VHC Nữ hoàng cá tra liệu có còn sóng Ngô Quốc Thắng thong tin - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
VHC Nữ hoàng cá tra liệu có còn sóng Ngô Quốc Thắng thong tin - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Preview text:
KHUYẾN NGHỊ ĐẦU TƯ THEO
PHÂN TÍCH CƠ BẢN
KHUYẾN NGHỊ MUA UPSIDE 23%
Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (HSX: VHC)
NGÔ QUỐC THẮNG
Với vị thế xuất khẩu cá tra đứng đầu thế giới. Chuyên
nuôi trồng thủy sản, chế biến cá và collagen & gelatin
Chuyên viên Tư vấn đầu tư
(C&G). Tập trung vào các thị trường nước ngoài là trọng Email: thangnq2@fpts.com.vn
điểm như Mỹ, Trung Quốc và Châu Âu. Thì khi các thị
trường này hồi phục trở lại sau giai đoạn bùng nổ dịch Điện thoại: 0705 184 942
COVID sẽ là cơ hội cho Vĩnh Hoàn.
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUÝ 4/2022
Thông tin giao dịch ngày 22/02/2023
VHC đã công bố KQKD Q4/2022 kém khả quan với lợi nhuận
thuần đạt 190 tỷ đồng, giảm 58,2% so với cùng kỳ. Doanh thu thuần
đạt 2.484 tỷ đồng, giảm 7,8% so với cùng kỳ. Lợi nhuận từ HĐKD Giá hiện tại (VNĐ/cp) 62,700
kém khả quan chủ yếu vì nhu cầu tại thị trường Mỹ và Trung Quốc suy yếu, dẫn ế
đ n sản lượng và giá xuất khẩu giảm.
Giá cao nhất 52 tuần (VNĐ/cp) 114,500
Lũy kế cả năm 2022, doanh thu thuần đạt 13.239 tỷ đồng (tăng
GTGD (bình quân 5 phiên) (trđ) 67,250
trưởng 46,2%) và lợi nhuận thuần tăng trưởng 79,9% đạt 1.977
tỷ đồng. Trong năm 2022, VHC đã trích lập tổng cộng 400 tỷ đồng KL CP đang
dự phòng giảm giá hàng tồn kho so với chỉ 87 tỷ đồng trong năm niêm yết 183,376,956
2021. Nếu loại bỏ dự phòng giảm giá hàng tồn kho, lợi nhuận năm
2022 đạt 2.377 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với kết quả kém khả quan KL CP đang lưu hành 181,946,026 của năm 2021.
Vốn hóa thị trường (tỷ VNĐ) 12,470
Ghi nhận lỗ tài chính vì chi phí lãi vay: Tại thời điểm cuối
Q4/2022, VHC có một lượng lớn chứng khoán kinh doanh, bao gồm
các cổ phiếu BĐS (giá gốc là 179 tỷ đồng, tương đương 2,3% vố Tỷ lệ sở hữu của n NN 29.9%
CSH của Công ty tại thời điểm cuối năm 2022) và đã trích lập 77 tỷ đồng dự phòng. Tỷ lệ Freefloat 39.1%
LUẬN ĐIỂM ĐẦU TƯ
Tổng quan doanh nghiệp
Vị thế dẫn đầu ngành cá tra về nuôi trồng, sản xuất và xuất
khẩu. tiếp tục “chiếm lĩnh” thị trường chủ lực – Mỹ. Tên
Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn
Trung Quốc mở cửa nền kinh tế: Khi kênh nhà hàng phục hồi, kỳ
vọng xuất khẩu cá tra sang thị trường này sẽ phục hồi theo sau. Đị
Quốc lộ 30, Phường 11, Tp. a chỉ
Triển vọng dài hạn của VHC - Mở rộng lĩnh vực kinh doanh,
Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp
định hướng phát triển ở lĩnh vực thực phẩm (F&B): VHC hầu
như không gia tăng mạnh hoạt động đầu tư nâng công suất mảng
Nuôi trồng, chế biến và xuất
chế biến cá tra phi-lê, mà tập trung chuyển sang phát triển các
khẩu thủy sản, chủ yếu là mặt
mảng chế biến sâu hơn như bột cá, dầu cá, Collagen & Gelatin,
hàng cá tra, cá chẽm cùng với
thức ăn thủy sản, dự án trồng và chế biến trái cây, khu liên hợp Doanh thu
các sản phẩm giá trị gia tăng.
nông nghiệp và thủy sản công nghệ cao,… định hướng mở rộng và chính phát triển sang lĩnh vự
Chiết suất và sản xuất gelatin, c thực phẩm. collagen thủy phân dùng
Các Hiệp định tạo thế mạnh cạnh tranh. Hiệp định EVFTA và
được cho dược phẩm, mỹ
UKFTA là giảm thuế quan với các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam phẩm, thực phẩm.
ẩu sang Châu Âu và Anh làm nâng cao lợ ế xuất kh i th cạnh tranh
của ngành cá tra trong thị trường này.
Chi phí đầu vào (cá giống, cá Chi phí chính
Mô hình kinh tế tuần hoàn. nguyên liệu)
Mô hình này sẽ trở nên hoàn chỉnh
khi những dự án mới của Vĩnh Hoàn đi vào vận hành đầy đủ. 3 dự
Chi phí vận chuyển, lưu kho
án chính trong năm 2021 là xây dựng nhà máy thức ăn chăn nuôi,
ống Vĩnh Hoàn và sở ữu đất cho khu liên hợ trại gi h p.
