Văn mẫu lớp 8: Cảm nhận đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió Ngữ Văn 8 | Cánh diều
Văn mẫu lớp 8: Cảm nhận đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió Ngữ Văn 8 | Cánh diều. Tài liệu được biên soạn và tổng hợp các kiến thức chọn lọc hay nhất giúp cho các bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời các bạn đón xem!
Chủ đề: Bài 8: Truyện lịch sử và tiểu thuyết (CD)
Môn: Ngữ Văn 8
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Cảm nhận đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió ngắn gọn
Dàn ý cảm nhận Đánh nhau với cối xay gió 1. Mở bài
● Giới thiệu đoạn trích "Đánh nhau với cối xay gió". 2. Thân bài - Nội dung đoạn trích:
● Đôn Ki-hô-tê nhìn thấy những chiếc cối xay gió nhưng lại tưởng đó là
những tên khổng lồ liền xông đến giao chiến.
● Giám mã Xan-chô Pan-xa hết lòng ngăn cản nhưng Đôn Ki-hô-tê cứ lao
thẳng đến để đánh nhau với những chiếc cối xay gió.
● Kết quả là cả người và ngựa của Đôn Ki-hô-tê bị văng ra xa.
- Nhân vật Đôn Ki-hô-tê:
● Xuất thân trong một gia đình quý tộc. ● Ngoại hình: Cao, gầy
● Thích đọc truyện kiếm hiệp và tự coi mình là một hiệp sĩ và tự tìm cho
mình một người tình nương để tôn thờ.
● Khi đánh nhau với cối xay gió: Có những hành động lấy khiên che kín
thân, tay lăm lăm ngọn giáo, thúc ngựa phi thẳng tới chỗ cối xay gió để
diệt trừ những tên khổng lồ xấu xa.
● Kết thúc cuộc chiến, Đôn Ki-hô-tê bị thương nhưng cũng không rên la,
không cảm thấy đau đớn. Không những thế hắn ta còn không thiết tha
chuyện ăn uống vì nghĩ đến tình nương cũng đủ no rồi. 1
→ Là người có lí tưởng lớn lao nhưng lại mê muội, không ý thức được hành động của mình. - Nhân vật Xan-chô Pan-xa:
● Xuất thân: Nông dân, đi theo làm giám mã cho Đôn Ki-hô-tê. ● Ngoại hình: Lùn, béo
● Thích ăn uống và chè chén, thích ngủ → Coi trọng bản bản thân
● Đủ tỉnh táo để nhận ra những gì trông thấy là cối xay gió chứ không phải
là những tên khổng lồ như Đôn Ki-hô-tê.
→ Là người hèn nhát, sống thực tế, thực dụng nhưng luôn tỉnh táo.
→ Nghệ thuật: Sử dụng phép tương phản đối lập trong cách xây dựng nhân vật. 3. Kết bài
● Cảm nghĩ về đoạn trích "Đánh nhau với cối xay gió".
Cảm nhận của em khi đọc Đánh nhau với cối xay gió
"Đôn Ki-hô-tê" của Xéc-van-tét (1547-1616) là một kiệt tác văn chương của
thời đại Phục hưng. Tác phẩm đã ghi lại bao chiến của người hùng Đôn Ki-hô-
tê mà đỉnh cao là cuộc phiêu lưu đánh nhau với cối xay gió. Sự ngông cuồng
của hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê là đỉnh cao của sự mê muội.
Sau trận đánh nhau với bọn lái buôn, vì họ không công nhận công nương Đuyn-
xi nê-a là đẹp nhất trần gian, Đôn Ki-hô-tê bị nện một trận nhừ tử, bị bắt đưa về
làng một thời gian, giờ đây lão ta lại ra đi với mộng chiến công. Lần này có
thêm giám mã Xan-chô Pan-xa theo hầu. 2
Trận đánh diễn ra vào lúc ban trưa. Từ xa nhìn thấy bốn chục cối xay gió giữa
đồng, hiệp sĩ xứ Man-tra reo lên vì "vận may" đã tới. Quân địch là chục tên
khổng lồ hung tợn , mỗi tên có cánh tay dài gần hai dặm! (432mx2). Lão quyết
tiêu diệt lũ khổng lồ yêu quái này, trước là để thu chiến lợi phẩm mà trở nên
giàu sang, sau nữa là để quét sạch lũ xấu xa này khỏi Trái Đất và để "phụng sự
chúa". Mặc dù đã nhìn gà hóa cáo, nhưng mục tiêu chiến đấu của lão Đôn Ki-
hô-tê không kém phần thiêng liêng! Giám mã đã hết lời can ngăn nhưng lão ta
bỏ ngoài tai hết. Lão quát giám mã: anh sợ thì hãy mau mau lánh xa mà cầu
kinh... Với sát khí đằng đằng, lão già hiệp sĩ hét lớn: Lũ súc sinh kia không
được chạy trốn! Có ta là hiệp sĩ một thương một mã đến đọ sức với bọn ngươi
đây! ".Lão vung giáo, cảnh cáo: "Dù cho bọn ngươi có vung nhiều cánh tay hơn
cả khổng lồ Bri-a-rê-ô "xa xưa, dù có đến 100 cánh tay, " các ngươi cũng sẽ phải đền tội".
