Văn mẫu lớp 8: Đoạn văn cảm nhận bài thơ Nhớ đồng của Tố Hữu - Chân trơi sáng tạo
Văn mẫu lớp 8: Đoạn văn cảm nhận bài thơ Nhớ đồng của Tố Hữu được biên soạn ra cho các em học sinh tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức để chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Bài 1: Những gương mặt thân yêu (Thơ sáu chữ, bảy chữ) (CTST)
Môn: Ngữ Văn 8
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Đoạn văn cảm nhận bài thơ Nhớ đồng
Đoạn văn cảm nhận bài thơ Nhớ đồng - Mẫu 1
Nhớ đồng của Tố Hữu là một tác phẩm đã gợi cho tôi nhiều cảm xúc. Bài thơ là
lời người chiến sĩ cộng sản trong những năm tháng ngục tù. Một tiếng hò vang
vọng đã đánh thức và khơi dậy nỗi niềm nhớ thương về hình ảnh cánh đồng,
hay cũng chính là quê hương. Bức tranh thiên nhiên hiện lên trong tâm tưởng
của người tù với những hình ảnh quen thuộc. Không chỉ là cảnh đồng lúa, khóm
tre, nương rẫy hay những mái nhà tranh, mà còn có những người nông dân cơ
cực, bóng dáng người mẹ già. Từng lời thơ vang lên bộc lộ nỗi niềm nhớ
thương da diết, đầy cảm xúc và chân thành. Điệp ngữ “gì sâu bằng…” muốn nói
về nỗi nhớ sâu thẳm trong cõi lòng của nhân vật trữ tình. Còn điệp ngữ “đâu
những…” gợi ra nỗi day dứt tìm kiếm trở về với cuộc sống khi xưa, tìm kiếm sự
yên bình nơi quê hương trong sự ngậm ngùi, chua xót. Từ đó, tôi càng thấy
được nỗi cô đơn, trống trải trong hoàn cảnh ngục tù của nhân vật trữ tình.
Đoạn văn cảm nhận bài thơ Nhớ đồng - Mẫu 2
Nhớ đồng là một trong những bài thơ hay của Tố Hữu. Nhân vật “tôi” là một
người chiến sĩ cách mạng đang bị nhốt giam trong nhà tù. Bỗng nhiên, một
tiếng hò vang lên, đánh thức kỉ niệm cùng với nỗi nhớ về hình ảnh cánh đồng,
hay chính là về quê hương. Cụm từ “gì sâu bằng…” cùng với “đâu những…”
được điệp lại nhiều lần, gợi ra nỗi day dứt tìm kiếm trở về với cuộc sống khi
xưa, tìm kiếm sự yên bình nơi quê hương. Bức tranh đồng quê lần lượt hiện ra
với cảnh đồng lúa, khóm tre, nương rẫy hay những mái nhà tranh hay cả hình
ảnh con người với những người nông dân quanh năm cơ cực, chất phác và bóng
dáng người mẹ già đơn chiếc. Tất cả khiến cho “tôi” càng thêm cô đơn, trống
trải và xót xa trước hoàn cảnh ngục tù. Nỗi nhớ được bộc lộ một cách trực tiếp,
giúp người đọc cảm nhận rõ ràng hơn. Có thể thấy rằng, “Nhớ đồng” là một tác
phẩm giàu cảm xúc, vẫn mang đậm dấu ấn phong cách Tố Hữu.