Vi phạm hành chính là gì? Cho ví dụ về vi phạm hành chính?

Vi phạm hành chính là một trong những dạng vi phạm phổ biến bậc nhất trong các vi phạm pháp luật nói chung. Ranh giới giữa vi phạm hành chính và vi phạm pháp luật hình sự khá mong manh nên cần tìm hiểu về nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính với các đối tượng vi phạm pháp luật khác. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Môn:

Tài liệu Tổng hợp 1.3 K tài liệu

Trường:

Tài liệu khác 1.4 K tài liệu

Thông tin:
7 trang 1 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Vi phạm hành chính là gì? Cho ví dụ về vi phạm hành chính?

Vi phạm hành chính là một trong những dạng vi phạm phổ biến bậc nhất trong các vi phạm pháp luật nói chung. Ranh giới giữa vi phạm hành chính và vi phạm pháp luật hình sự khá mong manh nên cần tìm hiểu về nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính với các đối tượng vi phạm pháp luật khác. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

8 4 lượt tải Tải xuống
Vi phạm hành chính là gì? Cho ví dụ về vi phạm hành chính?
1. Vi phạm hành chính là gì? Cho ví dụ
Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về
quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành
chính.
Khoản 2 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định
Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt,
biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính
theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
Ví dụ: Người nào đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau sẽ bị phạt tiền 500.000 đồng đến
1.000.000 đồng. Đây là hành vi vi phạm quản hành chính về lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Khoản 1 Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định nguyên tắc xử phạt bao gồm:
– Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu
quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;
– Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền,
bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;
– Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm
và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
– Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.
Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về
hành vi vi phạm hành chính đó.
Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử
phạt về từng hành vi vi phạm;
– Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử
phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành
chính;
– Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền
đối với cá nhân.
2. Mức phạt quá tải 150% đối với xe tải là bao nhiêu?
Thưa luật sư, Cho em hỏi. Bạn em chạy xe 15 tấn. Bị phạt quá tải trọng 150% thì đóng phạt bao
nhiêu ạ? Cảm ơn luật Minh Khuê. - Ngọc H
Trả lời:
Với vấn đề bạn đang gặp phải chúng tôi xin được tư vấn như sau :
Khoản 8 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo
và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vượt trọng tải như sau:
Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng
chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn
kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 150%;
b) Điều khiển xe kéo theo rơ moóc, sơ mi rơ moóc mà khối lượng toàn bộ (bao gồm khối lượng
bản thân rơ moóc, sơ mi rơ moóc và khối lượng hàng chuyên chở) của rơ moóc, sơ mi rơ moóc
vượt khối lượng cho phép kéo theo được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật
và bảo vệ môi trường của xe trên 150%
Ngoài ra, khi xe vượt quá tải trọng cho phép thì không chỉ người điều khiển xe mà cả chủ xe cũng sẽ bị xử
phạt theo điểm a, khoản 12 Điều 30 Nghị định 100/2019/ND-CP:
- Tỉ lệ quá tải trên 150% thì cá nhân sẽ bị xử phạt từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng; tổ
chức sẽ bị xử phạt từ 36.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng."
Nếu bạn vừa là chủ phương tiện, đồng thời là người điều khiển xe thì bạn sẽ bị xử phạt với mức phạt đối
với chủ phương tiện từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng kèm theo hình phạt bổ sung tước quyền sử
dụng giấy phép lái xe từ 03 đến 05 tháng.
3. Xử phạt vi phạm hành chính hành vi đánh nhau?
Thưa luật sư, em có tham gia một vụ đánh nhau với đám bạn và bị công an xã bắt được, yêu
cầu về trụ sở để giải quyết. Hậu quả hai bên chỉ bị tím và trầy xước nhẹ. Luật sư cho em hổi
trong trường hợp này, em bị xử phạt hành chính hay bị truy cứu TNHH ạ?
Cảm ơn!
Trả lời:
Để xác định xem hành vi của bạn bị chỉ xử phạt vi phạm hành chính, bồi thường dân sự hay bị truy cứu
trách nhiệm hình sự thì phải căn cứ vào tỉ lệ thương tật mà hành vi đánh đạp này gây ra. Vì vậy, chúng tôi
đưa ra các cở pháp lý sau để bạn tham khảo về trường hợp của bạn.
- Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng,
chống bạo lực gia đình xử phạt vi phạm quy định về trật tự công cộng như sau
Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
...2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;...
...3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại
công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích
gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;
b) Lôi kéo hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;
c) Thuê hoặc lôi kéo người khác đánh nhau
- Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về Tội cố ý gây thương tích như
sau:
Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn
thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho
nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác
không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho
mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành
biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi
phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào
cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
i) Có tính chất côn đồ;
k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ
31 % đến 60%;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ
thể của mỗi người từ 11% đến 30%;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ
11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm
k khoản 1 Điều này.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể
61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ
thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ
31 % đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm
k khoản 1 Điều này;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ
thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các
điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở
lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ
thể của mỗi người 61% trở lên;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61
% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k
khoản 1 Điều này;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ
thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các
điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc
tù chung thân:
a) Làm chết 02 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ
thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ
điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
6. Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy
hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03
tháng đến 02 năm.
Vì vậy, bạn cần căn cứ vào mức độ thương tật do cơ quan giám định sức khỏe xác định để biết hành vi của
bạn chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Xử phạt hành chính khi lấn chiếm đất đai?
Thưa Luật sư, hàng xóm lấn chiếm 10 m2 đất ở cuả gia đình tôi thì có bị xử ohajt hành chính về
hành vi lấn chiếm đất đai không ạ? Tôi xin cảm ơn Luật Minh Khuê đã tư vấn.
Trả lời:
Theo khoản 4 Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP của chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh
vực đất đai:
4. Trường hợp lấn, chiếm đất phi nông nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này tại
khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05
héc ta;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc
ta đến dưới 0,1 héc ta;
c) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc
ta đến dưới 0,5 héc ta;
d) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc
ta đến dưới 01 héc ta;
đ) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc
ta trở lên.
Như vậy, hàng xóm nhà bạn có thể bị phạt từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng về hành vi lấn chiếm đất ở
(đất phi nông nghiệp).
5. Hành vi ngoại tình bị xử phạt hành chính thế nào?
Hành vi “ngoại tình” tùy theo mức độ mà có cách xử lý khác nhau (không xử lý, xử lý vi phạm hành chính
hoặc hình sự). Với trường hợp xử lý vi phạm hành chính, từ ngày 01/9/2020, những hành vi sau đây sẽ bị
tăng nặng mức phạt theo Nghị định 82/2020/NĐ-CP của Chính phủ:
- Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn
với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
- Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
- Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có
chồng hoặc đang có vợ.
(Hiện hành mức phạt theo Nghị định 110/2013/NĐ-CP là từ 01 đến 3 triệu đồng).
6. Áp giải người vi phạm hành chính được quy định ra sao?
Đây là biện pháp được người có thẩm quyền đang thi hành công vụ áp dụng đối với người vi phạm không
tự nguyện chấp hành yêu cầu của người có thẩm quyền về tạm giữ theo thủ tục hành chính hoặc bỏ trốn
khỏi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện ma tuý bắt buộc mà cần phải áp dụng
biện pháp này để buộc phải chấp hành.
Đây là việc giao cho gia đình, tổ chức xã hội quản lí, giám sát người có hành vi vi phạm pháp luật thuộc đổi
tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở
cai nghiện ma tuý bắt buộc trong thời gian cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục xem xét quyết định việc áp
dụng các biện pháp này. Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp này thuộc chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp
xã nơi lập hồ sơ. Nêu người vi phạm có nơi cư trú ổn định thì giao cho gia đình quản lí; nếu họ không có nơi
cư trú ổn định thì việc này sẽ giao cho các tổ chức xã hội quản lí.
* Truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ
sở cai nghiện bắt buộc trong trường hợp bỏ trốn
Đây là biện pháp cưỡng chế được áp dụng đổi với đổi tượng đã có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng,
đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện ma tuý bắt buộc nhưng bỏ ttốn không thi hành
các biện pháp xử lí hành chính này.
| 1/7

