Vốn kinh doanh và cơ cấu vốn kinh doanh trong thương mại

Lý thuyết về Vốn kinh doanh và cơ cấu vốn kinh doanh trong thương mại giúp sinh viên củng cố kiến thức và đạt điểm cao trong bài thi kết thúc học phần.

Trường:

Đại học Thủy Lợi 221 tài liệu

Thông tin:
5 trang 11 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Vốn kinh doanh và cơ cấu vốn kinh doanh trong thương mại

Lý thuyết về Vốn kinh doanh và cơ cấu vốn kinh doanh trong thương mại giúp sinh viên củng cố kiến thức và đạt điểm cao trong bài thi kết thúc học phần.

98 49 lượt tải Tải xuống
lOMoARcPSD|17327 243
Vốn kinh doanh và cơ cấu vốn kinh doanh trong thương mại:
1. Khái niệm Vốn kinh doanh
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp biểu hiện bằng tiền của các nguồn lực dùng trong
kinh doanh của doanh nghip.
Tuỳ theo đặc điểm ngành nghề kinh doanh mà nhu cu vốn kinh doanh, cơ cu vốn kinh
doanh của các doanh nghiệp cũng khác nhau, chẳng hạn:
Các doanh nghiệp sản xuất, xây dựng thường có nhu cầu vốn kinh doanh lớn và
phải đầu tư nhiều vào vốn cố định.
Các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ lại thường có nhu cầu vốn lưu động nhiều.
Thông thường các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu và kết cấu vn kinh doanh
của doanh nghiệp :
Đặc điểm kinh tế – kỹ thuật ca ngành nghề kinh doanh,
Qui mô, mạng lưới kinh doanh,
Tính thời vụ của ngành nghề kinh
Vốn kinh doanh luôn luôn biến động theo nhiệm vkinh doanh được phân loại bởi
nhiu cách kc nhau, tuỳ thuộc vào tiêu thức phân loại.
2. Cơ cấu vốn kinh doanh
Người ta thường phân loại vốn kinh doanh theo đặc điểm luân chuyển của vốn kinh doanh
hoặc theo nguồn hình thành nên vốn kinh doanh.
2.1. Phân loại vốn kinh doanh theo đặc điểm luân chuyển.
Phân loại vốn kinh doanh theo đặc điểm luân chuyển là cách phân loi dựa trên tiêu thc
thời gian hoàn thành một kluân chuyển của vn dài hay ngắn. Đây phương pháp
phân loại chủ yếu.
Theo cách này, vốn kinh doanh có 2 loại: Vốn cố định và vốn lưu động.
lOMoARcPSD|17327 243
Vốn cố định: Là số vốn doanh nghiệp đã đầu tư, mua sắm, xây dựng để hình
thành nên tài sản cố định của doanh nghiệp một thời điểm nhất định.
Cũng thể hiu: Vốn cđịnh là biểu hiện bằng tiền ca tài sản cđịnh trong doanh
nghiệp hiện có ở một thời điểm nhất định.
Vốn cđịnh bộ phận chủ yếu trong cơ cấu tài sản dài hạn của doanh nghiệp . Theo
quy định hiện hành, người ta coi giá trị còn lại ca tài sản cố định hiện có (vn cđịnh)
tài sản dài hạn, ngoài ra, tài sản dài hạn còn có các khoản đầu tài chính dài hạn, chi
phí xây dựng cơ bản dở dang.
Đặc điểm chu chuyn ca vốn cố định thời gian để hoàn thành một kỳ luân chuyển vn
cố định tương đối dài, gtrcủa nó chuyển dn vào chi phí kinh doanh phù hợp với mức
độ hao mòn của tài sản cố định dưới hình thức khấu hao để thu hồi vốn cố định.
Vốn lưu động: Là số vốn mà doanh nghiệp đã s dụng để mua sắm, hình thành
nên tài sản lưu động phục vụ kinh doanh ở một thời điểm nhất định.
