Vi phạm pháp luật là gì ? | Tiểu luận môn Giáo dục quốc phòng an ninh học phần II Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh

Vi phạm pháp luật có các dấu hiệu cơ bản - là hành vi trái pháp luật và gây nguy hiểm cho xã hội: Đây là dấu hiệu đầu tiên và tương đối quan trọng bởi ngoài pháp luật, các quan hệ xã hội còn chịu sự điều chỉnh của đạo đức, phong tục, tập quán. Do vậy, vi phạm pháp luật trước tiên phải là hành vi trái pháp luật để phân biệt với các hành vi trái đạo đức, phong tục, tập quán…Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

1.
i
Vi phạm pháp luật là gì ? Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật,
có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí xâm hại tới quan hệ
xã hội được pháp luật bảo vệ.
ii
2.
iii
Vi phạm pháp luật có các dấu hiệu cơ bản.
- là hành vi trái pháp luật và gây nguy hiểm cho xã hội:
Đây là dấu hiệu đầu tiên và tương đối quan trọng bởi ngoài
pháp luật, các quan hệ xã hội còn chịu sự điều chỉnh của đạo đức, phong
tục, tập quán. Do vậy, vi phạm pháp luật trước tiên phải là hành vi trái
pháp luật để phân biệt với các hành vi trái đạo đức, phong tục, tập
quán…
Đồng thời, các hành vi của cá nhân, tổ chức được thực hiện
dưới dạng hành động hoặc không hành động, đáng lưu ý, các hành vi
này phải gây nguy hiểm cho xã hội và xâm phạm tới các quan hệ được
pháp luật bảo vệ.
- Là hành vi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện:
Điều này có nghĩa, nếu hành vi có tính chất trái pháp luật nhưng do chủ
thể không có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện thì không bị coi là
vi phạm pháp luật. Theo đó, năng lực trách nhiệm pháp lý là khả năng
mà pháp luật quy định cho chủ thể phải chịu trách nhiệm về hành vi của
mình.
Theo quy định, chủ thể là cá nhân sẽ có năng lực này khi đạt
đến một độ tuổi nhất định và trí tuệ phát triển bình thường.
- Là hành vi có lỗi của chủ thể:
Để xác định vi phạm pháp luật cần xem xét cả mặt chủ quan
của hành vi tức yếu tố lỗi của người thực hiện hành vi. Lỗi là yếu tố chủ
quan thể hiện thái độ của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật.
Nếu một hành vi trái pháp luật được thực hiện do những điều
kiện hoàn cảnh khách quan, chủ thể thực hiện hành vi không cố ý và
cũng không vô ý thực hiện hoặc không nhận thức được hành vi của mình
có thể để lại hậu quả gì thì chủ thể đó không bị xem là có lỗi và hành vi
đó không bị xem là hành vi vi phạm pháp luật.
- Xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật xác lập và bảo vệ:
Các quan hệ xã hội được pháp luật xác lập và bảo vệ gồm:
+ Quan hệ nhân thân: Nghĩa vụ nuôi dưỡng, chu cấp của
cha mẹ với con cái; quan hệ hôn nhân gia đình,…
+ Quan hệ tài sản: Khi thực hiện các giao dịch mua bán,
vay mượn,…
Một số ví dụ về vi phạm về pháp luật và các vi phạm khác:
- Vi phạm pháp luật:
+ Hành vi giết người; Trộm cắp tài sản; Lừa đảo chiếm
đoạt tài sản…
+ Người thuê nhà nhưng không trả tiền thuê và hết hạn
hợp đồng mà không trả nhà.
-Sinh viên sử dụng tài liệu làm bài thi khi…
- Vi phạm khác:
- Sống không trung thực, lừa dối cha mẹ, bạn bè;
- Thờ ơ trước nỗi đau của người khác…
* Vi phạm pháp luật là một hiện tượng lịch sử, xuất hiện từ khi có pháp
luật. Qua các thời đại, nhận thức của con người về vi phạm pháp luật có
sự khác nhau. Ngày nay, cùng với sự phát triển của đời sống xã hội,
nhận thức của con người về vi phạm pháp luật cũng ngày càng toàn diện,
đầy đủ và chính xác hơn. Theo đó, một hiện tượng xã hội bị coi là vi
phạm pháp luật khi có đủ các dấu hiệu cơ bản sau:
Vi phạm pháp luật là hành vi thực tế của con người:
Hành vi là xử sự của con người trong một điều kiện, hoàn cảnh
cụ thể, biểu hiện bằng lời nói, thao tác, cử chỉ nhất định hoặc bằng sự
thiếu vắng những thao tác, cử chỉ, lời nói nào đó.
