-
Thông tin
-
Quiz
Vấn nạn học thêm và điểm của học sinh Thành Phố HCM - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Vấn nạn học thêm và điểm của học sinh Thành Phố HCM - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Quản trị học (BA104DV01) 51 tài liệu
Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Vấn nạn học thêm và điểm của học sinh Thành Phố HCM - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Vấn nạn học thêm và điểm của học sinh Thành Phố HCM - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Môn: Quản trị học (BA104DV01) 51 tài liệu
Trường: Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Đại học Hoa Sen
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN TIỂU LUẬN
MÔN QUẢN TRỊ HỌC VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH MSMH: BA108DV01/3660
ĐỀ TÀI: VẤN NẠN HỌC THÊM VÀ ÁP
LỰC ĐIỂM SỐ CỦA HỌC SINH TẠI TP.HỒ CHÍ MINH Tên nhóm Thuần Việt
Lê Hoàng Khang 22300519 (100%)
Lý Khánh Nghi 22300770 (100%)
Nhóm sinh viên thực
Nguyễn Thảo Vy 22301831 (100%) hiện:
Trần Tú Trân 22300873 (100%)
Phan Gia Nghi 22301590 (80%) Giảng viên: Cô: Trần Thị Út
HKI, Tháng 1 / Năm 2024 1 LỜI CAM KẾT
“Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm liêm chính học thuật.
Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng bài làm này do tôi tự thực hiện
và không vi phạm về liêm chính học thuật.”
Ngày _____ tháng ____ năm ______
(Họ tên và chữ ký của sinh viên) 2 MỤC LỤC
TÓM TẮT BÁO CÁO............................................................................................6
LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................................7
NỘI DUNG BÁO CÁO..........................................................................................8
1. Giới thiệu:.....................................................................................................8
1.1 Lí do chọn đề tài:......................................................................................8
1.2 Mục đích viết đề tài:................................................................................13
1.3 Phương pháp thực hiện:...........................................................................15
1.4 Phạm vi nghiên cứu :...............................................................................16
2. Kết quả khảo sát:........................................................................................18 2.1
Vấn đề góp ý:.......................................................................................45 2.2
Vấn đề quản trị:...................................................................................45 2.3
Vấn đề đạo đức kinh doanh:................................................................52
2.4 Vấn đề quốc tế:........................................................................................53
3. Đề xuất ý kiến:............................................................................................54
4. Kết Luận.....................................................................................................55
4.1 Bài học rút ra:..........................................................................................55
4.2 Tóm lại vấn đề:........................................................................................57
4.3 Ý kiến khái quát:......................................................................................60
5. Tài liệu tham khảo:.....................................................................................61 3 DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Áp lực điểm số khiến học sinh luôn trong trạng thái mệt mỏi, uể oải,
tiêu cực, không còn chút sức lực nào....................................................................9
Hình 2: Thống kê cho thấy, hơn 80% học sinh – sinh viên ở nước ta phải đối mặt
với áp lực trong quá trình học tập.......................................................................10
Hình 3: Stress là vấn đề mà rất nhiều học sinh phải đối mặt hiện nay................12
Hình 4: Áp lực từ việc học là nguyên nhân hàng đầu gây stress ở sinh viên......12
Hình 5: Xe cứu thương đưa thi thể nữ sinh rời khỏi hiện trường và bức thư tuyệt
mệnh để lại.........................................................................................................13
Hình 6: Học sinh bật khóc khi vừa bước ra khỏi phòng thi, sau một kỳ thi căng
thẳng................................................................................................................... 14
Hình 7: Áp lực học tập ở học sinh sinh viên.......................................................15
Hình 8: Áp lực học tập khiến con luôn trong tình trạng mệt mỏi, mất ngủ, không
có tinh thần......................................................................................................... 15
Hình 9: Trường trung học cơ sở Hồng Bàng, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh...........17
Hình 10: Trường THCS – THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm toạ lạc tại số 28-30 Ngô
Quyền, Phường 6, Quận 5..................................................................................17
Biểu đồ 1............................................................................................................18
Biểu đồ 2............................................................................................................19
Biểu đồ 3............................................................................................................20
Biểu đồ 4............................................................................................................21
Biểu đồ 5............................................................................................................22
Biểu đồ 6............................................................................................................23
Biểu đồ 7............................................................................................................24
Biểu đồ 8............................................................................................................25
Biểu đồ 9............................................................................................................26
Biểu đồ 10..........................................................................................................27
Biểu đồ 11..........................................................................................................28
Biểu đồ 12..........................................................................................................29
Biểu đồ 13..........................................................................................................30
Biểu đồ 14..........................................................................................................31
Biểu đồ 15..........................................................................................................32
Biểu đồ 16..........................................................................................................33
Biểu đồ 17..........................................................................................................34
Biểu đồ 18..........................................................................................................35
Biểu đồ 19..........................................................................................................36 4
Biểu đồ 20..........................................................................................................37
Biểu đồ 21..........................................................................................................38
Biểu đồ 22..........................................................................................................39
Biểu đồ 23..........................................................................................................40
Biểu đồ 24..........................................................................................................41
Biểu đồ 25..........................................................................................................42
Biểu đồ 26..........................................................................................................43
Biểu đồ 27..........................................................................................................44
Hình 11: Tại sao nhiều giáo viên thờ ơ, chán nản với đổi mới giáo dục?...........46
Hình 12 : Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (ảnh nguồn quochoi.vn).........46
Hình 13: Mức lương của giáo viên mầm non trước và sau 1/7 được thể hiện ở
bảng trên............................................................................................................. 49
Hình 14: Mức lương của giáo viên mầm non trước và sau 1/7 được thể hiện ở
bảng trên:............................................................................................................ 49
Hình 15: Tăng lương giáo viên lên mức cao nhất là chủ trương đúng đắn.........50
Hình 16: Hình ảnh lớp học của đa số các trường ở Việt Nam hiện nay..............52
Hình 17: Học thêm đang là gánh nặng của học sinh...........................................53
Hình 18: Thuận lợi, cũng như khó khăn thách thức của giáo dục gia đình được
ông Tạ Quang Đông, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch chia sẻ tại Hội
nghị Hội nghị tổng kết 5 năm triển khai Quyết định số 1501/QĐ-TTg..............56
Hình 19: Học sinh tham dự kỳ thi vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2023...................57
Hình 20: Đại biểu Quốc hội Bố Thị Xuân Linh - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh
Bình Thuận đang nêu thực trạng khó khăn của ngành giáo dục.........................58
Hình 21: Hình ảnh nam sinh có ý định tự tử sau khi viết thư xin lỗi cha mẹ......59 5 TÓM TẮT BÁO CÁO
Đề tài này viết về áp lực học tập và học thêm ở Việt Nam là một vấn đề rất cấp
thiết và phức tạp. Bài viết đã phân tích rất chi tiết về nguyên nhân gây ra hiện tượng
này, từ áp lực gia đình cho đến tình hình giáo dục và xã hội.Nhóm chúng tôi đã tập
trung phân tích lẫn khảo sát vào cả mặt tích cực và hạn chế của việc học thêm, đồng
thời chỉ ra sự lạm dụng và áp lực không cần thiết đối với học sinh.Trong bài báo cáo
này chúng tôi đã thực hiện phương pháp nghiên cứu đề tài của mình bằng một cuộc
khảo sát trên phạm vi hai trường THCS Hồng Bàng và THPT Nguyễn Bỉnh khiêm ở
TP. Hồ Chí Minh để phục vụ cho mục đích đưa ra kết luận về việc học thêm có thực sự
là một vấn đề đáng lưu tâm trong những năm gần đây hay là không? Chúng tôi đã khảo
sát 100 người mỗi trường bao gồm luôn cả giáo viên lẫn học sinh để cho thấy sự tương
quan giữa việc học thêm cũng phần nào ảnh hưởng đến đời sống của giáo viên về mặt
tài chính. Trong đó chúng tôi đã thực hiện khảo sát 100 giáo viên và 100 học sinh của
cả hai trường để dẫn đến các kết luận mà chúng tôi đã trình bày trong bài báo cáo của
mình bên dưới. Để cho thấy cái nhìn rõ nét về tầm quan trọng của hiện trạng này cũng
như đề xuất các hướng đi giải quyết phù hợp trong tình hình kinh tế hiện nay và có thể
rút ra kết luận rằng có nên đặt nặng vấn đề điểm số trong xã hội hiện đại hay không
hoặc nên làm những gì để giáo dục một lực lượng thế hệ trẻ đầy triển vọng nhưng cũng
đầy nhạy cảm về mặt tâm lý.
Việc nêu rõ những nguyên nhân và hậu quả của vấn đề này cùng với việc đề xuất
các giải pháp như nâng cao nhận thức, thay đổi chính sách giáo dục bao gồm cả chính
sách về lương thưởng của giáo viên trong các lĩnh vực sư phạm và tạo ra môi trường
học tập lành mạnh là rất quan trọng. Đây là một bước tiến tích cực trong việc cải thiện
tình hình áp lực học tập và học thêm của một số trường trong địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh nói riêng và sau này là của cả nền giáo dục Việt Nam hiện tại nói chung. 6 LỜI MỞ ĐẦU
Áp lực từ việc học thêm và cạnh tranh trong thi cử đang trở thành một bức tranh
đầy phức tạp trong hệ thống giáo dục Việt Nam ngày nay. Học thêm không chỉ là một
phần không thể thiếu trong quá trình học tập mà còn là nguồn gốc của áp lực về điểm
số. Việc học thêm không chỉ đặt áp lực lên học sinh mà còn tạo ra những gánh nặng
khác cho cả giáo viên, phụ huynh nói chung đã phải đối mặt với sức ép không lường
trước. Cụ thể ở đây chính là những gánh nặng về kinh tế đối với việc giáo viên có
lương thưởng không phù hợp so với thời điểm xã hội hiện nay, thêm vào đó cũng chính
là những áp lực về mặt tài chính mà các bậc phụ huynh phải chịu đựng để cố gắng bắt
ép cũng như đặt nặng vấn đề điểm số lên các học sinh là con em của mình.
Đề tài này không chỉ làm sáng tỏ vấn đề đang diễn ra mà còn mở ra cơ hội tìm
kiếm giải pháp để giảm bớt áp lực không cần thiết này và tạo ra một môi trường học tập
lành mạnh hơn cho các thế hệ tương lai. Lý do nhóm Thuần Việt chúng tôi chọn đề tài
này không chỉ vì tính chất hiện thực mà còn bởi tầm quan trọng của vấn đề : “ VẤN
NẠN HỌC THÊM VÀ ÁP LỰC ĐIỂM SỐ CỦA HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG Ở TP.HỒ CHÍ MINH”. 7 NỘI DUNG BÁO CÁO 1. Giới thiệu:
1.1 Lí do chọn đề tài:
Trong bức tranh sôi động của hệ thống giáo dục Việt Nam ngày nay, hình ảnh
học sinh với những bộ sách nặng nề, bài tập chồng chất đang ngày càng trở nên quen
thuộc. Cùng với sự gia tăng của công tác dạy thêm, học thêm, những nguyên nhân đằng
sau hiện tượng này không chỉ là thách thức lớn cho học sinh, mà còn đặt ra nhiều câu
hỏi về chất lượng giáo dục và áp lực học tập. Hãy cùng nhìn sâu vào vấn đề này, từ
những bước chân của học sinh đến tâm hồn lo lắng của phụ huynh, để hiểu rõ hơn về
tình hình giáo dục đương đại.
Học tập là một nghĩa vụ bắt buộc mà học sinh phải luôn đảm nhận, vì họ phải
phấn đấu để đạt được sự xuất sắc trong học tập. Điều này là do, ngoài việc tiếp thu và
trau dồi kiến thức để hoàn thành cá nhân và theo đuổi khát vọng, các kế hoạch giáo dục
được xác định trước cũng đóng vai trò như một phương tiện để đáp ứng kỳ vọng của cả
thực thể gia đình và xã hội. Tuy nhiên, gần đây, dường như các bạn trẻ đang phải gánh
vác trách nhiệm giáo dục quá mức, đôi khi vượt quá khả năng của chính họ. Hiện tượng
này thường bắt nguồn từ mong muốn và khát vọng của cha mẹ đối với con cái của họ.
Phần lớn các bậc cha mẹ có suy nghĩ rằng con cái của họ phải có được một lượng lớn
kiến thức để vượt trội và vượt qua các bạn cùng lứa. Do đó, những bậc cha mẹ này
thường bắt đầu giáo dục mầm non và cung cấp hướng dẫn và giám sát học tập sâu rộng.
Hơn nữa, ngoài việc đi học thường xuyên, phụ huynh còn ghi danh cho con mình vào
nhiều lớp học bổ sung, các buổi dạy kèm và các chương trình năng khiếu.
Đó chính là lý do chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài này làm mục tiêu thảo
luận về việc môi trường học tập cùng đạo đức nghề nghiệp trong công tác sư phạm ở
Việt Nam cần phải thay đổi như thế nào để phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. 8
Hình 1: Áp lực điểm số khiến học sinh luôn trong trạng thái mệt mỏi, uể
oải, tiêu cực, không còn chút sức lực nào
(Nguồn : Trích từ Báo tâm lý, tác giả Nguyễn Thuỷ đăng vào ngày 29/06/2023)
Hiện nay, việc học thêm trong nhà trường đã trở thành một đề tài được xã hội
quan tâm, nhận được sự đánh giá tích cực và cả những hạn chế. Mặc dù việc này mang
lại nhiều lợi ích, như giúp học sinh bắt kịp các bạn cùng lứa và nâng cao trình độ học
vấn, nhưng cũng gây ra những vấn đề đáng lo ngại trong hệ thống giáo dục và xã hội.
Hoạt động học thêm mang theo nhiều điểm tích cực. Nó không chỉ giúp học sinh
tiến bộ hơn mà còn đóng góp vào sự phát triển kinh tế thông qua nguồn nhân lực có
trình độ cao hơn. Tuy nhiên, việc này cũng phần nào phụ thuộc vào mong muốn cá
nhân của gia đình và khả năng kinh tế của họ. Điều này tạo ra sự chênh lệch trong việc
tiếp cận và tham gia vào các hoạt động học thêm.
Một cách hay để nhìn vào vấn đề này là thấy rằng học thêm không chỉ đơn thuần
là việc bổ sung kiến thức mà còn phản ánh sự hỗ trợ và sự đồng thuận giữa gia đình và
giáo viên. Tuy nhiên, việc này thường trở thành lựa chọn của những gia đình có điều
kiện kinh tế tốt hơn. Điều này gây ra một khoảng cách xã hội, khiến cho những gia đình
thu nhập thấp khó có cơ hội tham gia vào hoạt động học thêm. 9
Hình 2: Thống kê cho thấy, hơn 80% học sinh – sinh viên ở nước ta phải đối
mặt với áp lực trong quá trình học tập.
(Nguồn : Trích từ Tạp chí Tâm lý học , tác giả Nguyễn Thảo đăng vào ngày 28/06/2023)
Ở khía cạnh tiêu cực, học thêm, dạy thêm không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống
của học sinh và gia đình mình mà còn có thể đặt áp lực lớn, làm giảm thời gian cho các
hoạt động khác như thể thao, gây thiệt thòi cho sự phát triển toàn diện của họ. Sự lan
rộng không kiểm soát của hoạt động này đã khiến cho nó mất đi sự tinh tế và uy tín ban
đầu. Lạm dụng học thêm, dạy thêm đã gây ảnh hưởng tiêu cực khi một số giáo viên
không đứng đắn, sử dụng việc này như cách để kiếm tiền mà không đặt nền tảng đạo đức giáo viên nên có.
Điều này dẫn đến cảnh giáo viên ép buộc học sinh tham gia học thêm, đồng thời
bỏ qua phần lớn nội dung trong chương trình chính khóa. Kết quả là học sinh chỉ có thể
đạt điểm cao nếu tham gia hoạt động học thêm này. Môi trường học tập cũng bị ảnh
hưởng khi giáo viên phân biệt đối xử giữa học sinh tham gia và không tham gia lớp học
thêm, thiếu tính khách quan và lòng nhân văn. Sự áp đặt và đe dọa từ giáo viên cũng
khiến một số học sinh và gia đình phải tham gia hoạt động này dưới sức ép không
muốn. Nhìn từ góc độ này, việc lạm thu trong hoạt động học thêm cũng là một vấn đề
đáng quan ngại từ phía giáo viên..
Nguyên nhân của vấn đề: để hiểu sâu hơn, cần phải xem xét các yếu tố cơ
bản góp phần vào vấn đề, đặc biệt tập trung vào các cá nhân tham gia vào dạy thêm,
học tập liên tục và những người tham gia có ảnh hưởng góp phần vào sự xuất hiện
của vấn đề.