Trước khi xung trận, lão ta không quên cầu cứu nàng tình nhân Đuyn xi-nê-a
phù hộ cho trong cơn nguy biến này! Mê muội và ngông cuồng, lão lấy khiên
che thân, tay lăm lăm ngọn giáo thúc con chiến mã Rô-xi-nan-tê phi thẳng tới
chiếc cối xay gió gần nhất. Lão đâm thẳng mũi giáo vào cánh quạt cối xay.
Tưởng là tên khổng lồ sẽ máu đổ xương tan. Ai ngờ, gió nổi lên, cối xay gió
quay tít, ngọn giáo lão hiệp sĩ "gãy tan tành". Đây là hình ảnh trên chiến địa:
"Cả người lẫn ngựa ngã chổng kềnh ra". Lúc giám mã thúc lừa tới cứu thì đã
thấy chủ tướng "nằm không cựa quậy sau cái ngã như trời giáng!"
Cảnh đánh nhau với cối xay gió thật hóm hỉnh, hài hước. Nghệ thuật dựng cảnh
và kể chuyện tài tình đã tái hiện một trận đánh thời trung cổ. Ngôn ngữ, cử chỉ,
hành động của Đôn Ki-hô-tê cho thấy sự ngông cuồng và mụ mẫm đã lên tới
cực độ! Nhà văn Xéc van-tét đã sử dụng thủ pháp đối lập tương phản, phóng
đại, trào lộng rất thành công để châm biếm các hiệp sĩ Tây Ban Nha thời trung
cổ đã quá lỗi thời. Đằng sau nụ cười chế giễu là sự hóm hỉnh đề cao tình yêu tự
do, công lí, lòng yêu đời... mang tính nhân văn. 3
Cảm nhận đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió
Xéc-van-tét là nhà văn Tây Ban Nha, ông sống một cuộc đời âm thầm vất vả
cho đến khi ông cho ra đời bộ tiểu thuyết có tên “Đôn Ki-hô-tê”. Văn bản đánh
nhau với cối xay gió được trích trong tiểu thuyết này. Qua đoạn trích ta thấy rõ
tài năng trong việc xây dựng cặp nhân vật bất hủ Đôn Ki-hô-tê và Xan–chô-
Pan–xa tương phản về mọi mặt. Bức chân dung của hai nhân vật mỗi lúc được
hiện lên một cách rõ nét hơn từ quan niệm hành động đến những ước mơ và
cách nhìn nhận về cuộc sống.
Trước tiên nhân vật Đôn Ki-hô-tê là một nhân vật chính xuất thân là một gia
đình quý tộc đã đứng tuổi dáng hình gầy gò hốc hác cao lêu khêu như cây gậy.
Trang phục của hắn cũng như trang phục của những người hiệp sĩ thời trung cổ
khác,cưỡi trên lưng một con ngựa gậy bên hông đeo một thanh gươm cổ và một
tấm khiên rỉ. Dường như hắn đã đọc quá nhiều chuyện kiếm hiệp thế nên cách
quan sát và nhận diện của hắn có phần hơi ảo tưởng hắn đã tưởng những chiếc
cối xay gió chính là những kẻ khổng lồ và hắn còn cho rằng đây là vận may đến
với hắn. Hắn mang mộng sẽ quét tất cả những gã này khỏi trái đất sẽ đánh cho
chúng một trận tơi tả. Qua đó ta thấy được hình tượng nhân vật hiện lên bước
đầu khá ấn tượng về một anh chàng không mấy thông minh và có phần hơi ngớ
ngẩn. Từ đó ta thấy được cách kể chuyện của tác giả cũng mang rất nhiều tính
hài hước nhưng vẫn khiến cho người đọc hồi hộp chờ xem kết quả của trận đấu
sẽ thảm hại như thế nào.
Và kết quả cũng đúng như dự đoán của chúng ta đó là chiếc giáo gãy tan tành
kéo theo cả người và ngựa ngã văng ra xa. Đôn Ki-hô-tê nằm yên không cựa
quậy con ngựa thì cũng thảm hại không kém khi nó bị chủ nhân làm cho bị toạc
cả nửa vai. Hành động của hắn cũng rất dũng cảm kiên cường đại diện cho
những hiệp sĩ thời bấy giờ nhưng cũng thật đáng tiếc cho hắn khi kẻ thù chỉ là
một tên được hắn hoang tưởng ra. Đến khi thất bại hắn vẫn không nhận ra sự 4
thật mà còn cho rằng đó chỉ là chuyện chinh chiến biến hóa khôn lường mà thôi.