Pháp luật được đặt ra là để điều chỉnh hành vi con người nhằm
xác lập và duy trì trật tự xã hội. Bằng pháp luật, nhà nước và xã hội
chính thức thể hiện quan điểm của mình trong việc khuyến khích hay
ngăn cấm một hành vi cụ thể nào đó. Do vậy, phải có hành vi thực tế của
chủ thể mới có cơ sở để xác định có vi phạm pháp luật hay không. Vi
phạm pháp luật không phải là suy nghĩ, ước mơ, giấc mơ của con người
hay những sự biến xảy ra nằm ngoài ý thức của con người... Vi phạm
pháp luật phải là kết quả của ý thức của con người, được thể hiện ra thế
giới khách quan bằng hành vi thực tế cụ thể.
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật:
Các quy phạm pháp luật là khuôn mẫu cho cách xử sự của con
người, thông qua quy phạm pháp luật, các cá nhân, tổ chức trong xã hội
biết mình được làm gì, không được làm gì, phải làm gì, phải làm như thế
nào... Những hành vi ngược với cách xử sự nêu ra trong quy phạm pháp
luật bị coi là hành vi trái pháp luật. Đó có thể là hành vi bị pháp luật
cấm, hành vi vượt quá sự cho phép của pháp luật, hành vi không thực
hiện sự bắt buộc của pháp luật hay hành vi thực hiện không đứng cách
thức mà pháp luật yêu cầu. Sự quy định trước của pháp luật là cơ sở
pháp lí để xác định tính trái pháp luật trong một hành vi cụ thể. Một
hành vi nào đó có thể gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại cho xã hội
nhưng nếu chưa được pháp luật quy định thì không bị coi là vi phạm
pháp luật.
Những hành vi trái đạo đức xã hội, trái với quy định của các tổ
chức trong xã hội, trái phong tục tập quán... nhung không trái pháp luật
không phải là vi phạm pháp luật.
Vi phạm pháp luật do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý
thực hiện:
Một người được coi là có năng lực trách nhiệm pháp lí khi họ
đạt đến độ tuổi do pháp luật quy định, đồng thời có khả năng nhận thức
và điều khiển hành vi của mình. Đối với mỗi lĩnh vực khác nhau, pháp
luật quy định độ tuổi phải chịu trách nhiệm pháp lí khác nhau. Khả năng
nhận thức ở đây được hiểu là, chủ thể nhận thức được hành vi của mình
là đúng hay sai theo chuẩn mực xã hội, hành vi đó được xã hội khuyến
khích, bắt buộc hay bị xã hội ngăn cấm... Khả năng điều khiển được hiểu
là, trên cơ sở của sự nhận thức, chủ thể có thể chủ động, tích cực, quyết
tâm thực hiện hành vi mà họ cho là phù hợp với đòi hỏi của xã hội; kiềm
chế, không thực hiện hành vi nếu cho rằng nó đi ngược lại lợi ích của xã
hội... Thông thường, khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của con
người phát triển dần dần cùng với sự trưởng thành về tuổi tác của họ.
Chính vì vậy, pháp luật của các nhà nước đều lấy dấu hiệu độ tuổi để
phản ánh khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của chủ thể. Bên
cạnh đó, sự quy định độ tuổi chịu trách nhiệm pháp lí còn phản ánh
chính sách pháp luật của một nhà nước cụ thể. Bởi lẽ, sự chênh lệch
không lớn về độ tuổi không phản ánh rõ nét sự khác biệt trong khả năng
nhận thức và điều khiển hành vi của con người. Các nhà nước khác nhau
có thể có sự quy định độ tuổi phải chịu trách nhiệm pháp lí một cách
khác nhau, điều đó thể hiện mức độ nhân đạo trong pháp luật của các
nhà nước.
Trên thực tế, nhiều trường hợp mặc dù đã đạt đến độ tuổi luật
định nhưng vì những lí do khác nhau dẫn đến bị mất khả năng nhận thức
hoặc khả năng điều khiển hành vi nên cũng được coi là không có năng
lực trách nhiệm pháp lí.
Vi phạm pháp luật luôn chứa đựng lỗi của chủ thể:
Trong đời sống hàng ngày, lỗi được hiểu là điều sai sót,
không nên, không phải trong cách cư xử, trong hành động. Theo đó, lỗi
được đồng nhất với hành vi, đó là những hành vi sai sót, hành vi không
nên có, không đáng có. Trong khoa học pháp lí, lỗi là trạng thái tâm lí
phản ánh thái độ tiêu cực của một người đối với hành vi trái pháp luật
của họ và hậu quả của hành vi đó. Như vậy, lỗi trong khoa học pháp lí
không phải là bản thân hành vi mà là thái độ của chủ thể đối với hành vi
của chính mình và hậu quả của hành vi ấy. Lỗi trong khoa học pháp lí
chỉ được đặt ra khi chủ thể có hành vi trái pháp luật.
Trạng thái tâm lí của chủ thể khi thực hiện một hành vi có
thể là vui, buồn, lo lắng, sợ hãi, tức giận, tích cực hoạt bát, thờ ơ lãnh
đạm, nhận thức được hay không nhận thức được, mong muốn, không
mong muốn... Một người bị coi là có lỗi khi thực hiện một hành vi trái
pháp luật nếu đó là kết quả của sự tự lựa chọn, quyết định và thực hiện
của chính chủ thể trong khi có đủ điều kiện để lựa chọn, quyết định và
thực hiện một xử sự khác phù hợp với các quy định của pháp luật. Như
vậy, không phải mọi trường họp chủ thể có hành vi trái pháp luật cũng
đều bị coi là có lỗi. Một hành vi mặc dù trái pháp luật nhưng được thực
hiện trong trường hợp chủ thể không có sự lựa chọn nào khác (bất kì ai
trong điều kiện đó cũng chỉ có thể có sự lựa chọn như thế) hoặc trong
trường hợp chủ thể bị mất tự do ý chí thì chủ thể không bị coi là có lỗi,
do vậy hành vi đó không bị coi là vi phạm pháp luật.
Tóm lại, các dấu hiệu trên đây là cơ sở nhận diện vi phạm pháp luật.
Một hiện tượng cụ thể xảy ra trong đời sống chỉ bị coi là vi phạm pháp
luật khi chứa đựng đầy đủ các dấu hiệu nêu trên. Do vậy, có thể khẳng
định, mọi vi phạm pháp luật đều là hành vi trái pháp luật, nhưng không
phải tất cả hành vi trái pháp luật đều bị coi là vi phạm pháp luật. Chỉ
những hành vi trái pháp luật do người có năng lực trách nhiệm pháp lí
thực hiện trong trường hợp có lỗi mới bị coi là vi phạm pháp luật.
Từ những phân tích trên, có thể xác định vi phạm pháp luật là hành vi
trái pháp luật, có lỗi, do chủ thế có nầng lực trách nhiệm pháp lí thực
hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
iv
Nguyên nhân, điều kiện khách quan
Tình trạng thiếu văn hóa giao thông của người tham gia giao thông ở
Việt Nam do tác động từ một số nguyên nhân, điều kiện khách quan chủ
yếu sau đây:
- Những yếu tố môi trường tự nhiên như: thời tiết, bão lũ, ô nhiễm không
khí, ô nhiễm môi trường, nguồn nước; yếu tố môi trường xã hội như:
mặt trái của nền kinh tế thị trường; phong tục tập quán, thói quen, tâm lý
đám đông… đã ảnh hưởng gián tiếp đến tâm lý, văn hóa giao thông của
người tham gia giao thông, văn hóa của nhà quản lý, hoạch định giao
thông.
- Hệ thống giao thông nước ta đang còn tồn tại nhiều bất cập, hạ tầng lạc
hậu, thiếu đồng bộ, chưa tương xứng với tốc độ phát triển của dân số và
phương tiện, chưa đáp ứng kịp yêu cầu của cuộc sống và tốc độ đô thị
hoá của đất nước. Phần lớn các tuyến đường bộ còn chật hẹp, chưa bảo
đảm các tiêu chuẩn kỹ thuật, dòng phương tiện lưu thông trên đường là
dòng hỗn hợp (xe cơ giới, xe thô sơ, người đi bộ) có tốc độ khác nhau
nên thường gây ra các xung đột ở các giao cắt. Chất lượng mặt đường,
ngoại trừ số tuyến vừa được nâng cấp là tốt, còn nhiều tuyến chưa bảo
đảm, đặc biệt ở khu vực ngoại thành. Tình trạng lấn chiếm hành lang
bảo vệ ATGT còn tương đối phổ biến.
Công tác quy hoạch, sửa chữa, nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng giao
thông còn hạn chế so với sự gia tăng của phương tiện giao thông, tình
trạng đào đường thường xuyên xảy ra, đặc biệt là các thành phố lớn…
gây nên TNGT, UTGT rất nghiêm trọng, điều này ảnh hưởng không nhỏ
đến tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB.
- Nhiều cơ quan, tổ chức cũng như cá nhân vẫn còn sử dụng phương tiện
giao thông cũ nát, không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh môi
trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của người tham gia giao thông, nhất là
ở các khu đô thị, thành phố, thị xã.
Nguyên nhân, điều kiện chủ quan
Bên cạnh những yếu tố khách quan, tình trạng thiếu văn hóa giao thông
của người tham gia giao thông còn xuất phát từ một số nguyên nhân,
điều kiện chủ quan sau đây:
- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về TTATGT chưa hoàn thiện
Quốc hội và Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp lý quan trọng
nhằm thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực TTATGT,
các bộ và cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố xây dựng
nhiều văn bản nhằm thực hiện nhiệm vụ quản lý giao thông trong phạm
vi lĩnh vực, địa bàn quản lý của mình.
