Vẽ mô hình, mô tả các thành viên chính, vị trí, vai trò trong chuỗi cung ứng của Công ty cổ phần Acecook Việt Nam. Phân tích yếu tố thành công, thất bại của chuỗi cung ứng | Quản trị chuỗi cung ứng | Đại học Thương mại

Vẽ mô hình, mô tả các thành viên chính, vị trí, vai trò trong chuỗi cung ứng của Công ty cổ phần Acecook Việt Nam. Phân tích yếu tố thành công, thất bại của chuỗi cung ứng | Quản trị chuỗi cung ứng | Đại học Thương mại được trình bày khoa học, chi tiết giúp cho các bạn sinh viên chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ. Các bạn xem, tải về ở bên dưới.

Trường:

Đại học Thương Mại 373 tài liệu

Thông tin:
18 trang 7 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Vẽ mô hình, mô tả các thành viên chính, vị trí, vai trò trong chuỗi cung ứng của Công ty cổ phần Acecook Việt Nam. Phân tích yếu tố thành công, thất bại của chuỗi cung ứng | Quản trị chuỗi cung ứng | Đại học Thương mại

Vẽ mô hình, mô tả các thành viên chính, vị trí, vai trò trong chuỗi cung ứng của Công ty cổ phần Acecook Việt Nam. Phân tích yếu tố thành công, thất bại của chuỗi cung ứng | Quản trị chuỗi cung ứng | Đại học Thương mại được trình bày khoa học, chi tiết giúp cho các bạn sinh viên chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ. Các bạn xem, tải về ở bên dưới.

91 46 lượt tải Tải xuống
lOMoARcPSD|4053484 8
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
-----!"&!"-----
BÀI TẬP THẢO LUẬN
Học phần: Quản trị chuỗi cung ứng
Đề tài: Vẽ mô hình, mô tả các thành viên chính, vị trí, vai trò trong
chuỗi cung ứng của Công ty cổ phần Acecook Việt Nam. Phân tích yếu tố
thành công, thất bại của chuỗi cung ứng.
Giảng viên hướng dẫn: TS. Lục Thị Thu Hường
Nhóm: 5
Lớp học phần: H2102BLOG1721
Nội, năm 2021
lOMoARcPSD|4053484 8
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 5
STT
SV
Họ và tên
Lớp HC
Nhiệm vụ
37
18D220018
Nguyễn Thị Huế
K54T1
Phần 2.1
38
18D220078
Trần Minh Huệ
K54T2
Phần 2.3.4 + 4
39
18D220022
Đặng Quỳnh Hương
K54T1
Phần 4 + Thuyết trình
40
18D160094
Nguyễn Linh Hương
K54F2
Phần 2.3.3
41
18D220081
Nguyễn Thu Hương
(nhóm trưởng)
K54T2
Phần 2.2 + Slide
42
18D120199
Nguyễn Thị Hường
K54C4
Phần 2.3.1
43
18D120137
Bùi Thị Thu Huyền
K54C3
Phần 2.3.2
44
18D260082
Đinh Thị Khánh Huyền
K54EK2
Phần 3
45
19D160227
Đoàn Thị Huyền
K55F4
Phần 1
lOMoARcPSD|4053484 8
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
PHẦN 1. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG ĂN LIỀN TẠI VIỆT NAM ......................... 1
1.1. Tình hình tiêu thụ mì ăn liền tại Việt Nam ........................................................................ 1
1.2. Tình hình sản xuất và cung ứng mì ăn liền tại Việt Nam .................................................. 2
PHẦN 2. CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ACECOOK VIỆT NAM .. 3
2.1. Giới thiệu về Công ty cổ phần Acecook Việt Nam ........................................................... 3
2.2. đồ chuỗi cung ứng của Công ty cổ phần Acecook Việt Nam ...................................... 4
2.3. Phân tích vị trí, vai trò của các thành viên chính trong chuỗi cung ứng ........................... 5
2.3.1. Nguồn cung cấp ..................................................................................................... 5
2.3.2. Năng lực sản xuất ................................................................................................... 6
2.3.3. Mạng lưới phân phối .............................................................................................. 8
2.3.4. Thị trường tiêu thụ ................................................................................................. 9
PHẦN 3. ĐÁNH GIÁ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ACECOOK
VIỆT NAM ............................................................................................................................ 10
3.1. Thành công ...................................................................................................................... 10
3.2. Thách thức ....................................................................................................................... 12
PHẦN 4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG ........................ 13
KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 14
lOMoARcPSD|4053484 8
LỜI MỞ ĐẦU
ăn liền đã một sản phẩm thiết yếu quen thuộc với người tiêu dùng. Tại Việt
Nam, rất nhiều thương hiệu đi sâu vào tâm trí khách hàng như Hảo Hảo, Omachi, Cung
Đình,.. Một gói chỉ từ 3.500 đồng, thể mua bất cứ nơi đâu, nhưng đằng sau lại
rất nhiều công đoạn đến từ nhiều thành viên khác nhau trong chuỗi cung ứng. Gói được
làm từ gì, làm sao để sản xuất ra chúng, làm sao để chúng được đưa đến người tiêu dùng, mỗi
một công đoạn lại thuộc về một thành viên khác nhau, và họ tích hợp với nhau để tạo nên một
chuỗi cung ứng hoàn thiện.
Chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng hoạt động quan trọng trong xu hướng toàn
cầu hóa và cách mạng 4.0. Các doanh nghiệp đều phải gia nhập một hoặc một vài chuỗi cung
ứng để đạt được những thành công nhất định. Để hiểu hơn về điều này, dưới sự hướng dẫn của
giảng viên TS. Lục Thị Thu Hường, nhóm 5 chúng tôi tìm hiểu, nghiên cứu về chuỗi cung ứng
ăn liền của Công ty cổ phần Acecook Việt Nam với đề tài Vẽ hình, tả các thành
viên chính, vị trí, vai trò trong chuỗi cung ứng. Phân tích yếu tố thành công, thất bại của chuỗi
cung ứng”.
Nội dung bài thảo luận gồm 4 phần chính:
Phần 1. Tổng quan thị trường ăn liền tại Việt Nam.
Phần 2. Chuỗi cung ứng của Công ty cổ phần Acecook Việt Nam.
Phần 3. Đánh giá chuỗi cung ứng của Công ty cổ phần Acecook Việt Nam.
Phần 4. Đề xuất giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng.
Trong quá trình tìm hiểu và trình bày báo cáo, chúng tôi còn nhiều hạn chế và sai sót,
rất mong cô và các bạn đóng góp để bài thảo luận được hoàn chỉnh.
Các thành viên nhóm 5!
PHẦN 1. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG ĂN LIỀN TẠI VIỆT NAM
1.1. Tình hình tiêu thụ mì ăn liền tại Việt Nam
Việt Nam được xem một trong những nước tiêu thụ ăn liền nhiều nhất châu Á.
Theo số liệu của Hiệp hội mì ăn liền thế giới (WINA), Việt Nam là thị trường mì gói lớn thứ
5 thế giới với 5,4 tỷ gói mì được tiêu thụ trong năm 2019.
Trung bình mỗi năm, người Việt Nam ăn khoảng 57 gói mì, con số này vượt cả Nhật
Bản, nơi khai sinh ra loại lương thực tiện dụng này, và gấp 4 lần lượng bình quân được tiêu
thụ trên toàn thế giới.
1
lOMoARcPSD|4053484 8
Báo cáo cũng cho thấy hiện nay khoảng 50 doanh nghiệp sản xuất ăn liền tại thị
trường Việt Nam.
Thị trường mì ăn liền tại Việt Nam trong bối cảnh COVID-19
Đại dịch COVID-19 xuất hiện trong năm 2020 lại trở thành động lực mạnh mẽ đối với
việc kinh doanh gói, khi người dân đẩy mạnh việc tích trữ lương thực thực phẩm trong
giai đoạn dịch bùng phát. Theo dữ liệu của Nielsen, sản lượng gói được tiêu dùng tại khu
vực thành thị của Việt Nam tăng thêm tới 67% so với cùng kỳ. Số này vượt trội hơn nhiều so
với thực phẩm đông lạnh (40%) và các sản phẩm chế biến từ thịt, xúc xích (19%).
Doanh số mặt hàng mì ăn liền và các loại sợi ăn liền tháng 3/2020 tăng hơn 27% so với
giai đoạn tháng 2, số lượng sản phẩm bình quân trong giỏ hàng của người mua tăng lên, tuy nhiên
tần suất mua giảm đáng kể (theo Lotte Mart).
1.2. Tình hình sản xuất và cung ứng mì ăn liền tại Việt Nam
Cuộc cạnh tranh trên thị trường cũng khá quyết liệt cả giữa các doanh nghiệp Việt Nam
và các doanh nghiệp đầu nước ngoài tại Việt Nam. Theo dữ liệu thống của Retail Data,
ngành hàng mì ăn liền của Việt Nam đang được chiếm lĩnh bởi 4 cái tên: Acecook Việt Nam,
Masan Consumer, Uniben, Asia Foods, các đại gia lớn nhất trong ngành ăn liền đều
doanh thu và lãi ròng cực lớn. Riêng các thương hiệu vắng bóng một thời như Miliket, Vifon
cũng đang chật vật cạnh tranh với các ông lớn thế hệ sau. Nhóm này chiếm gần 88% về sản
lượng và 84% doanh thu thị trường mì ăn liền .
Được coi là “đại gia” đầu ngành, Acecook nắm giữ hơn một nửa thị phần thị trường
ăn liền Việt Nam. Gia nhập thị trường Việt Nam từ năm 1993, đến nay, Hảo Hảo của Acecook
Việt Nam vẫn được xem “vua” gói phân khúc trung cấp, ngôi vị nhiều doanh nghiệp
khác thèm muốn mà bấy lâu nay chưa giành được.
Masan Consumer đặt mục tiêu không ngừng đổi mới và dẫn dắt ở phân khúc mì ăn liền
cao cấp. Tấn công vào phân khúc cao cấp hơn trên thị trường với các dòng sản phẩm Omachi
Kokomi, Masan cũng đã nhanh chóng chinh phục được các khách hàng khó tính nhờ vào
đội ngũ R&D hùng hậu cùng hệ thống phân phối khổng lồ của mình. Ngành hàng thực phẩm
tiện lợi của Masan Consumer, chủ yếu gói năm 2019 đạt doanh thu thuần 4.968 tỷ đồng,
2
lOMoARcPSD|4053484 8
tăng 7%. Báo cáo thường niên của công ty này nói rằng Omachi tiếp tục dẫn đầu phân khúc
cao cấp, tăng trưởng 25%.
Khác với Masan, chiến lược tập trung vào các nhà bán lẻ mức giá bán cạnh tranh
khu vực nông thôn được Uniben Asia Foods lấy làm trọng tâm. Nơi đây tập trung khoảng
65% dân số Việt Nam sức tiêu thụ lớn với các sản phẩm ăn liền. Năm 2019, Asia
Foods thu lãi ròng 409 tỷ đồng. Mới đây, CTCP Uniben, đơn vị chủ quản của 3 miền
Reeva bất ngờ công bố lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2020 ở mức 103 tỷ đồng, tăng gần
100 lần so với con số 1,3 tỷ đồng cùng kỳ năm 2019.
Với mục tiêu sản phẩm giá rẻ nhất trên kệ hàng siêu thị, nhắm tới phân phối sỉ tại các
cửa hàng bình dân và khu vực nông thôn, Miliket đã vẻ như đã tìm cho mình được một góc
nhỏ trên thị trường, nép mình vượt qua cơn bão những đại gia Acecook, Masan Consumer
gây ra trên thị trường mì gói.
Khi mà cuộc đại chiến giữa các doanh nghiệp mì nội chưa từng có dấu hiệu hạ nhiệt thì
sự đổ bộ của các nhãn hàng gói đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan... lại càng làm cho
sự cạnh tranh thêm phần khốc liệt. Kể từ những năm 2017 tới nay, hàng loạt các sản phẩm
ngoại xuất hiện chễm chệ trên các kệ hàng của siêu thị Việt Nam, với mức giá không hề rẻ, từ
15.000-35.000 đồng/gói nhưng vẫn thu hút khách hàng Việt. Thậm chí cách đây không lâu,
tôm kèm hai con bào ngư thật nhập từ Malaysia đã tạo ra cơn sốt tiêu dùng giá bán
lên tới 150.000 đồng/gói.
Để cạnh tranh, các doanh nghiệp Việt theo đó cũng tung ra loạt sản phẩm cao cấp với
chất lượng gần hơn với “hình ảnh chỉ mang tính minh họa” trên bao bì. Nếu Acecook các
các sản phẩm mì ly tôm thật giá 9.000-13.000 đồng/ly, Masan có mì Omachi cây thịt thật giá
từ 8.500-15.000 đồng/ly.
PHẦN 2. CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ACECOOK VIỆT NAM
2.1. Giới thiệu về Công ty cổ phần Acecook Việt Nam
v Lịch sử hình thành phát triển
Được hình thành vào ngày 15/12/1993 chính thức đi vào hoạt động từ năm 1995,
Công ty cổ phần Acecook Việt Nam, bản chất một doanh nghiệp FDI, đã không ngừng phát
triển lớn mạnh trở thành công ty thực phẩm tổng hợp hàng đầu tại Việt Nam với vị trí vững
chắc trên thị trường, chuyên cung cấp các sản phẩm ăn liền chất lượng và dinh dưỡng cao.
