Văn mẫu lớp 7: Viết đoạn văn nêu cảm nhận về bài thơ Quê hương | Kết nối tri thức
Văn mẫu lớp 7: Viết đoạn văn nêu cảm nhận về bài thơ Quê hương | Kết nối tri thức được trình bày khoa học, chi tiết qua đó giúp các bạn có thể tham khảo để nâng cao trình học văn học của mình với những bài văn mẫu hay và sáng tạo. Các bạn xem và tải về ở bên dưới.
Chủ đề: Bài 3: Cội nguồn yêu thương (KNTT)
Môn: Ngữ Văn 7
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Viết đoạn văn nêu cảm nhận về bài thơ Quê hương
Đoạn văn nêu cảm nhận về bài thơ Quê hương - Mẫu 1
Bài thơ Quê hương của Tế Hanh đã khắc họa khắc họa một bức tranh tươi sáng,
sinh động về một làng quê miền biển, nổi bật là vẻ đẹp khỏe khoắn, đầy sức sống
của người dân làng chài. Mở đầu bài thơ, tác giả đã giới thiệu về quê hương là một
làng nghề đánh cá, nằm gần biển. Cách giới thiệu hết sức ngắn gọn, dễ hiểu. Vào
mỗi buổi sớm mai, người dân lại căng thuyền ra khơi. Con thuyền như linh hồn của
người dân làng chài, nổi bật trên nền trời bao la rộng lớn ngoài biển khơi. Khung
cảnh ra khơi hứa hẹn về chuyến thu hoạch bội thu. Đoạn thơ khắc họa hình ảnh con
thuyền khi trở về mới thực sự ấn tượng. Câu thơ mở đầu tả thực, khắc họa hình ảnh
người dân chài lưới có nước da ngăm nhuộm nắng, nhuộm gió. Câu sau là một
sáng tạo độc đáo, thú vị gợi ra hình ảnh thân hình vạm vỡ, thấm vị mặn mòi, nồng
tỏa ra “vị xa xăm” của biển khơi của họ. Hình ảnh người dân chài được miêu tả
vừa chân thực vừa lãng mạn, trở nên có tầm vóc phi thường. Tiếp theo là hình ảnh
con thuyền được nhân hóa với từ “im”, “mỏi, “trở về” và “nằm”. Sau một ngày lao
động vất vả, chiếc thuyền cũng giống như con người, biết mệt mỏi nên đã nằm
lặng im để nghỉ ngơi. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “nghe chất muối thấm dần trong
thớ vỏ” gợi ra cảm nhận tinh tế. Con thuyền cũng có linh hồn, đang cảm nhận được
hương vị của biển cả đang thấm dần trong “cơ thể” của mình. Ở khổ thơ cuối cùng,
tác giả đã bộc lộ nỗi nhớ quê hương sâu sắc. Có thể khẳng định rằng, “Quê hương”
là một trong những tác phẩm hay viết về tình yêu quê hương.
Đoạn văn nêu cảm nhận về bài thơ Quê hương - Mẫu 2
Tình yêu, nỗi nhớ dành cho quê hương là một đề tài quen thuộc trong sáng tác văn
học và nhà thơ Tế Hanh cũng đã đóng góp vào đó một bài thơ đặc sắc - Quê hương.
Tác phẩm được viết bằng một niềm yêu mến thiên nhiên, con người sâu sắc.
Những câu thơ mở đầu, nhà thơ đã giới thiệu hết sức đơn giản, dễ hiểu về quê
hương của mình. Đó là một làng chài có truyền thống lâu đời, nằm gần biển. Tiếp
đến, tác giả đã khắc họa hình ảnh con thuyền ra khơi đầy dũng mãnh, hứa hẹn về
một vụ mùa bội thu. Nhưng ấn tượng nhất là khung cảnh con thuyền khi trở về.
Ngày hôm sau, trên bến đỗ thật ồn ào, tấp nập. Những người dân chài lưới đầy
khỏe khoắn đang làm công việc thu hoạch cá. Còn con thuyền thì trở về năm nghỉ
ngơi sau hành trình lao động vất vả. Dường như con thuyền cũng có linh hồn, đang
cảm nhận được hương vị của biển cả đang thấm dần trong “cơ thể” của mình. Đến
khổ thơ cuối, Tế Hanh đã bộc lộ trực tiếp nỗi nhớ quê hương khi phải xa cách. Tác
giả nhớ những hình ảnh quen thuộc của quê hương “màu nước xanh”, “cá bạc”,
“chiếc buồm vôi”, “con thuyền rẽ sóng”… Câu thơ cuối: “Tôi thấy nhớ cái mùi
nồng mặn quá!” - có nghĩa là nhớ hương vị đặc trưng của miền biển, từ đó bộc lộ
tình yêu dành cho quê hương. Như vậy, bài thơ với âm điệu khoẻ khoắn, hình ảnh
sinh động đã tạo cho người đọc cảm giác hứng khởi, kết hợp với ngôn ngữ giàu
sức gợi đã vẽ lên vẻ đẹp quê hương “rất Tế Hanh”.
