Vi mô chương 1 - Kinh tế vĩ mô | Đại học Tôn Đức Thắng
2/ Phải có sự đánh đổi là vì nhu cầu con người không có giới hạn trong khi các nguồn lực là a. phải tiết kiệm.b. không có giới hạn.c. hiệu quả.d. cận biên.e. khan hiếm. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
1/ Điều nào sau đây liên quan đến sự đánh đổi? a. Chợp mắt một chút
b. Tất cả các đáp án đều liên quan đến sự đánh đổi
c. Đi xem trận đá banh vào chiều thứ bảy d. Đi học đại học e. Mua xe hơi mới
2/ Phải có sự đánh đổi là vì nhu cầu con người không có giới
hạn trong khi các nguồn lực là a. phải tiết kiệm. b. không có giới hạn. c. hiệu quả. d. cận biên. e. khan hiếm.
3/ Kinh tế học là môn học nghiên cứu
a. cách thức xã hội điều khiển các nguồn lực không có giới hạn của nó.
b. cách thức làm giảm bớt nhu cầu của chúng ta cho đến mức
chúng ta được đáp ứng.
c. cách thức xã hội điều khiển các nguồn lực khan hiếm của nó.
d. cách thức để đáp ứng nhu cầu không có giới hạn của của chúng ta.
e. cách thức để tránh phải đánh đổi.
4/ Một con người duy lý không hành động trừ phi
a. hành động đó có đạo đức.
b. hành động đó đem lại chi phí biên vượt lợi ích biên.
c. hành động đó đem lại lợi ích biên vượt chi phí biên.
d. hành động đem lại tiền bạc cho người đó.
e. không có đáp án nào đúng.
5/ Tăng thuế và tăng chi trợ cấp xã hội
a. làm giảm sức mạnh thị trường.
b. chứng tỏ là có một thứ như là bữa ăn trưa miễn phí.
c. Cải thiện hiệu quả bằng cái giá của sự công bằng.
d. Không có đáp án nào đúng.
e. Cải thiện công bằng bằng cái giá của hiệu quả.
6/ Cho là bạn nhặt được 20$. Nếu bạn chọn dùng 20$ để đi
xem trận đá banh, chi phí cơ hội để đi xem đá banh là
a. Không có, vì bạn nhặt được tiền.
b. 20$ (vì bạn có thể dùng 20$ đó để mua thứ khác) cộng với
giá trị của thời gian của bạn bỏ ra để đi xem đá banh.
c. 20$ (vì bạn có thể dùng 20$ đó để mua thứ khác) cộng với
giá trị của thời gian của bạn bỏ ra để đi xem đá banh, cộng
chi phí bữa ăn bạn đã mua khi xem trận bóng.
d. 20$ (vì bạn có thể dùng 20$ đó để mua thứ khác).
e. không có câu nào đúng. 7/ Ngoại thương
a. không có câu nào đúng.
b. làm tăng sự khan hiếm của nguồn lực.
c. làm cho một quốc gia trở nên công bằng.
d. cho phép một quốc gia có được nhiều loại sản phẩm hơn với
chi phí thấp hơn là nó cố tự sản xuất mọi thứ.
e. Cho phép một quốc gia tránh được sự đánh đổi.
8/ Vì người ta phản ứng với các động cơ khuyến khích,
chúng ta sẽ nghĩ rằng, nếu lương trung bình của nhân viên
kế toán tăng 50% trong khi lương trung bình của giáo viên tăng 20%, thì
a. Ít sinh viên theo học ngành kế toán và nhiều sinh viên theo học ngành giáo dục.
b. Ít sinh viên theo học ngành giáo dục và nhiều sinh viên theo học ngành kế toán.
c. Ít sinh viên đi học đại học.
d. Không có câu nào đúng.
9/ Hoạt động nào dưới đây có khả năng nhiều nhất tạo ra một ngoại tác?
a. Một sinh viên ăn hamburger trong hiệp hội sinh viên.
b. Một sinh viên đọc tiểu thuyết giải trí.
c. Một sinh viên ngồi ở nhà xem T.V.
d. Một sinh viên tổ chức party tại phòng cô ta ở ký túc xá sinh viên.
