-
Thông tin
-
Hỏi đáp
XÁC ĐỊNH HÌNH THỨC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT | Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Xác định hình thức văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) là một phần quan trọng trong hệ thống pháp luật, đặc biệt tại Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp, nơi sinh viên cần nắm rõ các quy định pháp lý liên quan đến lĩnh vực kinh tế và kỹ thuật. Dưới đây là một số nội dung chính về hình thức văn bản quy phạm pháp luật:
Kỹ thuật thủy lực (KTKTCN) 20 tài liệu
Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp 1 K tài liệu
XÁC ĐỊNH HÌNH THỨC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT | Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Xác định hình thức văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) là một phần quan trọng trong hệ thống pháp luật, đặc biệt tại Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp, nơi sinh viên cần nắm rõ các quy định pháp lý liên quan đến lĩnh vực kinh tế và kỹ thuật. Dưới đây là một số nội dung chính về hình thức văn bản quy phạm pháp luật:
Môn: Kỹ thuật thủy lực (KTKTCN) 20 tài liệu
Trường: Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp 1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp
Preview text:
XÁC ĐỊNH HÌNH THỨC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1. Bộ trưởng bộ GD ĐT cần ban hành một VBQPPL về quy chế xét
tốt nghiệp với hệ đại học chính quy. VB trên được ban hành dưới
hình thức pháp lý nào? Vì sao?
- Theo điều 4 Luật ban hành VB QPPL, khoản 8, Bộ trưởng có quyền
ban hành văn bản duy nhất là Thông tư.
- Theo điều 24 cùng bộ luật, khoản 2 nội dung của Thông tư quy định
biện pháp thực hiện các chức năng quản lý nhà nước của mình.
- Ở đây Bộ trưởng bộ giáo dục có quyền ban hành thông tư theo
điều 4, và quy chế xét tốt nghiệp với hệ đại học chính quy là một
biện pháp quản lý nhà nước của bộ trưởng. Do đó phù hợp với nội
dung của một thông tư
- Như vậy Bộ trưởng có quyền ra một văn bản Thông tư.
- Ví dụ: 23/2017/TT-BTBGDĐT
2. Quốc hội ban hành một văn bản quy phạm pháp luật quy định về
một loại thuế mới. VB đó được ban hành dưới hình thức pháp lý
nào? VB quy định chi tiết cho văn bản đó là loại vb gì, vb quy
định chi tiết cho văn bản vừa rồi là vb gì?
- Theo điều 4, Quốc hội có quyền ban hành Luật hoặc Nghị quyết. Theo
điểm c khoản 1 điều 15, quốc hội có quyền ban hành luật để quy định
các chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia, ngân hàng nhà nước,
quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế. Do đó văn bản đề bài yêu
cầu phù hợp với nội dung của một văn bản luật. Như vậy Quốc lOMoAR cPSD| 40190299
Hội sẽ ban hành 1 vb quy phạm pháp luật dưới hình thức văn bản
luật để quy định loại thuế mới. VD: Luật số: 18/2015/QH14.
- Theo khoản 1 điều 19, Chính phủ ban hành nghị định để quy định chi
tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của quốc hội.
- Theo khoản 1 điều 24, Bộ Trưởng bộ Tài Chính có nhiệm vụ quy
định chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong quyết định của thủ
tướng Chính phủ.
3. Có 2 văn bản của Chính phủ: VB Quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng
bộ Công An và VB quyết định của thủ tướng CP về chế độ làm việc
của các thành viên chính phủ. Đâu là VB QPPL và VB ADQPPL
- VB thứ hai là VB quy phạm pháp luật. VB QPPL có chứa các quy tắc
xử sự chung cho mọi người được xác định trong quy tắc đó, ở đây
là mọi người là thành viên chính phủ. Các quy phạm pháp luật trong
văn bản này được áp dụng nhiều lần, với nhiều người, lặp đi lặp lại
với nhiều chủ thể khác nhau thoả mãn là thành viên chính phủ.
