Văn minh Trung Hoa cổ trung đại - Lịch sử văn minh thế giới | Đại Học Hà Nội

Văn minh Trung Hoa cổ trung đại - Lịch sử văn minh thế giới | Đại Học Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Văn minh Trung Hoa c trung đ i
*Điềều ki n t nhiền và đ a lý c dân ư
1. Điềều ki n t nhiền
-Trung Quốc nằm ở phía Đông Bắc châu Á, diện tích 9,6 triệu km2, đứng thứ ba trên thế giới
(sau Nga và Canađa).
-Địa hình có nhiều núi và cao nguyên.
-Phía Đông: giáp Thái Bình Dương
-Ba mặt còn lại giáp 14 nước láng giềng.
- Văn minh Trung Quốc bắt nguồn từ trung lưu sông Hoàng Hà, sau đó lan toả ra toàn bộ lưu
vực sông Hoàng Hà và sông Trường Giang. Vùng hạ lưu sông Hoàng Hà lầy lội ẩm ướt,
không thích hợp cho đời sống con người, đó là lý do giải thích vì sao nền văn minh Trung
Hoa bắt nguồn ở vùng trung lưu sông Hoàng Hà chứ không phải vùng hạ lưu.
-
Sông Hoàng Hà và Trường Giang đã bồi đắp nên những đồng bằng màu mỡ, tuy nhiên cũng
thường gây ra lũ lụt, nên công tác thuỷ lợi rất quan trọng. Hai sông này bắt nguồn từ cao
nguyên Tây Tạng đổ ra biển Đông Trung Hoa mang về phía Nam lượng phù sa rất lớn, tạo
nên hai đồng bằng lớn nhất Trung Hoa: Hoa Bắc và Hoa Nam – là hai vựa lúa lớn nhất cả
nước.
+Sông Hoàng Hà dài 5464 km ở phía Bắc, sông Trường Giang dài 6300 km ở phía Nam.
Sông Hoàng Hà thường đổi dòng, không theo một cửa cố định đổ ra biển, tạo nên một vùng
quét tương đối rộng, gây nguy hiểm cho cuộc sống con người (hiện tượng “quẫy đuôi” của
sông Hoàng Hà).
+Sông Trường Giang đóng vai trò quan trọng trong quá trình dựng nước của người Trung
Hoa, là một trong những hướng bành trướng, di tản lớn nhất của người xưa, vượt Trường
Giang tiến xuống phía Nam. Bên cạnh sông, ở Trung Quốc có rất nhiều hồ rộng là nơi trữ
nước vào mùa cạn để tưới tiêu, phân lũ vào mùa mưa.
- Địa hình Trung Quốc đa dạng, có nhiều dãy núi cao: Thiên Sơn (Thái Sơn), Tây Côn Lĩnh;
có nhiều hồ lớn: Động Đình, Thanh Hải, có cao nguyên: Tây Tạng, sa mạc lớn: Gôbi, bờ biển
dài ở phía Đông.
- Địa hình phức tạp đó dẫn đến nhiều loại khí hậu khác nhau, phần lớn lãnh thổi có khí hậu ôn
đới và cận nhiệt, phía đông có khí hậu gió mùa, mưa nhiều vào mùa hạ.
+Miền Nam: nóng ẩm, mưa nhiều
+Miền Bắc: lạnh, khô.
- Lãnh thổ Trung Quốc ngày nay được định hình vào khoảng thế kỷ XVIII - đời nhà Thanh, là
kết quả của một quá trình mở rộng và bành trướng kéo dài hàng nghìn năm.
- Vào khoảng thế kỉ XXI TCN, khi mới thành lập nước, Trung Quốc chỉ là một vùng nhỏ ở
lưu vực sông Hoàng Hà, từ đó lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng dần.
- Đến thế kỉ III TCN, tức là cuối thời cổ đại, phía Bắc của cương giới Trung Quốc chưa vượt
qua dãy Vạn Lí Trường Thành ngày nay, phía Tây mới đến Đông Nam tỉnh Cam Túc và phía
Nam chỉ bao gồm 1 dải đất nằm dọc theo hữu ngạn Trường Giang.