10/ Sản phẩm nào dưới đây có ít khả năng tạo ra một ngoại tác nhất?
a. tiêm chủng phòng chống bệnh b. thuốc lá
c. lương thực thực phẩm d. giáo dục
e. thiết bị âm thanh nổi
11/ Tình huống nào sau đây mô tả sức mạnh thị trường lớn nhất?
a. ảnh hưởng của Hãng Subaru lên giá xe hơi
b. ảnh hưởng của người nông dân lên giá bắp
c. ảnh hưởng của Hãng Microsoft lên các giá hệ điều hành máy tính
d. ảnh hưởng của sinh viên lên học phí đại học
12/ Phát biểu nào sau là đúng về một nền kinh tế thị trường?
a. Với máy điện toán đủ lớn, các nhà lập kế hoạch trung ương
có thể điều tiết sản xuất hiệu quả hơn thị trường.
b. Các thành phần tham gia thị trường hành động như thể được dẫn dắt bởi một
h tạo ra các kết quả làm bàn tay vô hìn tối đa
hóa phúc lợi xã hội.
c. Điểm mạnh của hệ thống thị trường là nó hướng tới việc
phân phối các nguồn lục ngang bằng nhau cho các người tiêu dùng.
d. Thuế giúp giá cả truyền đạt chi phí và lợi ích đến cho người
sản xuất và người tiêu dùng.
13/ Giá thịt bò tăng cung cấp thông tin rằng
a. không cung cấp thông tin vì giá cả trong hệ thống thị trường
được ủy ban kế hoạch điều tiết.
b. bảo người tiêu dùng mua ít thịt heo hơn.
c. bảo người sản xuất làm ra nhiều thịt bò hơn.
d. bảo người tiêu dùng mua nhiều thịt bò hơn.
14/ Bạn đang lập kế hoạch mở một quày bán xúc xích Đức
(hot dog) trong một hội chợ sắp tới. Lúc đầu bạn ước tính là
bạn sẽ tạo ra được doanh thu là 2000$ và bạn đã bỏ ra
1000$ để dựng lên quầy xúc xích. Quày xúc xích gần hoàn
thành xong nhưng giờ bạn lại ước tính tổng doanh thu chỉ
là 800$ vì hội chợ này đụng phải một lễ hội âm nhạc lớn ở
một địa điểm gần đó. Bạn phải bỏ thêm 300$ mới có thể
hoàn tất quày xúc xích. Bạn có nên hoàn tất quay xúc xích
không? (Cho là không có các chi phí gì khác – xúc xích là
không tốn chi phí đối với bạn)
a. Không có đủ thông tin để trả lời câu hỏi này. b. Có. c. Không.
15/ Bạn đang lập kế hoạch mở một quày bán xúc xích Đức
(hot dog) trong một hội chợ sắp tới. Lúc đầu bạn ước tính là
bạn sẽ tạo ra được doanh thu là 2000$ và bạn đã bỏ ra
1000$ để dựng lên quầy xúc xích. Quày xúc xích gần hoàn
thành xong nhưng giờ bạn lại ước tính tổng doanh thu chỉ
là 800$ vì hội chợ này đụng phải một lễ hội âm nhạc lớn ở
một địa điểm gần đó. Bạn phải bỏ thêm 300$ mới có thể
hoàn tất quày xúc xích. Quy tắc cho quyết định của bạn ’có
hoàn tất quày xúc xích không’ phải là, chỉ cần chi phí hoàn tất này nhỏ hơn a. 300$ b. 100$ c. 500$
d. Không có câu nào đúng. e. 800$
16/ Phát biểu nào sau đây về sơ đồ chu chuyển là ? đúng
a. Nếu Susan làm việc cho Bae Systems và nhận được tiền
lương chi trả, giao dịch này xảy ra trên thi trường hàng hóa dịch vụ.
b. Nếu Bae Systems bán một chiếc máy bay quân sự, giao dịch
này xảy ra trên thị trường yếu tố sản xuất.
c. Không có đáp án nào đúng.
d. Các yếu tố sản xuất thuộc sở hữu của hộ gia đình.
e. Các yếu tố sản xuất thuộc sở hữu của doanh nghiệp.