Qua đó ta cũng thấy được hắn có một tâm hồn cũng rất lạc quan. Bên cạnh vẻ
ngoài và trí tuệ có phần hơi ngớ ngẩn thế nhưng hắn lại có một tâm hồn rất
trong sáng và chung thủy khi hắn bẻ một cành khô rút chiếc mũi sắt ở chiếc cán
gãy lắp vào làm thành ngọn giáo và thức suốt đêm không ngủ để nghĩ đến nàng
Đuyn-xi-nê-a. Tóm lại hình tượng nhân vật chính hiện lên là một người mê
muội hoang tưởng không bình thường điên rồ hài hước buồn cười. Tuy vậy ở
chàng vẫn hiện lên những phẩm chất rất tốt đẹp như sự tự lòng dũng cảm có thể
đánh được quân giặc không sợ hiểm nguy và coi khinh cái tầm thường cái thực
dụng từ hành động khi bị thương đau nhưng vẫn không kêu đau không rên rỉ và
không lấy việc ăn uống là mấy thích thú. Tình yêu của hắn đối với nàng Đuyn-
xi-nê-a cũng khiến chúng ta cảm thấy thật ngưỡng mộ khi hắn thức suốt đêm để
cầu nguyện cho nàng được cứu giúp mỗi khi hiểm nguy và chỉ cần nghĩ đến
người yêu cũng đủ để hắn cảm thấy no rồi. Tình yêu của hắn vừa khiếm cho
chúng ta chê cười vừa đáng để chúng ta cảm phục về tấm lòng thủy chung thành
tâm đối với người mình yêu thương
Đối nghịch hoàn toàn đối với nhân vật Đôn Ki-hô-tê chính là nhân vật Xan chô
Pan xa là một gã nông dân lùn và mập trang phục của hắn cũng rất hài hước khi
hắn cưỡi một con lừa khiến cho hắn càng lùn hơn. Hắn là một con người sống
rất thực tế vừa ngây thơ thật thà nhưng cũng rất ranh mãnh.
Hắn ra đi với Đôn Ki-hô-tê không phải là vì khát vọng nào đó mà chính là vì
danh lợi hy vọng lên được chức tổng trấn trên một hòn đảo và sống một cuộc
đời giàu sang phú quý. Khi trông thấy cối xay gió hắn rất tỉnh táo khi nhận ra
rằng đó chẳng phải là một người khổng lồ nào cả mà chính là những chiếc cối
xay gió và khi có gió những cánh tay kia sẽ quay mà thôi. Thế nhưng khi đã
nhận ra hắn lại không can ngăn ông chủ của mình mà lại để cho chủ đi đánh khi
biết trước kết quả sẽ như thế nào. Khi nhận thấy ông chủ đã ngã ngựa thì hắn
chạy ngay đến để đỡ Đôn Ki-hô-tê lên ngựa thế nhưng không ngừng chê cười 5
đầu óc ông chủ cũng chỉ quay cuồng như những chiếc cối xay đó mà thôi. Hắn
cũng nhận rằng chỉ bị hơi đau một chút là hắn sẽ rên rỉ ngay lập tức. Bên cạnh
đó chúng ta còn nhận thấy rằng hắn là một tay rất háu ăn ngủ Bằng ngòi bút
sinh động, hóm hỉnh, Xéc-van-tét đã khắc họa nhân vật giám mã Xan-chô với
những nét ngoại hình và tính cách trái ngược hẳn với Đôn Ki-hô-tê.
Đánh nhau với cối xay gió là một cuộc phiêu lưu, một trận đánh kì quặc. Chúng
ta thấy Đôn Ki-hô-tê thật nực cười, nhưng cũng đáng yêu, còn Xan-chô Pan-xa
tuy có những mặt tốt đáng qúy, nhưng cũng còn có nét tính cách chưa tốt, đáng
chê. Như vậy, hai nhân vật này tuy rất trái ngược nhau cả về hình dáng và tính
cách nhưng vẫn là đôi tri kỷ thân thiết. Hai bên đã chịu ảnh hưởng của nhau rất
sâu sắc. Thật là một cặp nhân vật bất hủ trong văn chương thời Trung cổ.
Cảm nhận của em về đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió
Đánh nhau với cối xay gió là một chiến công đặc biệt của hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê
tài ba xứ Mantra. Hiệp sĩ này là nhân vật chính do nhà văn Tây Ban Nha Xéc-
van-tét sáng tạo ra trong cuốn tiểu thuyết cùng tên. Đôn Ki-hô-tê vốn là một nhà
quý tộc nghèo, tuổi đời ngót nghét năm mươi, suốt ngày chỉ lấy sách vở làm bạn
bè và làm thú vui tiêu khiển. Nhưng sách vở mà nhà quý tộc đọc lại là truyện
kiếm hiệp phiêu lưu, là các truyện hiệp sĩ mà phần lớn là bịa đặt chứ không có
thật. Nhà quý tộc bị mê hoặc bởi thế giới các hiệp sĩ và các chiến công của họ
đã quyết tâm bỏ nhà ra đi làm hiệp sĩ, sống cuộc đời lang thang nay đây mai đó.
Mục đích ra đi của Đôn Ki-hô-tê là diệt trừ cái ác và lập lại công bằng, cứu
nghèo cứu khổ. Đắm mình trong thế giới hiệp sĩ, Đôn Ki-hô-tê cũng chìm đắm
trong thế giới hoang tưởng. Vì thế trên mọi nẻo đường ông đi ở đâu ông cũng
thấy những tên khổng lồ những con yêu tinh… đang hoành hành gây tội ác.
Những tên khổng lồ, những con quái vật đều gắn liền với trí tưởng tượng của
Đôn Ki-hô-tê. Trên con đường đi tìm lẽ công bằng ở đời, Đôn Ki-hô-tê còn có
một người giám mã rất đỗi trung thành và rất đúng hình mẫu sách vở mà ông đã 6
đọc, đó là người nông dân Xantrô Panxa tốt bụng, hay ăn vô lo và cũng rất yêu
đời. Họ cùng đi với nhau trên mọi nẻo đường đất nước, cùng chung hoạn nạn,
cùng sẻ chia mọi nỗi buồn.