Cũng có thế hiu: Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động hiện có trong
doanh nghiệp một thời điểm nhất định.
Vốn lưu động là bộ phận chủ yếu trong cơ cấu tài sn ngắn hạn của doanh nghiệp. Thực
ra, trong số vốn lưu động có một bộ phn công nợ phải thu có thời hạn phải thu dài trên
một năm hoặc dài n một chu kỳ kinh doanh nhưng vbản chất thì chúng vn vốn
lưu động.
Đặc điểm chu chuyển của vốn lưu động thời gian để hoàn thành một kỳ luân chuyn
vốn lưu động tương đối ngắn, g trị ca chuyn một lần, toàn bộ o chi phí kinh
doanh trong kỳ và thu hồi lại toàn bộ sau chu kỳ kinh doanh.
Vốn cố định và vốn lưu động có quan hệ chuyển hoá với nhau. Tình hình thực tế về vốn
kinh doanh tại một thời điểm theo cách phân loại này được thể hin ở bên trái của bảng
cân đối kế toán (phần Tài sản) tại thời điểm đó, được phân tổ thành tài sản ngắn hạn và
tài sản dài hạn.
2.2. Phân loại vốn kinh doanh theo tính cht sở hữu
Phân loại vốn kinh doanh theo tính chất shữu (hay theo nguồn hình thành) là cách phân
loại dựa trên tiêu thức chủ sở hữu vốn là ai.
Theo cách này, nguồn vốn kinh doanh được chia làm 2 loại: Nguồn vốn chủ sở hữu và
nợ phải trả (nguồn vốn nợ).
Nguồn vốn chủ sở hữu:
lOMoARcPSD|17327 243
Nguồn vốn chủ sở hữu nguồn vn được hình tnh từ một hoặc nhiều chshữu vốn
của doanh nghiệp như: nhà nước, các cđông, nhân, thành viên đầu tư góp vốn, h
gia đình. Nguồn vốn này được hình thành tđầu và bsung thêm trong quá trình phát
triển.
Đặc điểm: Nguồn vốn chủ sở hữu được sdng ổn định, thường xuyên chđộng theo
thẩm quyền của chủ sở hữu.
cấu: Nguồn vốn chủ sở hữu gồm nhiều loại khách nhau, cách nh thành, ni dung
và mục đích sử dụng khác nhau bao gm:
Nguồn vốn đầu tư do chủ doanh nghip góp ban đầu và góp bsung.
Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản,
Các quĩ của doanh nghiệp (quĩ đầu tư phát triển, quĩ dự phòng tài chính)
Quĩ khen thưởng, quĩ pc lợi, quĩ dphòng trợ cấp mất việc làm, quĩ dtrđể
bổ sung vốn điều lệ)
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối,
Chênh lệch tỷ giá,
Chênh lệch đánh giá lại tài sản.
Nợ phi trả:
Nợ phải trả là nguồn vốn được hình thành từ các chủ nợ khác nhau như: Vay ca các t
chức tài chính, tín dụng, của ng chúng, ca các nhà đầu trong ngoài ớc, các
khoản tạm thời sử dụng chưa đến hạn thanh toán, tài sản thừa chờ xử lý.
Đặc điểm: Nphải trả nguồn vốn bổ sung cho vn kinh doanh, có tính k hạn, doanh
nghiệp không có quyền sở hữu mà ch quyển sử dụng theo những điều kiện nhất định
do chủ nợ qui định.
Cơ cấu: Nợ phải trả gồm nhiều loại khác nhau:
Nợ ngắn hạn gm:
Vay và nợ ngắn hn,
Nợ phi thanh toán cho người bán, người mua trtiền trước (tín dụng thương
mại)
Nợ phải trả người lao động,
lOMoARcPSD|17327 243
Các khoản phải nộp ngân sách.
