Văn mẫu lớp 8: Phân tích đoạn trích Bên bờ Thiên Mạc (2 mẫu) Ngữ Văn 8 | Cánh diều
Văn mẫu lớp 8: Phân tích đoạn trích Bên bờ Thiên Mạc (2 mẫu) Ngữ Văn 8 | Cánh diều. Tài liệu được biên soạn và tổng hợp các kiến thức chọn lọc hay nhất giúp cho các bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời các bạn đón xem!
Chủ đề: Bài 8: Truyện lịch sử và tiểu thuyết (CD)
Môn: Ngữ Văn 8
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Văn mẫu lớp 8
Phân tích văn bản Bên bờ Thiên Mạc
Phân tích văn bản Bên bờ Thiên Mạc - Mẫu 1
Tác giả Hà Ân, tên khai sinh là Hoàng Hiển Mô, quê ở Hà Nội. Ông được biết đến
với cuốn tiểu thuyết lịch sử Bên bờ Thiên Mạc.
Bên bờ Thiên Mạc là tập truyện lịch sử gồm năm chương, kể về một địa danh lịch
sử nổi tiếng gắn với tên tuổi những người anh hùng thời nhà Trần trong cuộc
kháng chiến chống quân Mông – Nguyên lần thứ 2 (năm 1285). Có thể coi Bên bờ
Thiên Mạc là tác phẩm có cốt truyện đa tuyến. Tuyến chính kể về Trần Bình
Trọng, ngợi ca tinh thần gan dạ, quả cảm, bất khuất của vị tướng này trước kẻ thù.
Tuyến thứ hai kể chuyện vua Trần Nhân Tông và Trần Hưng Đạo, ngợi ca tư thế
bình tĩnh, ung dung tự tại của người đứng đầu đất nước trong cuộc chiến tranh.
Tuyến thứ ba gồm cha con ông già Màn Trò và người dân Thiên Mạc, ngợi ca tinh
thần yêu nước của tầng lớp quần chúng nhân dân.
Đoạn trích Bên bờ Thiên Mạc được học thuộc chương 4, phần 2, kể về việc Trần
Quốc Tuấn giao nhiệm vụ hết sức quan trọng và tuyệt mật cho Hoàng Đỗ, con ông
già Màn Trò, một nô tì ở vùng Thiên Mạc. Trần Hưng Đạo giao nhiệm vụ quan
trọng cho Hoàng Đỗ, con ông già Màn Trò, một nô tì ở vùng đất Thiên Mạc. Trước
đó, ông căn dặn cậu về sự quan trọng của nhiệm vụ, dặn rằng nếu bị giặc bắt phải
cố gắng trốn thoát, còn không phải nhai nuốt bản lệnh không được để lọt vào tay
quân giặc. Trước giờ chia tay, Trần Bình Trọng và Hoàng Đỗ đã có cuộc trò
chuyện. Ông đã xóa vết xăm nô tì trên trán Hoàng Đỗ để cậu bé trở thành người
dân bình thường. Ông còn lột làn da có thích chàm ba chữ “Quan trung khách” lên
trán cậu bé. Ba chữ phân biệt giữa người tự do với các nô tì. Sau đó, ông đã nhận Hoàng Đỗ là em nuôi.
Qua đoạn trích, nhân vật Hoàng Đỗ hiện lên là một cậu bé nhanh trí, trung thành và
giàu lòng yêu nước. Tuy còn nhỏ tuổi nhưng cậu dám xông pha chốn nguy hiểm,
không sợ cái chết. Dù vậy, đứng trước một trọng trách lớn, Hoàng Đỗ cũng tỏ ra lo
lắng. Cậu lo sợ nếu như bị giặc bao vây, phải nuốt bản lệnh rồi thì lấy gì đưa cho
Thượng tướng quân. Ở đây, Hoàng Đỗ không lo lắng gặp phải nguy hiểm, mà lo
lắng không thể hoàn thành nhiệm vụ được giao phó.
Bên cạnh đó, hình tượng Trần Quốc Tuấn cũng được hiện lên là một người có mắt
nhìn người, quý trọng nhân tài. Vì sự can đảm và lòng gan dạ, sẵn sàng vì nước mà
hiến thân mình của Hoàng Đỗ, Trần Quốc Tuấn đã ban thưởng cho cậu bộ quần áo
chiến và một thanh kiếm.
Đoạn trích Bên bờ Thiên Mạc đã thể hiện được tinh thần yêu nước, sự dũng cảm
chống giặc ngoại xâm và lòng tự tôn dân tộc.
Phân tích văn bản Bên bờ Thiên Mạc - Mẫu 2
Bên bờ Thiên Mạc của Hà Ân là tập truyện lịch sử gồm năm chương, kể về một địa
danh lịch sử nổi tiếng gắn với tên tuổi những người anh hùng thời nhà Trần trong
cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên lần thứ 2 (năm 1285).
Đoạn trích trong sách giáo khoa kể về việc Trần Hưng Đạo giao nhiệm vụ quan
trọng cho Hoàng Đỗ, con ông già Màn Trò, một nô tì ở vùng đất Thiên Mạc. Trước
đó, ông căn dặn cậu về sự quan trọng của nhiệm vụ, dặn rằng nếu bị giặc bắt phải
cố gắng trốn thoát, còn không phải nhai nuốt bản lệnh không được để lọt vào tay
quân giặc. Trước giờ chia tay, Trần Bình Trọng và Hoàng Đỗ đã có cuộc trò
chuyện. Ông đã xóa vết xăm nô tì trên trán Hoàng Đỗ để cậu bé trở thành người
dân bình thường. Ông còn lột làn da có thích chàm ba chữ “Quan trung khách” lên
trán cậu bé. Ba chữ phân biệt giữa người tự do với các nô tì. Sau đó, ông còn nhận Hoàng Đỗ là em nuôi.
Nhiệm vụ mà Trần Quốc Tuấn giao cho Hoàng Đỗ đã đặt ra một thử thách lớn cho
cậu bé. Thế nhưng, Hoàng Đỗ vẫn không chút do dự, dũng cảm nhận lời. Điều đó
thể hiện qua lời nói của cậu: “Phải trung với nước. Dù có chết cho nước cháu cũng
không sợ”, “Cháu sợ không đảm đương được việc này”, “Nuốt xong, cháu không
chịu chết một mình đâu. Cháu sẽ xông vào chúng nó. May ra cháu đổi mạng cháu
được vài mạng giặc”. Cậu chỉ sợ không làm tròn nhiệm vụ, để giặc làm hại nước.
Có thể thấy, cậu sẵn sàng hy sinh tính mạng cho đất nước.
Bên cạnh đó, Hoàng Đỗ rất thông minh, nhanh nhẹn. Lo lắng bị giặc vây bắt,
Hoàng Đỗ đã nói với Trần Quốc Tuấn và có màn đối đáp tài năng. Cậu còn được
ông ban thưởng bộ quần áo chiến và một thanh kiếm.
Tác giả đã có cách diễn tả tâm lí nhân vật độc đáo, phương thức đối thoại hấp dẫn
cùng với sự kết hợp giữa kiến thức lịch sử với trí tưởng tưởng tượng phong phú
của tác giả làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, sinh động hơn.
Đoạn trích Bên bờ Thiên Mạc đã góp phần giáo dục tinh thần yêu nước cho thế trẻ
hôm nay. Tác phẩm thật giàu giá trị nhân văn cao đẹp.
Document Outline
- Phân tích văn bản Bên bờ Thiên Mạc - Mẫu 1
- Phân tích văn bản Bên bờ Thiên Mạc - Mẫu 2