- VB thứ nhất là VB áp dụng QPPL. Văn bản áp dụng QPPL cũng chứa
các quy tắc xử sự nhưng cá thể hoá, đặt ra cho một cá nhân nhất định
là người được bổ nhiệm vai trò thứ trưởng bộ công an, đồng nghĩa
với việc xác lập quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể của thứ trưởng bộ
công an với người được bổ nhiệm đó. Văn bản áp dụng QPPL này chỉ
được sử dụng một lần, với một người là người được bổ nhiệm này.
4. Bộ trưởng BGD ĐT phát hiện VB do Bộ X phát hành có nội dung
về giáo dục, đào tạo mà trái pháp luật. Bộ trưởng BGD-ĐT làm gì để xử lí? lOMoAR cPSD| 40190299
- Theo điều 166, Bộ trưởng bộ gd-đt có quyền đề nghị Thủ tướng
Chính phủ đình chỉ…..
PHÂN TÍCH CƠ CẤU CỦA QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1. Người nào thấy người khác đang trong tình trạng nguy hiểm
tính mnạg, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả
người đó chết thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến
2năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm
- Giả định gồm: “Người nào thấy nguoiwf khác đang trong tình trạng
nguy hiểm tính mạng mà có điều kiện cứu giúp lại không cứu giúp dẫn
đến hậu quả người đó chết”. Bởi vì phần này nêu ra hoàn cảnh, đối
tượng áp dụng quy phạm pháp luật này, và điều kiện của nó.
- Quy định ở đây không được thể hiện rõ: Người nào thấy người
khác đang trong tình trạng nguy hiểm tính mạng mà có điều kiện
thì phải cứu giúp
- Chế tài gồm: “phạt cảnh cáo…..”. Phần này quy định các hậu quả bất lợi
mà đối tượng được nêu ra ở phần giả định khi không thực hiện những
điều đã nêu ở phần quy định
2. Người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp
đồng lao động với lao động nữ vì lý do kết hôn, sinh con, nuôi
con dưới 12 tháng tuổi.
- Giả định: Người sử dụng lao động có hợp đồng lao động với lao
động nữ kết hôn, sinh con…. (Gthích:…)
- Quy định: người sử dụng lao động được nêu ra ở phần giả định
không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (Gthích…)
- Chế tài: được quy định ở một điều luật khác lOMoAR cPSD| 40190299
3. Công dân nước CHXHCN VN là người có quốc tịch Việt Nam -
Đây là một quy phạm pháp luật đặc biệt mang tính định nghĩa.
4. Người nào quảng cáo gian dối về hàng hoá, dịch vụ gây hậu quả
nghiêm trọng đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị
kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì bị phạt tiền….”
- Giả định: Người quảng cáo gian dối về hàng hoá, dịch vụ….. chưa
được xoá án tích mà còn vi phạm - Chế tài: ….
- Quy định: Người nào đã bị xử phạt hành chính về hành vi….. thì không
được phép vi phạm. Và được quy định thêm ở trong các điều luật khác
5. Phân tích cơ cấu quy phạm pháp luật trong điều luật sau: Khoản
1, điều 151, Bộ luật hình sự 2015: Tội mua bán người dưới 16 tuổi
“ Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt
tù từ 9 năm đến 12 năm:
a) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao, nhận
tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo;
b) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình
dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;
c) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực
hiện hành vi qui định tại điểm a hoặc điểm b khoản này.” lOMoAR cPSD| 40190299
- Giả định: Người thực hiện 1 trong các hành vi: chuyển giao… (được nêu
ở phần a,b,c). Vì nội dung này nêu ra hoàn cảnh, điều kiện và đối tượng
áp dụng quy phạm pháp luật này
- Quy định: Không được thực hiện các hành vi đã nêu ra ở giả định
- Chế tài: bị phạt tù từ 9 đến 12 năm. Vì nội dung này quy định hậu quả
bất lợi mà người không tuân thủ theo quy định sẽ phải gánh chịu.