Nợ dài hạn gm:
Vay và nợ dài hạn của các tchức tài chính, tín dụng,
Vay dài hạn trên th trường i chính bằng các công cnợ (trái phiếu ng ty, k
phiếu,…)
Phải trả dài hạn người bán.
Nguồn vn kinh doanh của doanh nghiệp thường xuyên biến động do sbiến động ca
quá trình kinh doanh. B trí cơ cấu nguồn vốn hợp , m nguồn vn rvà kp thời
nhim vụ quan trong trong việc quản lý vốn kinh doanh.
2.3. Phân loại vốn kinh doanh theo thời gian sử dụng
Cách phân loại ngun vốn kinh doanh theo thời gian sdụng dựa trên tiêu thức quyền
sử dụng nguồn vốn để kinh doanh dài hay ngn.
Theo cách này, nguồn vốn kinh doanh được chia làm hai loại nguồn vốn thường xuyên
nguồn vốn tm thời. Tình nh nguồn vốn thực tế của doanh nghiệp theo cách pn
loại này được thể hin ở bên phải bảng cân đối kế toán (phần nguồn vốn).
Nguồn vốn tờng xuyên:
Nguồn vn thường xuyên là nguồn vốn doanh nghiệp có thể sdụng dài hạn vào
hoạt động kinh doanh, ít nhất là trên 1 năm.
cấu: nguồn vốn thường xuyên bao gồm nguồn vốn chsở hữu và nợ vay trung hn
( vay kỳ hạn trên 1 năm đến đủ 5 năm), vay dài hạn ( vay k hạn trên 5 năm)
Nguồn vn tm thời:
Nguồn vn tạm thời nguồn vốn doanh nghiệp có thsử dụng trong thời hạn ngắn
từ 1 năm trở lại.
Cơ cấu: nguồn vốn tạm thời bao gồm các loại
Nợ vay ngắn hạn
Nợ phải trả cho người bán, người mua
Vốn chiếm dụng tạm thời ( nợ công nhân viên, khoản phải nộp ngân sách)
lOMoARcPSD|17327 243
Tuỳ từng loại hình doanh nghiệp, mức độ tỷ lgiữa nguồn vốn thường xuyên với ngun
vốn tạm thời có khác nhau, nhưng phi tính tới sự an toàn tài chính. Ngay c các khoản
nợ dài hạn một phần nợ phải trchcòn hạn dưới 1 năm thì khoản nợ dài hạn đó
cũng coi như vốn tạm thời.
| 1/5

Preview text:

lOMoARc PSD|17327243
Vốn kinh doanh và cơ cấu vốn kinh doanh trong thương mại:
1. Khái niệm Vốn kinh doanh
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của các nguồn lực dùng trong
kinh doanh của doanh nghiệp.
Tuỳ theo đặc điểm ngành nghề kinh doanh mà nhu cầu vốn kinh doanh, cơ cấu vốn kinh
doanh của các doanh nghiệp cũng khác nhau, chẳng hạn:
• Các doanh nghiệp sản xuất, xây dựng thường có nhu cầu vốn kinh doanh lớn và
phải đầu tư nhiều vào vốn cố định.
• Các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ lại thường có nhu cầu vốn lưu động nhiều.
Thông thường các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu và kết cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp là:
• Đặc điểm kinh tế – kỹ thuật của ngành nghề kinh doanh,
• Qui mô, mạng lưới kinh doanh,
• Tính thời vụ của ngành nghề kinh
Vốn kinh doanh luôn luôn biến động theo nhiệm vụ kinh doanh và được phân loại bởi
nhiều cách khác nhau, tuỳ thuộc vào tiêu thức phân loại. 2. Cơ cấu vốn kinh doanh
Người ta thường phân loại vốn kinh doanh theo đặc điểm luân chuyển của vốn kinh doanh
hoặc theo nguồn hình thành nên vốn kinh doanh.
