Xây dựng chủ quyền biển đảo Việt Nam | Lý thuyết Môn Giáo dục quốc phòng an ninh II Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
Việt Nam là quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của biển Đông, có bờ biển dài trên 3260km trải dài từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (An Giang). Vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của các nước: Trung Quốc, Campuchia, Philipin, Malaxia, Brunây, Indonexia, Xingapo, Thái Lan. Vùng biển nước ta bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Giáo dục quốc phòng HP II
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
I. Khái quát về biển đảo Việt Nam
1. Vị trí địa lý, diện tích và tầm quan trọng của biển đảo Việt Nam
a) Vị trí địa lý và diện tích biển đảo Việt Nam
Việt Nam là quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của biển Đông, có bờ biển
dài trên 3260km trải dài từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (An Giang).
Vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của các nước: Trung Quốc,
Campuchia, Philipin, Malaxia, Brunây, Indonexia, Xingapo, Thái Lan. Vùng biển
nước ta bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về
kinh tế và thềm lục địa. Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm
1982, nước ta có diện tích biển khoảng trên 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất
liền, chiếm gần 30% diện tích Biển Đông (cả Biển Đông gần 3,5 triệu km2)
b) Tầm quan trọng của biển đảo Việt Nam
- Là địa bàn quan trọng để phát triển kinh tế đất nước như thủy sản, dầu khí, đóng tàu, du lịch,...
- Là nơi án ngữ các trục giao thông huyết mạch trên biển.
- Là nơi trao đổi và hội nhập của nhiều nền văn hóa.
- Là môi trường tác chiến quan trọng trong chiến lực bảo vệ Tổ quốc.
2. Các quần đảo và đảo quan trọng
Vùng biển nước ta có khoảng 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ và 2 quần đảo xa bờ là
Hoàng Sa (thuộc Thành phố Đà Nẵng) và Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa) ,
được phân bố khá đều theo chiều dài của bờ biển đất nước, với vị trí đặc biệt quan
trọng như một tuyến phòng thủ tiền tiêu để bảo vệ sườn phía Đông của đất nước.
Một số đảo ven bờ còn có vị trí quan trọng được sử dụng làm các điểm mốc quốc
gia trên biển để thiết lập đường cơ sở ven bờ lục địa Việt Nam, từ đó xác định vùng
nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa,
làm cơ sở pháp lý để bảo vệ chủ quyền quốc gia trên các vùng biển.
3. Tài nguyên thiên nhiên và môi trường biển
Vùng biển Việt Nam giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản.
- Tài nguyên khoáng sản: Khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhiều nhất
là dầu khí. Hai bể dầu lớn nhất hiện đang được khai thác là Nam Côn Sơn và Cửu
Long. Các bãi cát ven biển có trữ lượng lớn titan là nguồn nguyên liệu quý cho
ngành công nghiệp. Vùng biển nước ta còn thuận lợi làm muối, nhất là ven biển Nam Trung Bộ.
- Tài nguyên hải sản: Sinh vật biển Đông tiêu biểu cho hệ sinh vật vùng biển
nhiệt đới nhiều thành phần loài và có nănng suất sinh học cao. Có trên 2000 loài
cá, hơn 100 loài tôm, khoảng vài chục loài mực, hàng nghìn loài sinh vật phù du và
sinh vật đáy khác. Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có nguồn tài nguyên quý
giá là các rạn san hô cùng đông đảo các loài sinh vật khác.
4. Hệ thống pháp luật về biển đảo
Để tạo điều kiện cho việc quản lý, khai thác, bảo vệ tài nguyên cũng như giữ
vững chủ quyền biển, đảo, đến nay, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật
liên quan đến biển, trong đó có thể kể đến một số văn bản quan trọng sau:
- Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam các năm 2003.
- Luật Biên giới quốc gia nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam số 06/2003/QH11 năm 2003.
- Luật Thủy sản số 18/2017/QH14.
- Luật Hàng hải Việt Nam số 95/2015/QH13.
- Luật Biển Việt Nam số 18/2012/QH13.
- Pháp lệnh lực lượng Cảnh sát Biển Việt Nam số 33/2018/QH14.
II. Tình hình tranh chấp biển đảo và hậu quả
1. Thực trạng tranh chấp biển đảo
Như đa số chúng ta đã biết, Việt Nam từ lâu nay luôn có một mối tranh chấp
liên quan đến biển Đông với quốc gia láng giềng là Trung Quốc. Trung Quốc đã có
nhiều hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông bao gồm:
+ Xây dựng trái phép các đảo nhân tạo trên vùng biển thuộc chủ quyền của
Việt Nam, bao gồm quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
+ Triển khai các lực lượng quân sự, hải cảnh và ngư dân trái phép trên các
vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
+ Tiến hành các hoạt động thăm dò, khai thác tài nguyên trái phép trên vùng
biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Ngoài ra, Trung Quốc còn có nhiều hành động khác nhằm gây áp lực, đe dọa
Việt Nam và các nước khác trong khu vực như:
+ Tuyên bố "đường lưỡi bò" phi pháp.