1. Việc phân chia giáo viên thu nhập thấp tham gia giảng dạy bổ sung có thể được
quy cho việc hạn chế tiền lương công chức, dẫn đến thu nhập thấp và chi phí
hàng tháng không đủ. Hơn nữa, ảnh hưởng của các cơ chế thị trường đã khiến
một số giáo viên thiếu những phẩm chất cần thiết của một nhà giáo dục, dẫn đến 10
việc họ tham gia vào các hành động không hợp lý trong quá trình tổ chức giảng
dạy và học tiếp theo. Những hành động này bao gồm chi tiêu quá mức, ép buộc
học sinh, làm suy yếu chương trình giảng dạy chính và gây áp lực cho học sinh
tham gia vào việc học thêm, tất cả đều vi phạm các quy định và luật pháp của ngành.
2. Việc thiếu kiểm tra và giám sát nghiêm ngặt các hoạt động dạy và học tiếp theo,
cùng với việc xử lý chậm trễ các bất cập trong các hoạt động này, đã dẫn đến
chất lượng giáo dục thấp hơn.
3. Các nỗ lực truyền thông và nâng cao nhận thức không đầy đủ của giáo viên và
các nhà quản lý giáo dục đã dẫn đến việc thiếu tuân thủ nghiêm ngặt các quy
định của ngành. Sự tham gia của các ủy ban, chính quyền địa phương và các tổ
chức xã hội trong việc giải quyết các vấn đề này chưa đủ tác động, dẫn đến hiệu quả quản lý thấp hơn.
4. Mong muốn của gia đình học sinh để con cái họ tiến bộ và có thể theo đuổi giáo
dục đại học là một khát vọng chính đáng và đáng khen ngợi. Tuy nhiên, điều cần
thiết là phải nhận ra rằng khoảng cách giữa mong muốn và thực tế đòi hỏi sự
đánh giá hợp lý và thích hợp về năng lực của cá nhân để đảm bảo sự hài lòng.
Mỗi cá nhân phải nhận thức được thang giá trị của riêng mình để xác định hướng
phát triển phù hợp. Nghiên cứu về giáo dục ở nước ta đã chứng minh rằng
thường có một kỳ vọng xã hội cho trẻ em theo học đại học mà không hiểu rõ về
tài năng và kỹ năng của chính chúng. Kết quả là, gia đình và trẻ em đặt áp lực
không cần thiết lên bản thân về khả năng học tập và giáo dục nâng cao. Sự cạnh
tranh gay gắt trong thành tích học tập của trẻ em đã dẫn đến sự mở rộng không
hợp lý của các điều kiện dạy và học tập tiếp theo, dẫn đến hậu quả tiêu cực.
Ý nghĩa của đề tài “ VẤN NẠN HỌC THÊM VÀ ÁP LỰC ĐIỂM SỐ CỦA HỌC
SINH TẠI TP.HỒ CHÍ MINH.” 11
Đề tài “VẤN NẠN HỌC THÊM VÀ ÁP LỰC ĐIỂM SỐ CỦA HỌC SINH TẠI
TP.HỒ CHÍ MINH” là một vấn đề quan trọng và đáng quan tâm trong hệ thống giáo
dục của chúng ta. Nó liên quan đến sức khỏe tinh thần và chất lượng cuộc sống của học sinh.
Hình 3: Stress là vấn đề mà rất nhiều học sinh phải đối mặt hiện nay
(Nguồn : Trích từ Tạp chí Tâm lý học , tác giả Nguyễn Thảo đăng vào ngày 08/11/2023)
Áp lực thi cử ở địa bàn TP.Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung là một
vấn đề phổ biến và nghiêm trọng. Học sinh thường phải đối mặt với áp lực từ gia đình,
thầy cô giáo, bạn bè và xã hội để đạt kết quả cao trong kỳ thi quan trọng như kỳ thi tốt
nghiệp trung học phổ thông (THPT) và kỳ thi đại học. Điều này tạo ra một môi trường
học tập căng thẳng và áp lực lớn, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của học sinh.