-Cuối thế kỉ III TCN, Trung Quốc trở thành 1 nước phong kiến thống nhất. Nhiều triều đại
của Trung Quốc đã chinh phục các nước xung quanh. Vì thế, có những thời kì cương giới của
Trung Quốc được mở ra rất rộng.
- Tên Hoa Hạ:
Trên vùng thượng lưu sông Hoàng Hà có bộ tộc người Hạ sinh sống, thành lập nhà Hạ (thế kỷ
XXI TCN). Ở vùng hạ lưu sông Hoàng Hà có tộc người Thương sinh sống, lập nên nhà
Thương vào thế kỷ XVIII TCN.
-Đến thế kỷ XVI TCN, hai bộ tộc này đồng hoá với nhau thành bộ tộc Hoa Hạ. Đất nước gọi
Trung Hoa (đất nước của những người Hoa sinh sống ở trung tâm, xung quanh là các bộ tộc
lạc hậu: Man, Di, Nhung, Địch).
-Đến Cách Mạng Tân Hợi (1911), sau khi lật đổ triều Mãn Thanh, Tôn Trung Sơn đặt tên
nước là “Trung Hoa cộng hoà dân quốc” (1912), từ đó xuất hiện tên Trung Quốc.
2. Địa lí cư dân
-Từ rất xa xưa trên lãnh thổ Trung Quốc đã có người nguyên thủy sinh sống. Bằng chứng là ở
khu vực Chu Khẩu Điếm (phía Tây Nam Bắc Kinh) (năm 1929), các nhà khảo cổ học đã khai
quật được những xương hoá thạch của người vượn có niên đại cách nay chừng 400.000 năm.
Đặc biệt, người vượn Nguyên Mưu (Vân Nam) phát hiện năm 1977 có niên đại đến 1.700.000
năm.
-Chủng tộc: cư dân Trung Quốc thuộc chủng da vàng Môngôlôit. Đó là tiền thân của dân tộc
Hán sau này. Hiện nay, Trung Quốc gồm 56 dân tộc, trong đó dân tộc Hán chiếm đa số (dân
số Trung Quốc hiện nay khoảng 1,3 tỉ người, người Hán chiếm 94%), sau đó là Mãn, Mông,
Hồi, Tạng…
| 1/2

Preview text:

Văn minh Trung Hoa c trung đ i *Điềều ki n t nhiền và đ a lý c dân ư 1. Điềều ki n t nhiền
-Trung Quốc nằm ở phía Đông Bắc châu Á, diện tích 9,6 triệu km2, đứng thứ ba trên thế giới (sau Nga và Canađa).
-Địa hình có nhiều núi và cao nguyên.
-Phía Đông: giáp Thái Bình Dương
-Ba mặt còn lại giáp 14 nước láng giềng.
- Văn minh Trung Quốc bắt nguồn từ trung lưu sông Hoàng Hà, sau đó lan toả ra toàn bộ lưu
vực sông Hoàng Hà và sông Trường Giang. Vùng hạ lưu sông Hoàng Hà lầy lội ẩm ướt,
không thích hợp cho đời sống con người, đó là lý do giải thích vì sao nền văn minh Trung
Hoa bắt nguồn ở vùng trung lưu sông Hoàng Hà chứ không phải vùng hạ lưu.
- Sông Hoàng Hà và Trường Giang đã bồi đắp nên những đồng bằng màu mỡ, tuy nhiên cũng
thường gây ra lũ lụt, nên công tác thuỷ lợi rất quan trọng. Hai sông này bắt nguồn từ cao
nguyên Tây Tạng đổ ra biển Đông Trung Hoa mang về phía Nam lượng phù sa rất lớn, tạo
nên hai đồng bằng lớn nhất Trung Hoa: Hoa Bắc và Hoa Nam – là hai vựa lúa lớn nhất cả nước.
+Sông Hoàng Hà dài 5464 km ở phía Bắc, sông Trường Giang dài 6300 km ở phía Nam.
Sông Hoàng Hà thường đổi dòng, không theo một cửa cố định đổ ra biển, tạo nên một vùng
quét tương đối rộng, gây nguy hiểm cho cuộc sống con người (hiện tượng “quẫy đuôi” của sông Hoàng Hà).