6. Điều 39 khoản 1 Luật xử lí vi phạm hành chính 2012 quy định:
“Chiến sĩ CAND đang thi hành công vụ có quyền: a. Phạt cảnh cáo b.
Phạt tiền đến 1% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tƣơng ứng quy
định tại điều 24 của luật này nhƣng không quá 500.000 đồng”
- Giả định: Chiến sĩ CAND đang thi hành công vụ
- Quy định: Chiến sĩ CAND đang thi hành công vụ có quyền thực hiện
các việc được nêu ra ở phần a và phần b
- Chế tài được quy định ở các điêuf luật khác
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
Dạng 1: Khiếu nại, khiếu kiện hành chính
1. Chi cục trưởng Chi cục Thuế quận H thành phố Hà ra quyết định
truy thu của công ty Tân Phát 100 triệu đồng tiền thuế giá trị gia
tăng trong năm 2012. Công ty Tân Phát cho rằng quyết định trên
là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình
nên đã làm đơn khiếu nại
a. Trong trường hợp này, đơn khiếu nại của công ty Tân Phát
phải gửi đến đâu? Vì sao? lOMoAR cPSD| 40190299
b. Nếu cơ quan mà bạn cho là có thẩm quyền ở mục a đã giải quyết
khiếu nại mà công ty Tân Phát vẫn không đồng ý với cách giải
quyết đó thì công ty này có thể tiếp tục bảo về quyền lợi của mình
bằng những thủ tục pháp lí gì? Vì sao?
a) Căn cứ vào khoản 1 điều 7 Luật khiếu nại 2011, khi có căn cứ
cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật,
xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người
khiếu nại thực hiện khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định
hành chính. Như vậy trong trường hợp này, công ty Tân Phát phải
thực hiện gửi đơn khiếu nại đến chính người ra quyết định truy thu
là Chi Cục trưởng Chi cục Thuế quận H
b) Nếu chưa đồng ý với cách giải quyết đó, công ty này có quyền
khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm
quyền giải quyết khiếu nại lần đầu (Chi cục trưởng Chi cục Thuế quận
H thành phố HN) là Cục trưởng Cục Thuế TPHN hoặc khởi tố vụ án
hành chính tại Toà án theo quy định của Luật tố tụng hành chính. Nếu
vẫn chưa đồng ý với cách giải quyết của Cục trưởng Cục Thuế TPHN
thì côngg ty cũng có quyền khởi tố vụ án tại Toà án.
Dạng 2: Trách nhiệm pháp lý
1. Anh A dí súng vào đầu anh B yêu cầu dùng dao đâm chết cô C. Anh
B thực hiện theo, cô C chết. Trong trường hợp này, hành vi của anh
B có phải chịu trách nhiệm pháp lý không vì sao?
- Trách nhiệm pháp lý là những hậu quả bất lợi mà theo quy định của
pháp luật chủ thể vi phạm pháp luật phải gánh chịu.
- Trước hết, ta xem xét hành vi của anh B có phải là hành vi vi phạm pháp
luật không. Hành vi vi phạm pháp luật là một hành vi xác định, chứa lOMoAR cPSD| 40190299
đựng lỗi của chủ thể, gây ảnh hưởng, xâm phạm đến các quan hệ xã
hội được nhà nước bảo vệ, được thực hiện bởi chủ thể có năng lực
trách nhiệm pháp lý.
- Trong trường hợp này, hành động bắn chết cô C của anh B là hoàn
toàn xác định, nó được biểu hiện ra bằng hành động cụ thể, đã
gây ra hậu quả xác định là cô C chết
- Hành vi của anh B đã xâm phạm đến tính mạng của cô C, là một
hành vi trái với pháp luật, trong luật pháp đã có quy định cấm giết
người nhưng anh C vẫn thực hiện
- Hành vi của anh B không có lỗi. Lỗi là trạng thái tâm lí chủ quan bên trong
của chủ thể đối với hành vi của mình và hành vi đó gây ra cho xã hội.