Hình 4: Áp lực từ việc học là nguyên nhân hàng đầu gây stress ở sinh viên
(Nguồn : Trích từ Tạp chí Tâm lý học , tác giả Nguyễn Thảo đăng vào ngày 08/11/2023) 12
Vấn nạn học thêm của học sinh là một hiện tượng phổ biến trong cuộc sống học
tập của học sinh ở Việt Nam. Học sinh thường phải dành nhiều giờ trong ngày và thậm
chí vào ban đêm để học thêm các môn học, tham gia các lớp học thêm, hoặc tham gia
các khóa ôn thi. Điều này gây ra sự mệt mỏi, căng thẳng và thiếu thời gian cho các hoạt
động giải trí, giao tiếp xã hội và phát triển cá nhân của học sinh.
Vấn đề này cũng ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Học sinh thường tập trung
vào việc thuộc lòng kiến thức để đạt điểm cao trong kỳ thi, thay vì hiểu sâu và áp dụng
kiến thức vào thực tế. Điều này có thể dẫn đến việc học không hiệu quả và thiếu khả
năng giải quyết vấn đề thực tế.
Để giải quyết vấn đề này, cần có sự thay đổi trong hệ thống giáo dục. Cần tạo ra
một môi trường học tập thoải mái và khuyến khích học sinh phát triển toàn diện, không
chỉ tập trung vào kỳ thi. Ngoài ra, cần đẩy mạnh việc giáo dục về sức khỏe tinh thần và
kỹ năng sống cho học sinh, giúp họ có cách tiếp cận lành mạnh và hiệu quả hơn đối với
việc học thêm và áp lực thi cử.
Đồng thời, cần có sự tham gia và hỗ trợ từ phía gia đình, giáo viên và xã hội để
giảm bớt áp lực thi cử và tạo điều kiện tốt hơn cho sự phát triển của học sinh.
1.2 Mục đích viết đề tài:
Hình 5: Xe cứu thương đưa thi thể nữ sinh rời khỏi hiện trường và bức thư tuyệt mệnh để lại
(Nguồn : Trích từ báo Lao Động , tác giả Đặng Chung , đăng vào ngày 14/01/2018) 13
Hình 6: Học sinh bật khóc khi vừa bước ra khỏi phòng thi, sau một kỳ thi căng thẳng
(Nguồn : Trích từ báo Lao Động , tác giả Đặng Chung , đăng vào ngày 14/01/2018)
1. Nâng cao nhận thức: Một trong những mục đích quan trọng của việc nghiên cứu
về cơn ác mộng học thêm và áp lực thi cử là tăng cường nhận thức và hiểu biết
về vấn đề này. Việc đề cập đến các vấn đề như sức khỏe tâm lý, chất lượng cuộc
sống học tập và tác động của áp lực thi cử có thể giúp mọi người nhận ra tầm
quan trọng của việc giảm bớt áp lực và tạo ra môi trường học tập lành mạnh cho học sinh.
2. Phân tích nguyên nhân: Việc nghiên cứu về cơn ác mộng học thêm và áp lực thi
cử cũng nhằm phân tích và hiểu rõ nguyên nhân gây ra vấn đề này. Bằng cách
tìm hiểu các yếu tố như hệ thống giáo dục, gia đình, xã hội và các yếu tố cá
nhân, chúng ta có thể nhận ra những nguyên nhân cụ thể và từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp.
3. Đề xuất giải pháp: Mục tiêu khác của việc viết đề tài này là đề xuất các giải
pháp để giảm bớt áp lực và cải thiện chất lượng cuộc sống học tập của học sinh.
Các giải pháp có thể liên quan đến chính sách giáo dục, phương pháp giảng dạy,
hỗ trợ tâm lý và xây dựng môi trường học tập lành mạnh. Mục đích là tạo ra
những thay đổi tích cực và bảo vệ quyền lợi và sức khỏe của học sinh.
4. Tạo sự thay đổi: Cuối cùng, mục đích của viết đề tài này là tạo ra sự thay đổi
tích cực trong hệ thống giáo dục và cuộc sống học tập của học sinh ở Việt Nam. 14
Bằng cách tạo ra nhận thức, phân tích và đề xuất giải pháp, chúng ta hy vọng có
thể thúc đẩy sự thay đổi và cải thiện tình hình áp lực và cơn ác mộng học thêm,
mang lại một môi trường học tập lành mạnh và phát triển toàn diện cho học sinh.
1.3 Phương pháp thực hiện:
Hình 7: Áp lực học tập ở học sinh sinh viên
(Nguồn : Trích từ báo doctor có sẵn , tác giả dược sĩ Nguyễn Đạt Huy Thanh đăng vào ngày 07/12/2023)
Hình 8: Áp lực học tập khiến con luôn trong tình trạng mệt mỏi, mất ngủ, không có tinh thần.
