-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Ví dụ thực trạng hôn nhân - Luật Dân Sự | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội
Ví dụ thực trạng hôn nhân - Luật Dân Sự | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Luật dân sự 1 20 tài liệu
Đại Học Kiểm sát Hà Nội 226 tài liệu
Ví dụ thực trạng hôn nhân - Luật Dân Sự | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội
Ví dụ thực trạng hôn nhân - Luật Dân Sự | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật dân sự 1 20 tài liệu
Trường: Đại Học Kiểm sát Hà Nội 226 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại Học Kiểm sát Hà Nội
Preview text:
VÍ DỤ VỀ THỰC TRẠNG HÔN NHÂN
Thứ nhất, về mặt kinh tế xã hội và sự phát triển về tâm sinh lý: giới trẻ
thường yêu nhanh, cưới vội, chưa tìm hiểu kỹ về nhau, thiếu sự chuẩn bị tâm lý,
cũng như chưa được trang bị về kiến thức tiền hôn nhân, các kỹ năng sống
trước khi bước vào đời sống vợ chồng. Vì vậy, khi bắt đầu cuộc sống gia đình
với nhiều khó khăn, khi xảy ra mâu thuẫn họ không biết cách xử lý, giải quyết
dẫn đến hôn nhân đổ vỡ là điều khó tránh khỏi.
Thứ hai, về điều kiện kinh tế gia đình: sau khi kết hôn các đôi vợ chồng
trẻ phải tự lo cho cuộc sống gia đình trong khi chưa có nghề nghiệp ổn định
cùng với đó là sinh con sớm, điều kiện kinh tế chưa đảm bảo cho cuộc sống
riêng, kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn, dẫn đến hụt hẫng, bất mãn, tranh cải
mâu thuẩn không thể tháo gỡ và kết cục là xin ly hôn. Ngược lại, nhiều gia đình
vợ chồng có nghề nghiệp ổn định, điều kiện kinh tế khá giả, nhưng vợ chồng lo
làm ăn kinh tế, thiếu quan tâm đến vợ, chồng và các thành viên trong gia đình,
tình cảm, vợ chồng dần phai nhạt sinh ra nghi kỵ ghen tuông phát sinh mâu thuẫn dẫn đến ly hôn.
Thứ ba, do sinh con một bề: trong xã hội ta ngày nay tư tưởng "trọng nam
khinh nữ" không còn nặng nề như xưa, nhưng vẫn có không ít trường hợp người
chồng vẫn còn tư tưởng chuộng con trai, nên khi vợ sinh con một bề, người
chồng chán nản bỏ bê công việc gia đình, với trăm ngàn lý do để chửi bới, hành hạ đánh đập vợ con
Thứ tư, bạo lực gia đình đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng về thể chất,
tâm lý trực tiếp cho bản thân phụ nữ mà còn đối với cả trẻ em, khi bạo lực xảy
ra bản thân người trong cuộc bị xúc phạm về danh dự, nhân phẩm và thể chất,
nên không còn tìm thấy sự hoà hợp trong cuộc sống mà chỉ còn sự ức chế và sợ
hãi nên họ không thể chịu đựng và dẫn đến ly hôn.
Thứ năm, nguyên nhân do ngoại tình từ cả hai phía, có thể người chồng
hoặc người vợ. Nhất là trường hợp người chồng hoặc vợ đi làm ăn xa nhà hoặc
thiếu quan tâm vun đắp tình cảm, nên dễ dẫn đến chuyện ngoại tình và ly hôn là điều không tránh khỏi. 1
Thứ sáu, xu hướng lấy chồng ngoại quốc: Với chính sách mở cửa, hội
nhập kinh tế quốc tế, những năm gần đây một số người nước ngoài đến Việt
Nam đầu tư sản xuất kinh doanh, du lịch, … là đối tượng sáng giá cho các cô gái
Việt Nam có tư tưởng sính ngoại, muốn đổi đời mà không vất vả lao động nên
đánh liều chạy theo đồng tiền, bất chấp tuổi tác chênh lệch, phong tục tập quán,
quan niệm sống,…Tuy nhiên khi đi vào đời sống gia đình với bao khó khăn về
ngôn ngữ, tuổi tác, phong tục tập quán, không thể hòa hợp, …
Thứ bảy, do mâu thuẩn xung đột với các thành viên trong gia đình. Nhất
là mối quan hệ Mẹ chồng và nàng dâu, vì là hai người ở hai thế hệ khác nên sẽ
rất khó để dung hòa trong cách sống, lối suy nghĩ cũng như những bất đồng
quan điểm trong cách chăm sóc, nuôi dạy trẻ, lối sống, cách nghĩ, cách làm, . . .
nên nảy sinh mâu thuẩn không thể hoá giải được cũng là nguyên nhân dẫn đến ly hôn.
Bên cạnh các nguyên nhân trên còn có các nguyên nhân tác động khác, đó là sự
phát triển về các dịch vụ hỗ trợ gia đình như giáo dục, y tế, dịch vụ nội trợ, dịch
vụ giải trí,... đã thay thế dần các chức năng trước đây chỉ gia đình mới có thể
đảm nhiệm được như chăm sóc, dạy dỗ con cái, nấu ăn, . . . nên rất nhiều bạn trẻ
chưa nhận thức được vị trí, vai trò của gia đình là quan trọng, các thành viên
thiếu quan tâm lẫn nhau, cuộc sống gia đình nhàm chán không còn là điểm tựa
vững chắc, là tổ ấm hạnh phúc,… 2