Preview text:

Vi phạm hành chính là gì? Cho ví dụ về vi phạm hành chính?
1. Vi phạm hành chính là gì? Cho ví dụ
Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về
quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Khoản 2 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định
Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt,
biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính
theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.

Ví dụ: Người nào đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau sẽ bị phạt tiền 500.000 đồng đến
1.000.000 đồng. Đây là hành vi vi phạm quản hành chính về lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Khoản 1 Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định nguyên tắc xử phạt bao gồm:
– Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu
quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;
– Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền,
bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;
– Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm
và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
– Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.
Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về
hành vi vi phạm hành chính đó.
Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử
phạt về từng hành vi vi phạm;
– Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử
phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;
– Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
2. Mức phạt quá tải 150% đối với xe tải là bao nhiêu?
Thưa luật sư, Cho em hỏi. Bạn em chạy xe 15 tấn. Bị phạt quá tải trọng 150% thì đóng phạt bao
nhiêu ạ? Cảm ơn luật Minh Khuê. - Ngọc H Trả lời:
Với vấn đề bạn đang gặp phải chúng tôi xin được tư vấn như sau :
Khoản 8 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo
và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vượt trọng tải như sau:
Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng
chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn
kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 150%;

b) Điều khiển xe kéo theo rơ moóc, sơ mi rơ moóc mà khối lượng toàn bộ (bao gồm khối lượng
bản thân rơ moóc, sơ mi rơ moóc và khối lượng hàng chuyên chở) của rơ moóc, sơ mi rơ moóc
vượt khối lượng cho phép kéo theo được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật
và bảo vệ môi trường của xe trên 150%

Ngoài ra, khi xe vượt quá tải trọng cho phép thì không chỉ người điều khiển xe mà cả chủ xe cũng sẽ bị xử
phạt theo điểm a, khoản 12 Điều 30 Nghị định 100/2019/ND-CP:
- Tỉ lệ quá tải trên 150% thì cá nhân sẽ bị xử phạt từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng; tổ
chức sẽ bị xử phạt từ 36.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng."