Những tên khổng lồ xuất hiện trên con đường thực hiện công lý của nhà hiệp sĩ
là những cối xay gió, tới "ba bốn chục chiến cối xay gió giữa đồng", chúng
dường như hiện ra đột ngột, bất ngờ và nhanh chóng tạo ra một hoang tưởng
trong đầu óc của nhà hiệp sĩ cao lênh khênh mà lại gầy còm một cách thảm hại
đang ngất nghểu trên lưng con chiến mã Rô-xi-nan-tê cũng gầy còm tới mức chỉ
còn da bọc xương. Luôn luôn mơ ước lập được các chiến công như các hiệp sĩ
thời xưa cho nên Đôn Ki-hô-tê thấy rằng đây là một dịp tốt: "Vận may dun dủi
khiến cho sự nghiệp của chúng ta đẹp quá sự mong muốn. Này, anh bạn Xantrô
Panxa, anh có trông thấy mấy chục tên khổng lồ kia không? Để ta xông ra kết
liễu đời chúng; với những chiến lợi phẩm thu được chúng ta sẽ trở nên giàu
sang phú quý…". Một cánh đồng mênh mông, những chiếc cối xay gió sừng
sững quả là một bối cảnh nên thơ cho trí tưởng tượng hoang tưởng, điên rồ của
nhà hiệp sĩ. Tuy nhiên người giám mã của chàng thì lại không hoang tưởng chút
nào. Vì thế khi nghe chủ nhân nói tới những tên khổng lồ anh ta hỏi ngay:
"Những tên khổng lồ nào cơ?"-một câu hỏi cơ hồ như anh ta ở trên trời rơi
xuống chứ không phải là giám mã luôn luôn đi kèm sát bên hiệp sĩ mà mình
phải phò tá. Đôn Ki-hô-tê chỉ ngay cho anh ta thấy: "Những tên mà anh nhìn
thấy ở trước mắt kia kìa. Cánh tay chúng rất dài, có cái tới gần hai dặm". Đầu óc
thực tiễn của Xantrô nhận ra ngay sự nhầm lẫn của ông chủ. Anh ta thấy sự cần
thiết phải giải thích cho ông chủ: “Xin ngài coi chừng. Cái mà ngài tưởng là
người khổng lồ chỉ là những chiếc cối xay gió, còn cái vật trông giống cánh tay
là những cánh quạt; khi có gió sẽ quay tròn làm chuyển cối đá bên trong".
Ở đây có một điểm tương đồng: Đôn Ki-hô-tê nhìn những chiếc cánh quạt như
là những cánh tay, còn Xantrô cũng cho là "giống cánh tay”. Nhưng sự tương
đồng này sẽ bị khúc xạ bởi hai đầu óc khác nhau: một thì hoang tưởng, một thì 7
tỉnh táo, để rồi làm bật ra một tiếng cười hóm hỉnh nhẹ nhàng. Nhà hiệp sĩ thấy
rằng cần phải chứng minh cho người giám mã không hiểu biết gì về những
chuyện phiêu lưu bằng một sự khẳng định chắc chắn: "Quả là anh chẳng hiểu gì
những chuyện phiêu lưu mạo hiểm. Đó chính là những tên khổng lồ. Nếu anh sợ
thì hãy mau mau lánh ra xa mà cầu kinh trong lúc ta đương đầu với chúng trong
một cuộc giao tranh gay go và chênh lệch". Sự "chênh lệch" thì đã quá rõ, còn
"phiêu lưu" thì cũng dễ nhận ra, "gay go" thì khỏi phải nói. Trước hết Đôn Ki-
hô-tê chủ động chấp nhận trận đấu không cân sức bằng cách "thúc con Rô-xi-
nan-tê xông lên”, “chẳng thèm để ý" đến mọi lời khuyên can. Giữa cái bối cảnh
hùng vĩ và nên thơ ấy và trước những đối thủ câm lặng, nhà hiệp sĩ tài ba đưa ra
lời tuyên chiến của mình bằng cách "thét lớn": ""Lũ súc sinh kia không được
chạy trốn! Có ta là hiệp sĩ một thương một mã đến đọ sức với bọn ngươi đây".
Bọn khổng lồ cũng không vừa, chúng cũng ra tay đối phó: "một cơn gió nhẹ làm
quay những cánh quạt". Và thế là nhà hiệp sĩ lên tiếng khẳng định sức mạnh tài
ba của mình: "Dù cho bọn ngươi có vung nhiều cánh tay hơn cả khổng lồ Bri-a-
rê-ô, các ngươi cũng sẽ phải đền tội.
