Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về nỗi niềm của Xúy Vân Ngữ văn 10 sách Kết Nối Tri Thức
Xin gửi tới bạn đọc bài viết Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về nỗi niềm của Xúy Vân. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Chủ đề: Bài 5: Tích trò sân khấu dân gian (KNTT)
Môn: Ngữ Văn 10
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về nỗi niềm của Xúy Vân
Đoạn văn trình bày suy nghĩ về nỗi niềm của Xúy Vân mẫu 1
Qua lớp chèo Xúy Vân giả dại, nhân vật Xúy Vân hiện lên gợi trong em bao cảm
xúc. Cô là người phụ nữ vừa đáng trách nhưng cũng thực sự đáng thương. Chơi vơi,
cô đơn trong chính tình yêu, cuộc sống hôn nhân lẻ loi khi người chồng Kim Nham
dùi mài kinh sử khiến Xúy Vân rạo rực, khao khát tình yêu, một bến bờ hạnh phúc.
Cô gặp Trần Phương, như tấm phao cứu sinh, thỏa mãn hết sự thiếu thốn bấy lâu
nay. Và rồi, cô giả điên để phụ tình Kim Nham, chỉ mong anh có thể bỏ cô để cô đi
tìm Trần Phương. Đáng thương thay, khi đã tìm được tình yêu thì người đó lại là kẻ
phong lưu, gã sở khanh có tiếng. Cô đau khổ vô cùng. Dù gì đi nữa, cũng phải thấy
sự mạnh mẽ tiềm tàng trong Xúy Vân khi dám đi tìm tình yêu vào cái thời nữ phải
theo khuôn phép, chuẩn mực. Để rồi, từ giả điên, cô thành người điên thật. Số phận
oái oăm, bất hạnh vô cùng!
Đoạn văn trình bày suy nghĩ về nỗi niềm của Xúy Vân mẫu 2
Vở chèo Kim Nham kể về câu chuyện hôn nhân của Kim Nham và Xúy Vân, một
người thì chuyên tâm học hành , còn một người thì khao khát được yêu thương . Sự
bất đồng tư tưởng đã dẫn đến bi kịch tình yêu giữa hai người. Đoạn trích: “Xúy Vân
giả dại” tái hiện cảnh Xúy Vân giả điên mong thoát khỏi Kim Nham, nhưng ẩn chứa
trong đó là nỗi niềm tâm sự đầy nước mắt của người phụ nữ thiếu vắng tình yêu.
Đặt trong toàn bộ vở chèo, số phận Xuý Vân còn thể hiện những điểm đáng thương
khác nữa. Xuý Vân không được lựa chọn hôn nhân, lấy Kim Nham là do cha mẹ sắp
đặt, nàng phải chung sống với người mình không yêu. Xuý Vân đến với Trần
Phương không giữ trọn tiết làm vợ là một hành động nên phê phán nhưng cũng là
một hành động mạnh mẽ, dám vì tình yêu. Chính cái ước mơ chính đáng và tình
cảnh bế tắc, cô đơn, lạc lõng giữa gia đình nhà chồng đã đẩy Xuý Vân đến sự lựa
chọn tự do nhưng đầy bi kịch. Xúy Vân cô đơn hiu quạnh như người muốn sang
sông nhưng không thấy đò. Hình ảnh con đò là hình ảnh ân dụ cho Kim Nham,
chàng đã để nỡ chuyến, để nàng phải chờ đợi.Trong ca dao ta cũng bắt gặp hình ảnh con đò:
“Trăm năm đành lỗi hẹn hò
Cây đa bến cũ con đò khác đưa”
Tiếng hét của Xúy Vân xé tan không gian tĩnh lặng như một lời trách mắng Kim
Nham. Phần cuối hình ảnh Xúy Vân đầu tóc rối bời, đôi mắt ngây dại khiến chúng
ta chạnh lòng. Những thứ nghịch lý ngang trái đó thể hiện cuộc đời Xúy Vân chỉ
toàn những bất hạnh khổ đau. Ở đây cũng có nét tương đồng với ca dao hài hước
châm biếm. Phê phán nhưng cũng nói nên khát vọng được yêu thương, được hạnh
phúc là chính đáng, đó là ước muốn muôn thuở của con người, không lửa nóng tro tàn nào hủy diệt nổi.