17/ Điều nào sau không phải là một yếu tố sản xuất? a. lao động b. đất c. tiền d. vốn
e. Tất cả đáp án đều là các yếu tố sản xuất.
18/ Các điểm nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất là a. không hiệu quả.
b. chuẩn tắc (chuẩn theo quy tắc).
c. không thể đạt được. d. hiệu quả.
e. không có câu nào đúng.
19/ Xem hình 6. Nếu nền kinh tế đang hoạt động tại điểm C,
chi phí cơ hội của việc sản xuất thêm 15 đơn vị thịt heo xông khói (bacon) là
a. 40 đơn vị trứng (egg). b. 10 đơn vị trứng. c. 20 đơn vị trứng. d. 30 đơn vị trứng. e. 50 đơn vị trứng.
20/ Xem hình 6. Nếu nền kinh tế đang hoạt động tại điểm E,
a. chi phi cơ hội của 20 đơn vị trứng tăng thêm là 10 đơn vị bacon.
b. chi phi cơ hội của 20 đơn vị trứng tăng thêm là 20 đơn vị bacon.
c. chi phi cơ hội của 20 đơn vị trứng tăng thêm là 30 đơn vị bacon
d. 20 đơn vị trứng tăng thêm có thể được sản xuất mà không
có ảnh hưởng đến bacon
21/ Xem hình 6. Điểm F thể hiện
a. Không có câu nào đúng.
b. Một kết hợp sản xuất có thể đạt được nếu chúng ta giảm
sản xuất trứng 20 đơn vị.
c. Một kết hợp sản xuất có thể đạt được nếu có đủ tiến bộ công nghệ.
d. Một kết hợp sản xuất không hiệu quả vì có các nguồn lực không được dùng đến
22/ Xem hình 6. Khi chúng ta di chuyển từ điểm A đến điểm D,
a. chi phí cơ hội của trứng tính bằng bacon giảm xuống.
b. chi phí cơ hội của trứng (tính bằng bacon) tăng lên.
c. chi phí cơ hội của trứng tính bằng bacon không đổi.
d. nền kinh tế trở nên kém hiệu quả hơn.
e. nền kinh tế trở nên hiệu quả hơn.
23/ Vấn đề nào sau đây liên quan đến kinh tế học vi mô?
a. tác động của giá dầu lên việc sản xuất xe hơi
b. tác động của tiền đến lạm phát
c. tác động của công nghệ lên tăng trưởng kinh tế
d. tác động của thâm hụt lên tiết kiệm
24/ Phát biểu nào sau đây là chuẩn tắc (mang tính mệnh lệnh)
a. Thâm hụt ngân sách chính phủ lớn làm cho nền kinh tế tăng trưởng chậm hơn.
b. Người ta làm việc nhiều hơn nều tiền lương cao hơn.
c. Tỷ lệ thất nghiệp nên thấp hơn.
d. In quá nhiều tiền gây ra lạm phát.
25/ Khi phát biểu các điều nào sau đây thì một nhà kinh tế
đang hành động giống một nhà khoa học hơn?
a. Việc giảm trợ cấp thất nghiệp sẽ giảm tỷ lệ thất nghiệp.
b. Tỷ lệ lạm phát nên giảm xuống vì nó đã lấy mất khoản tiết kiệm của người già.
c. Tỷ lệ thất nghiệp nên giảm xuống vì thất nghiệp lấy mất
phẩm giá của các cá nhân. d.
Nhà nước nên tăng trợ cấp cho các đại học vì tương lai của
đất nước chúng ta phụ thuộc vào giáo dục.