Nhưng đây còn là cuộc chiến giữa chiến sĩ diệt yêu quái và lũ yêu quái, nên thể
thức cũng có những cái khác thường. Đó là theo truyền thống hiệp sĩ, khi vào
trận chiến các hiệp sĩ đều hướng lời cầu nguyện của mình về tình nương mà
mình tôn thờ. Không trái với phong tục, Đôn Ki-hô-tê cũng cầu cứu nàng Đuyn-
xi-nê-a, xin nàng hãy giúp cho trong cơn nguy biến này. Cũng vẫn nói thêm
rằng nàng Đuyn-xi-nê-a người mà trái tim của hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê tôn thờ chỉ
là một sản phẩm hoang tưởng của đầu óc mụ mị bởi ảnh hưởng của các tiểu
thuyết mà nhà quý tộc kia đã đọc trong mấy chục năm qua. Khi cầu nguyện như
vậy thì dường như sức mạnh được nhân đôi, lòng dũng cảm cũng được tăng lên
gấp bội, khi đó "Đôn Ki-hô-tê vừa lấy khiên che kín thân, tay lăm lăm ngọn
giáo, thúc con Rô-xi-nan-tê phi thẳng tới chiếc cối xay gió gần nhất". Hình ảnh
người hiệp sĩ mới đẹp làm sao, hình ảnh đó toát ra một phẩm chất anh hùng lẫm
liệt, một dáng dấp oai phong. Hình ảnh đó sẽ trở lên tuyệt vời nếu những tên 8
khổng lồ, những con yêu tinh kia là thực. Còn ở đây chỉ là những chiếc cối xay
gió bình thường thực tới mức hai năm rõ mười, cho nên hình ảnh ấy trở nên
buồn cười như chính những gì đã xảy ra: "Đúng lúc chàng đâm mũi giáo vào
cánh quạt cối xay, gió nổi lên dữ dội, cánh quạt quay tít khiến ngọn giáo gãy tan
tành, cả người lẫn ngựa ngã chổng kềnh ra đất". Mọi cái hoang tưởng đều biến
đi, chỉ còn Đôn Ki-hô-tê "nằm không cựa quậy sau cái ngã như trời giáng".
Cuộc chiến cũng kết thúc.
Trận chiến đấu diễn ra rất bài bản, tuần tự nhưng diễn biến thì rất chóng vánh,
chỉ trong chớp mắt, tới mức giám mã "Xantrô Panxa thúc lùa tới cứu" thì cũng
không kịp: chủ nhân của anh ta đã bị thất bại. Anh ta chỉ còn biết cách kêu trời
và lên án những câu chuyện hoang tưởng. Cách lập luận của Xantrô càng thực
tế hơn bao giờ hết: "Tôi đã chẳng bảo ngài phải coi chừng việc làm của mình rồi
đấy ư? Rằng đó chỉ là những chiếc cối xay gió thôi ư? Ai mà chả biết thể trừ kẻ
nào đầu óc cũng quay cuồng như cối xay vậy". Anh ta lo cho chủ nhân, buồn
cho sự đau đớn của chủ nhân, còn anh ta cũng chẳng hề quan tâm tới việc thắng
thua, bởi lẽ đánh nhau với cối xay gió chỉ là việc rồ dại. Chủ nhân của anh ta,
hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê trứ danh cho dù đau đớn, cho dù thất bại thì vẫn đang chìm
đắm trong trò chơi hiệp sĩ hoang tưởng. Chàng chỉ cho giám mã của mình biết:
"Thôi im đi, anh bạn Xantrô. Phải biết rằng cái nghề cung kiếm này hơn các
nghề khác ở chỗ luôn luôn biến chuyển. Đúng là lão pháp sư Phơ-re-xtôn trước
đây đã đánh cắp thư phòng và sách vở của ta, bây giờ lại biến những tên khổng
lồ này thành những chiếc cối xay gió để tước mất của ta phần vinh quang chiến
thắng. Hắn thâm thù ta như vậy cơ? Nhưng rồi pháp thuật của hẳn cũng sẽ bị
thanh kiểm lợi hại của ta khuất phục thôi". Những hư cấu từ các tiểu thuyết hiệp
sĩ đã đọc luôn luôn ám ảnh Đôn Ki-hô-tê. Do đó vinh quang đáng lẽ thuộc về
anh thì lại bị một gã pháp sư có nhiều pháp thuật hơn tước đoạt mất, vì thế anh
lại cùng người giám mã của mình đi tìm những cuộc phiêu lưu mới. 9
Nỗi buồn lớn nhất của anh là trên đường đi anh không còn giáo nữa. Anh nhớ
tới hiệp sĩ Đi-ê-gô Pêrex đê Vagax trong một cuốn sách. Trong một trận chiến
đấu hiệp sĩ này đã bị gãy gươm nhưng chàng không nao núng, chàng đã nhổ
mọi cây sồi làm vũ khí và đã giết được không biết bao nhiêu là giặc. Đôn Ki-hô-
tê kể lại chuyện đó với người giám mã của mình và hứa với Xantrô là sẽ noi
gương người hiệp sĩ kia. Song cú ngã như trời giáng lúc nãy đang làm cho anh
"vẹo vọ" đi và cho dù vậy thì anh cũng chẳng dám kêu đau vì theo luật giang hồ
các hiệp sĩ "có bị thương cũng không được rên rỉ, dù xổ cả ruột ra ngoài". Một
tiếng cười hóm hỉnh lại bật ra khi Xantrô đưa ra ý kiến so sánh: "Riêng phần tôi,
chỉ cẩn bị gai đâm là tôi kêu đau ngay, trừ phi người ta cấm cả giám mã của
hiệp sĩ giang hồ kêu". Sự hóm hỉnh ở đây góp phần thể hiện sự tương phản giữa
hai tính cách: một bên hoang tưởng còn bên kia rất thực tế, một bên điên rồ, một
bên rất tỉnh táo. Đây cùng là lần đầu tiên Xantrô bỏ nhà ra đi làm giám mã cho
một hiệp sĩ và đây cũng là lần đầu tiên anh ta chứng kiến vị hiệp sĩ của mình ra
trận không phải tả xung hữu đột, như múa như bay giữa trận tiền mà "ngã như
trời giáng". Tuy nhiên Xantrô rất quý ông chủ vì ông ta cho phép anh được ăn,
được ngủ thoải mái. Vừa đi, anh ta "vừa ăn một cách khoái trá", vừa "nghiêng
bầu rượu tu một hơi ngon lành" khiến Xantrô “cảm thấy cái nghề đi tìm kiếm
chuyện phiêu lưu này tuy có nguy hiểm song cũng không đến nỗi vất vả". Như
vậy tính chất thực tiễn lại xuất hiện: làm hiệp sĩ lang thang trở thành một cái
nghề có thể kiếm sống được.