YẾU TỐ CẦN THEO DÕI: (1) Các loại thuế và phí quan khác ệ
nhau; (2) Tình hình dịch b nh; (3) Nguồn nguyên liệu; (4) Biến động
tỷ giá hối đoái; (5) Xung đột lợi ích; (6) Tâm lý hộ nuôi trồng. HSX: VHC
I – TỔNG QUAN DOANH NGHIỆP
1. Lịch sử hình thành Bà Trương Thị Lệ Xí nghiệp chế Xí nghiệp chế Khanh sáng lập biến thủy sản đầu biến thủy sản thứ Doanh nghiệp tư tiên đi vào hoạt nhân Vĩnh Hoà ba (DL.500) đi vào n động hoạt động 1997 1998 1999 2007 2008 2010 Chuyển đổi mô hình Xí nghiệp chế Vươn lên đứng đầu doanh nghiệp sang biến thủy sản thứ ngành cá tra Việt Công ty TNHH Vĩnh hai (DL.61) đi vào Nam về kim ngạch Hoàn hoạt động; xuất khẩu theo Chính thức niêm thống kê của Hiệp yết cổ phiếu tại hội Chế biến và Xuất sàn HOSE khẩu Thủy sản Việt Nam (“VASEP”). Công ty TNHH Sản xuất Giống Cá tra Vĩnh Hoàn được thành lập. Nhà máy Collagen Mua lại 100% cổ Khu cá giống mới và Gelatin đi vào phần tại Công ty này sẽ tập trung Trung tâm Nghiên hoạt động từ tháng Cổ phần Thủy sản nghiên cứu và cứu và Phát triển của 03/2015 và nhanh Thanh Bình Đồng phát triển công Vĩnh Hoàn Collagen chóng đạt các tiêu Tháp, một bước đi nghệ mới, cải được hoàn thành và chuẩn ISO 9001, quan trọng trong thiện quy trình đưa vào hoạt động ISO 14001, GMP- chiến lược gia tăng nhằm sản xuất ra nhằm tập trung phát WHO và Halal năng lực sản xuất con giống chất triển các sản phẩm của Công ty. lượng cao. mới cho Vinh 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Nâng giới hạn tỷ Góp 100% vốn (300
Hội đồng Quản trị Vĩnh lệ sở hữu nước tỷ đồng) thành lập Hoàn đã thống nhất ngoài lên 100% Công ty TNHH thông qua mua cổ phần giúp Công ty Thực phẩm Vĩnh
của Tổng Công ty Đầu tư tăng khả năng Phước với công và Kinh doanh vốn Nhà thu hút nhà đầu suất chế biến fillet nước tại Công ty Cổ tư chiến lược đạt 150 tấn cá phần Sa Giang, chiếm nguyên liệu/ngày.
49,89% vốn điều lệ; Hội
đồng Quản trị Vĩnh Hoàn thống nhất thông qua việc thành lập Công ty Vinh Technology tại Singapore.
Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (HSX: VHC) được thành lập năm 1997, khởi đầu chỉ là một
doanh nghiệp chế biến cá nhỏ ở vùng Đồng Tháp. Trải qua giai đoạn hình thành và phát
triển, VHC đã trở thành doanh nghiệp xuất khẩu cá tra hàng đầu Việt Nam.
Bên cạnh lĩnh vực kinh doanh chính như nuôi trồng, chế biến cá tra Fillet đông lạnh xuất
khẩu VHC còn đang phát triển mảng công nghệ cao như Collagen & gelatin – làm nguyên HSX: VHC
liệu đầu vào ngành Dược phẩm, Thực phẩm chức năng và mỹ phẩm. Đây là điểm sáng
cũng như là điểm vượt trội của VHC so ới v
các doanh nghiệp cùng ngành tại Việt Nam.
Năm 2007, doanh nghiệp tiến hành cổ phần hóa, trở thành CTCP Vĩnh Hoàn và chính thức
niêm yết tại sàn Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) với mã cổ phiếu là VHC.
2. Cơ cấu cổ đông
Cơ cấu cổ đông của VHC khá cô đặc, với tỷ CƠ CẤU CỔ ĐÔNG
lệ sở hữu chiếm khoảng 43.16% của bà
Trương Thị Lệ Khanh (Chủ tịch HĐQT). 43.16%
Ngoài ra, còn có sự tham gia của cổ đông tổ 44.26%
chức Mitsubishi Corporation (6.6%) - tập
đoàn thương mại lớn nhất của Nhật Bản. Đây
cũng là khách hàng lớn tại Nhật và Anh. Với
sự có mặt rộng khắp của Mitsubishi là một s ự 5.98% 6.60%
hỗ trợ cho VHC có thể phát triển ra nhiều Trương Thị Lệ Khanh
nước khác. Nhóm quỹ ngoại Norges Bank Mitsubishi Corp Nhóm CĐ lớn
chiếm 5.98% và còn lại là những cổ đông nhỏ - Norges Bank CĐ khác
lẻ khác chiếm tổng cộng 44.26%.