Tuy nhiên, việc xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật
về TTATGT đang tồn tại một số bất cập. Nổi cộm là việc ban hành các
văn bản trái thẩm quyền ở một số cơ quan cấp Bộ, tỉnh, thành phố với
nhiều nội dung chưa phù hợp với quy định của pháp luật. Ở các địa
phương, việc xây dựng các văn bản dưới luật về TTATGT đôi khi còn
mang tính đối phó nhằm giải quyết những yêu cầu thực tế, bức xúc
mang tính tình thế của địa phương chứ chưa đáp ứng được xu thế phát
triển mang tầm chiến lược, cơ bản, ổn định.
Việc ban hành các văn bản về TTATGT còn chậm và thiếu đồng bộ, ảnh
hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước và thể hiện sự lúng túng, bị động
trước thực tế diễn ra.
- Công tác quản lý nhà nước về bảo đảm TTATGT còn bị buông lỏng,
bất cập, yếu kém
Hiện nay, ở nước ta công tác quy hoạch, đầu tư kết cấu hạ tầng giao
thông chưa đáp ứng kịp thời đòi hỏi của thực tiễn, hiện tồn tại một thực
tế là sự mất cân đối giữa số lượng phương tiện giao thông lưu thông trên
đường và hạ tầng kỹ thuật giao thông, nhất là ở các thành phố lớn như
Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh sự thiếu đồng bộ và xuống
cấp về kết cấu hạ tầng giao thông, còn tồn tại phương tiện giao thông cũ
nát, không bảo đảm chất lượng, quá hạn sử dụng, không bảo đảm hệ số
an toàn kỹ thuật... vẫn được tham gia lưu thông trên đường.
- Chất lượng đào tạo của nhiều Trung tâm đào tạo, sát hạch, cấp Giấy
phép lái xe còn yếu kém
Theo thống kê của Tổng cục Đường bộ, hiện nay cả nước có 316 cơ sở
đào tạo lái xe ô tô và hầu hết bao gồm cả đào tạo lái xe mô tô, trong đó
có 125 cơ sở tư thục; 463 cơ sở đào tạo lái xe mô tô và máy kéo; 96
trung tâm sát hạch lái xe được phân bố tương đối đều trên cả nước.
Tuy nhiên, công tác đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe vẫn còn bị
buông lỏng, chưa chặt chẽ, thậm chí còn tiêu cực và bộc lộ nhiều bất
cập, tình trạng mua bán đổi bằng, tiêu cực trong thi cử, cấp bằng lái xe
không đúng quy định của một số địa phương thuộc ngành Giao thông
vận tải vẫn còn xảy ra.
Thực tế hiện nay học viên học thi lấy Giấy phép lái xe mới đang chỉ
dừng lại ở mức độ học thủ thuật để vượt qua các phần thi lý thuyết và
thực hành, chứ chưa chú trọng đến kỹ năng xử lý trên đường và đặc biệt
là văn hoá giao thông, tư cách, đạo đức của người lái xe.
Công tác kiểm tra phương tiện giao thông cũng chưa được thường
xuyên, thường chỉ được tiến hành ở một vài tuyến quốc lộ quan trọng
hoặc chỉ khi người lái xe bị dừng lại vì vi phạm thì việc kiểm tra giấy tờ,
kiểm tra chất lượng phương tiện mới được tiến hành.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về GTĐB
cho người tham gia giao thông còn hạn chế
công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về TTATGT hiện nay
còn thiếu chiều sâu, mang tính hình thức, chưa phù hợp với đặc điểm
của từng đối tượng, từng vùng nên chất lượng, hiệu quả còn hạn chế. Ở
nhiều địa phương các hình thức tuyên truyền chưa được phong phú và
hấp dẫn; kinh phí phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về
ATGT còn thiếu… Vai trò của các cơ quan Nhà nước, của các tổ chức
xã hội, trường học cũng chưa phát huy hết trách nhiệm trong công tác
giáo dục, tuyên truyền pháp luật.
- Do ý thức chấp hành Luật GTĐB của một bộ phận nhân dân còn kém
Bên cạnh những người dân, người tham gia giao thông có ý thức tốt,
thực hiện văn hoá giao thông, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về
GTĐB còn có một bộ phận không nhỏ người tham gia giao thông có ý
thức kém, thậm chí đáng báo động. Trung bình mỗi năm, lực lượng
CSGT đã phát hiện và xử lý trên 6 triệu trường hợp vi phạm TTATGT.
Qua số liệu thống kê cho thấy người tham gia giao thông vi phạm luật,
quy tắc ATGT vẫn còn cao.
i
https://luatminhkhue.vn/vi-pham-phap-luat-la-gi.aspx
ii
iii
https://luatvietnam.vn/linh-vuc-khac/vi-pham-phap-luat-la-gi-883-91004-article.html
iv
https://s.net.vn/PiZr
| 1/10

Preview text:

1. iVi phạm pháp luật là gì ? Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật,
có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí xâm hại tới quan hệ
xã hội được pháp luật bảo vệ.ii
2. iiiVi phạm pháp luật có các dấu hiệu cơ bản.
- là hành vi trái pháp luật và gây nguy hiểm cho xã hội:
Đây là dấu hiệu đầu tiên và tương đối quan trọng bởi ngoài
pháp luật, các quan hệ xã hội còn chịu sự điều chỉnh của đạo đức, phong
tục, tập quán. Do vậy, vi phạm pháp luật trước tiên phải là hành vi trái
pháp luật để phân biệt với các hành vi trái đạo đức, phong tục, tập quán…
Đồng thời, các hành vi của cá nhân, tổ chức được thực hiện
dưới dạng hành động hoặc không hành động, đáng lưu ý, các hành vi
này phải gây nguy hiểm cho xã hội và xâm phạm tới các quan hệ được pháp luật bảo vệ.
- Là hành vi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện:
Điều này có nghĩa, nếu hành vi có tính chất trái pháp luật nhưng do chủ
thể không có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện thì không bị coi là
vi phạm pháp luật. Theo đó, năng lực trách nhiệm pháp lý là khả năng
mà pháp luật quy định cho chủ thể phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
Theo quy định, chủ thể là cá nhân sẽ có năng lực này khi đạt
đến một độ tuổi nhất định và trí tuệ phát triển bình thường.
- Là hành vi có lỗi của chủ thể:
Để xác định vi phạm pháp luật cần xem xét cả mặt chủ quan
của hành vi tức yếu tố lỗi của người thực hiện hành vi. Lỗi là yếu tố chủ
quan thể hiện thái độ của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật.
Nếu một hành vi trái pháp luật được thực hiện do những điều
kiện hoàn cảnh khách quan, chủ thể thực hiện hành vi không cố ý và
cũng không vô ý thực hiện hoặc không nhận thức được hành vi của mình
có thể để lại hậu quả gì thì chủ thể đó không bị xem là có lỗi và hành vi
đó không bị xem là hành vi vi phạm pháp luật.
- Xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật xác lập và bảo vệ:
Các quan hệ xã hội được pháp luật xác lập và bảo vệ gồm:
+ Quan hệ nhân thân: Nghĩa vụ nuôi dưỡng, chu cấp của
cha mẹ với con cái; quan hệ hôn nhân gia đình,…
+ Quan hệ tài sản: Khi thực hiện các giao dịch mua bán, vay mượn,…
Một số ví dụ về vi phạm về pháp luật và các vi phạm khác: - Vi phạm pháp luật:
+ Hành vi giết người; Trộm cắp tài sản; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản…
+ Người thuê nhà nhưng không trả tiền thuê và hết hạn
hợp đồng mà không trả nhà.
-Sinh viên sử dụng tài liệu làm bài thi khi… - Vi phạm khác:
- Sống không trung thực, lừa dối cha mẹ, bạn bè;
- Thờ ơ trước nỗi đau của người khác…
* Vi phạm pháp luật là một hiện tượng lịch sử, xuất hiện từ khi có pháp
luật. Qua các thời đại, nhận thức của con người về vi phạm pháp luật có
sự khác nhau. Ngày nay, cùng với sự phát triển của đời sống xã hội,
nhận thức của con người về vi phạm pháp luật cũng ngày càng toàn diện,
đầy đủ và chính xác hơn. Theo đó, một hiện tượng xã hội bị coi là vi
phạm pháp luật khi có đủ các dấu hiệu cơ bản sau:
Vi phạm pháp luật là hành vi thực tế của con người:
Hành vi là xử sự của con người trong một điều kiện, hoàn cảnh
cụ thể, biểu hiện bằng lời nói, thao tác, cử chỉ nhất định hoặc bằng sự
thiếu vắng những thao tác, cử chỉ, lời nói nào đó.
Pháp luật được đặt ra là để điều chỉnh hành vi con người nhằm
xác lập và duy trì trật tự xã hội. Bằng pháp luật, nhà nước và xã hội
chính thức thể hiện quan điểm của mình trong việc khuyến khích hay
ngăn cấm một hành vi cụ thể nào đó. Do vậy, phải có hành vi thực tế của
chủ thể mới có cơ sở để xác định có vi phạm pháp luật hay không. Vi
phạm pháp luật không phải là suy nghĩ, ước mơ, giấc mơ của con người
hay những sự biến xảy ra nằm ngoài ý thức của con người... Vi phạm
pháp luật phải là kết quả của ý thức của con người, được thể hiện ra thế
giới khách quan bằng hành vi thực tế cụ thể.
