Việt Nam trong thời kì quá độ lên CNXH. Thực tiễn vận dụng | Tài liệu môn chủ nghĩa xã hội khoa học Trường đại học sư phạm kĩ thuật TP. Hồ Chí Minh
Thời kì quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội về phương diện chính trị, là việc cấp thiết, tăng cường chuyên chính vô sản mà thực chất của nó là việc giai cấp công nhân nằm và sử dụng quyền lực nhà nước trấn áp giai cấp tư sản, tiến hành xây dựng một xã hội không giai cấp. Đây là sự thống trị về chính trị của giai cấp công nhân với chức năng thực hiện dân chủ đối với nhân dân, Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (LLCT120405)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Chương 3: Thực tiễn vận dụng
3.1 Việt Nam trong thời kì quá độ lên CNXH
3.1.1 Trên lĩnh vực kinh tế
Thời kì quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, về phương diện kinh tế,
tất yếu tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó có thành phần đối lập
3.1.2 Trên lĩnh vực chính trị
Thời kì quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội về phương diện chính
trị, là việc cấp thiết, tăng cường chuyên chính vô sản mà thực chất của nó là việc
giai cấp công nhân nằm và sử dụng quyền lực nhà nước trấn áp giai cấp tư sản,
tiến hành xây dựng một xã hội không giai cấp. Đây là sự thống trị về chính trị
của giai cấp công nhân với chức năng thực hiện dân chủ đối với nhân dân, tổ
chức xây dựng và bảo vệ chế độ mới, chuyên chính với những phần tử thù địch,
chống lại nhân dân, là tiếp tục cuộc đấu tranh giai cấp giữa hai giai cấp vô sản
đã chiến thắng nhưng chưa phải đã toàn thắng với giai cấp tư sản đã thất bại
nhưng chưa phải thất bại hoàn toàn. Cuộc đấu tranh diễn ra trong điều kiện mới-
giai cấp công nhân đã trở thành giai cấp cầm quyền, với nội dung mới- xây dựng
toàn diện xã hội mới, trọng tâm là xây dựng nhà nước có tính kinh tế và hình
thức mới- cơ bản là hòa bình tổ chức xây dựng
3.1.3 Trên lĩnh vực tưởng văn hóa
Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội còn tồn tại nhiều tư
tưởng khác nhau, chủ yếu là tư tưởng vô sản và tư tưởng tự sản. Giai cấp công
nhân thông qua đội tiền phong của mình là Đảng Cộng sản từng bước xây dựng
văn hóa vô sản, nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa, tiếp thu giá trị văn hóa dân
tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, bảo đảm đáp ứng nhu cầu văn hóa- tinh thần
ngày càng tăng của nhân dân
3.1.4 Trên lĩnh vực xã hội
Do kết cấu của nền kinh tế nhiều thành phần qui định nên trong thời kì quá độ
còn tồn tại nhiều giai cấp, tầng lớp và sự khác biệt giữa các giai cấp tầng lớp xã
hội, các giai cấp, tầng lớp vừa hợp tác, vừa đấu tranh với nhau. Trong xã hội của
thời kỳ quá độ còn tồn tại sự khác biệt giữa nông thôn, thành thị, giữa lao động
trí óc và lao động chân tay. Bởi vậy, thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ
nghĩa xã hội, về phương diện xã hội là thời kỳ đấu tranh giai cấp chống áp bức,
bất công, xóa bỏ tệ nạn xã hội và những tàn dư của xã hội cũ để lại, thiết lập
công bằng xã hội trên cơ sở thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động là chủ đạo.
3.2 Ưu điểm và hạn chế trong thời kỳ quá độ 3.2.1 Ưu điểm
Những ưu điểm được thể hiện ở 4 điểm
Thứ nhất, trong khi vận dụng lý thuyết về thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên
chủ nghĩa xã hội và kinh nghiệm của các nước xã hội chủ nghĩa anh em. Đảng ta
đã cố gắng vận dụng sáng tạo vào Việt Nam, thậm chí mạnh dạn bổ sung thêm
quy luật công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
Thứ hai, Đảng ta rất chú ý đến đặc điểm xuất phát của đất nước để từ đó định ra
đường lối, chính sách. Điều đó được thể hiện ở các Đại hội II, III, IV và VII.
Thứ ba, khi quyết định lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa Đảng ta đã thể hiện
tinh thần cách mạng tiến công. Điều này thể hiện ở các văn kiện: Chánh cương
văn tắt, Đại hội III, Đại hội IV.
Thứ tư, Đảng ta đã nhận thấy thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là
thời kỳ quá độ lâu dài và do đó, đã nói tới các chặng đường mà nước ta phải trải qua. 3.2.2 Hạn chế
Những hạn chế cũng thể hiện ở 4 điểm
Thứ nhất, lẽ ra chúng ta phải xây dựng lý thuyết về kiểu quá độ gián tiếp thì
chúng ta lại đem áp dụng máy móc, giáo điền lý thuyết về thời kỳ quá độ từ chủ
nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.
Thứ hai, do vận dụng máy móc lý thuyết kinh điển và kinh nghiệm của các nước
xã hội chủ nghĩa nên chúng ta đã tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa ồ ạt và tiến
hành đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa hai con đường để giải quyết vấn đề “ ai
thắng ai”, tuy không gay gắt nhưng cũng không tìm được động lực phát triển.
Thứ ba, mặc dù Đảng ta đã nhận thấy thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
nước ta là lâu dài, nhưng do bệnh chủ quan, duy ý chí, nên nhiều chủ trương,
chính sách đã tỏ ra nóng vội, muốn “ đốt cháy giai đoạn”, nên kết quả nhận được không như mong muốn.
Thứ tư, cả một thời gian dài chúng ta không hiểu đúng khái niệm bỏ qua chủ
nghĩa tư bản, nên đã rơi vào chủ nghĩa biệt phái, chủ nghĩa hư vô, phủ định sạch
trơn những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa,
mãi đến Đại hội IX, chúng ta mới khắc phục được hạn chế này.