(Nguồn : Trích từ báo Tâm lý trị liệu NHC tâm an sống khoẻ , tác giả Nguyễn Thuỷ đăng vào ngày 26/10/2023) 15
Để thực hiện đề tài “VẤN NẠN HỌC THÊM VÀ ÁP LỰC ĐIỂM SỐ CỦA HỌC
SINH TẠI TP.HỒ CHÍ MINH”, có thể áp dụng các phương pháp sau:
1. Nghiên cứu và phân tích: Đầu tiên, cần nghiên cứu và phân tích tình hình áp lực
thi cử và hiện tượng học thêm của học sinh ở Việt Nam. Các nguồn tài liệu, báo
cáo, nghiên cứu và thống kê có thể được sử dụng để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
2. Thu thập dữ liệu: Tiếp theo, cần thu thập dữ liệu từ các bên liên quan như học
sinh, phụ huynh, giáo viên và chuyên gia giáo dục. Có thể sử dụng các phương
pháp như cuộc phỏng vấn, khảo sát hoặc nhóm thảo luận để thu thập thông tin và
ý kiến từ các đối tượng quan tâm.
3. Phân tích dữ liệu: Sau khi thu thập dữ liệu, cần phân tích và đánh giá thông tin
thu được. Có thể sử dụng các phương pháp phân tích số liệu, phân tích nội dung
hoặc phân tích hồi quy để tìm ra các mối quan hệ và xu hướng trong dữ liệu.
4. Đề xuất giải pháp: Dựa trên kết quả phân tích, cần đề xuất các giải pháp để giảm
bớt áp lực thi cử và cơn ác mộng học thêm của học sinh. Các giải pháp có thể
liên quan đến thay đổi chính sách giáo dục, cải thiện môi trường học tập, tăng
cường hỗ trợ tâm lý và phát triển kỹ năng sống cho học sinh.
5. Thực hiện và đánh giá: Cuối cùng, cần thực hiện các giải pháp đề xuất và đánh
giá hiệu quả của chúng. Có thể sử dụng các phương pháp như thực hiện thí điểm,
theo dõi và đánh giá để xác định sự thành công và điều chỉnh nếu cần.
Qua việc áp dụng các phương pháp này, đề tài “Cơn ác mộng học thêm của học
sinh và áp lực thi cử ở Việt Nam” sẽ đưa ra những hiểu biết và giải pháp cụ thể để giảm
bớt áp lực và cải thiện chất lượng cuộc sống học tập của học sinh.
1.4 Phạm vi nghiên cứu :
Điều quan trọng không thể thiếu để thực hiện một bài nghiên cứu chính là khảo
sát thị trường. Dữ liệu từ những câu trả lời của người đánh giá sẽ được thống kê và
phân tích nhằm mục đích tìm ra được những thông tin bổ ích và đưa ra kết quả nghiên
cứu thị trường chính xác nhất.
Để đưa ra được một bảng khảo sát hoàn chỉnh cần có 3 yếu tố: ● Tìm hiểu môi trường. ●
Cách thức liên hệ với người đánh giá. ● Thu thập bảng khảo sát. 16 ➔
Nghiên cứu và đánh giá bằng các câu hỏi khảo sát hợp lý, cần thiết, ngắn gọn và dễ hiểu. ➔
Chọn mẫu khảo sát bằng cách định lượng người tham gia đánh giá, thông tin cá nhân,... ➔
Đủ số lượng câu hỏi cần dùng, sắp xếp các câu hỏi và câu trả lời hợp lý để có thể
dễ dàng thu thập được những thông tin chính xác.
Phạm vi không gian: Trường THCS Hồng Bàng và THPT Nguyễn Bỉnh khiêm ở TP. Hồ Chí Minh
Hình 9: Trường trung học cơ sở Hồng Bàng, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
(Nguồn: Trích từ trang Giáo dục Việt Nam) 17
Hình 10: Trường THCS – THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm toạ lạc tại số 28-30 Ngô
Quyền, Phường 6, Quận 5
(Nguồn: Trích từ trang Sở giáo dục và đào tạo TPHCM, trường THCS_THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm) ●
Phạm vi thời gian: 15/12/2023 ● Giờ: 13:00- 17:00 ●
Thời tiết: từ 13:00 tới 15:00 nắng gắt, thời tiết dịu mát lại vào tầm khoảng 16:00. ●
Số lượng người tham gia khảo sát ở mỗi trường: 100 người, trong đó có 20 giáo
viên và 80 học sinh. Thực hiện với hai trường. 2.
Kết quả khảo sát:
Khảo sát của học sinh Biểu đồ 1
Biểu đồ cột này minh họa sự phân bố học sinh từ các lớp khác nhau ở thành phố
Hồ Chí Minh. Có vẻ như lượng học sinh ở các lớp từ 9 đến 11 (từ lớp 9 đến lớp 11)
chiếm tỷ lệ cao nhất với khoảng từ 17% đến 20%. Điều này có thể chỉ ra rằng các học
sinh ở giai đoạn năm cuối cấp trường trung học là một phần đông đảo trong số những
người tham gia khảo sát này. 18
Mặt khác, tỷ lệ học sinh ở các lớp dưới (lớp 6 đến lớp 8) có vẻ thấp hơn, với
khoảng từ 8% đến 9%. Điều này có thể phản ánh việc nghiên cứu tập trung vào học
sinh ở các lớp cao hơn, có thể do họ đang phải đối mặt với áp lực thi cử hoặc học thêm
lớn hơn so với các lớp dưới.
Tuy nhiên, việc phân phối này cũng có thể bị ảnh hưởng bởi cách khảo sát hoặc
số lượng người tham gia không đều đặn từ các lớp khác nhau, do đó cần cân nhắc khi phân tích kết quả. Biểu đồ 2
Biểu đồ tròn này thể hiện một sự chênh lệch đáng kể giữa việc có và không có
học thêm trong cộng đồng học sinh ở thành phố Hồ Chí Minh.
Với 42% học sinh khẳng định họ tham gia học thêm, điều này có thể phản ánh
một sự cần thiết hoặc mong muốn về việc nâng cao kiến thức bên ngoài giờ học chính thức.
Tuy nhiên, sự chênh lệch lớn với 58% học sinh không tham gia học thêm cũng
có thể gợi ý về một số vấn đề khác. Có thể là họ cảm thấy không cần thiết, hoặc có thể
do áp lực học tập hiện tại từ trường lớp đã đủ lớn, không cần thêm áp lực từ việc tham
gia học thêm. Điều này có thể đặt ra câu hỏi về mức độ áp lực học tập hiện tại đối với
học sinh và xem xét về cách để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc học tập chính thức. 19 Biểu đồ 3
Biểu đồ tròn này minh họa rõ ràng lý do mà học sinh chọn đi học thêm tại thành
phố Hồ Chí Minh. Sự phân bố này cho thấy một số lý do đa dạng:
52,4% học sinh muốn có điểm tốt: Điều này cho thấy một phần lớn học sinh
chọn học thêm với mục tiêu cải thiện kết quả học tập, có thể do áp lực từ kỳ thi, mong
muốn nâng cao điểm số hoặc cảm giác cần thiết để theo học tại các trường đại học.
31% học sinh theo ý muốn của phụ huynh: Đây có thể là một yếu tố lớn đối với
học sinh, một phần vì mong muốn của gia đình hoặc để đáp ứng mong đợi từ phụ
huynh về việc đạt thành tích cao hơn.
11,9% học sinh muốn đi học cùng bạn bè: Điều này có thể phản ánh sự tìm kiếm
môi trường học tập gần gũi, thoải mái hơn với sự hỗ trợ từ bạn bè.
4,8% học sinh có lý do khác: Mặc dù tỷ lệ này thấp, nhưng có thể là do các lý do
cá nhân khác nhau như mong muốn tìm kiếm kiến thức mới, sở thích cá nhân hoặc
mong muốn tìm hiểu thêm về một chủ đề cụ thể nào đó.
Từ biểu đồ, có thể thấy rằng mong muốn cải thiện điểm số và theo ý muốn của
phụ huynh là hai yếu tố chủ đạo khiến học sinh quyết định tham gia học thêm. Điều này
có thể là một dấu hiệu về áp lực về kết quả học tập và mong muốn đáp ứng kỳ vọng từ
gia đình và xã hội về thành tích học tập. 20