Lỗi được xác định dưới 2 phương diện lý trí và ý chí. Ở phương diện lý
trí, anh B có đầy đủ khả năng nhận thức hành vi của mình và hiểu được
hậu quả của hành vi đó là cô C sẽ chết, và anh B hoàn toàn
điều khiển được hành vi của mình. Tuy nhiên trên phương diện ý chí,
ở vào hoàn cảnh này, anh B không hề có lựa chọn nào khác. Pháp luật
không quy định yêu cầu phải chấp nhận hi sinh mạng sống của mình,
chết thay người khác, anh B chỉ có lựa chọn duy nhất là giết cô C. Do
đó, anh B không có lỗi
- Như vậy, anh B không có lỗi do đó hành vi này không phải hành vi
vi phạm pháp luật, anh B không phải chịu trách nhiệm pháp lý.
2. Anh Bình là nhân viên lái xe taxi. Trong một ngày làm việc, anh
Bình uống rượu say, điều khiển xe quá tốc độ quy định, gây ra tai
nạn. Hậu quả làm chị Hoa đi xe máy ngược chiều bị thương nhẹ,
xe máy bị hỏng, ô tô của hãng taxi bị xây xước. trách nhiệm pháp
lý nào được áp dụng trong trường hợp này vì sao? Nếu chị Hoa lOMoAR cPSD| 40190299
chết thì trách nhiệm pháp lý anh Bình phải gánh chịu thay đổi như thế nào?
- Trách nhiệm hành chính: anh Bình đã thực hhiện hành vi vi phạm hành
chính về giao thông đường bộ: “uống rượu say, điều khiển xe quá
tốc độ quy định dẫn đến gây tai nạn”. Nhưng tai nạn chưa gây ra
hậu quả nghiêm trọng. Vì hành vi này vi phạm quy tắc quản lý của
nhà nước về luật giao thông đường bộ nhưng chưa đến mức nguy
hiểm được coi là tội phạm. Chủ thể bị áp dụng trách nhiệm hành
chính ở đây là anh Bình, người trực tiếp thực hiện hành vi.
- Trách nhiệm dân sự: anh Bình khiến cho xe máy của chị Hoa xây xước
và chị Hoa bị thương nhẹ, như vậy anh Bình đã xâm phạm đến sức
khoẻ và tài sản của chị Hoa nên đã vi phạm dân sự. Trách nhiệm dân
sự ở đây là phải bồi thường thiệt hại cho chị Hoa. Nhưng trong điều
597 Bộ Luật dân sự quy định, Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do
người của mình gây râ trong khi thực hiện nhiệm vụ mà pháp nhân
giao cho, do vậy, công ty taxi chủ quản của anh Bình phải thực hiện việc
bồi thường đối với chị Hoa. Điều 597 cũng ghi rõ pháp nhân có
quyền yêu cầu người có lỗi (ở đây là anh Bình) thực hiện hoàn trả
một khoản tiền theo quy định của pháp luật.
- Trách nhiệm kỉ luật: Anh Bình đã vi phạm kỉ luật của công ty khi
uống rượu say và đi quá tốc độ khi đang lái xe trong giờ làm việc,
anh bình sẽ phải chịu trách nhiệm kỉ luật với công ty.
- Nếu chị Hoa chết, trách nhiệm hành chính sẽ được thay bằng trách
nhiệm hình sự, hành động của anh Bình đã được coi là phạm tội, phải
chịu hình phạt của pháp luật cho hành vi của chính mình gây ra. Chủ
thể áp dụng trách nhiệm cho hành vi vi phạm hình sự là anh Bình. lOMoAR cPSD| 40190299
3. Điều 177 Khoản 1 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội sử dụng trái
phép tài sản như sau: “Người nào vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài
sản của ngƣời khác có giá trị từ một trăm triệu đồng đến dưới năm
trăm triệu đồng đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi
này hoặc đã bị kết án về tội này, chƣa đƣợc xoá án tích mà còn vi
phạm, hoặc tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn
hóa trừ trƣờng hợp quy định tại điêu 220 của Bộ luật này thì bị
phạt tiền từ mƣời triệu đồng đến năm mƣơi triệu đồng phạt cải tạo
không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng
đến hai năm”.