+Sông Trường Giang đóng vai trò quan trọng trong quá trình dựng nước của người Trung
Hoa, là một trong những hướng bành trướng, di tản lớn nhất của người xưa, vượt Trường
Giang tiến xuống phía Nam. Bên cạnh sông, ở Trung Quốc có rất nhiều hồ rộng là nơi trữ
nước vào mùa cạn để tưới tiêu, phân lũ vào mùa mưa.
- Địa hình Trung Quốc đa dạng, có nhiều dãy núi cao: Thiên Sơn (Thái Sơn), Tây Côn Lĩnh;
có nhiều hồ lớn: Động Đình, Thanh Hải, có cao nguyên: Tây Tạng, sa mạc lớn: Gôbi, bờ biển dài ở phía Đông.
- Địa hình phức tạp đó dẫn đến nhiều loại khí hậu khác nhau, phần lớn lãnh thổi có khí hậu ôn
đới và cận nhiệt, phía đông có khí hậu gió mùa, mưa nhiều vào mùa hạ.
+Miền Nam: nóng ẩm, mưa nhiều +Miền Bắc: lạnh, khô.
- Lãnh thổ Trung Quốc ngày nay được định hình vào khoảng thế kỷ XVIII - đời nhà Thanh, là
kết quả của một quá trình mở rộng và bành trướng kéo dài hàng nghìn năm.
- Vào khoảng thế kỉ XXI TCN, khi mới thành lập nước, Trung Quốc chỉ là một vùng nhỏ ở
lưu vực sông Hoàng Hà, từ đó lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng dần.
- Đến thế kỉ III TCN, tức là cuối thời cổ đại, phía Bắc của cương giới Trung Quốc chưa vượt
qua dãy Vạn Lí Trường Thành ngày nay, phía Tây mới đến Đông Nam tỉnh Cam Túc và phía
Nam chỉ bao gồm 1 dải đất nằm dọc theo hữu ngạn Trường Giang.
-Cuối thế kỉ III TCN, Trung Quốc trở thành 1 nước phong kiến thống nhất. Nhiều triều đại
của Trung Quốc đã chinh phục các nước xung quanh. Vì thế, có những thời kì cương giới của
Trung Quốc được mở ra rất rộng. - Tên Hoa Hạ:
Trên vùng thượng lưu sông Hoàng Hà có bộ tộc người Hạ sinh sống, thành lập nhà Hạ (thế kỷ
XXI TCN). Ở vùng hạ lưu sông Hoàng Hà có tộc người Thương sinh sống, lập nên nhà
Thương vào thế kỷ XVIII TCN.
-Đến thế kỷ XVI TCN, hai bộ tộc này đồng hoá với nhau thành bộ tộc Hoa Hạ. Đất nước gọi
là Trung Hoa (đất nước của những người Hoa sinh sống ở trung tâm, xung quanh là các bộ tộc
lạc hậu: Man, Di, Nhung, Địch).
-Đến Cách Mạng Tân Hợi (1911), sau khi lật đổ triều Mãn Thanh, Tôn Trung Sơn đặt tên
nước là “Trung Hoa cộng hoà dân quốc” (1912), từ đó xuất hiện tên Trung Quốc. 2. Địa lí cư dân
-Từ rất xa xưa trên lãnh thổ Trung Quốc đã có người nguyên thủy sinh sống. Bằng chứng là ở
khu vực Chu Khẩu Điếm (phía Tây Nam Bắc Kinh) (năm 1929), các nhà khảo cổ học đã khai
quật được những xương hoá thạch của người vượn có niên đại cách nay chừng 400.000 năm.
Đặc biệt, người vượn Nguyên Mưu (Vân Nam) phát hiện năm 1977 có niên đại đến 1.700.000 năm.
-Chủng tộc: cư dân Trung Quốc thuộc chủng da vàng Môngôlôit. Đó là tiền thân của dân tộc
Hán sau này. Hiện nay, Trung Quốc gồm 56 dân tộc, trong đó dân tộc Hán chiếm đa số (dân
số Trung Quốc hiện nay khoảng 1,3 tỉ người, người Hán chiếm 94%), sau đó là Mãn, Mông, Hồi, Tạng…