Nguồn: VHC, FPTS tổng hợp 3. Cơ cấu công ty
VHC sở hữu 8 công ty con và 1 công ty liên kết nhằm phục vụ chuỗi sản xuất kinh doanh
khép kín. Đây là mục tiêu quan trọng để doanh nghiệp có thể chủ động hoàn toàn trong hoạt
động kinh doanh và hướng đến việc cung cấp ra các thị trường khó tính. Tên công ty
Tỷ lệ sở hữu
Hoạt động chính
Công ty TNHH MTV Thực phẩm
Chế biến bảo quản thủy sản và các sản phẩm 100% Vĩnh Phước từ thủy sản Công ty TNHH MTV Vĩnh Hoàn 100%
Chiết xuất và sản xuất gelatin, collagen Collagen Công ty TNHH MTV Thanh Bình 100% Kinh doanh thủy sản Đồng Tháp
Công ty TNHH SX Giống cá tra 98% Sản xuất giống cá tra Vĩnh Hoàn HSX: VHC
Công ty TNHH Thức ăn thủy sản 43.47%
Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản Feed One
Công ty Cổ phần XNK Sa Giang 76.72%
Sản xuất, mua bán thực phẩm
Mua bán, xuất nhập khẩu thủy sản, thực Vinh Technology Ple Ptd 100% phẩm chức năng
Công ty TNHH Nông sản Thực 70%
Chế biến và bảo quản rau quả phẩm Thành Ngọc
Công ty liên kết – Công ty TNHH 27.5%
Xử lý và tiêu thụ rác thải không độc hại Mai Thiên Thanh
Nguồn: VHC, FPTS tổng hợp
4. Hoạt động kinh doanh chính
Hoạt động kinh doanh chính của VHC là CƠ CẤU DOANH THU
xuất khẩu cá tra, chiếm 66% t ỷ trọng doanh 1% 19%
thu. Các mảng phụ phẩm, sản phẩm GTGT, 1% 7%
Collagen & Gelatin chiếm t ỷ trọng khá thấp. 4% 3%
Đáng chú ý, Ban lãnh đạo đang định hướng
phát triển theo hướng đa dạng hóa, đặc biệt 66%
là mảng sản xuất Collagen & Gelatin – lĩnh Cá tra phi lê Sản phẩm GTGT
vực tiềm năng trong tương lai - C&G được Sản phẩm phụ C&G
tiêu thụ ở Mỹ khá tốt – VHC chiếm 45% thị Sản phẩm từ gạo Khác
phần ở nước này.
Nguồn: VHC, FPTS tổng hợp
Hình ảnh minh họa các sản phẩm của VHC HSX: VHC
II – TỔNG QUAN NGÀNH CÁ TRA VIỆT NAM
Chuỗi giá trị ngành cá tra
Nguồn: FPTS tổng hợp
Về đầu vào, cá tra chủ ếu y
được nuôi trồng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Các hộ nuôi sẽ mua cá tra giống từ các trại ấp và nuôi trong vòng 6 đến 8 tháng cho cá đạt
kích cỡ từ 700g – 1kg để xuất bán cho các nhà máy chế biến.
Về sản xuất, cá tra nguyên liệu sau khi thu mua sẽ được chế biến phù hợp với yêu cầu
đơn hàng của từng thị trường, chủ ếu y
là fillet cá tra. Quy trình chung sản xuất sản phẩm
fillet cá tra được mô tả như sau:
Nguồn: FPTS tổng hơp
Về đầu ra, gần như toàn bộ lượng cá tra sản xuất tại Việt Nam đều được xuất khẩu. Theo
Agromonitor, bình quân chỉ có 1-2% lượng cá tra được tiêu thụ trong nước mỗi năm. Sản
phẩm xuất khẩu chủ yếu của toàn ngành là fillet cá tra, chiếm khoảng 90% tổng kim ngạch xuất khẩu hằng năm. HSX: VHC
1. Việt Nam là quốc gia sản xuất và xuất khẩu cá tra lớn nhất thế giới
Theo thống kê năm 2021 của Trung tâm thương mại quốc tế ITC, Việt Nam chiếm đến 94%
thị phần xuất khẩu cá tra toàn cầu và là nhà xuất khẩu cá tra n
lớ nhất thế giới trong nhiều
năm. Kết quả này là nhờ khí hậu ấm và chất lượng nước tốt từ đầu nguồn sông Mê Kông
giúp cá tra tại Việt Nam có thể nuôi trồng rộng rãi, thịt cá màu trắng và dịu vị nên được
người tiêu dùng nhiều nước ưa chuộng.
Nguồn: VASEP, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, FPTS tổng hợp Từ 2015 – 2022: Sản n
lượ g thủy sản Việt Nam tăng từ 6,56 triệu tấn năm 2015 lên 9,05
triệu tấn năm 2022, tăng 38%. Trong đó, sản lượng NTTS chiếm 57%, khai thác chiếm 43%.
Từ 2015-2022: Sản lượng nuôi trồng thủy sản của Việt Nam tăng từ 3,53 triệu tấn lên 5,19
triệu tấn, tăng 47%. Nuôi trồng thủy sản phục vụ cho xuất khẩu tập trung chủ yếu ở ĐBSCL
(chiếm 95% tổng sản lượng cá tra và 80% sản lượng tôm).
Nguồn: ITC, Hội nghị thị trường thủy sản toàn cầu (GSMC), FPTS tổng hợp HSX: VHC
Trong khi đó, điều kiện nuôi trồng ở các quốc gia khác như Ấn Độ, Bangladesh và Indonesia
không thuận lợi làm thịt cá tra có màu vàng do chứa nhiều tạp chất, dẫn đến không phù hợp
để xuất khẩu và chỉ được tiêu dùng nội địa. Vì Việt Nam là quốc gia chiếm thị phần xuất
khẩu gần như tuyệt đối nên các phân tích cung cầu cá tra thế giới trong bài phân tích sẽ chủ yếu t p
ập trung vào các doanh nghiệ Việt Nam.
2. Đặc điểm nuôi trồng cá tra Việt Nam
Bản đồ các tỉnh nuôi trồng cá tra tại ĐBSCL
Tình hình nguyên liệu không ổn
định, giá cá tra nguyên liệu trên thị
trường biến động mạnh
Diện tích nuôi trồng cá tra của Việt
Nam tập trung chủ yếu tại các n tỉ h
ĐBSCL, trọng điểm là tại các tỉnh
Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Bến Tre.
Bên cạnh các điều kiện thuận lợi về
tự nhiên, hoạt động nuôi trồng cá tra
của Việt Nam vẫn tồn tại nhiều khó
khăn khi (1) chuỗi liên kết sản xuất
giữa các doanh nghiệp chế biến xuất
,FPTS tổng hợp khẩu vẫn còn chưa được chặt chẽ,
tâm lý mở rộng/thu hẹp vùng nuôi vẫn phần lớn dựa vào diễn bi
ến giá trên thị trường, cũng
như (2) nhu cầu tiêu thụ cá tra tại các thị trường xuất khẩu biến động khó lường, do đó, sản
lượng cá tra nuôi trồng tại Việt Nam thường xuyên xảy ra tình trạng thiếu hụt hoặc dư thừa,
ảnh hưởng lớn đến diễn biến giá cá tra nguyên liệu trên thị trường. HSX: VHC
Ngoài ra, những năm gần đây, khi tình hình hạn mặn tại các khu vực ven biển ngày càng
trở nên nghiêm trọng, đặc biệt là tại các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng,… Mùa khô năm
2019 - 2020, xâm nhập mặn ở ĐBSCL t
xuấ hiện sớm hơn so với mùa khô năm 2015-2016
(năm kỷ lục) với mức độ gay gắt hơn. Với độ mặn khá cao (khoảng 4-10 gam/lít), cá tra vẫn
có thể sống sót, tuy nhiên việc thay đổi môi trường nước quá đột ngột sẽ khiến cá chậm
lớn, dễ phát sinh bệnh. Điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động nuôi n trồ g
cá tra tại các khu vực này. Các vùng nuôi khác tại An Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ ít bị
ảnh hưởng hơn, do đây là khu vực thượng nguồn sông Cửu Long.
3. Diện tích và sản lượng cá tra tại Đồng bằng sông Cửu Long
Trong 6 năm, từ 2017 – 2022, mặc dù diện tích nuôi cá tra có xu hướng giảm nhưng sản
lượng cá tăng dần từ 1,2 triệu tấn năm 2017 lên 1,7 triệu tấn năm 2022, cho thấy năng suất
nuôi cá tra ngày càng được cải thiện.
Nguồn: VASEP, FPTS tổng hợp
4. Dự báo cung cầu sản ph
ẩm cá tra tăng trưởng trong tương lai
Thủy sản luôn dẫn đầu là một trong số các nguồn thực phẩm cung cấp n lượ g protein lớn
nhất cho con người. Tổ chức Robabank dự báo, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thủy sản sẽ tiếp
tục phát triển với tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm (CAGR) khoảng 1,2% trong giai
đoạn từ năm 2017-2037F. Trong đó, nguồn thủy sản nuôi trồng được dự báo sẽ phát triển
với tốc độ cao, trong khi nguồn thủy sản khai thác được dự báo sẽ tương đối ổn định do
mục tiêu duy trì đa dạng sinh học. HSX: VHC
Theo dự báo của OECD-FAO (Tổ chức Phát triển Hợp tác Kinh tế - Tổ chức Lương c thự
và Nông nghiệp thế giới) về triển vọng của ngành nông nghiệp thế giới giai đoạn 2016-2018
đến 2028, nhu cầu tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người của các khu vực trên thế giới diễn
biến tích cực, đặc biệt là Trung Quốc – quốc gia có lượng tiêu dùng thủy sản bình quân đầu
người lớn nhất có tốc độ tăng trưởng khá cao, với CAGR khoảng 1,2% trong giai đoạn này,
tương đương mỗi người dân nước này tiêu dùng thêm khoảng 5kg thủy sản. Tiếp theo là
các thị trường châu Âu, Mỹ, châu Á (ngoại trừ Trung Quốc và Ấn Độ) cũng được dự báo
tăng trưởng khả quan với CAGR lần lượt là 0,7%/năm, 0,5%/năm và 0,5%/năm.
5. Trung Quốc: Thị trường triển vọng i
đố với ngành cá tra Việt Nam nhưng giá xuất
khẩu không cao so với các thị trường khác
Trung Quốc hiện là thị trường xuất khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu
sang thị trường này tăng 30% trước khi bị n
gián đoạ bởi dịch Covid.
So với thị trường phát triển như , Mỹ Trung Quốc không t
đặ ra nhiều rào cản nên cá tra dễ
dàng thâm nhập vào thị trường này hơn. Theo VASEP, hiện nay có hơn 100 doanh nghiệp
đang xuất khẩu sang Trung Quốc, cao hơn nhiều so với thị trường Mỹ là khoảng 15 doanh
nghiệp, dẫn đến mức độ cạnh tranh cao hơn. HSX: VHC
III – PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VHC
Chuỗi giá trị của VHC
VHC xây dựng mô hình sản xuất kinh doanh là một chuỗi giá trị khép kín, từ khâu sản xuất
giống, nuôi cá tra nguyên liệu cho đến khâu chế biến cá tra, các sản phẩm phụ từ cá tra và
xuất khẩu tại các thị trường. Nhờ lợi thế của việc khép kín chuỗi giá trị, VHC có thể kiểm
soát gần như toàn bộ quá trình sản xuất, do đó vừa đảm bảo cho công tác theo di, quản
lý chất lượng vừa thuận tiện cho hoạt động truy xuất nguồn gốc nhằm p đá ứng tiêu chuẩn
tại các thị trường xuất khẩu.
1. Đầu vào: VHC tự chủ nguồn nguyên liệu v p ới chi phí thấ
CƠ CẤU CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH 2022 7% 12% Chi phí nguyên vật liệu 2% Chi phí nhân công 9% Chi phí khấu hao
Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí bằng tiền khác 70%
Do đặc thù của ngành thủy ản, s
chi phí nguyên vật liệu luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ
cấu chi phí sản xuất kinh doanh. Chiếm t
ỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí nguyên vật liệu
của VHC là chi phí nuôi trồng và thu mua cá tra nguyên liệu. Trong tổng giá thành nuôi cá
tra, chi phí thức ăn thường chiếm tỷ trọng cao nhất, lên đến 70%-75%. HSX: VHC
(1) Cá tra giống: VHC tự chủ nhờ 610ha nuôi trồng cá tra giống
Các giai đoạn phát triển của cá tra
Nguồn: USDA, FPTS tổng hợp
2. Sản xuất
Vĩnh Hoàn là một trong những doanh nghiệp có quy mô lớn trong ngành chế biến xuất khẩu
trong nước, tổng công suất fillet hơn 850 tấn nguyên liệu/ngày, diện tích vùng nuôi trồng
610 ha, công suất C&G 3.500 tấn/năm.Công ty áp dụng quy trình sản xuất chất lượng sản
phẩm theo các tiêu chuẩn như IFS, HASCCP, ISO, BRC. Sản phẩm đủ điều kiện xuất khẩu
ra các thị trường và được các “ông lớn” ưa chuộng như Mỹ, EU… Địa chỉ
Nhà máy sản xuất
Công suất thiết kế Thành phố Cao
2 nhà máy chế biến cá tra 450 tấn/ngày Lãnh, Đồng Tháp
1 nhà máy chế biến sản phẩm GTGT Công ty con Thanh
2 nhà máy chế biến cá tra 250 tấn/ngày Bình Đồng Tháp
2 nhà máy chế biến bột cá, mỡ cá Công ty con Vĩnh Phước, tại Châu
1 nhà máy chế biến cá tra 150 tấn/ngày Thành, Đồng Tháp
Nguồn: VHC, FPTS tổng hợp
Hiện tại, VHC có trại ươm cá giống cùng các dự án sản xuất giống công nghệ cao, 610ha
nuôi trồng, 5 nhà máy chế biến cá fillet, 1 nhà máy chế biến sản phẩm giá trị gia tăng, 2 nhà HSX: VHC
máy sản xuất bột mỡ cá, 1 nhà máy sản xuất collagen và gelatin. Hơn nữa, để hoàn thiện
mô hình kinh tế tuần hoàn, VHC đang hướng tới xây dựng nhà máy tái chế bao bì, quy
hoạch ao nước thải gần vùng nông nghiệp, nuôi cá tuần hoàn và giảm sử dụng nước.
Cá tra là loài cá thịt trắng có tỷ lệ thu hồi khá cao. Đối với trung bình một con cá tra trưởng
thành, trọng lượng thu hồi phi-lê khoảng 30%, còn lại là các phụ phẩm, do đó, lượng phụ
phẩm thu được từ quá trình chế biến như da cá, mỡ cá, đầu cá, ruột cá, xương cá,… cũng
rất dồi dào. Từ đầu năm 2020, tại công ty con Vĩnh Phước, vừa đi vào hoạt động thêm một
nhà máy chế biến bột cá, mỡ cá với công suất khoảng 120.000 tấn thành phẩm/năm. VHC
kỳ vọng nhà máy mới này sẽ giúp hỗ trợ doanh thu mảng phụ phẩm tăng khoảng 20% yoy.
Ngoài ra, tại tháng 4/2020, nhằm tận dụng quỹ đất tại công ty con Vĩnh Phước, VHC tiến
hành đầu tư xây dựng kho lạnh với công suất 12.000 tấn.
Đồng thời, cũng vào thời gian này, VHC bắt đầu xây dựng nhà máy tinh luyện dầu cá được
chiết xuất từ các phụ phẩm trong quá trình chế biến cá tra, với công suất 100 tấn/ i ngày tạ
công ty con Vĩnh Phước, dự kiến nhà máy này sẽ hoàn thành vào cuối năm nay. Đây là một
sản phẩm mới của VHC, do trong quá trình phát triển bán hàng tại các thị trường xuất khẩu,
công ty nhận thấy thị trường tiêu thụ tiềm năng, do đó, VHC bắt đầu nghiên cứu và phát
triển dòng sản phẩm mới này để tiếp tục tận dụng nguồn phụ phẩm dồi dào tại các nhà máy
chế biến và góp phần nâng cao lợi nhuận của công ty. 3. Đầu ra
Các thị trường xuất khẩu trọng điểm của VHC là thị trường Mỹ - 42% Trung Quốc – 15% và
EU – 10-15%. Trong đó, thị trường Mỹ chiếm t
ỷ trọng cao nhất, thị trường Trung Quốc đang
có sự tăng trưởng tích cực và thị trường EU duy trì khá ổn định. Hiện tại đã xuất khẩu hơn 46 quốc gia.
Thị phần của VHC
Thị trường trong nước, về khâu tiêu thụ - đến năm 2020 VHC đã bắt đầu quan tâm đến
phần tiêu thụ thị phần trong nước – phát triển thị trường nội địa ới v thương hiệu BASA
MASTER. Hệ thống phân phối chủ yếu qua các kênh siêu thị: 31 điểm bán thuộc các chuỗi
siêu thị Mega Market, King Food, CO.OP Extra, Lotte Mart trên 15 tỉnh thành, phủ khắp 63
tỉnh thành tại Việt Nam.
Thị trường Hoa Kỳ - thị trường tiềm năng của VHC, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn thứ
hai của ngành cá tra Việt Nam, chiếm t
ỷ lệ 22,9% tổng xuất khẩu của ngành cá tra. Đối với Vĩnh Hoàn, Mỹ giữ ững v
là thị trường xuất khẩu lớn nhất ủa c
Vĩnh Hoàn (chiếm 42% tổng HSX: VHC
doanh thu và chiếm 63% doanh thu cá tra). Vĩnh Hoàn khẳng định vị thế đứng đầu tại Mỹ
với uy tín về chất lượng và thương hiệu, chiếm thị phần cao nhất trong toàn ngành. Thành
công tại thị trường cá tra Việt Nam nói chung và VHC nói riêng chính là vượt qua chương
trình giám sát cá da trơn Farm Bill của Bộ Nông nghiệp Mỹ, được công nhận cá da trơn Việt
Nam tương đồng với cá da trơn tại Mỹ. Tạo lợi thế ạnh c
tranh không hề nhỏ với các quốc gia xuất khẩu qua thị trường này. Kỳ xem Giai đoạ ệ xét n Toàn quốc
Vĩnh Hoàn Biển Đông Nam Vi t POR 5 2007–2008 2.11 0 0.02 POR 6 2008-2009 2.11 0 0.02 POR 7 2009-2010 2.11 0 0.19 POR 8 2010-2011 2.11 0.13 0.19 0.77 POR 9 2011-2012 2.11 0 0.19 0.77 POR 10 2012-2013 2.39 0 0.19 0.97 POR 11 2013-2014 2.39 0 0.19 0.69 POR 12 2014-2015 2.39 0 0.19 0.69 POR 13 2015-2016 2.39 0 0.19 0.69 POR 14 2016-2017 2.39 0 0.19 2.39 POR 15 2017-2018 2.39 0 0.19 2.39 POR 16 2019-2020 2.39 0 0.19 0.09 POR 17 2020-2021 2.39 0 0.19 0 POR 19 2021-2022 2.39 0 0.19 0
Nguồn: Federal Register, FPTS tổng hợp
IV – PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 1. Doanh thu
Sau giai đoạn “dậy sóng” thị trường cá tra năm 2018 khi đẩy mức giá trung bình cá tra lập
đỉnh khoảng 35.000 – 36.500đ/kg thì năm 2019 đã giảm mạnh chỉ còn trung bình từ 19.000
– 21.000 đồng. Doanh thu bán hàng của VHC chủ yếu đến từ việc xuất khẩu cá tra nên yếu
tố giá cá tra sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc ghi nhận doanh thu ủa c VHC. Bên cạnh đó,
kim ngạch xuất khẩu cá tra năm 2019 giảm mạnh 10% so với năm 2018 – kim ngạch xuất
khẩu đi một số thị trường lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc bắt đầu giảm từ tháng 3/2019 bắt
nguồn từ nhu cầu dự trữ hàng hóa ở thời điểm cuối năm 2018 do lo ngại giá cá sẽ tăng cao
trong năm 2019 (theo xu hướng tăng của năm 2017, 2018) khiến doanh nghiệp giảm mua HSX: VHC
cá nguyên liệu ở thời điểm này. Điều này khiến giá cá tra nguyên liệu từ đầu năm 2019 đến
nay có xu hướng giảm sâu.
Nguồn: VHC, FPTS tổng hợp
Năm 2022, tăng trưởng ấn tượng ới v
3 quý đầu năm 11M2022, xuất khẩu thủy sản Việt
Nam tăng 28% yoy, trong đó cá tra tăng 63% yoy. Năm 2022, các yếu tố giúp giá xuất khẩu
tăng và nguồn nguyên liệu đủ cung ứng cho các đơn hàng như (1) Lạm phát; (2) Xung đột
Nga – Ukraine; (3) Phục hồi sau đại dịch Covid-19. Bước vào giai đoạn cuối năm, tăng
trưởng xuất khẩu có dấu hiệu chậm lại và lượng hàng tồn kho gia tăng. 2. L i ợ nhuận g i
ộp và biên lợ nhuận gộp VHC (tỷ n đồ g) 2017 2018 2019 2020 2021 2022
Doanh thu thuần 8,151 9,271 7,867 7,037 9,054 13,329 Giá vốn hàng bán 6,980 7,232 6,334 6,022 7,302 10,266
Lợi nhuận gộp 1,172 2,039 1,533 1,015 1,752 2,974
Biên lợi nhuận gộp 14.37% 21.99% 19.49% 14.42% 19.35% 22.46%
Nguồn: VHC, FPTS tổng hợp
Dựa vào bảng trên, có thể thấy Vĩnh Hoàn là một trong những công ty sản xuất thủy sản có
thể bình ổn giá vốn hàng bán ở một mức phù hợp nhất so ới v
các đối thủ cùng ngành, có
sự gia tăng nhưng vẫn trong vòng kiểm soát của doanh nghiệp. Năm 2017 giá vốn tăng đột
biến khi VHC chưa có thể tự chủ các nguồn nguyên vật liệu đầu vào, cộng thêm giá cá tra HSX: VHC
được đẩy cao nên chi phí nguyên vật liệu đầu vào đã tăng mạnh nhưng ta có thể thấy giá
vốn tương quan với doanh thu không hề tăng quá mạnh, thể hiện xu hướng ổn định trong tương lai.
Năm 2018, sau khi góp 100% vốn (300 tỷ đồng) thành lập Công ty TNHH Thực phẩm Vĩnh
Phước với công suất chế biến Fillet đạt 150 tấn cá nguyên liệu/ngày cộng thêm việc kết
hợp với TACN đã giúp cho Vĩnh Hoàn trở thành một trong những doanh nghiệp thể hiện và
giúp bình ổn giá vốn – bỏ qua biến động giá nguyên vật liệu ngoài thị trường.
Năm 2021 và 2022 giá vốn hàng bán tăng đột biến chủ ếu y
đến từ cước vận tải khi phải
chịu phí vận tải biển gấp 7 lần từ đầu năm 2020. Bên cạnh đó, thức ăn chăn nuôi cá tra
thường được làm từ: tạp tươi, bột cá lát, con ruốc, cám gạo, bột bắp, bột đậu nành, rau
xanh… trong đó bột cá và đậu nành đang tăng rất mạnh kể từ đầu năm 2020, tăng 35% so
với giá trung bình năm 2020 (có ảnh hưởng nhưng không đáng kể vì VHC đã liên kết với
Pilmico International (VHC sẽ mua thức ăn cho cá từ PI và đồng thời bán phụ phẩm của
quá trình chế biến cá tra (bột cá, dầu cá…) để làm nguyên liệu sản xuất cám cá dẫn đến giá vốn hàng bán tăng.
Vĩnh Hoàn luôn ghi nhận mức lợi nhuận gộp tích cực, đặc biệt là một doanh nghiệp vừa tự
chủ được nguồn nguyên vật liệu đầu vào, a
vừ nắm giữ thị phần lớn trên thị trường xuất
khẩu đã giúp cho VHC luôn ghi nhận mức lợi nhuận tốt. HSX: VHC Biên lợi nhuận gộp 35.00% 29.56% 30.00% 25.00% 21.99% 27.28% 19.49% 19.35% 22.46% 20.00% 20.93% 14.42% 14.65% 15.00% 14.37% 15.74% 15.83% 14.10% 13.83% 10.00% 10.62% 9.04% 8.94% 5.00% 7.19% 0.00% 2017 2018 2019 2020 2021 2022 VHC ANV IDI
So sánh với các đối thủ cùng ngành càng khẳng định vị thế ủa Vĩnh Hoàn ở c thị trường cá
tra tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Tuy phải gánh chịu rủi ro và khó khăn từ đại
dịch Covid-19 nhưng VHC luôn ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận cao hơn so với các đối thủ cùng ngành.
Đối với ANV, là doanh nghiệp sản xuất cá tra thứ hai tại Việt Nam được áp dụng thuế chống
phá giá 0% - đối với thị trường Mỹ thì VHC đã có thị phần nhất định nên giai đoạn tới sẽ
xem xét yếu tố phân khúc khách hàng mà ANV xuất khẩu sang là phân khúc nào. Doanh
nghiệp tự chủ 100% con giống nhưng khi tạo ra thành phẩm lại chưa có các kho lạnh để
tồn kho thành phẩm khi phải đối mặt với các rủi ro. Nếu có rủi ro xảy ra chẳng hạn như dịch bệnh, ANV sẽ phải gánh u
chị mức hàng tồn kho rất lớn và ảnh hưởng trực tiếp n đế chất
lượng cá tra xuất khẩu.
Xét về IDI, doanh nghiệp này giai đoạn 2016 – 2019 giá vốn hàng bán tăng mạnh do yếu tố
giá cá tra tăng đột biến dẫn đến nguyên vật liệu đầu vào cũng tăng mạnh, giai đoạn đầu khi
IDI chưa phát triển vùng nuôi công nghệ cao, dẫn đến chất lượng đàn cá giống suy giảm,
đàn cá bố mẹ bị thoái hóa, lai cận huyết, sự cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các cơ sở sản
xuất cá bột, cho cá đẻ ép, đẻ non và đẻ nhiều lần trong năm, dẫn đến nhiều hệ lụy kèm theo
trong việc nuôi cá như: T
ỷ lệ hao hụt lớn khoảng 25-30%, một số ao cá biệt tỷ lệ hao hụt
lên đến 40 – 50%. Sau khi phát triển vùng nuôi cá thì đã giảm giá vốn đi tích cực nhưng vẫn
chiếm trên 90% doanh thu. Riêng về giá cá tra thu mua, IDI vẫn phải gánh chịu mức mua
giá nguyên liệu đầu vào cao hơn so với đối thủ cùng ngành, khi ANV tự chủ được vùng cá
còn VHC mua với tỷ trọng 30% nhưng vẫn được mua mức giá chiết khấu hơn so với IDI. HSX: VHC 3. Chi phí bán hàng
Năm 2021 là một năm đánh dấu sự biến động mạnh từ Ngành vận tải container toàn cầu,
được đánh dấu bằng tình trạng “tắc nghẽn” cảng nghiêm trọng. Đáng chú ý phải nhắc đến
sự kiện tàu Ever Given mắc cạn ở đảo Suez hay tình trạng nghẽn tại các cảng Container
hàng đầu Trung Quốc để kiểm soát dịch bệnh đã dẫn đến giá cước vận tải và giá thuê tàu đã tăng rất cao. Các sự kiện như i
đạ dịch Covid-19, tàu Ever Given mắc cạn, chiến sự tại Ukraine có tác
động đáng kể đến bộ chỉ số Baltic đo lường chi phí vận chuyển ủa c hàng hóa. Điển hình
như Chỉ số BDI (Baltic Dry Index - giá cước vận tải/thuê tàu hàng khô) hồi tháng 5/2020 chỉ
quanh mức 500 điểm, nhưng đã vọt lên hơn 5.300 điểm hồi tháng 10/2021. Hạ nhiệt vào
cuối năm 2021, nhưng BDI tăng mạnh trở lại từ cuối tháng 1/2022.
Nguồn: Tradingview, FPTS tổng hợp
Chi phí bán hàng (tỷ đồng) 2017 2018 2019 2020 2021 2022 VHC 269 210 252 171 344 422 ANV 146 161 191 185 281 377 IDI 164 176 194 141 172 308
Nguồn: Báo cáo của các công ty, FPTS tổng hợp HSX: VHC
Chi phí vận chuyển (tỷ đồng) 2017 2018 2019 2020 2021 2022 VHC 170 138 187 107 291 343 ANV 70 76 99 94 207 282 IDI 71 60 73 123 75 236
Nguồn: Báo cáo của các công ty, FPTS tổng hợp
Cước vận tải biển tăng cao đã khiến nhiều doanh nghi
ệp có thị trường xuất khẩu lớn bị “ăn
mòn” một phần lợi nhuận.
4. Hiệu quả hoạt động Số ngày tồn kho ủa c VHC luôn ghi
nhận ở mức thấp so với các đổi thủ
cùng ngành, đánh giá việc quản trị
hàng tồn kho của VHC sẽ giúp cho
doanh nghiệp tránh được các rủi ro
phát sinh như chi phí thức ăn cá
nguyên liệu bị kẹt ở ao, chi phí bảo
quản thành phẩm… như ANV – khi
số ngày tồn kho bình quân khoảng hơn 200 ngày.
Nguồn: Báo cáo của các công ty, FPTS tổng hợp
Đối với IDI, giai đoạn năm 2018 tham vọng thống lĩnh thị trường xuất khẩu cá tra tại châu
Á, đặc biệt là Trung Quốc. Giai đoạn này đơn hàng xuất cho Trung Quốc liên tục, khiến cho
hàng tồn kho luôn đạt mức tốt nhất so ới v
các doanh nghiệp cùng ngành. Tuy nhiên, sau
khi “cơn sốt” cá tra năm 2018 diễn ra, nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã có tâm lý “mua
tích trữ” thế nên hầu hết doanh nghiệp thủy sản đều phải đối mặt với rủi ro hàng tồn kho rất
lớn vì lượng cầu cạn kiệt. IDI là một mình chứng cho việc chủ quan sản xuất quá nhiều khi
dựa vào sản lượng tiêu thụ năm 2018 và kỳ vọng sản lượng xuất khẩu vào năm 2019 nên
đã không còn là doanh nghiệp kiểm soát hàng tồn kho hiệu quả nhất.
5. Cấu trúc vốn
Với cấu trúc vốn ổn định, khả năng thanh toán lãi vay luôn duy trì ở mức cao so với các đối
thủ cùng ngành. Đối với ANV, doanh nghiệp phải chịu áp lực chi phí lãi vay lớn vì không thể
xoay lượng hàng tồn kho đang tăng cao để giảm áp lực nợ. Đối với VHC, T ỷ lệ nợ trên tổng
tài sản luôn luôn dưới 45% - thể hiện sức mạnh tài chính vững mạnh trong ngành. HSX: VHC
V – TRIỂN VỌNG, RỦI RO VÀ SWOT
1. Triển vọng
1.1. Nguồn cung thắt chặt tạo động lực cho giá cá tra neo cao
Diễn biến xuất khẩu khó khăn trong giai đoạn 2020 – 2021 đã dẫn đến tồn kho cá tra nguyên
liệu trong nước tăng cao và giá thu mua cá tra nguyên liệu liên tục duy trì ở mức thấp, điều
này đã khiến các hộ nuôi phải thu hẹp diện tích nuôi trồng do thua lỗ trong thời gian dài.
Trong năm 2022, với nhu cầu tiêu thụ cá tra tăng lên đột biến nhờ các thị trường mở cửa
trở lại, nguồn cung cá tra dần trở nên thiếu hụt và tạo áp lực làm tăng giá cá tra xuất khẩu.
1.2. Trung Quốc m
ở cửa sẽ là điểm sáng hỗ tr
ợ cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam
Tại thị trường Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu năm 2022 ước t đạ 735 triệu USD (+50%
yoy), chiếm 30% kim ngạch toàn mảng. Trong đó, sản lượng xuất khẩu đạt 294 nghìn tấn HSX: VHC
(+33% yoy). Tuy nhiên, với sự bùng phát dịch Covid từ T3/2022 khiến các thành phố tại
Trung Quốc thường xuyên phải phong tỏa đã dẫn đến nhu cầu tiêu thụ cá tra bị chậm lại và
kim ngạch xuất khẩu có dấu hiệu giảm dần trong H2/2022.
Trung Quốc mở cửa nền kinh tế: Khi kênh nhà hàng phục hồi, k
ỳ vọng xuất khẩu cá tra
sang thị trường này sẽ phục hồi theo sau.
Nguồn: FPTS tổng hợp
Tổng nhập khẩu thủy sản của các nước
Lo ngại việc nguồn cung cá rô phi
của TQ đang dồi dào sẽ gây áp lực
lên nhu cầu nhập khẩu cá tra và giá
xuất khẩu do cạnh tranh. Do đó, việc
Trung Quốc mở cửa chỉ giúp giảm áp
lực cho xuất khẩu cá tra Việt Nam,
thay vì là một sự bùng nổ xuất khẩu sang thị trường này.
Theo ITC tổng hợp
1.3. Căng thẳng giữa Ukraine và Nga có thể mang lại lợi ích cho các công ty cá tra
của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc
Thị trường năng lượng và thực phẩm trên thế giới đang xáo trộn khi Liên minh châu Âu,
Hoa Kỳ và các quốc gia khác áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga - nhà sản xuất
khí đốt tự nhiên và lúa mì. Kết quả của sự bất đồng, tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng
do đại dịch COVID-19 gây ra được dự báo sẽ trở nên tồi tệ hơn. Nếu việc tiếp cận thị trường
quốc tế bị hạn chế, ngành thủy sản của Nga sẽ đối mặt với một tương lai không r ràng.
Cá tra của Việt Nam có thể là một lựa chọn thay thế lý tưởng cho sự thiếu hụt cá phi lê từ
Nga. Năm 2021, giá trị xuất khẩu cá tra của Việt Nam đạt 1,6 t
ỷ USD với 800.000 tấn. Trung
Quốc là nhà nhập khẩu lớn nhất các sản phẩm cá thịt trắng của Nga. Do đó, kỳ vọng các