Viết bài luận về bản thân: Ước mơ trở thành giáo viên Ngữ Văn 10 Chân Trời Sáng Tạo
Dưới đây là bài viết Viết bài luận về bản thân: Ước mơ trở thành giáo viên. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Ngữ văn lớp 10 CTST tập 2
Chủ đề: Bài 9: Khát vọng độc lập và tự do (CTST)
Môn: Ngữ Văn 10
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
VIẾT BÀI LUẬN VỀ BẢN THÂN: ƯỚC MƠ TRỞ THÀNH GIÁO VIÊN I. DÀN Ý A. Mở bài
- Giới thiệu khái quát: ước mơ trở thành giáo viên. B. Thân bài
1. Mục đích của bài viết
- Giới thiệu về ước mơ của bản thân
- Chứng minh bản thân có thể trở thành người giáo viên trong tương lai
- Thể hiện quyết tâm sẽ chinh phục ước mơ
2. Phân tích đặc điểm tiêu biểu của bản thân
- Vai trò của người giáo viên rất quan trọng
- Có niềm yêu thích, đam mê với nghề giáo
- Được truyền cảm hứng, kinh nghiệm - Có nền tảng tri thức
- Có tinh thần cầu tiến, thái độ tích cực,… C. Kết bài
- Khẳng định những đặc điểm tiêu biểu của bản thân.
- Nêu thông điệp có ý nghĩa II. BÀI VĂN MẪU
“Dưới ánh hào quang của mặt trời, không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy
học”. Nghề giáo xưa nay vẫn được xem là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý.
Đó cũng là một trong những lí do khiến tôi luôn thần tượng những người giáo viên, từ
khi còn nhỏ tôi đã nuôi dưỡng cho mình niềm đam mê cháy bỏng, kháo khát ngày càng
lớn lao, về một tương lai gần sẽ được đứng trên bục giảng, trở thành một nhà giáo chân chính.
Từ những ngày còn nhỏ hay chơi trò đóng vai với bạn đồng lứa, tôi vẫn thích nhất
được làm cô giáo, tôi thích cảm giác được cầm phấn, bút và tỉ mỉ, nắn nót viết những
dòng chữ lên bảng, tôi say mê cảm giác bản thân có thể truyền tải những kiến thức mới
mẻ, bổ ích cho người khác, tôi cũng vui mừng khôn xiết khi họ tiếp thu được những điều
đó. Tình yêu, niềm đam mê với nghề giáo đã được nuôi dưỡng và lớn dần trong tôi.
Không chỉ luôn ấp ủ ước mơ trở thành người giáo viên, tôi cũng luôn cố gắng, nỗ lực để
trau dồi tri thức, đạo đức và nhân cách, tôi tin rằng đích đến của tôi không còn xa.
Từ xưa tới nay, nghề giáo vẫn luôn là nghề được coi trọng, bởi sản phẩm mà các
thầy, cô giáo tạo ra chính là “con người” - nền tảng sức mạnh, giá trị của xã hội. Giáo
viên không chỉ giảng dạy, truyền đạt tri thức tới học sinh, họ còn dạy cho con em những
chân - thiện - mĩ, những lối sống, đạo đức, phẩm cách con người. Đời sống ngày càng
phát triển, khoa học công nghệ kĩ thuật cao, robot, máy móc dần có thể thay thế con
người trong rất nhiều lĩnh vực. Gần đây, công cụ mang tên “Chat GPT” ra đời như một
từ điển toàn năng, có thể giải đáp bất cứ thứ gì thậm chí là viết ra một bài văn hoàn
chỉnh, nhiều doanh nghiệp đã khẳng định họ có thể tiết kiệm chi phí nhân công nhờ Chat
GPT. Song, tôi tin rằng không chỉ Chat GPT mà bất cứ công cụ tân tiến, hiện đại nào
cũng không thể thay thế được người giáo viên. Người thầy không chỉ dạy chữ, dạy kiến
thức mà biết quan tâm, chăm sóc, yêu thương học sinh bằng cả trái tim và tấm lòng bao
dung của mình. Đồng thời, thiên chức của người giáo viên là đánh thức tiềm năng của
người học, là người dẫn đường, chỉ lối để các em biết tự thân vận động, nghiên cứu, tìm
tòi và sáng tạo trên tinh thần chủ động.