Nếu bạn vừa là chủ phương tiện, đồng thời là người điều khiển xe thì bạn sẽ bị xử phạt với mức phạt đối
với chủ phương tiện từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng kèm theo hình phạt bổ sung tước quyền sử
dụng giấy phép lái xe từ 03 đến 05 tháng.
3. Xử phạt vi phạm hành chính hành vi đánh nhau?
Thưa luật sư, em có tham gia một vụ đánh nhau với đám bạn và bị công an xã bắt được, yêu
cầu về trụ sở để giải quyết. Hậu quả hai bên chỉ bị tím và trầy xước nhẹ. Luật sư cho em hổi
trong trường hợp này, em bị xử phạt hành chính hay bị truy cứu TNHH ạ? Cảm ơn! Trả lời:
Để xác định xem hành vi của bạn bị chỉ xử phạt vi phạm hành chính, bồi thường dân sự hay bị truy cứu
trách nhiệm hình sự thì phải căn cứ vào tỉ lệ thương tật mà hành vi đánh đạp này gây ra. Vì vậy, chúng tôi
đưa ra các cở pháp lý sau để bạn tham khảo về trường hợp của bạn.
- Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng,
chống bạo lực gia đình xử phạt vi phạm quy định về trật tự công cộng như sau
Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
...2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;...
...3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại
công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích
gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;

b) Lôi kéo hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;
c) Thuê hoặc lôi kéo người khác đánh nhau
- Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về Tội cố ý gây thương tích như sau:
Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn
thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác
không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình; đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành
biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi

phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào
cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

i) Có tính chất côn đồ;
k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 % đến 60%;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ
thể của mỗi người từ 11% đến 30%;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ
11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể
61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ
thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ
31 % đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ
thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các
điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ
thể của mỗi người 61% trở lên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61
% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ
thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các
điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Làm chết 02 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ
thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ
điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

6. Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy
hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Vì vậy, bạn cần căn cứ vào mức độ thương tật do cơ quan giám định sức khỏe xác định để biết hành vi của
bạn chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Xử phạt hành chính khi lấn chiếm đất đai?
Thưa Luật sư, hàng xóm lấn chiếm 10 m2 đất ở cuả gia đình tôi thì có bị xử ohajt hành chính về
hành vi lấn chiếm đất đai không ạ? Tôi xin cảm ơn Luật Minh Khuê đã tư vấn. Trả lời:
Theo khoản 4 Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP của chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai:
4. Trường hợp lấn, chiếm đất phi nông nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này tại
khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
c) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
d) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
đ) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.
Như vậy, hàng xóm nhà bạn có thể bị phạt từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng về hành vi lấn chiếm đất ở (đất phi nông nghiệp).
5. Hành vi ngoại tình bị xử phạt hành chính thế nào?
Hành vi “ngoại tình” tùy theo mức độ mà có cách xử lý khác nhau (không xử lý, xử lý vi phạm hành chính
hoặc hình sự). Với trường hợp xử lý vi phạm hành chính, từ ngày 01/9/2020, những hành vi sau đây sẽ bị
tăng nặng mức phạt theo Nghị định 82/2020/NĐ-CP của Chính phủ:
- Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn
với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
- Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
- Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ.
(Hiện hành mức phạt theo Nghị định 110/2013/NĐ-CP là từ 01 đến 3 triệu đồng).
6. Áp giải người vi phạm hành chính được quy định ra sao?
Đây là biện pháp được người có thẩm quyền đang thi hành công vụ áp dụng đối với người vi phạm không
tự nguyện chấp hành yêu cầu của người có thẩm quyền về tạm giữ theo thủ tục hành chính hoặc bỏ trốn
khỏi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện ma tuý bắt buộc mà cần phải áp dụng
biện pháp này để buộc phải chấp hành.
Đây là việc giao cho gia đình, tổ chức xã hội quản lí, giám sát người có hành vi vi phạm pháp luật thuộc đổi
tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở
cai nghiện ma tuý bắt buộc trong thời gian cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục xem xét quyết định việc áp
dụng các biện pháp này. Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp này thuộc chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp
xã nơi lập hồ sơ. Nêu người vi phạm có nơi cư trú ổn định thì giao cho gia đình quản lí; nếu họ không có nơi
cư trú ổn định thì việc này sẽ giao cho các tổ chức xã hội quản lí.
* Truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ
sở cai nghiện bắt buộc trong trường hợp bỏ trốn
Đây là biện pháp cưỡng chế được áp dụng đổi với đổi tượng đã có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng,
đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện ma tuý bắt buộc nhưng bỏ ttốn không thi hành
các biện pháp xử lí hành chính này.