Tiền thân Công ty liên doanh Vifon Acecook, hợp tác theo tỷ lệ góp vốn 60:40 giữa
nhà đầu Nhật Bản Acecook Co., Ltd đối tác Việt Nam Công ty kỹ nghệ thực phẩm
Việt Nam (Vifon).
Triết kinh doanh của Acecook Việt Nam: “Thông qua con đường ẩm thực để cống
hiến cho xã hội Việt Nam”.
3
lOMoARcPSD|4053484 8
Sứ mệnh: “Cung cấp sản phẩm/dịch vụ chất lượng cao mang đến Sức khỏe - An toàn -
An tâm cho khách hàng”. Tầm nhìn: “Trở thành doanh nghiệp sản xuất thực phẩm hàng đầu
Việt Nam đủ năng lực quản trị để thích ứng với quá trình toàn cầu hóa”. Giá trị cốt lõi:
Cook Happiness
v Tình hình hoạt động kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh: ăn liền, phở, miến, bún, ...
Công ty cổ phần Acecook Việt Nam là công ty sản xuất thực phẩm ăn liền hàng đầu tại
Việt Nam với việc sở hữu hệ thống 11 nhà máy, 7 chi nhánh kinh doanh. Nhờ sự nỗ lực phấn
đấu không ngừng, doanh thu hàng năm của công ty không ngừng tăng, mức tăng trưởng hàng
năm đạt 85%. Công ty đã xây dựng được một hệ thống hơn 700 đại cấp 1 phân phối rộng
khắp cả nước. bất cứ nơi đâu người tiêu dùng đều thể tìm thấy những sản phẩm của
Acecook Việt Nam, với mật độ bao phủ thị trường trên 95% điểm bán lẻ toàn quốc, xuất khẩu
đi hơn 46 quốc gia trên toàn thế giới như Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Đức, Hà Lan,…
Thị trường gói Việt Nam chứng kiến sự thống trị của Acecook trong nhiều năm với
thị phần lúc đỉnh cao lên đến khoảng 50%. Giai đoạn 2000-2020, hơn 20 tỷ gói đã được
tiêu thụ, doanh thu ghi nhận mức tăng trưởng đáng kể 9.000-10.000 tỷ đồng/năm.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, tháng 3/2020, doanh thu Acecook Việt Nam tăng
29% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng 10% so với tháng 2. Mỗi ngày, doanh nghiệp sản xuất
tới 400.000-450.000 thùng sản phẩm, tương đương 12-13 triệu gói.
Với sản phẩm chủ lực ăn liền, Acecook hiện nay đang sở hữu 25 loại ăn liền
khác nhau: Hảo Hảo, nấu MaxKay, Siukay, Udon, ly Modern, Handy Hảo Hảo.
2.2. đồ chuỗi cung ứng của Công ty cổ phần Acecook Việt Nam
v Mục tiêu chuỗi cung ứng
Xuất phát một doanh nghiệp đến từ Nhật Bản, được sở hữu công nghệ được chuyển
giao hoàn toàn từ công ty mẹ, lại phát triển tại một quốc gia tiêu thụ đứng thứ 5 trên thế
giới, Acecook Việt Nam đặt mục tiêu trong 5 năm (2016-2021) tiếp tục đưa ngành hàng
gói phát triển qua việc tích cực cung cấp thông tin hiểu đúng về ăn liền đến người tiêu
dùng, phát triển các sản phẩm mới theo hướng dinh dưỡng và mở rộng xuất khẩu.
Từ đó, Acecook đã xây dựng hệ thống quản trị chuỗi cung ứng SCM, là giải pháp quản
tối ưu hóa tổng thể trong điều phối thành phẩm, bán thành phẩm, nguyên vật liệu thông qua
quá trình chia sẻ thông tin về đặt hàng, tồn kho, bán hàng, kho vận giữa công ty khách hàng.
Acecook Việt Nam hợp tác với Công ty TNHH Fujitsu để xây dựng hệ thống Logistic,
ứng dụng gói phần mềm SCM (L-Series) của Công ty NTT Data, công ty tích hợp hệ thống
từ Nhật Bản, mang tên “Hệ thống hỗ trợ kinh doanh”, bao gồm hệ thống quản kho, quản
đơn đặt hàng, hỗ trợ bán hàng cho nhà phân phối và nhân viên kinh doanh.
4
lOMoARcPSD|4053484 8
v đồ chuỗi cung ứng
2.3. Phân tích vị trí, vai trò của các thành viên chính trong chuỗi cung ứng
2.3.1. Nguồn cung cấp
Nguyên liệu tươi làm gói gia vị: Gói gia vị được làm từ các nguyên liệu tươi: hành tím,
tỏi, ớt, ngò om, ngoài ra còn có các nguyên liệu thật như tôm, thịt, trứng, hải sản,.. với nguồn
gốc rõ ràng, uy tín. Các nguyên liệu này được chiết xuất, sấy khô để tạo nên gói súp, gói dầu
và gói rau trong các gói mì.
Nguyên liệu làm vắt mì: Theo dữ liệu mới nhất, hiện nay bột lúa được Acecook Việt
Nam nhập khẩu chủ yếu từ Australia, Canada và dầu thực vật là dầu cọ nhập khẩu chủ yếu từ
Malaysia và màu được tạo nên từ chiết xuất củ nghệ. Ngoài ra, còn một số doanh nghiệp cung
cấp uy tín đến từ Việt Nam đã cung cấp nguyên liệu cho Acecook để sản xuất vắt như công
ty cổ phần Tiến Hưng.
Bao bì: Acecook Việt Nam cam kết vật liệu sử dụng làm bao loại chuyên dụng
dùng cho chứa đựng thực phẩm, luôn được kiểm soát nghiêm ngặt các chỉ tiêu an toàn sức
khỏe, được cung cấp bởi các nhà cung cấp uy tín đảm bảo tuân thủ theo quy định Cộng
đồng chung Châu Âu (Regulation EU No10/2011). Bao không chỉ dùng cho sản phẩm nội
địa còn sử dụng cho sản phẩm xuất khẩu, đáp ứng thị trường khó tính Châu Âu, Châu Mỹ.
Công nghệ, máy móc sản xuất
Acecook Việt Nam đã sử dụng các công nghệ sản xuất hiện đại được chuyển giao từ
Acecook Nhật Bản với quy trình sản xuất ăn liền quy lớn. Bên trong nhà máy Acecook
5
lOMoARcPSD|4053484 8
Việt Nam dây chuyền tự động, hiện đại, toàn bộ các thiết bị được sử dụng đều các thiết
bị kỹ thuật cao kết hợp với các công nghệ làm mì ăn liền tiên tiến nhất đến từ Nhật Bản.
Đầu tiên, Acecook Việt Nam đã được chuyển giao về mặt thiết bị, công nghệ Nhật hiện
đại để sản xuất mì ăn liền theo kỹ thuật cao tại Việt Nam từ những năm 1994. Tiếp đến là về
mặt chất lượng, đội ngũ của Acecook được chuyển giao kỹ thuật để kiểm soát và quản chất
lượng luôn mức ổn định. Thứ ba được đào tạo cách để kiểm soát chất lượng từ đầu vào
cho đến sản phẩm đầu ra một cách động bộ theo tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, khi ở Nhật có công
nghệ mới, Acecook Việt Nam cũng được tiếp cận nhanh chóng ứng dụng vào hoạt động
sản xuất của mình.
Tháng 10 năm 2020, Acecook Việt Nam chính thức sử dụng “năng lượng xanh” từ hệ
thống điện mặt trời để sản xuất mì ăn liền phục vụ sử dụng cho các hoạt động tại Tòa nhà
văn phòng chính của công ty tại khu công nghiệp Tân Bình. Hệ thống do Công ty Marubeni
Việt Nam cung cấp và thi công lắp đặt bởi Công ty JESCO ASIA.
Ngày 11 tháng 03 năm 2021 - Công ty Acecook Việt Nam đã kết hợp tác với Công
ty năng lượng khí Sojitz Osaka về việc lắp đặt hệ thống lò hơi hiện đại để sản xuất mì ăn liền
nhằm mang lại hiệu suất cao trong sản xuất và cải thiện môi trường. Hệ thống lò hơi hiện đại
này sử dụng nhiên liệu là khí đốt hóa lỏng và toàn bộ được nhập khẩu từ Nhật Bản. Theo đó,
sẽ lần lượt lắp đặt tại nhà máy Hưng Yên và Bình Dương, dự kiến sẽ đưa vào vận hành trong
năm nay.
Đối tác dịch vụ: Truyền thông OMD (Omnicom Media Group Vietnam). OMD đối
tác truyền thông quản lý chiến lược truyền thông tích hợp cũng như lập kế hoạch và mua bán
cho các thương hiệu lớn của Acecook. OMD đã chứng tỏ rằng họ đối tác tốt nhất cho doanh
nghiệp của Acecook thông qua những insight giá trị chiến thuật sáng tạo họ không
ngừng cung cấp, cũng như chiến lược vững chắc cho truyền thông đại chúng. Acecook mối
quan hệ tốt với OMD và thúc đẩy thành công hơn nữa cho các thương hiệu của mình.
2.3.2. Năng lực sản xuất
Nhà máy sản xuất
Acecook Việt Nam hiện đã sở hữu được 11 nhà máy sản xuất trải rộng khắp cả nước với
tổng cộng hơn 10.000 nhân viên, nhưng luôn luôn đảm bảo về chất lượng và sự ổn định. Toàn
bộ dây chuyền sản xuất đều được tự động hóa khép kín; từ nguyên liệu đầu vào cho đến
thành phẩm đều được kiểm soát 24/24 giờ theo những tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm
quốc tế. Những sản phẩm không đạt quy chuẩn chất lượng đều được phát hiện và loại ra ngoài
kịp thời.
Để kiểm soát chất lượng đồng bộ trên diện rộng tại 11 nhà máy, công nghệ của Acecook
được chuyển giao trực tiếp từ Acecook Nhật và mọi thứ trang bị đồng bộ cho tất cả nhà máy.
Nhân viên các nhà máy, chi nhánh luôn đào tạo định kỳ khi những điểm mới đều cập
nhật áp dụng trong sản xuất và quản lý, từ đó áp dụng đồng bộ cho các nơi.
6
lOMoARcPSD|4053484 8
11 nhà máy của Acecook trải dài theo ba miền Bắc-Trung-Nam. Tại miền Nam bao gồm
7 nhà máy: 3 nhà máy tại thành phố Hồ Chí Minh, 2 nhà máy tại Bình Dương, 2 nhà máy tại
Vĩnh Long. Tại miền Trung 1 nhà máy đặt tại Đà Nẵng. Miền Bắc 3 nhà máy: 1 nhà
máy tại Hưng Yên và 2 nhà máy tại Bắc Ninh.
Sản lượng: Từ năm 2008, công ty đã xây dựng và áp dụng hệ thống quản chất lượng
theo ISO 9001-2008, hệ thống quản môi trường ISO 14001, hệ thống kiểm soát vệ sinh an
toàn thực phẩm HACCP... Cứ mỗi phút, 1 line sản xuất của nhà máy này cho ra đời 600 gói
mì. Tổng sản lượng của 11 nhà máy thuộc Acecook Việt Nam hằng năm khoảng 4,5 tỷ gói
các loại.
Quy trình: Quy trình sản xuất các sản phẩm gồm 12 công đoạn chính từ khâu nguyên
liệu đến khâu thành phần. Đầu tiên, bột các nguyên liệu cần thiết sẽ được chế trộn
theo tỷ lệ bằng thiết bị tự động và khép kín. Bột sau trộn sẽ được cán tấm thành bột rồi cắt
thành các sợi khác nhau (tùy thuộc vào sản phẩm). Các sợi này sẽ được hấp chỉnh nhiệt độ
khoảng 100°C. Sau khi được hấp chín, sợi được cắt ngắn bằng hệ thống dao tự động để tạo
nên hình dáng tương ứng đi qua hệ thống làm khô, làm nguội. Các sản phẩm gia vị sẽ
được đóng gói. Trước khi đóng thùng, mỗi sản phẩm sẽ được kiểm tra chất lượng bằng cách
phải đi qua 3 thiết bị kiểm tra, bao gồm: máy dò kim loại, máy cân trọng lượng và máy dò dị
vật. Những sản phẩm không đạt chuẩn sẽ bị loại ra khỏi dây chuyền chuyển đến bộ phận
xử sản phẩm lỗi. Cuối cùng, thành phẩm được đóng thùng theo quy cách của từng sản phẩm,
in ngày sản xuất, lưu kho và được kiểm tra chất lượng bởi phòng QC (Quality Control) trước
khi phân phối ra thị trường.
Nhà máy sản xuất gói gia vị: Acecook 11 nhà máy tại Việt Nam nhưng chỉ 1 nhà
máy duy nhất sản xuất gia vị tại Thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi sản xuất hết các gói gia vị
thì sẽ được phân phối đến các nhà máy khác để đóng gói cùng với mì
Phòng nghiên cứu phát triển sản phẩm
“Công nghệ Nhật Bản, hương vị Việt Nam” kim chỉ nam của Acecook Việt Nam.
Khi phát triển thị trường Việt Nam, Acecook đội ngũ chuyên gia nghiên cứu phát
triển sản phẩm người Việt để thấu hiểu kỹ những sở thích ẩm thực theo từng vùng
miền, từ đó kết hợp hài hòa giữa “công nghệ Nhật Bản” và “hương vị Việt Nam” để phát triển
nên những sản phẩm được người tiêu dùng đón nhận.
thế năm 2000, khi sản phẩm Hảo Hảo ra đời, đã đánh dấu bước ngoặt của thị
trường mì ăn liền. Đội ngũ R&D của công ty đã phải đi nhiều vùng miền, thưởng thức những
quán ăn nổi tiếng ở địa phương để tìm hiểu hương vị đặc trưng, mang khẩu vị, gu ẩm thực của
mỗi vùng miền vào từng sản phẩm của Acecook Việt Nam, trong đó, vị chua chua cay cay đã
được “ăn liền hóa” thành công.
Tại Hồ Chí Minh, công ty cho xây dựng một phòng thí nghiệm hiện đại với mức đầu tư
hàng triệu USD cho sở hạ tầng, trang thiết bị tối tân cùng nguồn nhân lực chuyên môn trong
7
lOMoARcPSD|4053484 8
lĩnh vực hóa sinh thực phẩm. Mục tiêu hàng đầu của bộ phận thí nghiệm đảm bảo tính an
toàn cho sản phẩm sức khỏe của người tiêu dùng. Đội ngũ nghiên cứu phát triển sản
phẩm của Acecook Việt Nam luôn cập nhật các kiến thức mới nhất về công nghệ, m hiểu sâu
sát thị trường trong và ngoài nước để tìm kiếm cơ hội và ý tưởng phát triển sản phẩm.
Nhờ những nghiên cứu kỹ càng về sở thích thị hiếu của người Việt Nam đã giúp
Acecook “Việt hóa” những gói Nhật Bản thành mì ăn liền của người Việt. Công ty mong
muốn trong tương lai ngày càng “chăm chút, lưu giữ hương vị truyền thông qua từng sản
phẩm, để các món truyền thống có thể ăn liền sau 3 phút”.
Ngày nay, xu hướng lựa chọn các sản phẩm tốt cho sức khỏe đang lựa chọn hàng đầu
của người tiêu dùng. Nắm bắt được nhu cầu đó, Acecook đã không ngừng cho ra đời các sản
phẩm với những nguyên liệu tự nhiên, tiện lợi cho khách hàng trong việc chăm sóc sức khỏe:
kết hợp 7 loại gia vị giải cảm Samưrai, ly tôm thật, thịt thật Handy Hảo Hảo, Enjoy,
bổ sung canxi Doraemon,..
2.3.3. Mạng lưới phân phối
Acecook Việt Nam xây dựng hệ thống nhà phân phối đa dạng trải dài khắp mọi miền
đất nước. Trong đó 7 chi nhánh sản kinh doanh, trên 700 đại cấp 1 được phân bố từ đồng
bằng đến vùng cao để tiếp cận được hết với khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Các mạng
lưới được quản lý tập trung bởi các chi nhánh và được phân chia theo địa bàn hoạt động:
-
Trụ sở công ty và văn phòng chính tại quận Tân Phú, Hồ Chí Minh.
-
Chính nhánh miền Bắc: Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên.
-
Chính nhánh miền Trung: Đà Nẵng.
-
Chính nhánh miền Nam: Hồ Chí Minh, Bình Dương, Vĩnh Long.
Acecook Việt Nam trung bình mỗi năm khoảng 3 tỷ gói ăn liền (hơn 50% thị phần
trong nước) được lưu thông phân phối từ 7 chi nhánh trên khắp cả nước. Với số lượng xe giao
hàng lên đến 400-500 chiếc/ngày. Hệ thống SCM của công ty đảm bảo vận chuyển hàng hóa
nhanh chóng, hiệu quả trên toàn Việt Nam, duy trì sản phẩm tươi mới, chất lượng cao, đảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hệ thống thông tin điều phối hàng hóa sẽ được đưa vào sử dụng để thu thập các thông
tin về phương tiện vận tải, thông tin vận hành xe để làm sở cải tiến hoạt động điều phối
hàng hóa. Ngoài ra, việc nắm bắt được tình hình tiến độ công việc cũng như lập các kế hoạch
điều xe hiệu quả sẽ giúp nâng cao hiệu quả chất xếp hàng hóa và giảm thời gian xe chạy không
tải, qua đó tiết giảm được chi phí Logistics.
Tại các điểm nhà phân phối chính thức của mình, Acecook đã xây dựng với những hệ
thống nhận diện thương hiệu hiệu quả, đội ngũ công nhân viên sự am hiểu về sản phẩm.
Bên cạnh đó, các nhà phân phối sẽ được hưởng chiết khấu khi phân phối sản phẩm, thưởng
8
lOMoARcPSD|4053484 8
doanh số chịu trách nhiệm về các sở vật chất, nhân sự hay kho bãi. Từ đó xây dựng
mạng lưới phân phối lớn mạnh, bền vững.
Các nhà phân phối sẽ trách nhiệm vận chuyển hàng hóa theo thùng, theo xe đến với
các quầy bán lẻ tại các cửa hàng trên toàn quốc. Những nhà bán lẻ này đóng vai trò quan trọng
trong việc đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng. với hệ thống bán lẻ trải rộng
khắp từ các siêu thị ở thành phố lớn đến hàng tạp hóa nhỏ tại nông thôn đã giúp cho Acecook
tiếp cận được với đa dạng khách hàng mục tiêu.
để đạt được những thành công đó, các nhà bán lẻ cũng nhận được chính sách riêng
khi nhập sản phẩm, sự phân cấp từ phía nhà phân phối. dụ như: hưởng giá ưu đãi khi
bán được nhiều hàng, miễn phí vận chuyển giao hàng đến với nhà bán lẻ và nhiều chính sách
ưu đãi khác.
Bên cạnh đó, nắm bắt được loại hình ăn uống ưa chuộng của giới trẻ, Acecook - cha đẻ
của Hảo Hảo - đã tuyên bố sẽ khai trương nhà hàng ăn liền tự chọn đầu tiên tại Việt
Nam vào tháng 12/2020. “Acecook Buffet ly” được mở đầu tiên tại T171, tầng 1 của
Aeon Hải Phòng. Tại nhà hàng Acecook Buffet Ly, các thực khách sẽ được tự do chế biến
ly mì ăn liền của mình với 8 vị súp, 11 loại topping được sản xuất tại Việt Nam và nhập khẩu
từ Nhật Bản. Với khẩu hiệu "Buffet ly, trải nghiệm như ý", nhà hàng sẽ nơi mang đến
trải nghiệm mới thú vị cho khách hàng về việc sử dụng ly ăn liền; thể tự do lựa chọn,
phối trộn ly theo khẩu vị của riêng mình tận hưởng niềm vui từ chính những ly thành
phẩm do mình sáng tạo nên. Bên cạnh đó, khách hàng cũng sẽ biết thêm về các sản phẩm ly
ăn liền hiện tại của Acecook Việt Nam thông qua gốc dành riêng để trưng bày các sản phẩm
trong nhà hàng.
2.3.4. Thị trường tiêu thụ
ăn liền sản phẩm phổ thông, phục vụ nhu cầu tiêu dùng bản, hàng ngày của con
người. Xuất phát một sản phẩm nhằm mang đến những bữa ăn nhanh, gọn, tiết kiệm thời
gian và chi phí, hiện nay, mì ăn liền đã không còn chỉ là những vắt mì với vài ba hương vị cơ
bản, dường như trở thành một món ăn với vô vàn cách biến tấu, đòi hỏi sự nghiên cứu
sáng tạo của những thương hiệu.
Acecook Việt Nam, Masan, Asia Food 3 doanh nghiệp chiếm 70% thị trường ăn
liền, trong đó Acecook luôn dẫn đầu thị phần với 50% ở thành thị và 43% trên cả nước.
Trong số 25 loại Acecook Việt Nam đang kinh doanh, sản phẩm từ thương hiệu Hảo
Hảo vẫn chiếm lượng tiêu thụ lớn nhất, đóng góp 60% doanh số của Acecook mỗi năm
được 100% người tiêu dùng Việt Nam nhận biết. Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của Hảo Hảo,
Hiện nay, Hảo Hảo cũng được đa dạng hương vị, từ tôm chua cay đến sườn heo tỏi phi, sa tế
hành tím,.. rồi mì xào, mì ly lần lượt ra đời với giá hợp túi tiền và nhu cầu của mọi tầng lớp.
9
lOMoARcPSD|4053484 8
Với độ tuổi từ 18-25 đa phần là học sinh sinh viên, Acecook đã cho ra mắt mì tôm Hảo
Hảo, SiuKay, Lẩu Thái Tôm, MaxKay... đa phần đều hương vị chua cay ngọt,
đánh thức vị giác của lứa tuổi này.
Với độ tuổi 26-30 tuổi, những người dân văn phòng, những người đã có gia đình thì
họ sẽ chú trọng hơn đến dinh dưỡng trong sản phẩm, Acecook đưa ra những sản phẩm như:
không chiên Block, mì Udon dành cho những người không ăn được cay.
Thời gian gần đây, khi nền kinh tế phát triển, thông tin đại chúng cũng rộng rãi, người
tiêu dùng dần hướng đến lối sống lựa chọn những sản phẩm tốt cho sức khỏe lan truyền tin
đồn ăn tôm nhiều gây ung thư. một “ông lớn”, Acecook nhanh chóng xóa tan tin đồn
căn cứ này bằng nhiều hoạt động truyền thông, các bài nghiên cứu chứng minh tôm
hoàn toàn một sản phẩm dinh dưỡng nếu người dùng ăn đúng cách. Không chỉ vậy, Acecook
còn nghiên cứu cho ra nhiều loại không chiên Mikochi, bổ sung tinh bột đầu Lan
thanh mát Đệ Nhất, mì nấu,...đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng
Tuy nhiên, so với Masan, sự đa dạng của Acecook vẫn chỉ xoay quanh phân khúc trung
cấp, ngoài giữ vững ngôi vị cho Hảo Hảo thì các sản phẩm khác chưa thực sự ấn tượng
truyền thông rộng rãi. Phân phối các sản phẩm này đến người tiêu dùng cũng chưa rộng rãi
như Hảo Hảo, một số sản phẩm rất khó để tìm mua hoặc khách hàng không biết đến để thưởng
thức. Acecook Việt Nam cũng đầu rất nhiều cho thương hiệu chủ lực này khi tháng 7/2020
cho ra mắt ứng dụng HaoHao - ăn liền của mọi nhà, đưa ra các công thức gợi ý biến tấu
món đơn giản thành bữa ăn với nguyên liệu sẵn tại nhà cùng bảng giá trị dinh dưỡng cụ
thể cho từng món. Đồng thời, ứng dụng liên kết với các ứng dụng mua sắm trực tuyến như
Sendo, Tiki, Lazada. Đây là một chiến lược không chỉ giúp đạt mục tiêu truyền thông xóa bỏ
tin đồn xấu về ăn liền, còn kích thích nhu cầu tiêu dùng, khuyến khích mua sắm điện
tử, phù hợp với tình thế thị trường.
PHẦN 3. ĐÁNH GIÁ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
ACECOOK VIỆT NAM
3.1. Thành công
Trong 3 năm liên tiếp (2018-2020) Acecook ghi tên vào Top 1 " Nhà sản xuất ăn liền
được chọn mua nhiều nhất" Việt Nam, thương hiệu “mũi nhọn” của công ty - Hảo Hảo
cũng được vinh danh là “Thương hiệu thực phẩm được chọn mua nhiều nhất” Việt Nam (tính
đến tháng 7/2019) tại khu vực thành thị. được những thành tựu như vậy nhờ sự đóng góp
lớn lao của hoạt động quản trị chuỗi cung ứng.
- Chuỗi cung ứng rộng khắp, đảm bảo đúng sản phẩm, đúng số lượng, đúng thời điểm.
Với sự hậu thuẫn từ Nhật Bản, Acecook Việt Nam đã nỗ lực xây dựng chuỗi cung ứng
ổn định với nguồn nguyên liệu chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn hệ thống máy móc, công
nghệ, trang thiết bị cao cấp, đồng đều của 11 nhà máy. Quy trình sản xuất được thiết kế khoa
10
lOMoARcPSD|4053484 8
học, nhanh gọn và đảm bảo chất lượng cao nhất cho sản phẩm đầu ra, các bước nối tiếp nhau
không có thời gian lãng phí.
sản phẩm ăn liền không yêu cầu cao trong quy trình vận chuyển, nhưng với đặc
điểm của sản phẩm phổ thông nhu cầu tiêu dùng cao, dễ dự đoán, chu kỳ sống sản phẩm dài,
Acecook đã chú trọng đến khâu dự trữ và vận chuyển hàng hóa với 11 nhà máy7 chi nhánh
kinh doanh, đồng thời không để sản phẩm dự trữ quá nhiều, quá lâu trong kho mà hướng đến
cung ứng sản phẩm tươi mới nhất đến người dùng.
- Chuỗi cung ứng hiện đại, thân thiện, tinh gọn ứng dụng công nghệ thông tin trong
toàn bộ hoạt động chuỗi.
Phát huy lợi thế doanh nghiệp đến từ Nhật Bản, chuỗi cung ứng của Acecook Việt
Nam luôn được chuyển giao những công nghệ tiên tiến nhất. Đồng thời, Acecook cũng hợp
tác với các công ty công nghệ trong và ngoài nước để hướng đến chuỗi cung ứng hiện đại với
sự hỗ trợ tối đa của máy móc, đảm bảo tính chính xác trong đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Các máy quét dị vật, vận hành quy trình sản xuất 12 công đoạn, cho ra hàng trăm sản phẩm
trong vòng 1 phút với tỷ lệ khuyết tật thấp nhất. Công nghệ cũng được ứng dụng nhằm tối ưu
hóa hoạt động Logistics, cung cấp nhiều giá trị gia tăng cho khách hàng.
Acecook còn đầu tư vào các công nghệ xanh, không chỉ tạo ra giá trị về kinh tế mà còn
đóng góp cho xã hội, hướng đến bảo vệ môi trường.
-
Hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm R&D gắn liền với nhu cầu khách hàng.
Đây một trong những yếu tố quan trọng giúp Acecook Việt Nam thành công trên thị
trường Việt Nam. Công nghệ Nhật Bản, hương vị Việt Nam, một công ty vốn chủ yếu nước
ngoài nhưng lại sở hữu những sản phẩm mang hương vị đặc trưng, truyền thống Việt Nam,
với nguồn nguyên liệu chất lượng cao được kiểm tra nghiêm ngặt, không chỉ được ưa chuộng
trong nước, các sản phẩm xuất khẩu của Acecook Việt Nam cũng dành được rất nhiều lời khen
ngợi lượng tiêu dùng lớn, khiến nhiều người phải bất ngờ với chất lượng hương vị
sản xuất tại Việt Nam.
-
Chú trọng xây dựng hoàn thiện chuỗi cung ứng.
Hệ thống SCM được Acecook Việt Nam hợp tácứng dụng từ năm 2014, đưa hệ thống
thông tin Logistics vào vận hành thử nghiệm tính hiệu quả theo từng giai đoạn vào năm
2016, cho thấy không chỉ tập trung vào năng lực lõi sản xuất sản phẩm quy lớn, chất
lượng cao, đạt tiêu chuẩn quản ISO 9001:2008, ISO 14001:2004, HACCP, Acecook đã lựa
chọn liên kết với nhiều thành viên nhằm tích hợp và kết nối tạo nên năng lực cho chuỗi.
-
Quản chất lượng nghiêm ngặt từ quy trình mua nguyên liệu đầu vào đến kiểm soát chất
lượng sản phẩm đầu ra.
Với nguyên liệu đầu vào phải đáp ứng tiêu chuẩn An toàn vệ sinh thực phẩm theo quy
định của Luật thực phẩm trong nước quốc tế. Các nhà cung cấp được đánh giá trước khi
11
lOMoARcPSD|4053484 8
mua định kỳ hàng năm, đáp ứng được các cam kết chất lượng, nguyên liệu được kiểm tra
trước khi nhập.
Tương tự quy trình sản xuất cũng đáp ứng 4 tiêu chí chất lượng, và sản phẩm đầu ra đáp
ứng quy định của Pháp luật Việt Nam và các thị trường xuất khẩu.
3.2. Thách thức
-
Nguồn nguyên liệu phụ thuộc vào nhập khẩu.
Nhà cung ứng cung cấp nguyên liệu đầu vào cũng tạo nên tầm ảnh hưởng lên giá cả
chất lượng sản phẩm. nhiều nhà cung ứng đòi tăng giá hoặc giảm chất lượng nguyên vật
liệu để chèn ép lợi nhuận từ các doanh nghiệp. Acecook luôn tìm kiếm các nhà cung ứng trên
thị trường nhằm giảm thiểu tối đa nhất chi phí cạnh tranh.
-
Hệ thống phân phối cho từng loại sản phẩm chưa đồng đều.
Như đã trình bày ở phần 2.3.4, các dòng sản phẩm của Acecook không công bố rõ ràng
sản xuất tập trung cho thị trường thành thị hay nông thôn, nhưng một vài loại sản phẩm không
mặt tại các cửa hàng tạp hóa, điểm bán lẻ, siêu thị nhỏ, hoặc tại nông thôn, sản phẩm chủ
yếu nhất vẫn chỉ có Hảo Hảo. Với sức mạnh từ chuỗi cung ứng Hảo Hảo, Acecook hoàn toàn
thể đẩy mạnh các sản phẩm khác nhưng điều này lại chưa được làm tốt.
-
Thị trường biến động, môi trường cạnh tranh gay gắt.
Cách đây 20 năm, Hảo Hảo chua cay đã tạo ra một bước ngoặt cho ăn liền, giúp đưa
Acecook lên vị trí dẫn đầu, thế nhưng, hiện nay hương vị chua cay hương vị bất kỳ một
doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh tại Việt Nam đều có, từ trung cấp đến cao cấp. Trong
khi Acecook Việt Nam vẫn tập trung vào phân khúc trung cấp thì Masan với thương hiệu
Omachi đang dần phát huy thế mạnh R&D trong mọi phân khúc, cho ra mắt nhiều loại sánh
ngang với chất lượng sợi của thương hiệu Hàn Quốc như Omachi nấu, Lẩu thả hải
sản, các hương vị của Omachi ngày càng sáng tạo, hấp dẫn. Không chỉ vậy, các doanh nghiệp
còn đầu tư vào hoạt động truyền thông rộng rãi hơn rất nhiều Acecook.
Công nghệ hiện đại, tân tiến để gói “thật” nhất cũng đã phổ biến, thậm chí các
doanh nghiệp cạnh tranh còn làm tốt hơn Acecook.
-
Nhu cầu khách hàng thay đổi nhanh chóng, sản phẩm thay thế ngày một mở rộng.
Khách hàng giờ đây với thu nhập cao hơn, đặc biệt thành thị nhóm khách hàng
giới trẻ, gói phải hương vị mới lạ, sợi dai, thịt thật, rau thật. Họ sẵn sàng bỏ tiền
ra để thưởng thức những gói như vậy, với suy nghĩ giá tiền tương đương chất lượng. Theo
đó, với hướng chiến lược hiện tại của Acecook Việt Nam, điều giữ chân khách hàng nhất chỉ
sự lâu đời và đặc trưng của mì Hảo Hảo tôm chua cay.
Chất lượng tốt, giá cả phải chăng vậy nhưng Acecook hiện cũng đang đối mặt với
nhiều sản phẩm thay thế bởi mạng lưới thực phẩm rộng cùng với những giá trị riêng mà từng
loại mang lại: Chinsu ra mắt bộ sưu tập 7 bữa sáng, Omachi khoai tây nghiền, cơm tự sôi từ
12
lOMoARcPSD|4053484 8
nước ngoài,.. chưa kể đến ẩm thực phong phú của Việt Nam như cháo, xôi, bánh mì, bún riêu,
bún chả,.. giờ đây quá đơn giản để có một bữa ăn đầy đủ mà không phải mì gói.
PHẦN 4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG
-
Nâng cao mối quan hệ với nhà cung cấp.
Với những nhà cung cấp quan hệ hợp tác lâu dài, Acecook cần những cam kết đặc
biệt không chỉ nhằm thắt chặt mối quan hệ, sự tin tưởng lẫn nhau trong quá trình hoạt động
còn tiết kiệm được chi phí, nhân lực trong việc tổ chức lại đấu thầu.
Với những nhà cung cấp mới, trước khi kết hợp đồng, Acecook cần nghiên cứu kỹ
về hồ sơ, nguồn gốc công ty, cách pháp nhân, doanh số bán, thị trường đang hoạt động
xem xét mức độ phù hợp, độ cần thiết với loại hàng mà doanh nghiệp có ý định đặt mua.
-
Tăng cường kiểm soát chất lượng đầu vào, công bố các doanh nghiệp đối tác cung cấp
các nguyên liệu.
Đây điều Acecook chưa công bố trên website, Acecook đã chương trình
tham quan nhà máy sản xuất, một hoạt động tạo được rất nhiều niềm tin cho người tiêu dùng
về chất lượng ăn liền họ sử dụng, nhưng nếu được hiểu về nguyên liệu đầu vào được
nhập từ đâu thì chuỗi cung ứng đã hình thành rõ ràng hơn trong tâm trí khách hàng.
-
Chủ động tìm hiểu, thu thập thông tin, số liệu dự báo để có thể nghiên cứu sản xuất sản
phẩm mới nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu luôn thay đổi của thị trường.
Để đáp ứng thị trường, Acecook nên phát triển đa dạng sản phẩm mì ăn liền, đặc biệt là
phát triển lên phân khúc cao cấp nhằm củng cố gia tăng thị phần vững mạnh trên thị trường.
Acecook Việt Nam hoàn toàn thể làm được điều này với công nghệ hiện đại đội ngũ
R&D dày dặn kinh nghiệm.
Mỗi một sản phẩm đều là tâm huyết của Acecook Việt Nam với hương vị đặc trưng kết
tinh từ sự sáng tạo về công thức chế biến nguồn nguyên liệu tại địa phương. Tuy nhiên,
trước tình hình cạnh tranh khốc liệt trong thị trường mì gói hiện nay, đối mặt với sự gia nhập
của các thương hiệu gói nổi bật trong ngoài nước như dòng sản phẩm Koreno của
Hàn Quốc, Omachi tại Việt Nam,…thì việc nỗ lực đổi mới, đa dạng sản phẩm phù hợp với
nhu cầu thị trường sẽ giúp Acecook tạo được lợi thế cạnh tranh doanh nghiệp.
-
Nâng cao hoạt động đánh giá chuỗi cung ứng.
Chuỗi cung ứng của Acecook luôn cần được thường xuyên kiểm tra, đánh giá đầy đủ
chính xác mọi diễn biến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả hoạt
động. Acecook cần hiểu rõ và nắm được các mặt mạnh, điểm yếu còn tồn tại của doanh nghiệp
trong mối quan hệ giữa môi trường vi để tìm ra những giải pháp, đưa ra những
cải tiến, đổi mới phù hợp với sự thay đổi của thị trường cũng như nhu cầu người tiêu dùng.
13
lOMoARcPSD|4053484 8
Tăng cường áp dụng thành tựu khoa học công nghệ vào hoạt động đánh giá để tối ưu,
đạt được hiệu quả tốt nhất, tăng cường dữ liệu cho hoạt động dự báo, lên kế hoạch của các nhà
lãnh đạo. Từ đó, dần hoàn thiện chuỗi cung ứng nhằm đạt hiệu suất cao trong lao động, nâng
cao giá trị của Acecook với chi phí hoạt động tốt nhất có thể.
KẾT LUẬN
Quản trị chuỗi cung ứng là hoạt động cần sự phối hợp từ nhà cung cấp nguyên vật liệu,
nhà sản xuất, các đơn vị vận chuyển, trung tâm phân phối, điểm bán đến người tiêu dùng một
cách nhịp nhàng liên tục với 3 dòng vật chất, thông tin tài chính sao cho đáp ứng nhu
cầu khách hàng cao nhất với chi phí thấp nhất. Chuỗi cung ứng đã góp phần rất lớn trong thành
công của Acecook Việt Nam nói riêng và ngành mì ăn liền nói chung.
Trước thị trường đầy biến động nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng, hoạt
động quản trị chuỗi cung ứng cần được chú trọng, đầu tư, đánh giá thường xuyên để những
giải pháp kịp thời nâng cao hiệu quả chuỗi, điều này không chỉ thuộc về doanh nghiệp trung
tâm mà là trách nhiệm của tất cả các thành viên trong chuỗi cung ứng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Website của công ty https://acecookvietnam.vn/
2. Bài báo phỏng vấn, phân tích từ CafeF, Vietnambiz, Vnexpress,…
PHỤ LỤC
1. Danh sách chi nhánh kinh doanh
TT
Địa chỉ
1
II-3, Đường số 11, Nhóm CN II, KCN Tân Bình,
P.Tây Thạnh, Q. Tân Phú, Tp.HCM
II-2, Đường số 8, Nhóm CN II, KCN Tân Bình,
P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM
2
Khu phố 1B, Phường An Phú, Thị xã Thuận An,
Tỉnh Bình Dương.
3
số A3, QL 1A, KCN Hòa Phú, Ấp Phước Hòa,
Hòa Phú, Huyện Long Hồ, Tỉnh Vĩnh Long
4
D3, đường số 10, KCN Hoà Khánh,
Q.Liên Chiểu, Tp Đà Nẵng.
14
lOMoARcPSD|4053484 8
5
Tầng 18, Tòa tháp VCCI, số 9 Đào Duy Anh,
P. Phương Mai, Q. Đống Đa, Nội
6
KCN Tiên Sơn, xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du,
tỉnh Bắc Ninh
7
Thị Trấn Như Quỳnh, Huyện Văn Lâm,
Tỉnh Hưng Yên.
2. Quy trình sản xuất
15
| 1/18

Preview text:

lOMoARcPSD|40534848
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI -----&-----
BÀI TẬP THẢO LUẬN
Học phần: Quản trị chuỗi cung ứng
Đề tài: Vẽ mô hình, mô tả các thành viên chính, vị trí, vai trò trong
chuỗi cung ứng của Công ty cổ phần Acecook Việt Nam. Phân tích yếu tố
thành công, thất bại của chuỗi cung ứng.
Giảng viên hướng dẫn: TS. Lục Thị Thu Hường Nhóm: 5 Lớp học phần: H2102BLOG1721 Hà Nội, năm 2021 lOMoARcPSD|40534848
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 5 STT Mã SV Họ và tên Lớp HC Nhiệm vụ 37 18D220018 Nguyễn Thị Huế K54T1 Phần 2.1 38 18D220078 Trần Minh Huệ K54T2 Phần 2.3.4 + 4 39 18D220022 Đặng Quỳnh Hương K54T1 Phần 4 + Thuyết trình 40 18D160094 Nguyễn Linh Hương K54F2 Phần 2.3.3 Nguyễn Thu Hương 41 18D220081 K54T2 Phần 2.2 + Slide (nhóm trưởng) 42 18D120199 Nguyễn Thị Hường K54C4 Phần 2.3.1 43 18D120137 Bùi Thị Thu Huyền K54C3 Phần 2.3.2 44 18D260082 Đinh Thị Khánh Huyền K54EK2 Phần 3 45 19D160227 Đoàn Thị Huyền K55F4 Phần 1 lOMoARcPSD|40534848 MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
PHẦN 1. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG MÌ ĂN LIỀN TẠI VIỆT NAM ......................... 1
1.1. Tình hình tiêu thụ mì ăn liền tại Việt Nam ........................................................................ 1
1.2. Tình hình sản xuất và cung ứng mì ăn liền tại Việt Nam .................................................. 2
PHẦN 2. CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ACECOOK VIỆT NAM .. 3
2.1. Giới thiệu về Công ty cổ phần Acecook Việt Nam ........................................................... 3
2.2. Sơ đồ chuỗi cung ứng của Công ty cổ phần Acecook Việt Nam ...................................... 4
2.3. Phân tích vị trí, vai trò của các thành viên chính trong chuỗi cung ứng ........................... 5
2.3.1. Nguồn cung cấp ..................................................................................................... 5
2.3.2. Năng lực sản xuất ................................................................................................... 6
2.3.3. Mạng lưới phân phối .............................................................................................. 8
2.3.4. Thị trường tiêu thụ ................................................................................................. 9
PHẦN 3. ĐÁNH GIÁ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ACECOOK
VIỆT NAM ............................................................................................................................ 10
3.1. Thành công ...................................................................................................................... 10
3.2. Thách thức ....................................................................................................................... 12
PHẦN 4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG ........................ 13
KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 14
lOMoARcPSD|40534848 LỜI MỞ ĐẦU
Mì ăn liền đã là một sản phẩm thiết yếu và quen thuộc với người tiêu dùng. Tại Việt
Nam, có rất nhiều thương hiệu đi sâu vào tâm trí khách hàng như Hảo Hảo, Omachi, Cung
Đình,.. Một gói mì chỉ từ 3.500 đồng, có thể mua ở bất cứ nơi đâu, nhưng đằng sau nó lại có
rất nhiều công đoạn đến từ nhiều thành viên khác nhau trong chuỗi cung ứng. Gói mì được
làm từ gì, làm sao để sản xuất ra chúng, làm sao để chúng được đưa đến người tiêu dùng, mỗi
một công đoạn lại thuộc về một thành viên khác nhau, và họ tích hợp với nhau để tạo nên một
chuỗi cung ứng hoàn thiện.
Chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng là hoạt động quan trọng trong xu hướng toàn
cầu hóa và cách mạng 4.0. Các doanh nghiệp đều phải gia nhập một hoặc một vài chuỗi cung
ứng để đạt được những thành công nhất định. Để hiểu hơn về điều này, dưới sự hướng dẫn của
giảng viên TS. Lục Thị Thu Hường, nhóm 5 chúng tôi tìm hiểu, nghiên cứu về chuỗi cung ứng
mì ăn liền của Công ty cổ phần Acecook Việt Nam với đề tài “Vẽ mô hình, mô tả các thành
viên chính, vị trí, vai trò trong chuỗi cung ứng. Phân tích yếu tố thành công, thất bại của chuỗi cung ứng
”.
Nội dung bài thảo luận gồm 4 phần chính:
Phần 1. Tổng quan thị trường mì ăn liền tại Việt Nam.
Phần 2. Chuỗi cung ứng của Công ty cổ phần Acecook Việt Nam.
Phần 3. Đánh giá chuỗi cung ứng của Công ty cổ phần Acecook Việt Nam.
Phần 4. Đề xuất giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng.
Trong quá trình tìm hiểu và trình bày báo cáo, chúng tôi còn có nhiều hạn chế và sai sót,
rất mong cô và các bạn đóng góp để bài thảo luận được hoàn chỉnh.
Các thành viên nhóm 5!
PHẦN 1. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG MÌ ĂN LIỀN TẠI VIỆT NAM
1.1. Tình hình tiêu thụ mì ăn liền tại Việt Nam
Việt Nam được xem là một trong những nước tiêu thụ mì ăn liền nhiều nhất châu Á.
Theo số liệu của Hiệp hội mì ăn liền thế giới (WINA), Việt Nam là thị trường mì gói lớn thứ
5 thế giới với 5,4 tỷ gói mì được tiêu thụ trong năm 2019.
Trung bình mỗi năm, người Việt Nam ăn khoảng 57 gói mì, con số này vượt cả Nhật
Bản, nơi khai sinh ra loại lương thực tiện dụng này, và gấp 4 lần lượng mì bình quân được tiêu
thụ trên toàn thế giới. 1 lOMoARcPSD|40534848
Báo cáo cũng cho thấy hiện nay có khoảng 50 doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền tại thị trường Việt Nam.
Thị trường mì ăn liền tại Việt Nam trong bối cảnh COVID-19
Đại dịch COVID-19 xuất hiện trong năm 2020 lại trở thành động lực mạnh mẽ đối với
việc kinh doanh mì gói, khi mà người dân đẩy mạnh việc tích trữ lương thực thực phẩm trong
giai đoạn dịch bùng phát. Theo dữ liệu của Nielsen, sản lượng mì gói được tiêu dùng tại khu
vực thành thị của Việt Nam tăng thêm tới 67% so với cùng kỳ. Số này vượt trội hơn nhiều so
với thực phẩm đông lạnh (40%) và các sản phẩm chế biến từ thịt, xúc xích (19%).
Doanh số mặt hàng mì ăn liền và các loại sợi ăn liền tháng 3/2020 tăng hơn 27% so với
giai đoạn tháng 2, số lượng sản phẩm bình quân trong giỏ hàng của người mua tăng lên, tuy nhiên
tần suất mua giảm đáng kể (theo Lotte Mart).
1.2. Tình hình sản xuất và cung ứng mì ăn liền tại Việt Nam
Cuộc cạnh tranh trên thị trường cũng khá quyết liệt cả giữa các doanh nghiệp Việt Nam
và các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Theo dữ liệu thống kê của Retail Data,
ngành hàng mì ăn liền của Việt Nam đang được chiếm lĩnh bởi 4 cái tên: Acecook Việt Nam,
Masan Consumer, Uniben, Asia Foods, các đại gia lớn nhất trong ngành mì ăn liền đều có
doanh thu và lãi ròng cực lớn. Riêng các thương hiệu vắng bóng một thời như Miliket, Vifon
cũng đang chật vật cạnh tranh với các ông lớn thế hệ sau. Nhóm này chiếm gần 88% về sản
lượng và 84% doanh thu thị trường mì ăn liền .
Được coi là “đại gia” đầu ngành, Acecook nắm giữ hơn một nửa thị phần thị trường mì
ăn liền Việt Nam. Gia nhập thị trường Việt Nam từ năm 1993, đến nay, Hảo Hảo của Acecook
Việt Nam vẫn được xem là “vua” mì gói ở phân khúc trung cấp, ngôi vị mà nhiều doanh nghiệp
mì khác thèm muốn mà bấy lâu nay chưa giành được.
Masan Consumer đặt mục tiêu không ngừng đổi mới và dẫn dắt ở phân khúc mì ăn liền
cao cấp. Tấn công vào phân khúc cao cấp hơn trên thị trường với các dòng sản phẩm Omachi
và Kokomi, Masan cũng đã nhanh chóng chinh phục được các khách hàng khó tính nhờ vào
đội ngũ R&D hùng hậu cùng hệ thống phân phối khổng lồ của mình. Ngành hàng thực phẩm
tiện lợi của Masan Consumer, chủ yếu là mì gói năm 2019 đạt doanh thu thuần 4.968 tỷ đồng, 2 lOMoARcPSD|40534848
tăng 7%. Báo cáo thường niên của công ty này nói rằng Omachi tiếp tục dẫn đầu phân khúc
cao cấp, tăng trưởng 25%.
Khác với Masan, chiến lược tập trung vào các nhà bán lẻ và mức giá bán cạnh tranh ở
khu vực nông thôn được Uniben và Asia Foods lấy làm trọng tâm. Nơi đây tập trung khoảng
65% dân số Việt Nam và có sức tiêu thụ lớn với các sản phẩm mì ăn liền. Năm 2019, Asia
Foods thu lãi ròng 409 tỷ đồng. Mới đây, CTCP Uniben, đơn vị chủ quản của Mì 3 miền và
Reeva bất ngờ công bố lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2020 ở mức 103 tỷ đồng, tăng gần
100 lần so với con số 1,3 tỷ đồng cùng kỳ năm 2019.
Với mục tiêu là sản phẩm giá rẻ nhất trên kệ hàng siêu thị, nhắm tới phân phối sỉ tại các
cửa hàng bình dân và khu vực nông thôn, Miliket đã có vẻ như đã tìm cho mình được một góc
nhỏ trên thị trường, nép mình vượt qua cơn bão mà những đại gia Acecook, Masan Consumer
gây ra trên thị trường mì gói.
Khi mà cuộc đại chiến giữa các doanh nghiệp mì nội chưa từng có dấu hiệu hạ nhiệt thì
sự đổ bộ của các nhãn hàng mì gói đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan... lại càng làm cho
sự cạnh tranh thêm phần khốc liệt. Kể từ những năm 2017 tới nay, hàng loạt các sản phẩm mì
ngoại xuất hiện chễm chệ trên các kệ hàng của siêu thị Việt Nam, với mức giá không hề rẻ, từ
15.000-35.000 đồng/gói nhưng vẫn thu hút khách hàng Việt. Thậm chí cách đây không lâu,
mì tôm có kèm hai con bào ngư thật nhập từ Malaysia đã tạo ra cơn sốt tiêu dùng dù giá bán
lên tới 150.000 đồng/gói.
Để cạnh tranh, các doanh nghiệp Việt theo đó cũng tung ra loạt sản phẩm cao cấp với
chất lượng gần hơn với “hình ảnh chỉ mang tính minh họa” trên bao bì. Nếu Acecook có các
các sản phẩm mì ly tôm thật giá 9.000-13.000 đồng/ly, Masan có mì Omachi cây thịt thật giá từ 8.500-15.000 đồng/ly.
PHẦN 2. CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ACECOOK VIỆT NAM
2.1. Giới thiệu về Công ty cổ phần Acecook Việt Nam
v Lịch sử hình thành và phát triển
Được hình thành vào ngày 15/12/1993 và chính thức đi vào hoạt động từ năm 1995,
Công ty cổ phần Acecook Việt Nam, bản chất là một doanh nghiệp FDI, đã không ngừng phát
triển lớn mạnh trở thành công ty thực phẩm tổng hợp hàng đầu tại Việt Nam với vị trí vững
chắc trên thị trường, chuyên cung cấp các sản phẩm ăn liền có chất lượng và dinh dưỡng cao.
Tiền thân là Công ty liên doanh Vifon Acecook, hợp tác theo tỷ lệ góp vốn 60:40 giữa
nhà đầu tư Nhật Bản Acecook Co., Ltd và đối tác Việt Nam là Công ty kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam (Vifon).
Triết lý kinh doanh của Acecook Việt Nam: “Thông qua con đường ẩm thực để cống
hiến cho xã hội Việt Nam”. 3 lOMoARcPSD|40534848
Sứ mệnh: “Cung cấp sản phẩm/dịch vụ chất lượng cao mang đến Sức khỏe - An toàn -
An tâm cho khách hàng”. Tầm nhìn: “Trở thành doanh nghiệp sản xuất thực phẩm hàng đầu
Việt Nam có đủ năng lực quản trị để thích ứng với quá trình toàn cầu hóa”. Giá trị cốt lõi: Cook Happiness
v Tình hình hoạt động kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh: Mì ăn liền, phở, miến, bún, ...
Công ty cổ phần Acecook Việt Nam là công ty sản xuất thực phẩm ăn liền hàng đầu tại
Việt Nam với việc sở hữu hệ thống 11 nhà máy, 7 chi nhánh kinh doanh. Nhờ sự nỗ lực phấn
đấu không ngừng, doanh thu hàng năm của công ty không ngừng tăng, mức tăng trưởng hàng
năm đạt 85%. Công ty đã xây dựng được một hệ thống hơn 700 đại lý cấp 1 phân phối rộng
khắp cả nước. Ở bất cứ nơi đâu người tiêu dùng đều có thể tìm thấy những sản phẩm của
Acecook Việt Nam, với mật độ bao phủ thị trường trên 95% điểm bán lẻ toàn quốc, xuất khẩu
đi hơn 46 quốc gia trên toàn thế giới như Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Đức, Hà Lan,…
Thị trường mì gói Việt Nam chứng kiến sự thống trị của Acecook trong nhiều năm với
thị phần lúc đỉnh cao lên đến khoảng 50%. Giai đoạn 2000-2020, hơn 20 tỷ gói mì đã được
tiêu thụ, doanh thu ghi nhận mức tăng trưởng đáng kể 9.000-10.000 tỷ đồng/năm.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, tháng 3/2020, doanh thu Acecook Việt Nam tăng
29% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng 10% so với tháng 2. Mỗi ngày, doanh nghiệp sản xuất
tới 400.000-450.000 thùng sản phẩm, tương đương 12-13 triệu gói.
Với sản phẩm chủ lực là mì ăn liền, Acecook hiện nay đang sở hữu 25 loại mì ăn liền
khác nhau: Hảo Hảo, Mì nấu MaxKay, Mì Siukay, Mì Udon, Mì ly Modern, Handy Hảo Hảo.
2.2. Sơ đồ chuỗi cung ứng của Công ty cổ phần Acecook Việt Nam
v Mục tiêu chuỗi cung ứng
Xuất phát là một doanh nghiệp đến từ Nhật Bản, được sở hữu công nghệ được chuyển
giao hoàn toàn từ công ty mẹ, lại phát triển tại một quốc gia tiêu thụ mì đứng thứ 5 trên thế
giới, Acecook Việt Nam đặt mục tiêu trong 5 năm (2016-2021) tiếp tục đưa ngành hàng mì
gói phát triển qua việc tích cực cung cấp thông tin hiểu đúng về mì ăn liền đến người tiêu
dùng, phát triển các sản phẩm mới theo hướng dinh dưỡng và mở rộng xuất khẩu.
Từ đó, Acecook đã xây dựng hệ thống quản trị chuỗi cung ứng SCM, là giải pháp quản
lý tối ưu hóa tổng thể trong điều phối thành phẩm, bán thành phẩm, nguyên vật liệu thông qua
quá trình chia sẻ thông tin về đặt hàng, tồn kho, bán hàng, kho vận giữa công ty và khách hàng.
Acecook Việt Nam hợp tác với Công ty TNHH Fujitsu để xây dựng hệ thống Logistic,
ứng dụng gói phần mềm SCM (L-Series) của Công ty NTT Data, là công ty tích hợp hệ thống
từ Nhật Bản, mang tên “Hệ thống hỗ trợ kinh doanh”, bao gồm hệ thống quản lý kho, quản lý
đơn đặt hàng, hỗ trợ bán hàng cho nhà phân phối và nhân viên kinh doanh. 4 lOMoARcPSD|40534848
v Sơ đồ chuỗi cung ứng
2.3. Phân tích vị trí, vai trò của các thành viên chính trong chuỗi cung ứng
2.3.1. Nguồn cung cấp
Nguyên liệu tươi làm gói gia vị: Gói gia vị được làm từ các nguyên liệu tươi: hành tím,
tỏi, ớt, ngò om, ngoài ra còn có các nguyên liệu thật như tôm, thịt, trứng, hải sản,.. với nguồn
gốc rõ ràng, uy tín. Các nguyên liệu này được chiết xuất, sấy khô để tạo nên gói súp, gói dầu
và gói rau trong các gói mì.
Nguyên liệu làm vắt mì: Theo dữ liệu mới nhất, hiện nay bột lúa mì được Acecook Việt
Nam nhập khẩu chủ yếu từ Australia, Canada và dầu thực vật là dầu cọ nhập khẩu chủ yếu từ
Malaysia và màu được tạo nên từ chiết xuất củ nghệ. Ngoài ra, còn một số doanh nghiệp cung
cấp uy tín đến từ Việt Nam đã cung cấp nguyên liệu cho Acecook để sản xuất vắt mì như công ty cổ phần Tiến Hưng.
Bao bì: Acecook Việt Nam cam kết vật liệu sử dụng làm bao bì là loại chuyên dụng
dùng cho chứa đựng thực phẩm, luôn được kiểm soát nghiêm ngặt các chỉ tiêu an toàn sức
khỏe, được cung cấp bởi các nhà cung cấp uy tín và đảm bảo tuân thủ theo quy định Cộng
đồng chung Châu Âu (Regulation EU No10/2011). Bao bì không chỉ dùng cho sản phẩm nội
địa mà còn sử dụng cho sản phẩm xuất khẩu, đáp ứng thị trường khó tính Châu Âu, Châu Mỹ.
Công nghệ, máy móc sản xuất
Acecook Việt Nam đã sử dụng các công nghệ sản xuất hiện đại được chuyển giao từ
Acecook Nhật Bản với quy trình sản xuất mì ăn liền quy mô lớn. Bên trong nhà máy Acecook 5 lOMoARcPSD|40534848
Việt Nam là dây chuyền tự động, hiện đại, toàn bộ các thiết bị được sử dụng đều là các thiết
bị kỹ thuật cao kết hợp với các công nghệ làm mì ăn liền tiên tiến nhất đến từ Nhật Bản.
Đầu tiên, Acecook Việt Nam đã được chuyển giao về mặt thiết bị, công nghệ Nhật hiện
đại để sản xuất mì ăn liền theo kỹ thuật cao tại Việt Nam từ những năm 1994. Tiếp đến là về
mặt chất lượng, đội ngũ của Acecook được chuyển giao kỹ thuật để kiểm soát và quản lý chất
lượng luôn ở mức ổn định. Thứ ba là được đào tạo cách để kiểm soát chất lượng từ đầu vào
cho đến sản phẩm đầu ra một cách động bộ theo tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, khi ở Nhật có công
nghệ mới, Acecook Việt Nam cũng được tiếp cận và nhanh chóng ứng dụng vào hoạt động sản xuất của mình.
Tháng 10 năm 2020, Acecook Việt Nam chính thức sử dụng “năng lượng xanh” từ hệ
thống điện mặt trời để sản xuất mì ăn liền và phục vụ sử dụng cho các hoạt động tại Tòa nhà
văn phòng chính của công ty tại khu công nghiệp Tân Bình. Hệ thống do Công ty Marubeni
Việt Nam cung cấp và thi công lắp đặt bởi Công ty JESCO ASIA.
Ngày 11 tháng 03 năm 2021 - Công ty Acecook Việt Nam đã ký kết hợp tác với Công
ty năng lượng khí Sojitz Osaka về việc lắp đặt hệ thống lò hơi hiện đại để sản xuất mì ăn liền
nhằm mang lại hiệu suất cao trong sản xuất và cải thiện môi trường. Hệ thống lò hơi hiện đại
này sử dụng nhiên liệu là khí đốt hóa lỏng và toàn bộ được nhập khẩu từ Nhật Bản. Theo đó,
sẽ lần lượt lắp đặt tại nhà máy Hưng Yên và Bình Dương, dự kiến sẽ đưa vào vận hành trong năm nay.
Đối tác dịch vụ: Truyền thông OMD (Omnicom Media Group Vietnam). OMD là đối
tác truyền thông quản lý chiến lược truyền thông tích hợp cũng như lập kế hoạch và mua bán
cho các thương hiệu lớn của Acecook. OMD đã chứng tỏ rằng họ là đối tác tốt nhất cho doanh
nghiệp của Acecook thông qua những insight có giá trị và chiến thuật sáng tạo mà họ không
ngừng cung cấp, cũng như chiến lược vững chắc cho truyền thông đại chúng. Acecook có mối
quan hệ tốt với OMD và thúc đẩy thành công hơn nữa cho các thương hiệu của mình.
2.3.2. Năng lực sản xuất
Nhà máy sản xuất
Acecook Việt Nam hiện đã sở hữu được 11 nhà máy sản xuất trải rộng khắp cả nước với
tổng cộng hơn 10.000 nhân viên, nhưng luôn luôn đảm bảo về chất lượng và sự ổn định. Toàn
bộ dây chuyền sản xuất đều được tự động hóa và khép kín; từ nguyên liệu đầu vào cho đến
thành phẩm đều được kiểm soát 24/24 giờ theo những tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm
quốc tế. Những sản phẩm không đạt quy chuẩn chất lượng đều được phát hiện và loại ra ngoài kịp thời.
Để kiểm soát chất lượng đồng bộ trên diện rộng tại 11 nhà máy, công nghệ của Acecook
được chuyển giao trực tiếp từ Acecook Nhật và mọi thứ trang bị đồng bộ cho tất cả nhà máy.
Nhân viên các nhà máy, chi nhánh luôn đào tạo định kỳ và khi có những điểm mới đều cập
nhật áp dụng trong sản xuất và quản lý, từ đó áp dụng đồng bộ cho các nơi. 6 lOMoARcPSD|40534848
11 nhà máy của Acecook trải dài theo ba miền Bắc-Trung-Nam. Tại miền Nam bao gồm
7 nhà máy: 3 nhà máy tại thành phố Hồ Chí Minh, 2 nhà máy tại Bình Dương, 2 nhà máy tại
Vĩnh Long. Tại miền Trung có 1 nhà máy đặt tại Đà Nẵng. Miền Bắc có 3 nhà máy: 1 nhà
máy tại Hưng Yên và 2 nhà máy tại Bắc Ninh.
Sản lượng: Từ năm 2008, công ty đã xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng
theo ISO 9001-2008, hệ thống quản lý môi trường ISO 14001, hệ thống kiểm soát vệ sinh an
toàn thực phẩm HACCP... Cứ mỗi phút, 1 line sản xuất của nhà máy này cho ra đời 600 gói
mì. Tổng sản lượng của 11 nhà máy thuộc Acecook Việt Nam hằng năm khoảng 4,5 tỷ gói mì các loại.
Quy trình: Quy trình sản xuất các sản phẩm mì gồm 12 công đoạn chính từ khâu nguyên
liệu đến khâu thành phần. Đầu tiên, bột và các nguyên liệu cần thiết sẽ được sơ chế và trộn
theo tỷ lệ bằng thiết bị tự động và khép kín. Bột sau trộn sẽ được cán tấm thành lá bột rồi cắt
thành các sợi khác nhau (tùy thuộc vào sản phẩm). Các sợi này sẽ được hấp chỉnh ở nhiệt độ
khoảng 100°C. Sau khi được hấp chín, sợi được cắt ngắn bằng hệ thống dao tự động để tạo
nên hình dáng tương ứng và đi qua hệ thống làm khô, làm nguội. Các sản phẩm và gia vị sẽ
được đóng gói. Trước khi đóng thùng, mỗi sản phẩm sẽ được kiểm tra chất lượng bằng cách
phải đi qua 3 thiết bị kiểm tra, bao gồm: máy dò kim loại, máy cân trọng lượng và máy dò dị
vật. Những sản phẩm không đạt chuẩn sẽ bị loại ra khỏi dây chuyền và chuyển đến bộ phận
xử lý sản phẩm lỗi. Cuối cùng, thành phẩm được đóng thùng theo quy cách của từng sản phẩm,
in ngày sản xuất, lưu kho và được kiểm tra chất lượng bởi phòng QC (Quality Control) trước
khi phân phối ra thị trường.
Nhà máy sản xuất gói gia vị: Acecook có 11 nhà máy tại Việt Nam nhưng chỉ có 1 nhà
máy duy nhất sản xuất gia vị tại Thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi sản xuất hết các gói gia vị
thì sẽ được phân phối đến các nhà máy khác để đóng gói cùng với mì
Phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm
“Công nghệ Nhật Bản, hương vị Việt Nam” là kim chỉ nam của Acecook Việt Nam.
Khi phát triển ở thị trường Việt Nam, Acecook có đội ngũ chuyên gia nghiên cứu phát
triển sản phẩm là người Việt để thấu hiểu kỹ và rõ những sở thích ẩm thực theo từng vùng
miền, từ đó kết hợp hài hòa giữa “công nghệ Nhật Bản” và “hương vị Việt Nam” để phát triển
nên những sản phẩm được người tiêu dùng đón nhận.
Vì thế mà năm 2000, khi sản phẩm Hảo Hảo ra đời, đã đánh dấu bước ngoặt của thị
trường mì ăn liền. Đội ngũ R&D của công ty đã phải đi nhiều vùng miền, thưởng thức những
quán ăn nổi tiếng ở địa phương để tìm hiểu hương vị đặc trưng, mang khẩu vị, gu ẩm thực của
mỗi vùng miền vào từng sản phẩm của Acecook Việt Nam, trong đó, vị chua chua cay cay đã
được “ăn liền hóa” thành công.
Tại Hồ Chí Minh, công ty cho xây dựng một phòng thí nghiệm hiện đại với mức đầu tư
hàng triệu USD cho cơ sở hạ tầng, trang thiết bị tối tân cùng nguồn nhân lực chuyên môn trong 7 lOMoARcPSD|40534848
lĩnh vực hóa sinh thực phẩm. Mục tiêu hàng đầu của bộ phận thí nghiệm là đảm bảo tính an
toàn cho sản phẩm và sức khỏe của người tiêu dùng. Đội ngũ nghiên cứu và phát triển sản
phẩm của Acecook Việt Nam luôn cập nhật các kiến thức mới nhất về công nghệ, tìm hiểu sâu
sát thị trường trong và ngoài nước để tìm kiếm cơ hội và ý tưởng phát triển sản phẩm.
Nhờ những nghiên cứu kỹ càng về sở thích và thị hiếu của người Việt Nam đã giúp
Acecook “Việt hóa” những gói mì Nhật Bản thành mì ăn liền của người Việt. Công ty mong
muốn trong tương lai ngày càng “chăm chút, lưu giữ hương vị truyền thông qua từng sản
phẩm, để các món truyền thống có thể ăn liền sau 3 phút”.
Ngày nay, xu hướng lựa chọn các sản phẩm tốt cho sức khỏe đang là lựa chọn hàng đầu
của người tiêu dùng. Nắm bắt được nhu cầu đó, Acecook đã không ngừng cho ra đời các sản
phẩm với những nguyên liệu tự nhiên, tiện lợi cho khách hàng trong việc chăm sóc sức khỏe:
Mì kết hợp 7 loại gia vị giải cảm Samưrai, Mì ly tôm thật, thịt thật Handy Hảo Hảo, Enjoy,
Mì bổ sung canxi Doraemon,..
2.3.3. Mạng lưới phân phối
Acecook Việt Nam xây dựng hệ thống nhà phân phối đa dạng trải dài khắp mọi miền
đất nước. Trong đó có 7 chi nhánh sản kinh doanh, trên 700 đại lý cấp 1 được phân bố từ đồng
bằng đến vùng cao để tiếp cận được hết với khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Các mạng
lưới được quản lý tập trung bởi các chi nhánh và được phân chia theo địa bàn hoạt động:
- Trụ sở công ty và văn phòng chính tại quận Tân Phú, Hồ Chí Minh.
- Chính nhánh miền Bắc: Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên.
- Chính nhánh miền Trung: Đà Nẵng.
- Chính nhánh miền Nam: Hồ Chí Minh, Bình Dương, Vĩnh Long.
Acecook Việt Nam trung bình mỗi năm có khoảng 3 tỷ gói mì ăn liền (hơn 50% thị phần
trong nước) được lưu thông phân phối từ 7 chi nhánh trên khắp cả nước. Với số lượng xe giao
hàng lên đến 400-500 chiếc/ngày. Hệ thống SCM của công ty đảm bảo vận chuyển hàng hóa
nhanh chóng, hiệu quả trên toàn Việt Nam, duy trì sản phẩm tươi mới, chất lượng cao, đảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hệ thống thông tin điều phối hàng hóa sẽ được đưa vào sử dụng để thu thập các thông
tin về phương tiện vận tải, thông tin vận hành xe để làm cơ sở cải tiến hoạt động điều phối
hàng hóa. Ngoài ra, việc nắm bắt được tình hình tiến độ công việc cũng như lập các kế hoạch
điều xe hiệu quả sẽ giúp nâng cao hiệu quả chất xếp hàng hóa và giảm thời gian xe chạy không
tải, qua đó tiết giảm được chi phí Logistics.
Tại các điểm nhà phân phối chính thức của mình, Acecook đã xây dựng với những hệ
thống nhận diện thương hiệu hiệu quả, đội ngũ công nhân viên có sự am hiểu về sản phẩm.
Bên cạnh đó, các nhà phân phối sẽ được hưởng chiết khấu khi phân phối sản phẩm, thưởng 8 lOMoARcPSD|40534848
doanh số và chịu trách nhiệm về các cơ sở vật chất, nhân sự hay kho bãi. Từ đó xây dựng
mạng lưới phân phối lớn mạnh, bền vững.
Các nhà phân phối sẽ có trách nhiệm vận chuyển hàng hóa theo thùng, theo xe đến với
các quầy bán lẻ tại các cửa hàng trên toàn quốc. Những nhà bán lẻ này đóng vai trò quan trọng
trong việc đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng. Và với hệ thống bán lẻ trải rộng
khắp từ các siêu thị ở thành phố lớn đến hàng tạp hóa nhỏ tại nông thôn đã giúp cho Acecook
tiếp cận được với đa dạng khách hàng mục tiêu.
Và để đạt được những thành công đó, các nhà bán lẻ cũng nhận được chính sách riêng
khi nhập sản phẩm, có sự phân cấp từ phía nhà phân phối. Ví dụ như: hưởng giá ưu đãi khi
bán được nhiều hàng, miễn phí vận chuyển giao hàng đến với nhà bán lẻ và nhiều chính sách ưu đãi khác.
Bên cạnh đó, nắm bắt được loại hình ăn uống ưa chuộng của giới trẻ, Acecook - cha đẻ
của mì Hảo Hảo - đã tuyên bố sẽ khai trương nhà hàng mì ăn liền tự chọn đầu tiên tại Việt
Nam vào tháng 12/2020. “Acecook Buffet Mì ly” được mở đầu tiên tại lô T171, tầng 1 của
Aeon Hải Phòng. Tại nhà hàng Acecook Buffet Mì Ly, các thực khách sẽ được tự do chế biến
ly mì ăn liền của mình với 8 vị súp, 11 loại topping được sản xuất tại Việt Nam và nhập khẩu
từ Nhật Bản. Với khẩu hiệu "Buffet mì ly, trải nghiệm như ý", nhà hàng sẽ là nơi mang đến
trải nghiệm mới thú vị cho khách hàng về việc sử dụng mì ly ăn liền; có thể tự do lựa chọn,
phối trộn ly mì theo khẩu vị của riêng mình và tận hưởng niềm vui từ chính những ly thành
phẩm do mình sáng tạo nên. Bên cạnh đó, khách hàng cũng sẽ biết thêm về các sản phẩm ly
ăn liền hiện tại của Acecook Việt Nam thông qua gốc dành riêng để trưng bày các sản phẩm trong nhà hàng.
2.3.4. Thị trường tiêu thụ
Mì ăn liền là sản phẩm phổ thông, phục vụ nhu cầu tiêu dùng cơ bản, hàng ngày của con
người. Xuất phát là một sản phẩm nhằm mang đến những bữa ăn nhanh, gọn, tiết kiệm thời
gian và chi phí, hiện nay, mì ăn liền đã không còn chỉ là những vắt mì với vài ba hương vị cơ
bản, nó dường như trở thành một món ăn với vô vàn cách biến tấu, đòi hỏi sự nghiên cứu và
sáng tạo của những thương hiệu.
Acecook Việt Nam, Masan, Asia Food là 3 doanh nghiệp chiếm 70% thị trường mì ăn
liền, trong đó Acecook luôn dẫn đầu thị phần với 50% ở thành thị và 43% trên cả nước.
Trong số 25 loại mì Acecook Việt Nam đang kinh doanh, sản phẩm từ thương hiệu Hảo
Hảo vẫn chiếm lượng tiêu thụ lớn nhất, đóng góp 60% doanh số của Acecook mỗi năm và
được 100% người tiêu dùng Việt Nam nhận biết. Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của mì Hảo Hảo,
Hiện nay, Hảo Hảo cũng được đa dạng hương vị, từ tôm chua cay đến sườn heo tỏi phi, sa tế
hành tím,.. rồi mì xào, mì ly lần lượt ra đời với giá hợp túi tiền và nhu cầu của mọi tầng lớp. 9 lOMoARcPSD|40534848
Với độ tuổi từ 18-25 đa phần là học sinh sinh viên, Acecook đã cho ra mắt mì tôm Hảo
Hảo, mì SiuKay, mì Lẩu Thái Tôm, mì MaxKay... đa phần đều có hương vị chua cay ngọt,
đánh thức vị giác của lứa tuổi này.
Với độ tuổi 26-30 tuổi, những người là dân văn phòng, những người đã có gia đình thì
họ sẽ chú trọng hơn đến dinh dưỡng trong sản phẩm, Acecook đưa ra những sản phẩm như:
mì không chiên Block, mì Udon dành cho những người không ăn được cay.
Thời gian gần đây, khi nền kinh tế phát triển, thông tin đại chúng cũng rộng rãi, người
tiêu dùng dần hướng đến lối sống lựa chọn những sản phẩm tốt cho sức khỏe và lan truyền tin
đồn ăn mì tôm nhiều gây ung thư. Là một “ông lớn”, Acecook nhanh chóng xóa tan tin đồn
vô căn cứ này bằng nhiều hoạt động truyền thông, các bài nghiên cứu chứng minh mì tôm
hoàn toàn là một sản phẩm dinh dưỡng nếu người dùng ăn đúng cách. Không chỉ vậy, Acecook
còn nghiên cứu cho ra nhiều loại mì không chiên Mikochi, mì bổ sung tinh bột đầu Hà Lan
thanh mát Đệ Nhất, mì nấu,...đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng
Tuy nhiên, so với Masan, sự đa dạng của Acecook vẫn chỉ xoay quanh phân khúc trung
cấp, ngoài giữ vững ngôi vị cho Hảo Hảo thì các sản phẩm khác chưa thực sự ấn tượng và
truyền thông rộng rãi. Phân phối các sản phẩm này đến người tiêu dùng cũng chưa rộng rãi
như Hảo Hảo, một số sản phẩm rất khó để tìm mua hoặc khách hàng không biết đến để thưởng
thức. Acecook Việt Nam cũng đầu tư rất nhiều cho thương hiệu chủ lực này khi tháng 7/2020
cho ra mắt ứng dụng HaoHao - Mì ăn liền của mọi nhà, đưa ra các công thức gợi ý biến tấu
món mì đơn giản thành bữa ăn với nguyên liệu sẵn có tại nhà cùng bảng giá trị dinh dưỡng cụ
thể cho từng món. Đồng thời, ứng dụng liên kết với các ứng dụng mua sắm trực tuyến như
Sendo, Tiki, Lazada. Đây là một chiến lược không chỉ giúp đạt mục tiêu truyền thông xóa bỏ
tin đồn xấu về mì ăn liền, mà còn kích thích nhu cầu tiêu dùng, khuyến khích mua sắm điện
tử, phù hợp với tình thế thị trường.
PHẦN 3. ĐÁNH GIÁ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ACECOOK VIỆT NAM 3.1. Thành công
Trong 3 năm liên tiếp (2018-2020) Acecook ghi tên vào Top 1 " Nhà sản xuất mì ăn liền
được chọn mua nhiều nhất" Việt Nam, mà thương hiệu “mũi nhọn” của công ty - mì Hảo Hảo
cũng được vinh danh là “Thương hiệu thực phẩm được chọn mua nhiều nhất” Việt Nam (tính
đến tháng 7/2019) tại khu vực thành thị. Có được những thành tựu như vậy nhờ sự đóng góp
lớn lao của hoạt động quản trị chuỗi cung ứng.
- Chuỗi cung ứng rộng khắp, đảm bảo đúng sản phẩm, đúng số lượng, đúng thời điểm.
Với sự hậu thuẫn từ Nhật Bản, Acecook Việt Nam đã nỗ lực xây dựng chuỗi cung ứng
ổn định với nguồn nguyên liệu chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn và hệ thống máy móc, công
nghệ, trang thiết bị cao cấp, đồng đều của 11 nhà máy. Quy trình sản xuất được thiết kế khoa 10 lOMoARcPSD|40534848
học, nhanh gọn và đảm bảo chất lượng cao nhất cho sản phẩm đầu ra, các bước nối tiếp nhau
mà không có thời gian lãng phí.
Dù sản phẩm mì ăn liền không yêu cầu cao trong quy trình vận chuyển, nhưng với đặc
điểm của sản phẩm phổ thông nhu cầu tiêu dùng cao, dễ dự đoán, chu kỳ sống sản phẩm dài,
Acecook đã chú trọng đến khâu dự trữ và vận chuyển hàng hóa với 11 nhà máy và 7 chi nhánh
kinh doanh, đồng thời không để sản phẩm dự trữ quá nhiều, quá lâu trong kho mà hướng đến
cung ứng sản phẩm tươi mới nhất đến người dùng.
- Chuỗi cung ứng hiện đại, thân thiện, tinh gọn và ứng dụng công nghệ thông tin trong
toàn bộ hoạt động chuỗi.

Phát huy lợi thế là doanh nghiệp đến từ Nhật Bản, chuỗi cung ứng của Acecook Việt
Nam luôn được chuyển giao những công nghệ tiên tiến nhất. Đồng thời, Acecook cũng hợp
tác với các công ty công nghệ trong và ngoài nước để hướng đến chuỗi cung ứng hiện đại với
sự hỗ trợ tối đa của máy móc, đảm bảo tính chính xác trong đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Các máy quét dị vật, vận hành quy trình sản xuất 12 công đoạn, cho ra hàng trăm sản phẩm
trong vòng 1 phút với tỷ lệ khuyết tật thấp nhất. Công nghệ cũng được ứng dụng nhằm tối ưu
hóa hoạt động Logistics, cung cấp nhiều giá trị gia tăng cho khách hàng.
Acecook còn đầu tư vào các công nghệ xanh, không chỉ tạo ra giá trị về kinh tế mà còn
đóng góp cho xã hội, hướng đến bảo vệ môi trường.
- Hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm R&D gắn liền với nhu cầu khách hàng.
Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp Acecook Việt Nam thành công trên thị
trường Việt Nam. Công nghệ Nhật Bản, hương vị Việt Nam, một công ty có vốn chủ yếu nước
ngoài nhưng lại sở hữu những sản phẩm mang hương vị đặc trưng, truyền thống Việt Nam,
với nguồn nguyên liệu chất lượng cao được kiểm tra nghiêm ngặt, không chỉ được ưa chuộng
trong nước, các sản phẩm xuất khẩu của Acecook Việt Nam cũng dành được rất nhiều lời khen
ngợi và lượng tiêu dùng lớn, khiến nhiều người phải bất ngờ với chất lượng và hương vị mì
sản xuất tại Việt Nam.
- Chú trọng xây dựng và hoàn thiện chuỗi cung ứng.
Hệ thống SCM được Acecook Việt Nam hợp tác và ứng dụng từ năm 2014, đưa hệ thống
thông tin Logistics vào vận hành và thử nghiệm tính hiệu quả theo từng giai đoạn vào năm
2016, cho thấy không chỉ tập trung vào năng lực lõi là sản xuất sản phẩm quy mô lớn, chất
lượng cao, đạt tiêu chuẩn quản lý ISO 9001:2008, ISO 14001:2004, HACCP, Acecook đã lựa
chọn liên kết với nhiều thành viên nhằm tích hợp và kết nối tạo nên năng lực cho chuỗi.
- Quản lý chất lượng nghiêm ngặt từ quy trình mua nguyên liệu đầu vào đến kiểm soát chất
lượng sản phẩm đầu ra.

Với nguyên liệu đầu vào phải đáp ứng tiêu chuẩn An toàn vệ sinh thực phẩm theo quy
định của Luật thực phẩm trong nước và quốc tế. Các nhà cung cấp được đánh giá trước khi 11 lOMoARcPSD|40534848
mua định kỳ hàng năm, đáp ứng được các cam kết chất lượng, lô nguyên liệu được kiểm tra trước khi nhập.
Tương tự quy trình sản xuất cũng đáp ứng 4 tiêu chí chất lượng, và sản phẩm đầu ra đáp
ứng quy định của Pháp luật Việt Nam và các thị trường xuất khẩu. 3.2. Thách thức
- Nguồn nguyên liệu phụ thuộc vào nhập khẩu.
Nhà cung ứng cung cấp nguyên liệu đầu vào cũng tạo nên tầm ảnh hưởng lên giá cả và
chất lượng sản phẩm. Có nhiều nhà cung ứng đòi tăng giá hoặc giảm chất lượng nguyên vật
liệu để chèn ép lợi nhuận từ các doanh nghiệp. Acecook luôn tìm kiếm các nhà cung ứng trên
thị trường nhằm giảm thiểu tối đa nhất chi phí cạnh tranh.
- Hệ thống phân phối cho từng loại sản phẩm chưa đồng đều.
Như đã trình bày ở phần 2.3.4, các dòng sản phẩm của Acecook không công bố rõ ràng
sản xuất tập trung cho thị trường thành thị hay nông thôn, nhưng một vài loại sản phẩm không
có mặt tại các cửa hàng tạp hóa, điểm bán lẻ, siêu thị nhỏ, hoặc tại nông thôn, sản phẩm chủ
yếu nhất vẫn chỉ có Hảo Hảo. Với sức mạnh từ chuỗi cung ứng Hảo Hảo, Acecook hoàn toàn
có thể đẩy mạnh các sản phẩm khác nhưng điều này lại chưa được làm tốt.
- Thị trường biến động, môi trường cạnh tranh gay gắt.
Cách đây 20 năm, Hảo Hảo chua cay đã tạo ra một bước ngoặt cho mì ăn liền, giúp đưa
Acecook lên vị trí dẫn đầu, thế nhưng, hiện nay hương vị chua cay là hương vị mà bất kỳ một
doanh nghiệp mì sản xuất và kinh doanh tại Việt Nam đều có, từ trung cấp đến cao cấp. Trong
khi Acecook Việt Nam vẫn tập trung vào phân khúc trung cấp thì Masan với thương hiệu
Omachi đang dần phát huy thế mạnh R&D trong mọi phân khúc, cho ra mắt nhiều loại mì sánh
ngang với chất lượng sợi mì của thương hiệu Hàn Quốc như Omachi mì nấu, mì Lẩu thả hải
sản, các hương vị của Omachi ngày càng sáng tạo, hấp dẫn. Không chỉ vậy, các doanh nghiệp
còn đầu tư vào hoạt động truyền thông rộng rãi hơn rất nhiều Acecook.
Công nghệ hiện đại, tân tiến để có gói mì “thật” nhất cũng đã phổ biến, thậm chí các
doanh nghiệp cạnh tranh còn làm tốt hơn Acecook.
- Nhu cầu khách hàng thay đổi nhanh chóng, sản phẩm thay thế ngày một mở rộng.
Khách hàng giờ đây với thu nhập cao hơn, đặc biệt là ở thành thị và nhóm khách hàng
giới trẻ, mì gói phải có hương vị mới lạ, sợi mì dai, có thịt thật, rau thật. Họ sẵn sàng bỏ tiền
ra để thưởng thức những gói mì như vậy, với suy nghĩ giá tiền tương đương chất lượng. Theo
đó, với hướng chiến lược hiện tại của Acecook Việt Nam, điều giữ chân khách hàng nhất chỉ
là sự lâu đời và đặc trưng của mì Hảo Hảo tôm chua cay.
Chất lượng tốt, giá cả phải chăng là vậy nhưng Acecook hiện cũng đang đối mặt với
nhiều sản phẩm thay thế bởi mạng lưới thực phẩm rộng cùng với những giá trị riêng mà từng
loại mang lại: Chinsu ra mắt bộ sưu tập 7 bữa sáng, Omachi khoai tây nghiền, cơm tự sôi từ 12 lOMoARcPSD|40534848
nước ngoài,.. chưa kể đến ẩm thực phong phú của Việt Nam như cháo, xôi, bánh mì, bún riêu,
bún chả,.. giờ đây quá đơn giản để có một bữa ăn đầy đủ mà không phải mì gói.
PHẦN 4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG
- Nâng cao mối quan hệ với nhà cung cấp.
Với những nhà cung cấp có quan hệ hợp tác lâu dài, Acecook cần có những cam kết đặc
biệt không chỉ nhằm thắt chặt mối quan hệ, sự tin tưởng lẫn nhau trong quá trình hoạt động
mà còn tiết kiệm được chi phí, nhân lực trong việc tổ chức lại đấu thầu.
Với những nhà cung cấp mới, trước khi ký kết hợp đồng, Acecook cần nghiên cứu kỹ
về hồ sơ, nguồn gốc công ty, tư cách pháp nhân, doanh số bán, thị trường đang hoạt động và
xem xét mức độ phù hợp, độ cần thiết với loại hàng mà doanh nghiệp có ý định đặt mua.
- Tăng cường kiểm soát chất lượng đầu vào, có công bố các doanh nghiệp đối tác cung cấp các nguyên liệu.
Đây là điều mà Acecook chưa công bố trên website, dù Acecook đã có chương trình
tham quan nhà máy sản xuất, một hoạt động tạo được rất nhiều niềm tin cho người tiêu dùng
về chất lượng mì ăn liền họ sử dụng, nhưng nếu được hiểu rõ về nguyên liệu đầu vào được
nhập từ đâu thì chuỗi cung ứng đã hình thành rõ ràng hơn trong tâm trí khách hàng.
- Chủ động tìm hiểu, thu thập thông tin, số liệu dự báo để có thể nghiên cứu sản xuất sản
phẩm mới nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu luôn thay đổi của thị trường.

Để đáp ứng thị trường, Acecook nên phát triển đa dạng sản phẩm mì ăn liền, đặc biệt là
phát triển lên phân khúc cao cấp nhằm củng cố và gia tăng thị phần vững mạnh trên thị trường.
Acecook Việt Nam hoàn toàn có thể làm được điều này với công nghệ hiện đại và đội ngũ
R&D dày dặn kinh nghiệm.
Mỗi một sản phẩm đều là tâm huyết của Acecook Việt Nam với hương vị đặc trưng kết
tinh từ sự sáng tạo về công thức chế biến và nguồn nguyên liệu tại địa phương. Tuy nhiên,
trước tình hình cạnh tranh khốc liệt trong thị trường mì gói hiện nay, đối mặt với sự gia nhập
của các thương hiệu mì gói nổi bật trong và ngoài nước như dòng sản phẩm mì Koreno của
Hàn Quốc, Omachi tại Việt Nam,…thì việc nỗ lực đổi mới, đa dạng sản phẩm phù hợp với
nhu cầu thị trường sẽ giúp Acecook tạo được lợi thế cạnh tranh doanh nghiệp.
- Nâng cao hoạt động đánh giá chuỗi cung ứng.
Chuỗi cung ứng của Acecook luôn cần được thường xuyên kiểm tra, đánh giá đầy đủ
chính xác mọi diễn biến và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả hoạt
động. Acecook cần hiểu rõ và nắm được các mặt mạnh, điểm yếu còn tồn tại của doanh nghiệp
trong mối quan hệ giữa môi trường vĩ mô và vi mô để tìm ra những giải pháp, đưa ra những
cải tiến, đổi mới phù hợp với sự thay đổi của thị trường cũng như nhu cầu người tiêu dùng. 13 lOMoARcPSD|40534848
Tăng cường áp dụng thành tựu khoa học công nghệ vào hoạt động đánh giá để tối ưu,
đạt được hiệu quả tốt nhất, tăng cường dữ liệu cho hoạt động dự báo, lên kế hoạch của các nhà
lãnh đạo. Từ đó, dần hoàn thiện chuỗi cung ứng nhằm đạt hiệu suất cao trong lao động, nâng
cao giá trị của Acecook với chi phí hoạt động tốt nhất có thể. KẾT LUẬN
Quản trị chuỗi cung ứng là hoạt động cần sự phối hợp từ nhà cung cấp nguyên vật liệu,
nhà sản xuất, các đơn vị vận chuyển, trung tâm phân phối, điểm bán đến người tiêu dùng một
cách nhịp nhàng và liên tục với 3 dòng vật chất, thông tin và tài chính sao cho đáp ứng nhu
cầu khách hàng cao nhất với chi phí thấp nhất. Chuỗi cung ứng đã góp phần rất lớn trong thành
công của Acecook Việt Nam nói riêng và ngành mì ăn liền nói chung.
Trước thị trường đầy biến động và nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng, hoạt
động quản trị chuỗi cung ứng cần được chú trọng, đầu tư, đánh giá thường xuyên để có những
giải pháp kịp thời nâng cao hiệu quả chuỗi, điều này không chỉ thuộc về doanh nghiệp trung
tâm mà là trách nhiệm của tất cả các thành viên trong chuỗi cung ứng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Website của công ty https://acecookvietnam.vn/
2. Bài báo phỏng vấn, phân tích từ CafeF, Vietnambiz, Vnexpress,… PHỤ LỤC
1. Danh sách chi nhánh kinh doanh TT Chi nhánh Địa chỉ
Lô II-3, Đường số 11, Nhóm CN II, KCN Tân Bình, 1 Trụ sở công ty
P.Tây Thạnh, Q. Tân Phú, Tp.HCM
Lô II-2, Đường số 8, Nhóm CN II, KCN Tân Bình, Văn phòng chính
P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM
Khu phố 1B, Phường An Phú, Thị xã Thuận An, 2 Chi nhánh Bình Dương Tỉnh Bình Dương.
Lô số A3, QL 1A, KCN Hòa Phú, Ấp Phước Hòa, Xã 3 Chi nhánh Vĩnh Long
Hòa Phú, Huyện Long Hồ, Tỉnh Vĩnh Long
Lô D3, đường số 10, KCN Hoà Khánh, 4 Chi nhánh Đà Nẵng
Q.Liên Chiểu, Tp Đà Nẵng. 14 lOMoARcPSD|40534848
Tầng 18, Tòa tháp VCCI, số 9 Đào Duy Anh, 5
Chi nhánh kinh doanh Hà Nội
P. Phương Mai, Q. Đống Đa, Hà Nội
KCN Tiên Sơn, xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du, 6 Chi nhánh Bắc Ninh tỉnh Bắc Ninh
Thị Trấn Như Quỳnh, Huyện Văn Lâm, 7 Chi nhánh Hưng Yên Tỉnh Hưng Yên.
2. Quy trình sản xuất 15