Hãy xác định độ tuổi tối thiểu của một ngƣời phải chịu trách nhiệm
hình sự khi thực hiện một hành vi quy định tại Khoản 1 Điều 177 này. Vì sao?
- Hình phạt tối đa của điều luật này là phạt cải tạo không giam giữ
đến hai năm. Theo điều 9 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì đây được
xếp vào loại tội phạm ít nghiệm trọng, có tính châst và mức độ nguy
hiểm cho xã hội không lớn.
- Theo quy định tại điều 12, người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ
16 tuổi thì chỉ chịu trách nhiệm hình sự về một số tội xác định trong
đó không có tội được quy định ở điều luật trên và các tội phạm rất
nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng được quy định. Do đó, độ
tuổi tối thiểu phải chịu trách nhiệm hình sự cho hành vi trái pháp luật
trên là từ đủ 16 tuổi trở lên. lOMoAR cPSD| 40190299
Dạng 3: Xử lí vi phạm
1. Chiến sĩ cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ phát hiện hành vi
vi phạm luật an toàn giao thông trên đường. Chiến sĩ cs sẽ phải làm
thủ tục pháp lý như thế nào nếu cho rằng hành vi vi phạm thuộc
trường hợp phạt tiền 200 nghìn, thủ tục sẽ thế nào nếu hành
vi đó phải chịu phạt tiền 500 nghìn?
- Xét về thẩm quyền của chiến sĩ cảnh sát giao thông đang làm nhiệm
vụ. Theo khoản 1 điều 39, Chiến sĩ cảnh sát có thẩm quyền phạt tiền
đến 1% mức tiền phạt tối đa với lĩnh vực tương ứng quy định tại điều
24. Tại điều 24 quy định phạt tiền đến 40 triệu đônfg với các trường
hợp vi phạm giao thông đường bộ. do đó, chiến sĩ cảnh sát chỉ có thẩm
quyền phạt đến 400 nghìn đồng, do đó ở trường hợp 2, chiến sĩ không
có quyền phạt.
- Thủ tục xử phạt hành vi vi phạm hành chính được áp dụng là thủ
tục xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản vì theo khoản
1…… Thủ tục được thực hiện như sau: Buộc chấm dứt hành vi vi
phạm hành chính thực hiện bằng lời nói, hiệu lệnh, còi,…. Ra quyết
định dxử phạt tại chỗ, ghi rõ ngày tháng năm….
2. Trưởng Công An xã phát hiện 1 ổ đánh bạc và đã xử lí như sau:
- Cảnh cáo 7 người bao gồm 4 người đang thực hiện hành vi trực
tiếp đánh bạc và 3 người ngồi xem
- Phạt tiền 4 người trực tiếp đánh bạc: 1 triệu 200 nghìn mỗi ng
- Tịch thu toàn bộ tang vật, phương tiện trên chiếu bạc
Nhận xét về việc xử lí nói trên? lOMoAR cPSD| 40190299
- Trước tiên về thẩm quyền, Trưởng Công an xã theo khoản 3 điêuf 39
có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 5% mức tiền phạt tối đa đối với
lĩnh vực tương ứng đc quy định tại điều 24 nhưng không quá 2
triệu 5, có quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có
giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định bên trên. Tại
điều 24 quy định phạt tiền đến 40 triệu đồng với hành vi tệ nạn xã hội,
do đó Trưởng Công an xã đã thực hiện đúng thẩm quyền của mình.
- Về việc áp dụng các hình thức xử phạt:
+ Người trực tiếp đánh bạc đã bị áp dụng 2 hình thức xử phạt chính
đồng thời là cảnh cáo và phạt tiền. Điều này đã vi phạm khoản 3 điều 21.
+ Những người ngồi xem chỉ bị áp dụng 1 hình thức xử phạt chính
là cảnh cáo và các hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật….
đã đúng với quy định của pháp luật.