Một ngày được khép lại cùng giấc ngủ nặng nề đang kéo đến với Xantrô. Còn
hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê thì lại tiếp tục bắt chước các trang hiệp sĩ khác từng thức
đêm thức hôm để nhớ tới tình nương sau khi đã "bẻ một cành khô, rút cái mũi
sắt ở cái cán gãy lắp vào làm thành một ngọn, giáo mới". Chàng hiệp sĩ không
ngủ để mà nghĩ tới nàng Đuyn-xi-nê-a, cho dù trong trận chiến đấu chống lại lũ
khổng lồ có hình thù là những chiếc cối xay gió kia nàng đã không tỏ ra hào
hiệp giúp chàng, nàng cũng lại thờ ơ với cả cú "ngã như trời giáng" của chàng
nữa. Cho dù vậy, là một hiệp sĩ chân chính Đôn Ki-hô-tê luôn tỏ ra trung thành 10
với tình nương của mình mà biểu hiện độc đáo nhất là không ăn không ngủ, bởi
vì chàng "nghĩ đến người yêu cũng đủ no rồi". Tiếng cười nhẹ nhàng vừa giễu
cợt vừa trêu chọc đã làm cho nhân vật trở nên sống động.
Cho dù những hành động trong thực tế mang tính điên rồ ảo tưởng song lý
tưởng mà Đôn Ki-hô-tê theo đuổi lại rất đáng trân trọng, bởi lẽ anh là người
hiệp sĩ chân chính đi tìm tự do, khi Tây Ban Nha tự do bị bóp nghẹt, quyền sống
bị chà đạp; ở đó bọn khổng lồ, bọn yêu tinh có mặt khắp nơi, hoành hành mọi
nẻo; ở đó cái ác đang tồn tại và vì vậy cũng cần tới những hiệp sĩ chân chính để
phò nguy cứu khổ, để tiêu diệt cái ác. Sự kết hợp giữa hai thầy trò Đôn Ki-hô-tê
cũng là một sự kết hợp độc đáo, bởi lẽ ở đây vừa có sự huyễn hoặc lại vừa có sự
tỉnh táo mà các nét này lại được phân bố ở cả hai người. Nếu thực hiện một
phép lựa chọn theo kiểu tước bỏ những nét tiêu cực ở cả hai nhân vật và kết hợp
chúng lại, ta sẽ có một nhân vật hoàn chỉnh đạt tới mức độ lý tưởng. Đó là nhân
vật của ước mơ, của khát vọng của những người dân lương thiện ở Tây Ban Nha
trong thời kỳ phục hưng.
Cảm nhận của em khi đọc đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió
Tên tuổi của Xéc-van-tét đã trở thành bất tử với nhân loại, với thời gian bởi
cuốn tiểu thuyết vĩ đại nhất thời Phục hưng Đôn Ki-hô-tê. Đây là một kiệt tác
sáng ngời chủ nghĩa nhân văn cao đẹp. Tác phẩm được viết trong khoảng 10
năm (1605-1615). Ông đã viết cuốn tiểu thuyết này trong nghèo khổ và nghiệt
ngã của cuộc đời. Cuốn tiểu thuyết trọn bộ thì một năm sau nhà văn qua đời.
Đổi lại sự mất mát đau thương này, tên tuổi Xéc-van-tét đã xứng đáng đứng ở vị
trí vinh quang của những người đặt nền móng cho nền văn học thời đại mới.
Đôn Ki-hô-tê là một lão quý tộc nghèo ở nông thôn. Người lão gầy gò, cao lênh
khênh, đang ở độ tuổi năm mươi. Lão say mê các truyện hiệp sĩ phiêu lưu, mạo 11
hiểm, đầu óc lão ngày càng trở nên mụ mẫm, chìm đắm trong mộng tưởng hão
huyền. Lão mơ ước trở thành một hiệp sĩ giang hồ đi khắp đất nước Tây Ban
Nha, phò đời cứu nguy, diệt trừ lũ khổng lồ yêu quái, thiết lập lại trật tự và công
lý, để lại bao chiến công oanh liệt cho đời.
Chiến mã Rô-xi-nan-tê nghe rất oai phong chính là cái tên mà lão phong cho
con ngựa gầy của lão. Lão tự xưng là hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê xứ Man-tra. Anh
nông dân lùn, cục mịch được lão phong tước giám mã Xan-chô Pan-xa. Đã là
hiệp sĩ thời thượng thì phải có tình nhân. Lão nhớ người phụ nữ mà lão yêu
thầm nhớ trộm thời trai trẻ, lão liền ban cho ả nhà quê một cái tên rất quý tộc,
mĩ miều: Công nương Đuyn-xi-nê-a. Lão làm lễ thụ phong trước ngày lên
đường chinh chiến. Rất hài hước là lão tìm được binh khí, giáp trụ của tổ tiên đã
han gỉ, lão sửa chữa, đánh bóng lại để tự vũ trang cho mình.