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật:
Các quy phạm pháp luật là khuôn mẫu cho cách xử sự của con
người, thông qua quy phạm pháp luật, các cá nhân, tổ chức trong xã hội
biết mình được làm gì, không được làm gì, phải làm gì, phải làm như thế
nào... Những hành vi ngược với cách xử sự nêu ra trong quy phạm pháp
luật bị coi là hành vi trái pháp luật. Đó có thể là hành vi bị pháp luật
cấm, hành vi vượt quá sự cho phép của pháp luật, hành vi không thực
hiện sự bắt buộc của pháp luật hay hành vi thực hiện không đứng cách
thức mà pháp luật yêu cầu. Sự quy định trước của pháp luật là cơ sở
pháp lí để xác định tính trái pháp luật trong một hành vi cụ thể. Một
hành vi nào đó có thể gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại cho xã hội
nhưng nếu chưa được pháp luật quy định thì không bị coi là vi phạm pháp luật.
Những hành vi trái đạo đức xã hội, trái với quy định của các tổ
chức trong xã hội, trái phong tục tập quán... nhung không trái pháp luật
không phải là vi phạm pháp luật.
Vi phạm pháp luật do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện:
Một người được coi là có năng lực trách nhiệm pháp lí khi họ
đạt đến độ tuổi do pháp luật quy định, đồng thời có khả năng nhận thức
và điều khiển hành vi của mình. Đối với mỗi lĩnh vực khác nhau, pháp
luật quy định độ tuổi phải chịu trách nhiệm pháp lí khác nhau. Khả năng
nhận thức ở đây được hiểu là, chủ thể nhận thức được hành vi của mình
là đúng hay sai theo chuẩn mực xã hội, hành vi đó được xã hội khuyến
khích, bắt buộc hay bị xã hội ngăn cấm... Khả năng điều khiển được hiểu
là, trên cơ sở của sự nhận thức, chủ thể có thể chủ động, tích cực, quyết
tâm thực hiện hành vi mà họ cho là phù hợp với đòi hỏi của xã hội; kiềm
chế, không thực hiện hành vi nếu cho rằng nó đi ngược lại lợi ích của xã
hội... Thông thường, khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của con
người phát triển dần dần cùng với sự trưởng thành về tuổi tác của họ.
Chính vì vậy, pháp luật của các nhà nước đều lấy dấu hiệu độ tuổi để
phản ánh khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của chủ thể. Bên
cạnh đó, sự quy định độ tuổi chịu trách nhiệm pháp lí còn phản ánh
chính sách pháp luật của một nhà nước cụ thể. Bởi lẽ, sự chênh lệch
không lớn về độ tuổi không phản ánh rõ nét sự khác biệt trong khả năng
nhận thức và điều khiển hành vi của con người. Các nhà nước khác nhau
có thể có sự quy định độ tuổi phải chịu trách nhiệm pháp lí một cách
khác nhau, điều đó thể hiện mức độ nhân đạo trong pháp luật của các nhà nước.
Trên thực tế, nhiều trường hợp mặc dù đã đạt đến độ tuổi luật
định nhưng vì những lí do khác nhau dẫn đến bị mất khả năng nhận thức
hoặc khả năng điều khiển hành vi nên cũng được coi là không có năng
lực trách nhiệm pháp lí.
Vi phạm pháp luật luôn chứa đựng lỗi của chủ thể:
Trong đời sống hàng ngày, lỗi được hiểu là điều sai sót,
không nên, không phải trong cách cư xử, trong hành động. Theo đó, lỗi
được đồng nhất với hành vi, đó là những hành vi sai sót, hành vi không
nên có, không đáng có. Trong khoa học pháp lí, lỗi là trạng thái tâm lí
phản ánh thái độ tiêu cực của một người đối với hành vi trái pháp luật
của họ và hậu quả của hành vi đó. Như vậy, lỗi trong khoa học pháp lí
không phải là bản thân hành vi mà là thái độ của chủ thể đối với hành vi
của chính mình và hậu quả của hành vi ấy. Lỗi trong khoa học pháp lí
chỉ được đặt ra khi chủ thể có hành vi trái pháp luật.