Đoạn văn nêu cảm nhận về bài thơ Quê hương - Mẫu 3
Tôi rất yêu thích bài thơ Quê hương của Tế Hanh. Những câu thơ đầu đã giới thiệu
về quê hương của nhân vật tôi là một làng nghề đánh cá, nằm gần biển. Có thể thấy
rằng, cách giới thiệu trực tiếp, ngắn gọn và dễ hiểu. Tiếp đến, tác giả khắc họa
khung cảnh người dân căng thuyền ra khơi. Con thuyền giống như linh hồn của
người dân làng chài, nổi bật trên nền trời bao la rộng lớn ngoài biển khơi. Khung
cảnh ra khơi sôi nổi, hào hứng với hứa hẹn về một chuyến đi bội thu. Đặc biệt nhất
là ở đoạn cuối khắc họa hình ảnh con thuyền khi trở về mới thực sự ấn tượng. Hình
ảnh người dân chài lưới với nước da ngăm nhuộm nắng, nhuộm gió hiện lên vô
cùng chân thực. Câu sau là một sáng tạo độc đáo, thú vị gợi ra hình ảnh thân hình
vạm vỡ, thấm vị mặn mòi, nồng tỏa ra “vị xa xăm” của biển khơi của họ. Con
thuyền được nhân hóa với từ “im”, “mỏi, “trở về” và “nằm”. Sau một ngày lao
động vất vả, chiếc thuyền cũng giống như con người, biết mệt mỏi nên đã nằm
lặng im để nghỉ ngơi. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “nghe chất muối thấm dần trong
thớ vỏ” gợi ra cảm nhận tinh tế. Con thuyền cũng có linh hồn, đang cảm nhận được
hương vị của biển cả đang thấm dần trong “cơ thể” của mình. Ở khổ thơ cuối cùng,
Khổ thơ cuối là lời bộc lộ nỗi nhớ quê hương sâu sắc. Bài thơ Quê hương đã để lại
cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc.
Đoạn văn nêu cảm nhận về bài thơ Quê hương - Mẫu 4
Bài thơ Quê hương của Tế Hanh gợi cho tôi nhiều cảm xúc, ấn tượng. Những câu
thơ mở đầu là lời giới thiệu hết sức đơn giản về quê hương của mình. Đó là một
làng chài có truyền thống lâu đời, nằm gần biển. Sau đó, tác giả tiếp tục khắc họa
công việc quen thuộc của người dân quê hương đó là ra khơi đánh bắt cá. Hình ảnh
con thuyền ra khơi đầy dũng mãnh, hứa hẹn về một vụ mùa bội thu. Nhưng có lẽ
với tôi, ấn tượng nhất phải là khung cảnh đoàn thuyền khi trở về. Bến đỗ trở nên
tấp nập, sôi động cho thấy một chuyến ra khơi bội thu. Người dân chài lưới đầy
khỏe khoắn đang làm công việc thu hoạch cá. Con thuyền thì trở về năm nghỉ ngơi
sau hành trình lao động vất vả.Đến khổ thơ cuối, Tế Hanh đã bộc lộ trực tiếp nỗi
nhớ quê hương khi phải xa cách. Tác giả nhớ những hình ảnh quen thuộc của quê
hương “màu nước xanh”, “cá bạc”, “chiếc buồm vôi”, “con thuyền rẽ sóng”… Câu
thơ cuối thốt lên gửi gắm tình cảm, nỗi nhớ da diết: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng
mặn quá!”. Tác phẩm có âm điệu khoẻ khoắn, hình ảnh sinh động cùng với ngôn từ
giản dị. Tôi thực sự yêu thích bài thơ Quê hương.
Đoạn văn nêu cảm nhận về bài thơ Quê hương - Mẫu 5
Quê hương của Tế Hanh là một trong những bài thơ mà tôi cảm thấy yêu thích. Mở
đầu bài thơ, tác giả đã giới thiệu về quê hương vốn là một làng nghề đánh cá, nằm
gần biển. Cách giới thiệu trực tiếp, ngắn gọn và dễ hiểu cho người đọc. Những câu
thơ tiếp theo, tác giả khắc họa khung cảnh người dân căng thuyền ra khơi thật sinh
động. Con thuyền giống như linh hồn của người dân làng chài, nổi bật trên nền trời
bao la rộng lớn ngoài biển khơi. Không khí ra khơi thực sự gợi cho người đọc sự
hào hứng, mong đợi về một vụ mùa bội thu. Ở đoạn cuối, tác giả khắc họa hình ảnh
con thuyền khi trở về mới thực sự ấn tượng. Hình ảnh người dân chài lưới với
nước da ngăm nhuộm nắng, nhuộm gió hiện lên vô cùng chân thực. Câu tiếp gợi ra
một sáng tạo độc đáo, thú vị gợi ra hình ảnh thân hình vạm vỡ, thấm vị mặn mòi,
nồng tỏa ra “vị xa xăm” của biển khơi của họ. Con thuyền được nhân hóa với từ
“im”, “mỏi, “trở về” và “nằm”. Kết thúc một ngày lao động vất vả, chiếc thuyền
cũng giống như con người, biết mệt mỏi nên đã nằm lặng im để nghỉ ngơi. Việc sử
dụng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ” cho thấy
cảm nhận đầy tinh tế của nhà thơ. Con thuyền cũng có linh hồn, đang cảm nhận
được hương vị của biển cả đang thấm dần trong “cơ thể” của mình. Khổ thơ cuối là
lời bộc lộ nỗi nhớ quê hương sâu sắc. Bài thơ Quê hương thật sự rất hay và hấp dẫn.