2.1. Phân loại vốn kinh doanh theo đặc điểm luân chuyển.
Phân loại vốn kinh doanh theo đặc điểm luân chuyển là cách phân loại dựa trên tiêu thức
thời gian hoàn thành một kỳ luân chuyển của vốn dài hay ngắn. Đây là phương pháp phân loại chủ yếu.
Theo cách này, vốn kinh doanh có 2 loại: Vốn cố định và vốn lưu động. lOMoARc PSD|17327243
Vốn cố định: Là số vốn mà doanh nghiệp đã đầu tư, mua sắm, xây dựng để hình
thành nên tài sản cố định của doanh nghiệp ở một thời điểm nhất định.
Cũng có thể hiểu: Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định trong doanh
nghiệp hiện có ở một thời điểm nhất định.
Vốn cố định là bộ phận chủ yếu trong cơ cấu tài sản dài hạn của doanh nghiệp . Theo
quy định hiện hành, người ta coi giá trị còn lại của tài sản cố định hiện có (vốn cố định)
là tài sản dài hạn, ngoài ra, tài sản dài hạn còn có các khoản đầu tư tài chính dài hạn, chi
phí xây dựng cơ bản dở dang.
Đặc điểm chu chuyển của vốn cố định là thời gian để hoàn thành một kỳ luân chuyển vốn
cố định tương đối dài, giá trị của nó chuyển dần vào chi phí kinh doanh phù hợp với mức
độ hao mòn của tài sản cố định dưới hình thức khấu hao để thu hồi vốn cố định.
Vốn lưu động: Là số vốn mà doanh nghiệp đã sử dụng để mua sắm, hình thành
nên tài sản lưu động phục vụ kinh doanh ở một thời điểm nhất định.
Cũng có thế hiểu: Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động hiện có trong
doanh nghiệp ở một thời điểm nhất định.
Vốn lưu động là bộ phận chủ yếu trong cơ cấu tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Thực
ra, trong số vốn lưu động có một bộ phận công nợ phải thu có thời hạn phải thu dài trên
một năm hoặc dài hơn một chu kỳ kinh doanh nhưng về bản chất thì chúng vẫn là vốn lưu động.
Đặc điểm chu chuyển của vốn lưu động là thời gian để hoàn thành một kỳ luân chuyển
vốn lưu động tương đối ngắn, giá trị của nó chuyển một lần, toàn bộ vào chi phí kinh
doanh trong kỳ và thu hồi lại toàn bộ sau chu kỳ kinh doanh.
Vốn cố định và vốn lưu động có quan hệ chuyển hoá với nhau. Tình hình thực tế về vốn
kinh doanh tại một thời điểm theo cách phân loại này được thể hiện ở bên trái của bảng
cân đối kế toán (phần Tài sản) tại thời điểm đó, được phân tổ thành tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.
2.2. Phân loại vốn kinh doanh theo tính chất sở hữu
Phân loại vốn kinh doanh theo tính chất sở hữu (hay theo nguồn hình thành) là cách phân
loại dựa trên tiêu thức chủ sở hữu vốn là ai.
Theo cách này, nguồn vốn kinh doanh được chia làm 2 loại: Nguồn vốn chủ sở hữu và
nợ phải trả (nguồn vốn nợ).
– Nguồn vốn chủ sở hữu: lOMoARc PSD|17327243
Nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn vốn được hình thành từ một hoặc nhiều chủ sở hữu vốn
của doanh nghiệp như: nhà nước, các cổ đông, tư nhân, thành viên đầu tư góp vốn, hộ
gia đình. Nguồn vốn này được hình thành từ đầu và bổ sung thêm trong quá trình phát triển.
Đặc điểm: Nguồn vốn chủ sở hữu được sử dụng ổn định, thường xuyên chủ động theo
thẩm quyền của chủ sở hữu.
Cơ cấu: Nguồn vốn chủ sở hữu gồm nhiều loại khách nhau, cách hình thành, nội dung
và mục đích sử dụng khác nhau bao gồm:
• Nguồn vốn đầu tư do chủ doanh nghiệp góp ban đầu và góp bổ sung.
• Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản,
• Các quĩ của doanh nghiệp (quĩ đầu tư phát triển, quĩ dự phòng tài chính)
• Quĩ khen thưởng, quĩ phúc lợi, quĩ dự phòng trợ cấp mất việc làm, quĩ dự trữ để bổ sung vốn điều lệ)
• Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, • Chênh lệch tỷ giá,
• Chênh lệch đánh giá lại tài sản. – Nợ phải trả:
Nợ phải trả là nguồn vốn được hình thành từ các chủ nợ khác nhau như: Vay của các tổ
chức tài chính, tín dụng, của công chúng, của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các
khoản tạm thời sử dụng chưa đến hạn thanh toán, tài sản thừa chờ xử lý.
Đặc điểm: Nợ phải trả là nguồn vốn bổ sung cho vốn kinh doanh, có tính kỳ hạn, doanh
nghiệp không có quyền sở hữu mà chỉ có quyển sử dụng theo những điều kiện nhất định do chủ nợ qui định.
Cơ cấu: Nợ phải trả gồm nhiều loại khác nhau: Nợ ngắn hạn gồm:
• Vay và nợ ngắn hạn,
• Nợ phải thanh toán cho người bán, người mua trả tiền trước (tín dụng thương mại)
• Nợ phải trả người lao động, lOMoARc PSD|17327243
• Các khoản phải nộp ngân sách. Nợ dài hạn gồm:
• Vay và nợ dài hạn của các tổ chức tài chính, tín dụng,
• Vay dài hạn trên thị trường tài chính bằng các công cụ nợ (trái phiếu công ty, kỳ phiếu,…)
• Phải trả dài hạn người bán.
Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp thường xuyên biến động do sự biến động của
quá trình kinh doanh. Bố trí cơ cấu nguồn vốn hợp lý, tìm nguồn vốn rẻ và kịp thời là
nhiệm vụ quan trong trong việc quản lý vốn kinh doanh.
2.3. Phân loại vốn kinh doanh theo thời gian sử dụng
Cách phân loại nguồn vốn kinh doanh theo thời gian sử dụng dựa trên tiêu thức quyền
sử dụng nguồn vốn để kinh doanh dài hay ngắn.
Theo cách này, nguồn vốn kinh doanh được chia làm hai loại nguồn vốn thường xuyên
và nguồn vốn tạm thời. Tình hình nguồn vốn thực tế của doanh nghiệp theo cách phân
loại này được thể hiện ở bên phải bảng cân đối kế toán (phần nguồn vốn).
– Nguồn vốn thường xuyên:
Nguồn vốn thường xuyên là nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể sử dụng dài hạn vào
hoạt động kinh doanh, ít nhất là trên 1 năm.
Cơ cấu: nguồn vốn thường xuyên bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và nợ vay trung hạn
( vay kỳ hạn trên 1 năm đến đủ 5 năm), vay dài hạn ( vay kỳ hạn trên 5 năm)
– Nguồn vốn tạm thời:
Nguồn vốn tạm thời là nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể sử dụng trong thời hạn ngắn từ 1 năm trở lại.
Cơ cấu: nguồn vốn tạm thời bao gồm các loại • Nợ vay ngắn hạn
• Nợ phải trả cho người bán, người mua
• Vốn chiếm dụng tạm thời ( nợ công nhân viên, khoản phải nộp ngân sách) lOMoARc PSD|17327243
Tuỳ từng loại hình doanh nghiệp, mức độ tỷ lệ giữa nguồn vốn thường xuyên với nguồn
vốn tạm thời có khác nhau, nhưng phải tính tới sự an toàn tài chính. Ngay cả các khoản
nợ dài hạn mà một phần nợ phải trả chỉ còn hạn dưới 1 năm thì khoản nợ dài hạn đó
cũng coi như vốn tạm thời.