Văn mẫu lớp 8: Phân tích bài thơ Trong lời mẹ hát của Trương Nam Hương
Văn mẫu lớp 8: Phân tích bài thơ Trong lời mẹ hát của Trương Nam Hương
Chủ đề: Bài 1: Những gương mặt thân yêu (Thơ sáu chữ, bảy chữ) (CTST)
Môn: Ngữ Văn 8
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Văn mẫu lớp 8
Phân tích bài thơ Trong lời mẹ hát
Phân tích bài thơ Trong lời mẹ hát - Mẫu 1
Tình mẫu tử trở đã vô cùng quen thuộc trong sáng tác thơ ca. Và tác giả Trương
Nam Hương cũng đã đóng góp một bài thơ viết về đề tài này - Trong lời mẹ hát:
Với những dòng thơ đầu, tác giả nhắc lại về tuổi thơ đầy thơ mộng, ngọt ngào:
“Tuổi thơ chở đầy cổ tích
Dòng sông lời mẹ ngọt ngào
Đưa con đi cùng đất nước
Chòng chành nhịp võng ca dao”
Từ khi sinh ra cho đến lúc lớn lên, bất cứ đứa trẻ nào cũng đều được lớn lên
trong vòng tay của mẹ. Lời ru, cùng với truyện cổ tích qua lời kể của mẹ trở nên
ngọt ngào hơn. Từng nhịp võng đưa con vào giấc ngủ, đưa con đi cùng đất nước.
“Con gặp trong lời mẹ hát
Cánh cò trắng, dải đồng xanh
Con yêu màu vàng hoa mướp
“Con gà cục tác lá chanh”.
Trong lời ru của mẹ, con đã gặp hình ảnh quen thuộc của làng quê. Đó là cánh
đồng xanh mướt, cánh cò trắng bay lượn. Hay những màu vàng của hoa mướp,
con gà cục tác, lá chanh. Đó còn là lũy tre huyền thoại, dây trầu, vầng trăng hay
hương cau. Tất cả đều mang hồn của quê hương thân thuộc.
Ở khổ thơ tiếp theo, tác giả khắc họa hình ảnh người mẹ mang vẻ giản dị, tần tảo:
“Con nghe thập thình tiếng cối
Mẹ ngồi giã gạo ru con
Lạy trời đùng giông đừng bão
Cho nồi cơm mẹ đầy hơn…
Con nghe dập dờn sóng lúa
Lời ru hóa hạt gạo rồi
Thương mẹ một đời khốn khó
Vẫn giàu những tiếng ru nôi.
Áo mẹ bạc phơ bạc phếch
Vải nâu bục mối chỉ sờn
Thương mẹ một đời cay đắng
Sao lời mẹ vẫn thảo thơm.”
Mẹ hiện lên với công việc giã gạo đầy vất vả. Hình ảnh tấm áo bạc phếch gợi
lên được cuộc đời lam lũ, nhọc nhằn của mẹ. Để từ đó, người con bộc lộ nỗi thương xót, thấu hiểu.
“Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến xôn xao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao”
Thời gian cứ vô tình thật nhanh mà có lẽ không thể quay đầu lại. Thời gian
chảy trôi qua tóc mẹ, làm cho mái tóc xanh mượt ngày nào của mẹ giờ đây trở
nên bạc trắng. Cuộc đời vất vả đã đè nặng trên đôi vai mòn mỏi của mẹ, khiến
cho người con đi làm không khỏi xót xa. Mẹ già đi thì cũng là lúc con ngày một
cao lớn, trưởng thành và đang bước đi trên con đường đời. Sau này con cũng sẽ
hiểu rằng, gánh nặng của cuộc sống từ những điều nhỏ nhất để thử thách con người vượt qua.
“Mẹ ơi trong lời mẹ hát
Có cả cuộc đời hiện ra
Lời ru chắp con đôi cánh
Lớn rồi con sẽ bay xa…”
Ở khổ thơ cuối, người con đã bộc lộ những tình cảm chân thật của mình dành
cho người mẹ. Lời ru của mẹ chính là sức mạnh, chắp cánh cho con bay xa hơn.