Sau trận đánh với bọn lái buôn thất bại, giờ đây lão lại ra đi với mộng chiến
công mới. Lần này có quan giám mã Xan-chô theo hầu. Trận đánh nhau với lũ
cối xay gió là một trận đánh nảy lửa, là đỉnh cao của màn hài kịch, chế giễu
những kẻ ngông cuồng, mê muội, luôn sống trong mộng tưởng, hão huyền.
Trận đánh diễn ra vào lúc ban trưa. Từ xa nhìn thấy ba, bốn chục chiếc cối xay
gió giữa đồng, hiệp sĩ xứ Man-tra reo lên vì vận may đã đến, quân địch là mấy
chục tên khổng lồ hung tợn mà cánh tay của mỗi đứa dài gần hai dặm. Lão phải
kết liễu đời lũ khổng lồ yêu quái này, trước là để thu chiến lợi phẩm mà trở nên
giàu có, sau nữa là để quét sạch cái giống xấu xa này khỏi trái đất và đế phụng
sự Chúa. Phải công bằng mà nói, tuy lão có nhìn gà hóa cáo nhưng mục tiêu của
lão không kém phần thiêng liêng! Mặc dù đã được giám mã Xan-chô can ngăn
hết lời nhưng hiệp sĩ vẫn bỏ ngoài tai hết.
Trước khi giao chiến, Đôn Ki-hô-tê nói rất hùng hồn, lúc thì quát nạt giám mã:
Nếu anh sợ thì hãy lánh xa ra mà cầu kinh trong lúc ta sẽ đương đầu với chúng
trong một cuộc giao tranh điên cuồng và không cân xứng, lúc thì lão thét lớn, 12
đằng đằng sát khí: Lũ súc sinh kia, không được chạy chốn! Có ta là hiệp sĩ một
thương một mã đến đọ sức với bọn ngươi đây, lúc thì oai phong lẫm liệt cảnh
cáo: Dù cho bọn ngươi có vung nhiều cảnh tay hơn cả gã khổng lồ Bri-a-rê-ô,
các ngươi cũng sắp phải đền tội. Trước khi giao tranh với lũ "khổng lồ”, Đôn
Ki-hô-tê không quên cầu mong nàng Đuyn-xi-nê-a phù hộ và giúp cho trong
cơn nguy biến này”. Từ thế của lão hiệp sĩ vô cùng dũng mãnh, hiên ngang lấy
khiến che kín thân, tay lăm lăm ngọn giáo, lão thức con ngựa Rô-xi-nan-tê phi
thẳng tới chiếc cối xay gió gần nhất… Lão đã đâm mũi giáo vào cánh quạt.
Tưởng là lũ khổng lồ sẽ đổ máu xương tan. Ai ngờ gió làm cánh quạt quay tít
khiến ngọn giáo gãy tan tành. Còn đây là hình ảnh lão hiệp sĩ lừng danh trên
chiến địa: Cả người và ngựa ngã văng ra xa. Lúc quan giám mã thúc lừa tới cứu
thì đã thấy chủ tướng nằm không cựa quậy sau cái ngã như trời giáng.
Nghệ thuật dựng cảnh và kể rất tài tình làm hiện lên một trận đánh thời trung cổ.
Có dàn trận, có đấu khẩu trước lúc giao phong, có cảnh đánh nhau dữ dội, quyết
tử, có bãi chiến trường sau trận đánh. Hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê bỗng chốc đã trở
thành “người hùng” đích thực sống trong ảo mộng hão huyền, sự mụ mẫm đã
lên đến tột độ, Cối xay gió mà lão tưởng là khổng lồ quái vật! Ngôn ngữ khoác
lác, trống rỗng, cũng thét vang lúc xung trận. Cử chỉ, điệu bộ và Hành động
cũng rất tự tin, đàng hoàng, cực kỳ oai phong, lẫm liệt! Đúng là coi cái chết tựa
lông hồng! Người đọc không nhịn được cười khi lão hiệp sĩ cầu cứu tình thương
trước lúc giao tranh! Hình ảnh Đôn Ki-hô-tê nằm im không cựa quậy trên mặt
đất trước cặp mắt của giám mã là nét vẽ biếm họa đặc sắc nhất có giá trị chế
giễu tầng lớp hiệp sĩ thời Trung cổ đã lỗi thời! Đoạn văn thật hài hước và hóm hỉnh.
"Chết nhưng cái nết không chừa!”, bị thảm bại nhục nhã mà vẫn còn khoác lác,
trước lời an ủi của giám mã, Đôn Ki-hô-tê đã chỉ cho anh kéo lừa biết rằng cái
nghề cung kiếm thường biến hóa khôn lường, nghĩa là sự thắng bại là chuyện
bình thường. Nguyên nhân thất bại theo Đôn Ki-hô-tê là rất bất ngờ vì lão pháp 13
sư Phơ-re-xtôn đã đánh cắp sách vở của lão. Hắn đã thâm thù ta, hắn đã tước
phần vinh quang chiến thắng của ta! Phải chăng đó là khẩu khí của hiệp sĩ xứ
Man-tra lừng danh thiên hạ!
