Văn mẫu lớp 8: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ, bảy chữ Ngữ Văn 8 | Cánh diều
Văn mẫu lớp 8: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ, bảy chữ Ngữ Văn 8 | Cánh diều. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF bao gồm 3 trang tổng hợp các kiến thức chọn lọc giúp các bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời các bạn đón xem!
Chủ đề: Bài 2: Thơ sáu chữ, bảy chữ (CD)
Môn: Ngữ Văn 8
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Văn mẫu lớp 8
Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ, bảy chữ
Dàn ý cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ, bảy chữ 1. Mở bài
Nêu cảm nghĩ chung về yếu tố nội dung hay nghệ thuật ở dòng, khổ, đoạn hoặc bài thơ. 2. Thân bài
⚫ Nêu cụ thể, cảm nhận suy nghĩ về yếu tố nội dung hay nghệ thuật đã xác định ở mở đoạn.
⚫ Đánh giá về giá trị của bài thơ, tư tưởng tác giả muốn gửi gắm. 3. Kết bài
Khái quát lại cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về yếu tố nội dung hoặc nghệ thuật đã trình bày.
Cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ, bảy chữ - Mẫu 1
Bài thơ “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan đã gợi cho tôi nhiều cảm xúc:
“Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”
Cụm từ “bóng xế tà” cho thấy đây là thời điểm kết thúc của một ngày, khi con
người trở về nhà sau nghỉ ngơi một ngày lao động vất vả. Vậy mà nhà thơ lại
một mình tại nơi đèo Ngang càng khiến cho nỗi cô đơn trở nên tột cùng. Còn
khung cảnh đèo Ngang hiện lên qua câu thơ “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa” là
hình ảnh ước lệ, mang tính biểu tượng. Việc sử dụng điệp từ “chen” kết hợp với 1
hình ảnh “đá, lá, hoa” thật tinh tế. Tác giả đã gợi ra một thiên nhiên tuy hoang
sơ nhưng lại tràn đầy sức sống. Khung cảnh thiên nhiên Đèo Ngang được nhà
thơ khắc họa chỉ bằng vài nét nhưng lại hiện ra đầy chân thực và sinh động.
Trong cái nền thiên nhiên rộng lớn đẹp đẽ đó, con người cũng xuất hiện. Ở hai
câu thơ tiếp, tác giả đã sử dụng cụm từ “lom khom - tiều vài chú” gợi ra hình
ảnh dáng đứng lom khom dưới chân núi. Còn cụm từ “lác đác - chợ mấy nhà”
gợi ra hình ảnh vài căn nhà nhỏ bé thưa thớt, lác đác bên sông. Nhà thơ đã thật
khéo léo sử dụng biện pháp đảo ngữ để nhấn mạnh vào sự nhỏ bé của con người.
Giữa vũ trụ bao la, con người chỉ nằm là một chấm buồn lặng lẽ, nhỏ bé mà thôi.
Từ đó, nhà thơ bộc lộ nỗi lòng của một con người yêu quê hương, đất nước:
“Nhớ nước, đau lòng, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
“Dừng chân đứng lại trời, non, nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta."
Ở đây “con quốc quốc” và “cái gia gia” không chỉ là hình ảnh thực về hai loại
chim (chim đỗ quyên, chim đa đa). Việc sử dụng thủ pháp lấy động tả tĩnh:
tiếng kêu “quốc quốc”, “đa đa” để qua đó bộc lộ nỗi lòng nhớ thương của mình
với đất nước, quê hương. Người đọc dường như có thể cảm nhận được tiếng kêu
đến xé lòng. Câu thơ “Dừng chân đứng lại, trời, non, nước” khắc họa hình ảnh
nhà thơ một mình đứng tại nơi Đèo Ngang, đưa mắt nhìn ra xa cũng chỉ thấy
thiên nhiên rộng lớn phía trước (có bầu trời, có núi non, dòng sông). Sự cô đơn
của nhà thơ: “một mảnh tình riêng” - tình cảm riêng tư của nhà thơ không có ai
để chia sẻ. Bà Huyện Thanh Quan lại sử dụng cụm từ “ta với ta” ở đây đều chỉ
nhà thơ, lúc này bà chỉ có một mình đối diện với chính mình. Từ đó, nhà thơ
muốn nhận mạnh nỗi nhớ về quê hương, cũng như tình yêu đất nước sâu nặng.
Có thể khẳng định, “Qua Đèo Ngang” rất tiêu biểu cho phong cách thơ Bà Huyện Thanh Quan.
Cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ, bảy chữ - Mẫu 2 2
Khi đọc “Nắng mới” của Lưu Trọng Lư, tôi đã có thật nhiều cảm xúc. Mở đầu
bài thơ là hình ảnh “nắng mới” và “tiếng gà” đã gợi nhắc cho vật “tôi” nhớ về
người mẹ. Cứ mỗi lần ánh nắng hắt bên song cửa, âm thanh tiếng gà vang lên
xao xác khiến cho lòng tôi rượi buồn. Kỉ niệm trong quá khứ lại hiện về chập
chờn với biết bao cảm xúc. Trong kí ức của “tôi”, người mẹ hiện lên với vẻ giản
dị, tần tảo. Mỗi buổi sáng, nắng lên, mẹ lại đem quần áo ra phơi để cho con
được khoác lên những chiếc áo thơm tho, sạch sẽ. Hình ảnh của mẹ không thể
xóa mờ trong tâm trí của “tôi” với nụ cười và hàm răng đen nhánh. Qua đây, tác
giả bộc lộ tình cảm yêu mến, trân trọng cũng nồi niềm nhớ thương dành cho mẹ. 3