kết bài ý nghĩa bát cháo hành trong tác phẩm Chí Phèo Kết bài mẫu 1
Qua chi tiết nó cũng cho ta thấy một hiện thực mà nhà văn đau đáu đó là những định
kiến làng xã nông thôn đã tước đi quyền được sống của con người… Qua đó nhà văn
cũng gióng lên một hồi chuông khẩn thiết đòi thay máu cho xã hội để ít nhất con
người được sống lương thiện. Bát cháo hành là một chi tiết đặc sắc đã góp phần làm
nên “nhà văn lớn” Nam Cao. Tác phẩm khép lại nhưng dư âm của tình người trong chi
tiết nghệ thuật ấy vẫn còn mãi. Kết bài mẫu 2
Tình yêu thương, sự đồng cảm của Thị Nở cùng bát cháo hành như một liều thuốc đã
kéo Chí ra khỏi hàng loạt những bi kịch của cuộc đời, giúp Chí tìm lại được chính bản
chất lương thiện của mình vốn từ lâu đã bị vùi lấp trong sâu thẳm tâm hồn Chí, nay
bỗng được tái hiện như một tia sáng trong cuộc đời tăm tối của Chí Phèo. Kết bài mẫu 3
Thị Nở xuất hiện đúng lúc cuộc đời Chí không còn một lối thoát, bát cháo hành của
thị đến khi Chí thèm được ăn. Chính những điều này đã làm sống lại bản chất lương
thiện trong con người hắn. Xây dựng lên hình ảnh thị Nở với bát cháo hành chính là
tấm lòng nhân đạo của nhà văn đối với nhân vật của mình. Tác giả muốn chứng minh
với người đọc rằng, những con người xấu xa, độc ác, mất hết tính người không phải
do tự bản thân họ như thế mà do xã hội đã cướp mất quyền làm người của họ, đẩy họ
thành quỷ dữ rồi ghét bỏ họ. Kết bài mẫu 4
Bát cháo hành một chi tiết nghệ thuật của Nam Cao góp phần thể hiện tư tưởng của
nhà văn về quan niệm nhân sinh. Lòng tốt đôi khi phải trả một cái giá cắt cổ. Và đó
còn là niềm tin của nhà văn về người nông dân dù có bị bầm dập về nhân hình nhưng
không bao giờ mất đi nhân cách tốt đẹp. Kết bài mẫu 5
Đọc Chí Phèo chắc chắn ta không thể quên chi tiết bát cháo hành, chi tiết rất hay và
xuất sắc, bộc lộ được một ngòi bút nhân đạo từ trong cốt tủy của Nam Cao. Người ta
vẫn thấy Nam Cao lạnh lùng và tàn nhẫn với nhân vật của mình lắm, nhưng thực ra là
không, Nam Cao không yêu nhân vật, không cảm thông cho Chí, sao có thể để Chí
thức tỉnh được như vậy. Mỗi chi tiết đắt giá được xem như một chữ trong thơ tứ tuyệt,
và chi tiết bát cháo hành xứng đáng với điều đó. Kết bài mẫu 6
Bát cháo hành là chi tiết nghệ thuật đặc sắc, góp phần thúc đẩy mạch truyện tiếp tục
phát triển. Qua đó còn khắc họa nét tính cách, tâm lí và bi kịch của cuộc đời Chí Phèo.
Đồng thời chi tiết này cũng thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc của Nam Cao: ông luôn
có niềm tin vào phần con người, phần nhân tính của mỗi con người, chỉ cần trong
những điều kiện và hoàn cảnh thích hợp nhất định con người tha hóa cũng sẽ được cảm hóa. Kết bài mẫu 7
Nhà văn Nam Cao đã rất khéo léo khi xây dựng nên hình ảnh bát cháo hành để người
đọc thấy rằng tình người mới là thứ đáng quý nhất, đáng trân trọng nhất. Và tình
người là khi không phân biệt giàu nghèo, sang hèn... người tội lỗi lại càng cần có tình
người hơn. Giống như bát cháo hành đã xoa dịu cuộc đời Chí, giúp Chí lấy lại được
phần người trong con người của mình. Chỉ tiếc rằng, trong xã hội ấy, Chí vẫn chỉ là
một người nông dân mang thân phận thấp hèn, vẫn bị chế độ phong kiến vùi dập, và
Chí đã chọn cái chết để hương cháo hành không bị phôi phai bởi hương rượu nữa. Kết bài mẫu 8
Bát cháo hành đã thức tỉnh nhân tính bên trong con quỷ dữ như Chí Phèo nhưng nó
cũng đẩy Chí chìm sâu vào bi kịch, tuyệt vọng. Có thể nói bát cháo hành là chi tiết đặc
sắc nhất trong truyện ngắn Chí Phèo, qua đó truyền tải được bao thông điệp nhân văn
mà nhà văn Nam Cao muốn truyền tải. Kết bài mẫu 9
Như vậy với tài năng của nhà văn Nam Cao chi tiết bát cháo hành trong tác phẩm
“Chí Phèo” có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc. Một mặt tố cáo xã hội tàn
nhẫn đẩy người nông dân đến bước đường cùng, một mặt ca ngợi phẩm chất tốt đẹp
của họ. Gập trang sách lại nhưng hình ảnh bát cháo hành với dư vị tình người để lại
ám ảnh suy tư và bài học cho độc giả. Trong cuộc sống hãy biết yêu thương, sẻ chia
và đùm bọc lẫn nhau và chỉ có tình thương chân thành mới có sức mạnh cảm hóa.
Kết bài phân tích tiếng chửi của Chí Phèo Kết bài mẫu 1
Đầu những thế kỷ XX, người ta đã coi chị Dậu là hình mẫu tiêu biểu cho những số
phận khổ cực của người nông dân: bị ép buộc, phải bán con, bán chó,... Xong, Chí
Phèo xuất hiện như một cơn sóng mới xô đi hình ảnh đó, chiếm lấy ngôi vị "người
nông dân với số phận bi thảm nhất" : bị tha hoá cả về nhân hình lẫn nhân tính, bị cự
tuyệt quyền làm người. Có thể nói, Nam cao đã phản ánh thật xuất sắc xã hội đương
thời thối nát, buộc con người muốn sống được thì phải tha hoá. Kết bài mẫu 2
Như vậy, hành vi chửi của Chí Phèo không chỉ là sự trút bỏ bực tức với những lời cay
độc, không chỉ là phản ứng không chuẩn văn hóa, mà chửi còn là để khẳng định sự tồn
tại, sự hiện diện và vị thế của mình. Đó có lẽ cũng là cách mà Chí Phèo muốn "làm
hòa với mọi người". Và trong suốt tác phẩm (mặc dù vậy), Chí cũng chưa từng chửi
nhau. Nhìn sâu vào tác phẩm và tâm hồn của Chí, rõ ràng đây không phải là tiếng chửi,
mà là tiếng lòng thống thiết từ trái tim bị chà đạp đến tận cùng và nó bật lên thành
tiếng kêu thương đau đớn với hình thức biểu đạt một cách xót xa (mà chỉ có Nam Cao
mới làm được) đó là tiếng chửi. Vì vậy, mặc dù chửi, chúng ta vẫn thấy thương, vẫn
thấy đau đáu, vẫn thấy day dứt trăn trở khôn nguôi... dù những trang viết của Nam
Cao đã cách xa chúng ta gần thế kỉ. Kết bài mẫu 3
Như vậy thông qua tiếng chửi của Chí Phèo ta có một nhận định rằng giọng văn của
Nam Cao là một giọng văn lạnh lùng, nhưng chất chứa đầy những đớn đau, phản ánh
một hiện thực bế tắc của người nông dân trước cách mạng tháng tám, khi họ chưa thể
tìm ra cho mình một lối thoát, và ngay cả chính bản thân tác giả cũng chưa thể tìm ra
lối thoát cho nhân vật của mình. Tiếng chửi ấy chất chứa tất cả những đớn đau trong
suốt cuộc đời đầy bi kịch của Chí Phèo, đồng thời gợi mở ra chủ đề của tác phẩm, bên
trong cái chất văn lạnh lẽo, hiện thực gay gắt là những nỗi xót xa, cay đắng thương
cảm cho nhân vật chính cũng như cho chính những người nông dân ở xã hội cũ. Kết bài mẫu 4
“Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”. Chi tiết “tiếng chửi” của Chí Phèo đã góp phần
làm nên thành công của nhà văn lớn Nam Cao. Nó đã khái quát lên một chân lý nghệ
thuật: nghệ thuật chân chính không những tìm thấy cái bình thường trong sự phi
thường mà còn phát hiện cái phi thường trong sự bình thường, thậm chí tầm thường.
Chỉ có nhà văn lớn có khối óc và trái tim lớn mới làm được điều đó. Kết bài mẫu 5
Mở đầu tác phẩm tiếng chửi trong men say của Chí Phèo là nét nghệ thuật độc đáo,
mang giá trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật của nhà văn Nam Cao, những chi tiết nhỏ
nhưng lại làm nổi bật tinh thần nhân đạo, qua đó tố cáo tội ác của xã hội cũ đã lấy đi
quyền làm người, bi kịch của một kẻ tha hóa và không còn lối thoát quay trở về làm người lương thiện.
Kết bài diễn biến tâm trạng nhân vật Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở Kết bài mẫu 1
Nam Cao đã khéo lột tả nội tâm nhân vật Chí Phèo trong những ngày hồi sinh khi gặp
thị Nở với cách sử dụng ngôn ngữ sinh động, giản dị nồng ấm hơi thở đời sống thường
ngày của người nông dân để lại giá trị nhân đạo cao đẹp sống mãi với thời gian. Bản
chất lương thiện và khát khao hạnh phúc là bản tính tự nhiên tốt đẹp của con người
không bao giờ bị mất đi dù cho bị quỷ dữ tha mất linh hồn nhưng chỉ cần được thắp
sáng bởi ngọn lửa tình người nó lại trỗi dậy đòi quyền sống mãnh liệt. Qua đó cũng
cho ta bài học nhận thức rằng chỉ có tình thương mới cảm hóa được trái tim sắt đá, cô
độc và mỗi chúng ta sống trong cộng đồng người hãy biết yêu thương, chia sẻ cảm
thông cho nhau bởi “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi không có tình thương”. Kết bài mẫu 2
Diễn biến tâm trạng Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở là một phát hiện mới của Nam Cao
trong đời sống tinh thần của người nông dân. Bi kịch bi cự tuyệt quyền làm người của
nhân vật Chí Phèo thể hiện giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc của Nam Cao với nỗi
đau khổ tột cùng của người nông dân. Tiếng nói tố cáo xã hội bất nhân, tàn ác đã đẩy
con người vào bi kịch. Nhà văn lên tiếng cảm thông, bênh vực và phát hiện ra vẻ đẹp
tâm hồn sâu thẳm của người nông dân; trước sau bản tính lương thiện tốt đẹp vẫn là
thứ không bao giờ mất đi ở họ. Nam Cao có biệt tài miêu tả tâm lý nhân vật hết sức
sắc sảo. Đặc biệt là tài nghệ miêu tả những diễn biến tâm trạng Chí Phèo sau khi gặp Thị nở. Kết bài mẫu 3
Tác phẩm “Chí Phèo” là kiệt tác văn xuôi Việt Nam hiện đại, nó thể hiện trình độ bậc
thầy về truyện ngắn Nam Cao. Qua tâm trạng nhân vật Chí Phèo tác giả cho ta thấy rõ
bi kịch: “Sinh ra là người mà không được làm người” đồng thời thể hiện rõ khát khao
lương thiện của con người và bế tắc của hiện thực xã hội bấy giờ. Kết bài mẫu 4
Nam Cao, một nhà tâm lí tài ba với ngòi bút tinh tế, ông đã khắc họa tâm trạng của
Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở rất xuất sắc. Qua đó giúp độc giả có thêm những bài học
nhận thức sâu sắc về con người. Kết bài mẫu 5
Bằng ngòi bút phân tích, miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo, Nam Cao đã cho thấy sự
biến đổi trong nhận thức của Chí Phèo, đó là sự phục sinh của nhân tính. Nhưng đồng
thời cũng cho thấy bi kịch đau đớn của Chí khi bị cự tuyệt làm người, cự tuyệt về cuộc sống lương thiện. Kết bài mẫu 6
Như vậy, chỉ bằng một đoạn văn ngắn kể lại diễn biến tâm trạng của nhân vật Chí
Phèo sau khi gặp Thị Nở, nhà văn đã gửi gắm những thông điệp có ý nghĩa sâu xa tới
người đọc. Nam Cao không còn, và cuối tác phẩm Chí Phèo cũng chết nhưng những
dòng xúc cảm của một con người lần đầu tiên tỉnh rượu đã đánh động tâm hồn mọi
người tự ý thức mình, tự nâng niu, trân trọng những gì mình đang có trong cuộc sống cũng như trong tình yêu.
Kết bài phân tích bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Kết bài mẫu 1
Với tất cả những điều trên, người đọc dù có gấp lại trang sách thì những xót xa, những
day dứt về một con người khốn khổ khi bị cự tuyệt quyền làm người vẫn không thể
nguôi ngoai. Bằng tài năng của mình, Nam Cao đã tạo ra một kiệt tác không chỉ trong
văn học hiện thực phê phán 1930 - 1945 mà còn là kiệt tác của văn học Việt Nam hiện đại. Kết bài mẫu 2
Có thể nói, Nam Cao đã rất thành công trong việc khai thác nỗi khổ về mặt tinh thần,
nỗi đau về thể xác của những người nông dân xưa. Kết hợp với nghệ thuật miêu tả tâm
lí nhân vật, ngôn ngữ giản dị, tự nhiên mà sống động càng làm tôn lên tài năng của
Nam Cao. Qua tác phẩm, tác giả muốn gửi gắm lòng đồng cảm sâu sắc với bi kịch của
nhân vật, niềm tin về bản chất hiền lành lương thiện của con người sẽ luôn còn đó.
Hơn nữa, tác phẩm được viết lên như 1 lời kêu cứu, cứu lấy quyền làm người, cứu lấy
quyền sống, quyền được hưởng hạnh phúc lứa đôi của con người. Kết bài mẫu 3
Bi kịch cuộc đời Chí là do nhà tù thực dân, là do xã hội với những định kiến lỗi thời
và cũng là do chính bản thân Chí. Với bi kịch bị cự tuyệt làm người một lần nữa Nam
Cao khắc sâu hơn nỗi đau của người nông dân khi bị đẩy đến bước đường cùng. Đồng
thời cũng cho thấy niềm tin của tác giả vào sự cảm hóa và bản chất người trong mỗi
chúng ta. Qua đây cũng cho thấy tài năng nghệ thuật bậc thầy của Nam Cao. Kết bài mẫu 4
Chí Phèo chính là tiếng kêu cứu thiết tha của những người bất hạnh; là tiếng nói bảo
vệ và đấu tranh cho quyền được làm người của những con người lương thiện; là mong
ước được sống và sống hạnh phúc, không còn những thế lực đen tối của xã hội đẩy họ
vào chỗ khốn cùng, bế tắc, đầy bi kịch xót xa của lớp người nông dân khốn cùng. Kết bài mẫu 5
"Chí Phèo" là một hình tượng rất khác so với những tác phẩm về người nông dân của
nhiều nhà văn cùng thời. Một số phận nghiệt ngã đến cùng cực, khốn khổ, bi thảm đến
độ không còn lối thoát nào để nhân vật thoát khỏi vòng luẩn quẩn của nghịch cảnh.
Qua đó tác phẩm phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội Việt Nam lúc bấy giờ và thực
trạng người nông dân bị đày đọa, áp bức nhưng không thể lên tiếng để bảo vệ quyền sống của bản thân. Kết bài mẫu 6
Sáng tạo ra nhân vật Chí phèo với gương mặt không tuổi, chằng chịt đầy vết sẹo và
với tâm hồn mang nỗi đau quằn quại của một con người bị cự tuyệt quyền làm
người,Nam Cao đã mang lại cho người đọc một cái nhìn hoàn toàn mới, ở một góc độ
mới về nông dân: cái nhìn vào cõi tinh thần, vào chiều sâu bi kịch. Viết những trang
văn đau đớn thấm đẫm nước mắt về bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí, Nam
Cao đã cắm cho mình một cái mốc vinh quang trên con đường trở thành nhà văn lớn
của văn học hiện thực và văn xuôi Việt Nam thế kỉ XX. Kết bài mẫu 7
Thế mới thấy sức cảm hóa kì diệu của tình thương. Bằng chi tiết này, Nam Cao đã soi
vào tác phẩm một ánh sáng nhân đạo đẹp đẽ, cho Chí Phèo một tia hi vọng về một
ngày không xa, Chí sẽ được công nhận là một con người.
Kết bài phân tích nhân vật Thị Nở hay nhất Kết bài mẫu 1
Bằng những chi tiết nghệ thuật đặc sắc, Nam Cao đã khắc họa thành công nhân vật
Thị Nở, cho thấy số phận bất hạnh của người nông dân trước cách mạng. Đồng thời
cũng cho thấy vẻ đẹp nhân cách sáng ngời đằng sau lớp vỏ xù xì, xấu xí. Nhân vật đã
góp phần hoàn chỉnh chủ đề và thúc đẩy truyện phát triển hợp lí. Kết bài mẫu 2
Tóm lại, không được miêu tả cụ thể, đầy đủ nhưng nhân vật bà cô Thị Nở là một sáng
tạo nghệ thuật độc đáo của Nam Cao. Bên cạnh Chí Phèo, Thị Nở, Bá Kiến, nhân vật
này cũng mang trong mình nhiều ý nghĩa điển hình như trên đã phân tích, do đó mang
nhiều giá trị nội dung của tác phẩm. Xây dựng nhân vật này, Nam Cao đã sử dụng một
ngòi bút sắc sảo, không tả nhiều nhưng giàu sức ám ảnh. Nhiều người thường nghĩ về
nhân vật này với cái nhìn ác cảm, ghét bỏ. Tuy nhiên, theo chúng tôi, suy cho cùng
nhân vật bà cô Thị Nở cũng chỉ là nạn nhân của số phận, của chế độ xã hội cũ đen tối
mà thôi. Nhân vật này đáng thương hơn là đáng ghét. Đây cũng là một biểu hiện của
ngòi bút lấp lánh tình người, sáng ngời giá trị nhân văn của Nam Cao. Kết bài mẫu 3
Vậy thì, với tư cách là một khối tự nhiên thô mộc, khiếm khuyết về hình thể, Thị Nở
đã bảo toàn trong mình những phẩm chất "nhân chi sơ, tính bản thiện" của giống
người: thiên lương, thiên chức, thiên năng - lớp bản chất nằm ở bề sâu khuất chưa bị
tha hóa. Cho nên Thị Nở đã thoát ra khỏi cái lốt bọc xấu xí ấy để trở thành một người đàn bà đáng trọng. Kết bài mẫu 4
Nam Cao với tài năng phản ánh giá trị hiện thực tinh tế, ông đã xây dựng lên cho mình
những nhân vật mang nhiều cảm xúc, tinh tế, truyền tải được sâu sắc giá trị hiện thực,
giá trị nhân đạo trong tác phẩm, mỗi chi tiết đều được biểu hiện những nét riêng,
mang những cảm xúc tinh tế, đậm giá trị nội dung, phản ánh sâu sắc được ý nghĩa
trong cuộc sống của mỗi nhân vật xuất hiện trong tác phẩm. Thị Nở là nhân vật đã
được tác giả truyền tải những tình yêu thương sâu sắc trong câu chuyện. Kết bài mẫu 5
Thị Nở là một trong những thành công của Nam Cao khi xây dựng hệ thống nhân vật
cho truyện ngắn Chí Phèo. Thị tuy là con người xấu xí, dở hơi bị cả làng ghét bỏ
nhưng bên trong con người ấy lại có những vẻ đẹp đáng quý, đáng trân trọng. Kết bài mẫu 6
Thị Nở tuy chỉ là nhân vật phụ xuất hiện trong chốc lát nhưng thị là ngọn lửa sưởi ấm
và thắp lên ánh sáng lương tri làm người trong Chí, nhân vật mang lại giá trị nhân văn
cho tác phẩm “Chí Phèo”. Dù thị xấu xí, nghèo khổ nhưng tràn ngập tình thương đó là
phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Việt. Gập lại trang sách bấy lâu nhưng hình
tượng nhân vật thị Nở cùng mối tình bất hạnh với Chí Phèo vẫn ám ảnh trong suy nghĩ
và tâm hồn của độc giả. Kết bài mẫu 7
Chính cái nét duyên thầm và tình yêu của người phụ nữ này đã cảm hóa, thức tỉnh
khao khát hoàn lương mãnh liệt của Chí Phèo. Quả thật, Nam Cao xứng đáng là một
trong những cây bút xuất sắc nhất của nền văn học nước nhà khi khắc họa hình tượng
Thị Nở sống động và đầy tính nhân văn như vậy. Kết bài mẫu 8
Với tác phẩm "Chí Phèo", người đọc có thể thấy rằng, không phải chỉ những người
phụ nữ xinh đẹp mới có thể để lại những ấn tượng tốt đẹp. Những người phụ nữ có
hình hài xấu xí nhưng có tấm lòng yêu thương, nhân hậu như Thị Nở cũng khiến cho
người đọc nhớ mãi. Tuy rằng xấu xí nhưng chính cái nét duyên thầm của người phụ
nữ đã làm cảm hóa được một "con quỷ dữ", thổi bùng lên ngọn lửa thương yêu giữa
những con người với nhau. Đó chính là giá trị nhân văn, nhân đạo mà Nam Cao muốn
gửi gắm trong tác phẩm.