Chủ thì như vậy! Còn chiến mã Rô-xi-nan-tê thì sao? Thương cho con ngựa gầy
nhom bị toạc nửa vai vẫn phải cõng chủ. Đôn Ki-hô-tê quyết đi về phía cảng, hy
vọng sẽ được gặp nhiều chuyện phiếu lưu khác để thi thố tài năng. Hiệp sĩ tỏ ra
rất buồn phiền về cái giáo bị gãy. Sách vở kiếm hiệp lại ru lão vào giấc mộng
hão huyền. Lão nhắc tới hiệp sĩ Tây Ban Nha ngày xưa là Va-gax, giữa trận
đánh bị gãy gươm, đã nhổ cây làm vũ khí rồi tiêu diệt quân Mô-rô, nhờ thế mà
trở nên bất tử với biệt hiệu Hiệp sĩ diệt địch, làm rạng rỡ muôn đời con cháu
mai sau. Kể lại câu chuyện ấy để làm gì? Có phải Đôn Ki-hô-tê muốn nói lên
chí hướng của mình, muốn theo gương người xưa, cũng sẽ nhổ cây để diệt địch,
sẽ lập lên những chiến công hiển hách chăng? Mà giám mã sẽ là người có diễm
phúc được mục kích! Qua đó, ta thấy Đôn Ki-hô-tê vẫn kiêu hùng, tự tin, đầu óc
ông ta quá mê muội, khoác lác đến cực độ!
Nét “anh hùng” của Đôn Ki-hô-tê còn được thể hiện khi giám mã “thật thà”
nhắc lại sự thất trận vừa qua, cái ngã chắc hẳn làm ngài vẹo sang một bên thì
chàng hiệp sĩ hồn nhiên trả lời: Đúng thế! Và ta không kêu đau là vì các hiệp sĩ
giang hồ có bị thương thể nào cũng không được rên rỉ, dù xổ cả gan ruột ra
ngoài. Khi Xan-chô tâm sự là nếu có bị gai đâm cũng kêu thì ông chủ tài ba đã
không nhịn được cười, đĩnh đạc nói với giám mã cứ việc rên la vì cho tới nay
chưa thấy sách kiếm hiệp nào ngăn cấm cả.
Lại nói đến chuyện ăn ngủ của hai thầy trò chàng hiệp sĩ. Hai thầy trò cùng đi
giang hồ, với “lý tưởng” dẹp bất công, cứu nguy phò đời nhưng trong tâm hồn,
tính cách là hai thế giới riêng biệt! Đến giờ ăn, chẳng hiểu vì sao mà hiệp sĩ
chưa cần ăn. Còn Xan-chô, sau khi được phép của chủ, ngồi thoải mái trên lưng
lừa ung dung đánh chén, tu bầu rượu một cách ngon lành. Xan-chô vừa nhắm
rượu đã quên cả những lời hứa hẹn của chủ phong cho anh ta làm thống đốc sau 14
này. Giám mã vui vẻ Suy ngẫm về cái nghề đi tìm kiếm chuyện phiêu lưu dù có
nguy hiểm đến đâu, cũng chẳng vất vả. Đó là một nét vẽ hài hước về sự “cái
miếng ăn gần, cái ước mơ xa” ở đời! Sau ăn là chuyện ngủ. Đêm đến, hai thầy
trò nằm dưới gốc cây. Giám mã đã no say làm một giấc đến sáng. Trái lại, Đôn
Ki-hô-tê thì suốt đêm thao thức. Chàng bẻ một cành khô lắp vào cán gãy làm
thành ngọn giáo! Chàng trằn trọc thâu đêm vì thương nhớ người yêu Đuyn-xi-
nê-a. Chiều qua đã nhịn, sáng nay không ăn, chẳng phải vì đau mà không ăn
được mà là vì chàng đang sống trong mộng mị, vì chỉ nghĩ đến người yêu cũng đủ no rồi!
Xan-chô là nhân vật phụ, một nét vẽ bổ trợ, rất sống động, có giá trị làm nổi bật
tính cách ngông cuồng, mụ mẫm, ôm ấp những mộng tưởng hão huyền của nhân
vật chính. Mặt khác cũng thể hiện được một quan niệm sống chất phác, hồn
nhiên, giản dị… của những người dân quê yêu đời, thiết thực.’
Cảnh đánh nhau với cối xay gió đã ghi lại được “chiến công hiển hách” của Đôn
Ki-hô-tê, hiệp sĩ xứ Man-tra. Với thủ pháp trào lộng, phóng đại và tương phản
đối lập trong kể chuyện để dựng cảnh, ta thấy hiện lên trang hiệp sĩ lỗi thời thời
Trung cổ Tây Ban Nha. Phải chăng đằng sau “trận đánh” là nụ cười hóm hỉnh
của Xéc-van-tét. Và sau nụ cười chế giễu đó, người đọc thầm nhận thấy nhà văn
đã đề cao trong một chừng mực tình yêu tự do, bình đẳng, sống thiết thực, yêu
đời… mang tính nhân văn. 15
Document Outline
- Cảm nhận đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió ngắn gọn
- Dàn ý cảm nhận Đánh nhau với cối xay gió
- Cảm nhận của em khi đọc Đánh nhau với cối xay gió
- Cảm nhận đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió
- Cảm nhận của em về đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió
- Cảm nhận của em khi đọc đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió