Việt Nam có phải quốc gia thuộc hệ thống Hybrid hay không | Trường Đại học Kinh tế – Luật
Ban đầu, common law bắt nguồn từ thời kỳ Trung Cổ tại Anh Quốc, khi các tòa án sử dụng quyền lực của quan chức pháp lý để giải quyết các vụ án. Hệ thống này tiếp tục phát triển khi các quyết định của tòa án. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Lý luận nhà nước và pháp luật (llnnvpl)
Trường: Trường Đại học Kinh Tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45943468
Việt Nam có phải quốc gia thuộc hệ thống Hybrid hay không?
1. Hai hệ thống pháp luật chính:
1.1. Hệ thống pháp luật Anh - Mỹ/ Thông luật/ Common Law: -
Thông luật, hay còn gọi là hệ thống pháp luật Anh - Mỹ, được áp dụng trong nhiều quốc gia trên thế giới.
Cơ quan lập pháp: Nghị viện, Quốc hội
Toà án: đưa ra các án lệ. -
Ban đầu, common law bắt nguồn từ thời kỳ Trung Cổ tại Anh Quốc, khi các tòa án sử dụng quyền
lực của quan chức pháp lý để giải quyết các vụ án. Hệ thống này tiếp tục phát triển khi các quyết định
của tòa án được coi là tiền lệ cho các trường hợp tương lai, tạo ra một nguồn pháp luật phổ quát được
gọi là Common law. Những quyết định của tòa án trở thành một phần quan trọng trong việc xác định
quy định pháp luật và giải quyết các tranh chấp pháp lý.
Common law đã lan rộng sang nhiều quốc gia khác, bao gồm các quốc gia tiêu biểu như Mỹ, Canada, Úc
và New Zealand. Mặc dù có sự biến đổi tùy thuộc vào từng quốc gia, nguyên tắc cơ bản của common law
vẫn được duy trì và phát triển.
• Theo nhiều luật sư, hệ thống pháp luật thông luật bao gồm những luật bất thành văn do các
thẩm phán lập ra; tuy nhiên, việc xem thông luật là luật bất thành văn chưa hoàn toàn chính xác.
Hiện nay ở Hoa Kì, phần lớn luật pháp được ban hành bởi cơ quan lập pháp, và cũng cần lưu ý
rằng nhiều đạo luật ở đây được phát triển từ các tiền lệ pháp trước đó. Các phán quyết của tòa
án cũng giải thích cho Hiến pháp và các đạo luật của cơ quan lập pháp, và trở thành nguồn pháp
luật. Điều này cho thấy quan niệm hệ thống pháp luật Common Law bao gồm cả các luật được
thẩm phán lập ra là đúng.
• Hệ thống pháp luật thông luật có đặc điểm là dựa trên các bản án có tính chất tương tự nhau,
tương tự như các học thuyết phân tầng của các tiền lệ án; và nguồn gốc của pháp luật bao gồm cả các bản án.
1.2. Hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa/ Dân luật/ Civil Law:
Cơ quan lập pháp: Nghị viện, Quốc hội
Vai trò của tòa án ít được thể hiện trong việc tạo ra các bản án.
• Hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa, hay còn gọi là dân luật hoặc civil law, là một cách tiếp cận
pháp luật dựa trên việc lập và áp dụng các bộ luật do các cơ quan lập pháp hoặc các tổ chức pháp
lý đặc biệt ban hành. Nền tảng của hệ thống này xuất phát từ luật La Mã cổ điển và tiếp tục phát
triển trong thời kỳ Trung Cổ ở châu Âu.
Luật dân sự chủ yếu dựa trên việc sử dụng các văn bản pháp luật, được lập ra bởi các cơ quan lập pháp
hoặc các tổ chức pháp lý đặc biệt. Khác với luật chung, trong luật dân sự, vai trò của quyền tư pháp ít
được sử dụng và quyết định của tòa án thường được xem xét như là các trường hợp cụ thể, không tạo ra tiền lệ pháp lý.
Luật dân sự có nguồn gốc từ luật La Mã cổ điển và đã phát triển tiếp theo trong thời kỳ Trung Cổ dưới sự
ảnh hưởng của các học giả pháp luật châu Âu như Justinian và các trường phái pháp luật ở các trường đại
học châu Âu. Qua quá trình này, các học giả đã hệ thống hóa và ghi chép các quy định pháp luật thành các
bộ luật (code), tạo nên cơ sở cho hệ thống pháp luật dân sự hiện đại. lOMoAR cPSD| 45943468
Sau đó, luật dân sự đã lan rộng ra nhiều quốc gia khác nhau trên toàn thế giới, bao gồm các quốc gia
châu Âu, Châu Mỹ Latinh, và một số quốc gia khác trên thế giới. Mặc dù có sự biến đổi trong từng quốc
gia, nhưng nguyên tắc cơ bản của luật dân sự vẫn được duy trì và áp dụng.
2. Sự khác biệt giữa Luật Dân sự và Luật Chung: -
Những đặc điểm khác biệt cơ bản của hai hệ thống này được thể hiện rõ nét nhất ở 4 tiêu chí:
nguồn gốc của luật (origin of law); tính chất pháp điển hóa (codification); thủ tục tố tụng (Procedure); Vai
trò của thẩm phán và luật sư (Role of the Jurists).
2.1. Nguồn Gốc và Cơ Sở: -
Common Law: Common Law bắt nguồn từ thời kỳ Trung Cổ ở Anh Quốc, trong đó
tòaán dựa vào các quyết định trước để xử lý các trường hợp mới. Hệ thống này phát triển
từ tiền lệ pháp lý và quy định được hình thành dựa trên các quyết định của tòa án. -
Civil Law: Civil Law xuất phát từ Luật La Mã cổ điển và tiếp tục phát triển thông
qua việc lập ra các bộ luật (code) bởi các cơ quan lập pháp hoặc các tổ chức pháp luật đặc
biệt. Hệ thống này chủ yếu dựa vào văn bản pháp luật được ban hành bởi quốc hội hoặc các cơ quan lập pháp. 2.2. Tiến Trình Pháp Lý: -
Common Law: Trong Common Law, quyết định của tòa án và tiền lệ pháp lý đóng
vai trò quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp và xác định pháp luật. Tòa án thiết lập
tiền lệ pháp lý thông qua các quyết định của mình. -
Civil Law: Civil Law dựa vào việc áp dụng các bộ luật và quy định pháp luật đã
được thiết lập trước. Tòa án thường áp dụng pháp luật dựa trên các quy định cụ thể trong
các bộ luật và không tạo ra tiền lệ pháp lý như trong Common Law.
2.3. Quyền Tư Pháp và Quyết Định Tòa Án: -
Common Law:Trong Common Law, quyền tư pháp thường được sử dụng để giải
quyết tranh chấp và đưa ra pháp lệnh trong các trường hợp cụ thể. -
Civil Law: Trong Civil Law, quyền tư pháp ít được sử dụng và quyết định của tòa
án thường dựa vào việc áp dụng các quy định cụ thể trong các bộ luật. 2.4. Phạm Vi Áp Dụng: -
Common Law: Hệ thống Common Law được áp dụng rộng rãi ở các quốc gia thuộc Liên hiệp Anh
và một số nước khác trên thế giới, bao gồm cả Hoa Kỳ, Canada và Úc. -
Civil Law: Hệ thống Civil Law được sử dụng chủ yếu ở các nước châu Âu và Latinh, bao gồm cả
Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Brazil. Ngoài ra, nhiều quốc gia châu Phi và châu Á cũng áp dụng hệ thống
này do di truyền từ các nước thuộc châu Âu.
3. 2.Dưới góc độ học thuật: lOMoAR cPSD| 45943468
Hệ thống pháp luật của Việt Nam không thuộc vào hệ thống Common Law hay Civil Law, tuy nhiên có
nhiều đặc điểm của hệ thống Civil Law do ảnh hưởng từ lịch sử và văn hóa. Một trong những đặc trưng
quan trọng của hệ thống này là tính bao quát và cứng nhắc, không linh hoạt như hệ thống Common Law.
Do đó, các bộ luật và luật được ban hành phải mang tính khái quát và ổn định trong một khoảng thời
gian dài. Điều này dẫn đến việc không thể quy định chi tiết trong các bộ luật và luật, và cần thiết phải
ban hành các văn bản dưới luật (Nghị định) để quy định cụ thể và chi tiết hơn. Hệ thống pháp luật của
Việt Nam không thuộc về trường phái Common Law hay Civil Law. Nó là một hệ thống pháp luật thể chế
hoá, tuân theo quan điểm và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng duy nhất cầm quyền, dựa
trên tư tưởng xã hội chủ nghĩa của Nhà nước. Hệ thống này có nguồn gốc từ Liên Xô và được xây dựng
dựa trên cơ sở của hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa, kết hợp giữa hai hệ thống chính là Thông luật và
Dân luật. Nó được thiết lập một cách đặc biệt và hài hoà, phù hợp với bản sắc riêng của thể chế chính trị của Việt Nam.
4. Việt Nam có được xem là quốc gia thuộc hệ thống luật Hybrid hay không?
Mặc dù hệ thống pháp luật Việt Nam là hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa, không thuộc Dân luật và
Thông luật nhưng lại chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa (do thực dân
Pháp xâm lược). Việt Nam là một quốc gia có lịch sử lập quốc lâu đời, song hệ thống pháp luật Việt Nam
không phải là một hệ thống pháp luật riêng biệt, trải qua hàng nghìn năm bị đô hộ bở Trung Hoa,sau này
là Pháp, rồi trở thành một thành viên trong khối xã hội chủ nghĩa. pháp luật Việt Nam lần lượt bị ảnh
hưởng bởi pháp luật của các triều đại Trung Hoa ,của Pháp, sau cùng bị ảnh hưởng đặc biệt bởi truyền
thống pháp luật xã hội chủ nghĩa bắt nguồn từ Liên Xô. Ngaỳ nay, hệ thống pháp luật Việt Nam có đặc
trưng của hê thống pháp luật xã hội chủ nghĩa kết hợp những yếu tố ngoại lai do quá trình hội nhập kinh
tế với phương Tây từ thời kì đổi mới.
Theo đó, ngày nay nước ta đã thừa nhận án lệ trong thủ tục tố tụng của Toà án. Do đó, Việt Nam không
thuộc hệ thống pháp luật Common Law hay Civil Law mà thay vào đó, hệ thống pháp luật Việt Nam sử
dụng những ưu điểm của cả hai hệ thống này. Vì vậy có thể nói, Việt Nam là một quốc qia sử dụng hệ
thống luật Hybrid, hay hệ thống Mixed Legal. 5. Kết luận:
Nhìn chung, hệ thống pháp luật Việt Nam trước thời kì đổi mới chưa được hoàn chỉnh về hệ thống hoá vì
những lí do đặc biệt và hoàn cảnh lịch sử Việt Nam trong suốt 50 năm qua, luật điều ước quốc tế của
Việt Nam cũng không thoát tránh khỏi tình trạng đó. Để thúc đẩy quá trình đổi mới và khắc phục những
tình trạng trên, nước CHXH CNVN coi việc hệ thống hoá và hoàn chỉnh toàn bộ hệ thống pháp lý của
mình, trong đó, việc ứng dụng một cách khôn ngoan những ưu điểm của Hệ thống pháp luật Châu âu lục
địa và hệ thông pháp luật Anh-Mĩ một cách khôn ngoan là vô cùng cần thiết.
Cụ thể cho thấy, từ khi hệ thông pháp luật của Việt Nam kể từ thời điểm đổi mới từ năm 1986 đến nay
đã phát triển không ngừng và đang trong giai đoạn hoàn thiện và sẽ còn tiếp tục hoàn thiện hơn trong
tương lai. Với mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền hiện đại, một nước Việt Nam hùng cường, dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh, hệ thống pháp luật cho tương lai cần phải
được xây dựng thành một hệ thống pháp luật có đặc trưng chủ đạo là hội nhập và kiến tạo phát triển.