Trạng thái tâm lí của chủ thể khi thực hiện một hành vi có
thể là vui, buồn, lo lắng, sợ hãi, tức giận, tích cực hoạt bát, thờ ơ lãnh
đạm, nhận thức được hay không nhận thức được, mong muốn, không
mong muốn... Một người bị coi là có lỗi khi thực hiện một hành vi trái
pháp luật nếu đó là kết quả của sự tự lựa chọn, quyết định và thực hiện
của chính chủ thể trong khi có đủ điều kiện để lựa chọn, quyết định và
thực hiện một xử sự khác phù hợp với các quy định của pháp luật. Như
vậy, không phải mọi trường họp chủ thể có hành vi trái pháp luật cũng
đều bị coi là có lỗi. Một hành vi mặc dù trái pháp luật nhưng được thực
hiện trong trường hợp chủ thể không có sự lựa chọn nào khác (bất kì ai
trong điều kiện đó cũng chỉ có thể có sự lựa chọn như thế) hoặc trong
trường hợp chủ thể bị mất tự do ý chí thì chủ thể không bị coi là có lỗi,
do vậy hành vi đó không bị coi là vi phạm pháp luật.
Tóm lại, các dấu hiệu trên đây là cơ sở nhận diện vi phạm pháp luật.
Một hiện tượng cụ thể xảy ra trong đời sống chỉ bị coi là vi phạm pháp
luật khi chứa đựng đầy đủ các dấu hiệu nêu trên. Do vậy, có thể khẳng
định, mọi vi phạm pháp luật đều là hành vi trái pháp luật, nhưng không
phải tất cả hành vi trái pháp luật đều bị coi là vi phạm pháp luật. Chỉ
những hành vi trái pháp luật do người có năng lực trách nhiệm pháp lí
thực hiện trong trường hợp có lỗi mới bị coi là vi phạm pháp luật.
Từ những phân tích trên, có thể xác định vi phạm pháp luật là hành vi
trái pháp luật, có lỗi, do chủ thế có nầng lực trách nhiệm pháp lí thực
hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
ivNguyên nhân, điều kiện khách quan
Tình trạng thiếu văn hóa giao thông của người tham gia giao thông ở
Việt Nam do tác động từ một số nguyên nhân, điều kiện khách quan chủ yếu sau đây:
- Những yếu tố môi trường tự nhiên như: thời tiết, bão lũ, ô nhiễm không
khí, ô nhiễm môi trường, nguồn nước; yếu tố môi trường xã hội như:
mặt trái của nền kinh tế thị trường; phong tục tập quán, thói quen, tâm lý
đám đông… đã ảnh hưởng gián tiếp đến tâm lý, văn hóa giao thông của
người tham gia giao thông, văn hóa của nhà quản lý, hoạch định giao thông.
- Hệ thống giao thông nước ta đang còn tồn tại nhiều bất cập, hạ tầng lạc
hậu, thiếu đồng bộ, chưa tương xứng với tốc độ phát triển của dân số và
phương tiện, chưa đáp ứng kịp yêu cầu của cuộc sống và tốc độ đô thị
hoá của đất nước. Phần lớn các tuyến đường bộ còn chật hẹp, chưa bảo
đảm các tiêu chuẩn kỹ thuật, dòng phương tiện lưu thông trên đường là
dòng hỗn hợp (xe cơ giới, xe thô sơ, người đi bộ) có tốc độ khác nhau
nên thường gây ra các xung đột ở các giao cắt. Chất lượng mặt đường,
ngoại trừ số tuyến vừa được nâng cấp là tốt, còn nhiều tuyến chưa bảo
đảm, đặc biệt ở khu vực ngoại thành. Tình trạng lấn chiếm hành lang
bảo vệ ATGT còn tương đối phổ biến.
Công tác quy hoạch, sửa chữa, nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng giao
thông còn hạn chế so với sự gia tăng của phương tiện giao thông, tình
trạng đào đường thường xuyên xảy ra, đặc biệt là các thành phố lớn…
gây nên TNGT, UTGT rất nghiêm trọng, điều này ảnh hưởng không nhỏ
đến tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB.
- Nhiều cơ quan, tổ chức cũng như cá nhân vẫn còn sử dụng phương tiện
giao thông cũ nát, không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh môi
trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của người tham gia giao thông, nhất là
ở các khu đô thị, thành phố, thị xã.
Nguyên nhân, điều kiện chủ quan
Bên cạnh những yếu tố khách quan, tình trạng thiếu văn hóa giao thông
của người tham gia giao thông còn xuất phát từ một số nguyên nhân,
điều kiện chủ quan sau đây:
- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về TTATGT chưa hoàn thiện
Quốc hội và Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp lý quan trọng
nhằm thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực TTATGT,
các bộ và cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố xây dựng
nhiều văn bản nhằm thực hiện nhiệm vụ quản lý giao thông trong phạm
vi lĩnh vực, địa bàn quản lý của mình.