Dù có bay xa đến đâu, mẹ vẫn dõi theo con, động viên và chờ đợi con trở về trong vòng tay âu yến.
Bài thơ Trong lời mẹ hát thật giàu cảm xúc, gợi ra một tình mẫu tử đẹp đẽ và chân thành.
Phân tích bài thơ Trong lời mẹ hát - Mẫu 2
Trương Nam Hương là một nhà thơ khá nổi tiếng. Một trong những tác phẩm
tiêu biểu có thể kể đến là bài thơ Trong lời mẹ hát:
Mở đầu bài thơ, tác giả gợi nhắc về tuổi thơ của chủ thể trữ tình - người con:
“Tuổi thơ chở đầy cổ tích
Dòng sông lời mẹ ngọt ngào
Đưa con đi cùng đất nước
Chòng chành nhịp võng ca dao”
Khổ thơ gợi liên tưởng về hình ảnh người mẹ đang bế đứa con nằm trên chiếc
võng. Từng nhịp võng chòng chành, tiếng mẹ hát ru vang lên ngọt ngào đã đưa con vào giấc ngủ.
Tiếp đến, tác giả đã nêu ra những hình ảnh xuất hiện trong lời ru của mẹ, đầy
quen thuộc và thân thương:
“Con gặp trong lời mẹ hát
Cánh cò trắng, dải đồng xanh
Con yêu màu vàng hoa mướp
“Con gà cục tác lá chanh”.
Đó là cánh đồng xanh mướt, cánh cò trắng bay lượn. Đó là những màu vàng của
hoa mướp, con gà cục tác, lá chanh. Đó còn là lũy tre huyền thoại, dây trầu,
vầng trăng hay hương cau. Tất cả đều thuộc về quê hương quen thuộc của con.
Nhắc đến lời ru, người con nhớ về hình ảnh của mẹ hiện lên với công việc vất vả, cuộc đời lam lũ:
“Con nghe thập thình tiếng cối
Mẹ ngồi giã gạo ru con
Lạy trời đùng giông đừng bão
Cho nồi cơm mẹ đầy hơn…
Con nghe dập dờn sóng lúa
Lời ru hóa hạt gạo rồi
Thương mẹ một đời khốn khó
Vẫn giàu những tiếng ru nôi.
Áo mẹ bạc phơ bạc phếch
Vải nâu bục mối chỉ sờn
Thương mẹ một đời cay đắng
Sao lời mẹ vẫn thảo thơm.”
Cả cuộc đời mẹ luôn vì con. Hình ảnh “áo mẹ bạc phơ bạc phếch” cho thấy nỗi
vất vả, đắng cay của mẹ. Và người con lại thêm thương mẹ nhiều hơn.
“Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến xôn xao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao”
Thời gian chảy trôi qua tóc mẹ, làm cho mái tóc xanh mượt giờ trở nên bạc
trắng, tấm lưng thẳng giờ đã còng dần xuống. Dấu vết của thời gian đã in hằn
lên cơ thể của mẹ. Và mẹ càng già đi thì cũng là lúc con ngày càng trường thành.
“Mẹ ơi trong lời mẹ hát
Có cả cuộc đời hiện ra
Lời ru chắp con đôi cánh
Lớn rồi con sẽ bay xa…”
Người con đã bộc lộ những tình cảm chân thật của mình dành cho người mẹ.
Lời ru của mẹ chính là sức mạnh, chắp cánh cho con bay xa hơn. Dù có bay xa
đến đâu, mẹ vẫn dõi theo con, động viên và chờ đợi con trở về trong vòng tay âu yến.
Như vậy, bài thơ Trong lời mẹ gửi gắm một tình mẫu tử thật thiêng liêng, đẹp
đẽ. Trương Nam Hương đã đóng góp thêm một bài thơ hay viết về mẹ.