Là một học sinh với hành trình dài, rộng trước mắt, tôi phần nào hiểu được trách
nhiệm của bản thân cũng như những kì vọng của cha mẹ dành cho con cái của mình.
Song, không phải cha mẹ nào cũng có sự động viên con đúng cách, đôi khi kì vọng quá
mức trở thành áp lực nặng nề đặt lên vai con trẻ. Tôi hi vọng ngày nào đó, tôi có thể trở
thành một người giáo viên, vừa truyền thụ tri thức cho người học, vừa có thể là người để
các em tin tưởng, trải lòng, vừa là cầu nối giữa học sinh - phụ huynh. Tôi mong mình có
thể nói với họ rằng, mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt với những ưu - khuyết điểm khác
nhau, trước khi mong muốn con mình trở thành thiên tài, hãy ưu tiên dạy con phát triển
đạo đức, để con trở thành người tử tế; đừng bắt con phải thực hiện ước mơ của cha mẹ,
hãy để con được theo đuổi ước mơ của riêng mình.
Như đã nói, trong suốt những năm tháng được cắp sách tới trường, tôi luôn nỗ lực
để trau dồi, hoàn thiện cả về tri thức, đạo đức, nhân cách để sau này có thể trở thành
người giáo viên chân chính. Mỗi năm tôi đều đạt được nhiều thành tích tốt cả về học tập
và rèn luyện, học lực của tôi đều xếp loại Giỏi, xuất sắc. Đặc biệt, với bộ môn Ngữ văn,
tôi được tham gia đội tuyển học sinh giỏi và đã dành được giải cấp thành phố, cấp tỉnh.
Những năm học cấp Ba tôi vẫn lựa chọn theo học đội tuyển Văn và sẽ cố gắng hết mình
để mang lại những thành tích ấn tượng. Ngoài việc chú trọng học hỏi những tri thức nền
tảng, tôi cũng tham gia nhiều khóa học kĩ năng khác như thuyết trình, viết lách,… Tôi rất
tự tin khi đứng trước đám đông và trình bày về một vấn đề nào đó, vì tôi luôn có sự
chuẩn bị kĩ lượng về cả nội dung và phong thái,… Tôi biết từng đó là chưa đủ để tôi trở
thành giáo viên, bởi tôi biết hành trình của nghề giáo rất vất vả, gian nan, nhưng không vì
thế mà tôi nản lòng. Tôi còn trẻ, còn nhiều thời gian và cơ hội, sẽ luôn hết mình theo đuổi đam mê.
Điều tôi cảm thấy may mắn nhất là luôn có gia đình là điểm tựa, liều thuốc tinh
thần hữu hiệu. Cha mẹ, ông bà, người thân luôn ủng hộ quyết định và sẵn sàng hỗ trợ khi
tôi cần. Mỗi dịp có thể ngồi lại tâm sự, bố tôi luôn nhắc với tôi rằng: Bố mẹ tin tưởng
tuyệt đối vào tôi. Bố còn nói rằng, bố luôn đợi một ngày con của bố sẽ trở thành một nhà
giáo ưu tú, sẽ là niềm tự hào của gia đình.
Với tất cả những điều đó, cùng với tinh thần cầu tiến, sẵn sàng học hỏi, không
ngại khó, ngại khổ, tôi sẽ luôn nỗ lực và vững bước trên con đường theo đuổi ước mơ của
mình. Như giáo sư Nguyễn Văn Minh, hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội -
cũng là ngôi trường mơ ước của tôi đã chia sẻ: “Giữa khát vọng, giữa đam mê và cuộc
sống thực có lúc không đồng điệu, dung hòa; nó không hề đơn giản” - con đường này sẽ
còn nhiều chông gai, thử thách, hi vọng không chỉ tôi mà tất cả mọi người, những ai cùng
chung niềm đam mê với nghề giáo cao quý này, sẽ thật kiên định, vững vàng và sẽ thành công.