-
Thông tin
-
Quiz
Vốn con người - Môn Kinh tế vĩ mô - Đại Học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng
Vốn con người là vốn vô hình gắn với con người và thể hiện qua kết quả và hiệu quả làm việc trong quá trình sản xuất. Vốn con người hình thành và tích luỹ nhờ giáo dục đào tạo và từng trải trong cuộc sống lao động. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Kinh tế vĩ mô (KTVM47) 374 tài liệu
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1.1 K tài liệu
Vốn con người - Môn Kinh tế vĩ mô - Đại Học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng
Vốn con người là vốn vô hình gắn với con người và thể hiện qua kết quả và hiệu quả làm việc trong quá trình sản xuất. Vốn con người hình thành và tích luỹ nhờ giáo dục đào tạo và từng trải trong cuộc sống lao động. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế vĩ mô (KTVM47) 374 tài liệu
Trường: Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




Tài liệu khác của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
Preview text:
lOMoARcPSD| 50000674 Vốn con người 1. Phân tích: -
Vốn con người (Human capital) được xác định là tài sản của mỗi quốc
gia. Khi định giá tài sản quốc gia các nhà kinh tế cũng tính toán phần giá trị
của nó vào tổng tài sản. Ngày nay nguồn vốn này giữ vai trò rất lớn trong sự
phát triển của mỗi quốc gia và là nguồn lực quyết định tới tính bền vững sự
tăng trưởng kinh tế . Vốn con người là vốn vô hình gắn với con người và thể
hiện qua kết quả và hiệu quả làm việc trong quá trình sản xuất. Vốn con
người hình thành và tích luỹ nhờ giáo dục đào tạo và từng trải trong cuộc sống lao động -
Vốn con người đóng vai trò ngày càng quan trọng trong quá trình phát
triển kinh tế : (1) đó là các kỹ năng được tạo ra bởi giáo dục và đào tạo, vốn
con người là yếu tố của quá trình sản xuất kết hợp với vốn hữu hình và các
lao động “thô” (không có kỹ năng) để tạo ra sản phẩm; (2) đó là kiến thức để
tạo ra sự sáng tạo, một yếu tố cơ bản của phát triển kinh tế .” (Mincer, 1989).
Ngoài ra, người ta đã đưa vốn con người như một yếu tố đầu vào để phân tích tăng trưởng kinh tế. -
Các chính sách đầu tư giáo dục và đào tạo nghĩa là đầu tư vào vốn con
người để tăng năng suất. Tại các nước kém phát triển, nơi mà vốn con người
là đặc biệt khan hiếm, khoảng cách giữa tiền lương của công nhân có học
thức và công nhân không có học thức tương đối lớn. Do đó, chính phủ có thể
tăng mức sống bằng cách cải thiện điều kiện giáo dục như cung cấp những
ngôi trường tốt và khuyến khích người dân tham gia vào hệ thống để phát huy lợi thế của họ.
+ Đầu tư vào vốn con người cũng giống như đầu tư vào vốn vật chất sẽ có
chi phí cơ hội. Khi sinh viên ngồi trên ghế nhà trường, họ phải từ bỏ số tiền
mà họ kiếm được nếu như họ đi làm. Tại các nước kém phát triển, trẻ em
thường bỏ học từ nhỏ, bất chấp lợi ích to lớn từ việc đến trường, đơn giản là
vì chúng phải lao động để giúp đỡ gia đình. lOMoARcPSD| 50000674 -
Một số nhà kinh tế lập luận rằng vốn con người là đặc biệt quan trọng
đối với tăng trưởng kinh tế vì vốn con người tạo nên các ngoại tác tích cực:
“Ngoại tác” là ảnh hưởng của hành động của một người lên lợi ích của người
xung quanh. Như là khi một người được đào tạo tốt đưa ra sáng kiến cá nhân
để sản xuất hàng hóa và dịch vụ tốt nhất. Nếu sáng kiến trở thành tri thức
chung của xã hội và mọi người đều có thể sử dụng nó, do đó chúng là những
lợi ích ngoại tác của giáo dục. Trong trường hợp này, lợi ích từ việc đi học
đối với xã hội lớn hơn lợi ích cá nhân. Lập luận này lý giải những khoản trợ
cấp to lớn cho đầu tư vào vốn con người như chúng ta vẫn thấy dưới hình
thức giáo dục công lập. -
Bên cạnh đó xảy ra hiện tượng chảy máu chất xám ở nước nghèo đưa ra
nhà hoạch định chính sách tình thế tiến thóa lưỡng nan: Đầu tư vào giáo dục
càng làm vốn con người giảm. 2. VD:
Race to the Top , viết tắt là R2T , RTTT hoặc RTT , là một chương trình
tài trợ cạnh tranh trị giá hàng tỷ đô la của Bộ Giáo dục Hoa Kỳ để hỗ trợ cải
cách và đổi mới giáo dục trong giáo dục K-12 của tiểu bang và khu địa
phương . Ban đầu nó được tài trợ 4,35 tỷ đô la bởi Đạo luật Phục hồi như một
phần của Đạo luật Tái đầu tư và Phục hồi Hoa Kỳ năm 2009 và được Tổng
thống Barack Obama và Bộ trưởng Giáo dục Arne Duncan công bố vào ngày 24 tháng 7 năm 2009. lOMoARcPSD| 50000674
Mục tiêu đã nêu của chương trình tài trợ Race to the Top là khuyến khích
và khen thưởng các tiểu bang:
“ tạo điều kiện đổi mới, cải cách giáo dục; đạt được sự cải thiện đáng kể về
kết quả của học sinh, bao gồm đạt được những thành tích đáng kể trong
thành tích của học sinh, thu hẹp khoảng cách thành tích, cải thiện tỷ lệ
tốt nghiệp trung học, và đảm bảo học sinh chuẩn bị để thành công ở đại
học và nghề nghiệp; và thực hiện các kế hoạch đầy tham vọng
trong bốn lĩnh vực cải cách giáo dục cốt lõi. ”
Kể từ khi thực hiện các giải thưởng đầu tiên vào năm 2010, chương trình
Race to the Top đã cung cấp hơn 6 tỷ đô la cho 24 tiểu bang và D.C qua ba
giai đoạn của cuộc thi hàng đầu và 20 tiểu bang trong ba vòng của "Race to
the Top--Early Learning Challenge." Vào năm 2012, Bộ đã phát động
chương trình "Race to the Top-- District" đầu tiên, hiện đã tài trợ cho 21 tiểu
bang trong hai vòng của cuộc thi. Khoảng 80 khu học chánh trên 21 tiểu bang
và D.C đã nhận được khoảng 500 triệu đô la để hỗ trợ các kế hoạch cho các
chương trình chuẩn bị cho đại học và nghề nghiệp, bao gồm việc thực hiện
các tiêu chuẩn chung. Đối với năm 2015, yêu cầu ngân sách của bộ bao gồm lOMoARcPSD| 50000674
300 triệu đô la cho cuộc thi "Race to the Top Equity and Opportunity" mới sẽ
cung cấp các ưu đãi và nguồn lực cho các tiểu bang và khu học chính có
khoảng cách cơ hội và thành tích kéo dài.