Tuy nhiên, việc xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật
về TTATGT đang tồn tại một số bất cập. Nổi cộm là việc ban hành các
văn bản trái thẩm quyền ở một số cơ quan cấp Bộ, tỉnh, thành phố với
nhiều nội dung chưa phù hợp với quy định của pháp luật. Ở các địa
phương, việc xây dựng các văn bản dưới luật về TTATGT đôi khi còn
mang tính đối phó nhằm giải quyết những yêu cầu thực tế, bức xúc
mang tính tình thế của địa phương chứ chưa đáp ứng được xu thế phát
triển mang tầm chiến lược, cơ bản, ổn định.
Việc ban hành các văn bản về TTATGT còn chậm và thiếu đồng bộ, ảnh
hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước và thể hiện sự lúng túng, bị động
trước thực tế diễn ra.
- Công tác quản lý nhà nước về bảo đảm TTATGT còn bị buông lỏng, bất cập, yếu kém
Hiện nay, ở nước ta công tác quy hoạch, đầu tư kết cấu hạ tầng giao
thông chưa đáp ứng kịp thời đòi hỏi của thực tiễn, hiện tồn tại một thực
tế là sự mất cân đối giữa số lượng phương tiện giao thông lưu thông trên
đường và hạ tầng kỹ thuật giao thông, nhất là ở các thành phố lớn như
Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh sự thiếu đồng bộ và xuống
cấp về kết cấu hạ tầng giao thông, còn tồn tại phương tiện giao thông cũ
nát, không bảo đảm chất lượng, quá hạn sử dụng, không bảo đảm hệ số
an toàn kỹ thuật... vẫn được tham gia lưu thông trên đường.
- Chất lượng đào tạo của nhiều Trung tâm đào tạo, sát hạch, cấp Giấy phép lái xe còn yếu kém
Theo thống kê của Tổng cục Đường bộ, hiện nay cả nước có 316 cơ sở
đào tạo lái xe ô tô và hầu hết bao gồm cả đào tạo lái xe mô tô, trong đó
có 125 cơ sở tư thục; 463 cơ sở đào tạo lái xe mô tô và máy kéo; 96
trung tâm sát hạch lái xe được phân bố tương đối đều trên cả nước.
Tuy nhiên, công tác đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe vẫn còn bị
buông lỏng, chưa chặt chẽ, thậm chí còn tiêu cực và bộc lộ nhiều bất
cập, tình trạng mua bán đổi bằng, tiêu cực trong thi cử, cấp bằng lái xe
không đúng quy định của một số địa phương thuộc ngành Giao thông
vận tải vẫn còn xảy ra.
Thực tế hiện nay học viên học thi lấy Giấy phép lái xe mới đang chỉ
dừng lại ở mức độ học thủ thuật để vượt qua các phần thi lý thuyết và
thực hành, chứ chưa chú trọng đến kỹ năng xử lý trên đường và đặc biệt
là văn hoá giao thông, tư cách, đạo đức của người lái xe.
Công tác kiểm tra phương tiện giao thông cũng chưa được thường
xuyên, thường chỉ được tiến hành ở một vài tuyến quốc lộ quan trọng
hoặc chỉ khi người lái xe bị dừng lại vì vi phạm thì việc kiểm tra giấy tờ,
kiểm tra chất lượng phương tiện mới được tiến hành.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về GTĐB
cho người tham gia giao thông còn hạn chế
công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về TTATGT hiện nay
còn thiếu chiều sâu, mang tính hình thức, chưa phù hợp với đặc điểm
của từng đối tượng, từng vùng nên chất lượng, hiệu quả còn hạn chế. Ở
nhiều địa phương các hình thức tuyên truyền chưa được phong phú và
hấp dẫn; kinh phí phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về
ATGT còn thiếu… Vai trò của các cơ quan Nhà nước, của các tổ chức
xã hội, trường học cũng chưa phát huy hết trách nhiệm trong công tác
giáo dục, tuyên truyền pháp luật.
- Do ý thức chấp hành Luật GTĐB của một bộ phận nhân dân còn kém
Bên cạnh những người dân, người tham gia giao thông có ý thức tốt,
thực hiện văn hoá giao thông, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về
GTĐB còn có một bộ phận không nhỏ người tham gia giao thông có ý
thức kém, thậm chí đáng báo động. Trung bình mỗi năm, lực lượng
CSGT đã phát hiện và xử lý trên 6 triệu trường hợp vi phạm TTATGT.
Qua số liệu thống kê cho thấy người tham gia giao thông vi phạm luật, quy tắc ATGT vẫn còn cao.
i https://luatminhkhue.vn/vi-pham-phap-luat-la-gi.aspx ii
iii https://luatvietnam.vn/linh-vuc-khac/vi-pham-phap-luat-la-gi-883-91004-article.html iv https://s.net.vn/PiZr