+ Tiến hành các cuộc tuần tra, kiểm tra, giám sát trái phép trên vùng biển của Việt Nam.
+ Tuyên bố vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trái phép trên Biển Đông.
2. Hậu quả của tranh chấp biển đảo
Tranh chấp biển đảo ở Biển Đông đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, bao gồm:
+ Gây mất ổn định, an ninh và hòa bình ở khu vực: Tranh chấp biển đảo đã
làm gia tăng căng thẳng, đối đầu giữa các nước trong khu vực, gây bất ổn cho môi
trường chính trị, an ninh và hòa bình ở Biển Đông.
+ Ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước trong khu vực,
đặc biệt là các nước có vùng biển tranh chấp.
+ Gây chia rẽ, mất đoàn kết trong khu vực: Tranh chấp biển đảo đã làm gia
tăng sự nghi kỵ, đối đầu giữa các nước trong khu vực, gây chia rẽ, mất đoàn kết.
III. Chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước Việt Nam
Chủ trương nhất quán của Việt Nam là các tranh chấp ở Biển Đông giữa các
bên liên quan cần được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với pháp
luật quốc tế, nhất là công ước Liên Hợp Quốc về luật biển năm 1982 (UNCLOS),
tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý, đóng góp cho hòa bình và hợp tác ở Biển Đông.
IV. Xây dựng chủ quyền biển đảo trong tình hình mới
- Phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền: Bảo vệ các tài nguyên
biển đảo, như các loài cá, tảo biển, và dầu mỏ, từ sự khai thác không bền vững.
Điều này không chỉ giúp bảo vệ chủ quyền, mà còn tạo ra cơ hội kinh doanh bền vững.
-Tăng cường quốc phòng, an ninh biển đảo: Đầu tư vào việc nâng cấp và mở
rộng lực lượng quốc phòng, bao gồm cả hải quân. Điều này có thể bao gồm việc
mua sắm và nâng cấp trang bị, tàu chiến, và công nghệ quốc phòng hiện đại.
- Kết hợp sức mạnh quốc gia với sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc:
Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Điều này có thể bao gồm việc tạo ra các chương trình tình nguyện, tổ chức các sự
kiện cộng đồng, và khuyến khích sự tham gia của công dân trong việc bảo vệ môi trường biển.
- Hợp tác quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế: Có nhiều tổ
chức quốc tế như Liên Hợp Quốc, ASEAN, và các tổ chức khác có thể giúp trong
việc giải quyết các tranh chấp và tăng cường hợp tác về biển đảo.
V. Trách nhiệm của sinh viên
- Nâng cao nhận thức về chủ quyền biển đảo: Sinh viên cần tích cực học tập,
nghiên cứu về lịch sử, pháp lý, và tầm quan trọng của biển đảo Việt Nam. Tham
gia các hội thảo, diễn đàn, cuộc thi về biển đảo để nâng cao nhận thức cho bản thân và cộng đồng.
- Rèn luyện bản lĩnh và kỹ năng: Học tập tốt các kiến thức chuyên môn, rèn luyện
sức khỏe, học ngoại ngữ.
- Tham gia các hoạt động thực tế: Sinh viên có thể tham gia các hoạt động tình
nguyện tại các đảo, góp phần và phát triển đời sống cho người dân trên đảo.
- Góp phần xây dựng đất nước: Sinh viên cần học tập và nghiên cứu khoa học,
đồng thời cần tham gia vào các hoạt động đối ngoại. VI. Kết luận
Vậy là chúng ta đã đi qua 5 phần nội dung chính làm rõ chủ đề thuyết trình
của ngày hôm nay, minh xin tóm tắt lại 1 lần nữa tổng quan lại về những nội dung
cốt lõi của bài thuyết trình hôm nay. Cụ thể là:
Nội dung xây dựng chủ quyền biển đảo Việt Nam gồm có các mục như:
khẳng định chủ quyền, phát triển kinh tế, quốc phòng - an ninh và hợp tác quốc tế.
Và trong công cuộc bảo vệ biển đảo thân yêu, người sinh viên có các trách
nhiệm như là nâng cao nhận thức, rèn luyện bản lĩnh và kĩ năng, truyền thông và
các hoạt động thực tế.
Ngoài những trách nhiệm trên, sinh viên cũng cần lưu ý:
- Cần tiếp cận thông tin từ các nguồn chính thống, tránh tin giả, tin đồn thất thiệt.
- Phản bác các luận điệu sai trái về chủ quyền biển đảo một cách tỉnh táo, văn minh và thuyết phục.
- Tham gia các hoạt động bảo vệ biển đảo một cách có tổ chức, đảm bảo an
toàn cho bản thân và cộng đồng.
Bảo vệ biển đảo là trách nhiệm chung của toàn dân tộc. Và sinh viên là tầng
lớp trẻ quan trọng, cần ý thức được trách nhiệm của bản thân và tích cực tham gia
các hoạt động bảo vệ biển đảo. Hãy chung tay góp sức để giữ gìn biển đảo quê
hương cho thế hệ mai sau. Sinh viên là lực lượng trẻ, có tri thức và nhiệt huyết,
đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam.