Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Lịch sử hình thành. Cụm di tích lịch sử đền Trần. Các công trình trong khu di tích đền Trần – Nam Định. Thực trạng. Giải pháp. Đề tài khoa học, các cuộc hội thảo khoa học liên quan đến di tích. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Preview text:
A. MỞ ĐẦU.......................................................................................................................................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................................................................................................................................... 3
2. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................................................................................................................................... 3
3. Cấu trúc tiểu luận............................................................................................................................................................................................................... 3
B. NỘI DUNG....................................................................................................................................................................................................................... 3
PHẦN 1: VÀI NÉT VỀ ĐỀN TRẦN – NAM ĐỊNH.............................................................................................................................................................. 3
1. Lịch sử hình thành...............................................................................................................................................................................................................
2. Cụm di tích lịch sử đền Trần.................................................................................................................................................................................................
3. Các công trình trong khu di tích đền Trần – Nam Định............................................................................................................................................................
3.1. Đền Thiên Trường............................................................................................................................................................................................................
3.2. Đền Cố Trạch...................................................................................................................................................................................................................
3.3. Đền Trùng Hoa................................................................................................................................................................................................................
3.4. Lễ hội đền Trần................................................................................................................................................................................................................
PHẦN 2: CHÍNH SÁCH CỦA ĐỊA PHƯƠNG ĐỐI VỚI DI TÍCH ĐỀN TRẦN.................................................................................................................. 7
1. Thực trạng.......................................................................................................................................................................................................................... 2. Giải pháp 9
2.1. Đề tài khoa học, các cuộc hội thảo khoa học liên quan đến di tích.........................................................................................................................................
2.2. Nguyên tắc thực hiện.......................................................................................................................................................................................................
C. KẾT LUẬN CHUNG...................................................................................................................................................................................................... 11
D. LỜI CẢM ƠN................................................................................................................................................................................................................. 11
E. TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................................................................................................... 11 A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Di sản văn hóa luôn được xác định là tài sản vô giá của mỗi dân tộc, mỗi địa phương và mỗi quốc gia, và cả nhân loại, là bằng chứng
sinh động, xác thực, cụ thể nhất về đặc điểm văn hóa của từng cộng đồng, địa phương, dân tộc. Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa
vừa nhằm mục đích giữ gìn những tinh hoa văn hóa truyền thống, vừa kế thừa và khai thác giá trị của di sản phục vụ cho quá trình
xây dựng kinh tế - xã hội của đất nước.
Đặc biệt trong bối cảnh giao lưu, hội nhập quốc tế mạnh mẽ như hiện nay văn hóa dân tộc nói chung và di sản văn hóa nói riêng đã
và đang phải đối mặt với nhiều thời cơ và thách thức lớn. Nhằm thực hiện mục tiêu “xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc” đã có không ít công trình nghiên cứu về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của các học giả trong và ngoài nước.
2. Mục đích nghiên cứu
Đưa ra cái nhìn toàn diện về thực trạng quá trình bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa di tích và lễ hội đền Trần. Qua đó đề xuất
một số giải pháp trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa đền Trần, TP Nam Định nhằm đưa di sản văn hóa này ngày càng thu
hút đông đảo quần chúng, trở thành những giá trị văn hóa tốt đẹp, đưa tín ngưỡng Đức Thánh Trần trở thành niềm tin tâm linh sâu
sắc trong tiềm thức người dân Việt.
3. Cấu trúc tiểu luận
- Phần 1: Vài nét về đền Trần - Nam Định
- Phần 2: Chính sách của địa phương đối với di tích đền Trần B. NỘI DUNG
PHẦN 1: VÀI NÉT VỀ ĐỀN TRẦN – NAM ĐỊNH
Cứ đầu xuân năm mới những địa điểm như: hội Phủ Dầy (Nam Định); đền Sòng (Thanh Hóa); chùa Hương (Hà Nội); đền Bà Chúa
Kho (Bắc Ninh),…hay bất kì đền chùa nào nổi tiếng bởi tính “thiêng” mà người ta đồn thổi nhau thì nhân dân đều kéo nhau đến thắp
hương, cầu tài lộc, công danh, … Lễ hội đền Trần, tỉnh Nam Định là một trong những lễ hội được phục dựng và thu hút đông đảo sự
tham gia của du khách thập phương từ mọi miền đất nước.
1. Lịch sử hình thành
Trấn Sơn Nam Hạ xưa (nay là thành phố Nam Định) còn được gọi là phủ Thiên Trường – một vùng đất địa linh nhân kiệt, với hào
khí Đông A rực rỡ đất trời, được coi là kinh đô thứ hai sau kinh thành Thăng Long của thế kỷ XIII - XIV.
Nơi đây đã sản sinh ra những vị vua anh minh, những tướng lĩnh kiệt xuất làm nên ba 2 lần chiến thắng vang dội của dân tộc Việt
Nam đánh bại quân xâm lược Nguyên Mông, cùng truyền thống hiếu học góp phần gây dựng nên vương triều Trần hùng mạnh, trở
thành một trong những triều đại đỉnh cao của chế độ phong kiến ở nước ta.
Ngày nay dấu ấn đó còn lưu lại tại di tích và lễ hội đền Trần, nay thuộc phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định. Di tích lịch sử văn
hóa đền Trần là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của tỉnh. Hiện nay dưới lòng đất khu vực quanh đền Trần còn rất
nhiều dấu tích của hành cung Thiên Trường xưa mà qua các đợt khảo cổ học các nhà nghiên cứu đã khai quật được như: các dải gạch
ngói vụn tạo dáng hình hoa chanh viền quanh nền của kiến trúc, đường ống thoát nước được xếp bằng gạch hoặc các ống cống
tròn…. Về công trình kiến trúc được xây dựng lại từ thế kỉ XVII là một ngôi nhà thờ đại tôn họ Trần, đến thời nhà Nguyễn trải qua
nhiều lần trùng tu, dựng thêm một số gian còn lưu lại như công trình kiến trúc ngày nay.
Ngày 15/10/2007, Thủ tướng chính phủ đã quyết định phê chuẩn xây dựng Dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích lịch
sử văn hóa thời Trần ở Nam Định. Nhận thấy được giá trị khoa học và lịch sử lớn của triều Trần. Ngày 27/9/2012 khu di tích lịch sử
văn hóa đền Trần - chùa Tháp được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt do Thủ tướng chính phủ kí quyết định. Ngày 19/12/2014 lễ
hội đền Trần được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
2. Cụm di tích lịch sử đền Trần
Khu di tích Đền Trần Nam Định là ngôi đền thờ 14 vị vua nhà Trần cùng gia quyến và các quan lại có công phù tá. Nơi đây còn nổi
tiếng với Lễ dâng hương khai ấn Đền Trần đầu xuân và Hội Đền Trần tháng tám âm lịch hàng năm.
Lễ hội đền Trần bao gồm hai kỳ lễ hội lớn trong năm là lễ khai ấn tổ chức vào đêm 14 tháng giêng và lễ hội tháng Tám nhân ngày kỵ
Đức Thánh Trần vào dịp 20 tháng tám âm lịch hàng năm.
Đặc biệt lễ khai ấn được tổ chức vào đêm 14 tháng giêng hàng năm là một trong những lễ hội lớn của tỉnh, trong khoảng hơn mười
năm trở lại đây nó đã vượt ra khỏi phạm vi hương thôn Tức Mặc, trở thành một lễ hội của quốc gia, thu hút được hàng vạn du khách
trên khắp mọi miền đất nước. Trải qua từng thời kì lễ khai ấn tại đền Trần Nam Định đã có những giai đoạn phát triển khác nhau. Từ
một nghi lễ cung đình của vua quan triều Trần trở thành một nghi lễ lưu truyền trong dòng họ Trần được tổ chức bởi các vị cao niên
trong làng và đến ngày nay tục lệ này được Nhà nước hóa. Vì vậy lễ khai ấn được diễn ra tại một không gian thiêng (quần thể di tích
văn hóa Trần – hành cung Thiên Trường xưa), vào thời gian thiêng (canh Tý đêm ngày 14 tháng giêng – thời gian mà các quan chức,
nhân dân mở đầu cho một năm lao động, làm việc mới) và tính thiêng của “lá ấn” được đóng vào canh Tý đêm ngày 14 tháng giêng.
Qua đó có thể thấy di tích và lễ hội đền Trần, TP Nam Định chứa đựng giá trị di sản văn hóa lớn của một triều đại phong kiến Việt
Nam. Do đó vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của quốc gia, dân tộc.
3. Các công trình trong khu di tích đền Trần – Nam Định
Khu di tích đền Trần – Nam Định bao gồm 3 công trình kiến trúc chính là: đền Thiên Trường, đền Cố Trạch và đền Trùng Hoa, có
kiểu dáng chung và quy mô ngang nhau. Phía trước có cổng ngũ môn. Qua cổng là một hồ nước hình chữ nhật. Chính giữa phía sau
hồ là đền Thiên Trường
3.1. Đền Thiên Trường
Đền Thiên Trường thường gọi Đền Thượng, tọa lạc ở vị trí trung tâm của khu di tích Đền Trần Nam Định. Đền được xây trên
nền Thái Miếu và cung Trùng Quang của nhà Trần mà trước nữa là nhà thờ tộc của họ Trần. Cung Trùng Quang là nơi các thái
thượng hoàng nhà Trần sống và làm việc. Kiến trúc Đền Thiên Trường hiện nay gồm có tiền đường, trung đường, chính tẩm, thiêu
hương, 2 dãy tả hữu vu, 2 dãy tả hữu ống muống, 2 dãy giải vũ Đông Tây. Tổng cộng có 9 tòa, 31 gian. Khung đền được dựng bằng
gỗ lim, mái lợp ngói, nền lát gạch.
Tiền đường là nơi để ban thờ và bài vị của các quan có công lớn phù tá nhà Trần. Trung đường đặt bài vị của 14 hoàng đế nhà Trần.
Chính tẩm thờ tự 4 vị thủy tổ họ Trần, và các phu nhân, hoàng phi. Tòa thiêu hương (kinh đàn) đặt ban thờ và bài vị của các công thần nhà Trần.
3.2. Đền Cố Trạch
Đền Cố Trạch thường gọi là Đền Hạ, nằm ở mặt Đông của khu di tích Đền Trần Nam Định. Tiền đường đặt bài vị 3 gia tướng thân
tín của Trần Hưng Đạo là Phạm Ngộ, Phạm Ngũ Lão và Nguyễn Chế Nghĩa. Trung đường thờ bài vị và tượng của Trần Hưng Đạo, 4
người con trai, Phạm Ngũ Lão và các tả hữu tướng quân. Chính tẩm đặt bài vị cha mẹ, Trần Hưng Đạo và vợ (công chúa Thiên
Thành), 4 con trai và 4 con dâu, con gái và con rể.
Thiêu hương (kinh đàn) đặt long đình, trong có tượng Trần Hưng Đạo cùng 9 pho tượng Phật. Gian tả vu đặt bài vị Trương Hán Siêu,
Phạm Thiện Nhân và các văn thần triều Trần. Gian hữu vu đặt bài vị các võ thần triều Trần, bài vị Trần Công và các thân nhân họ Trần. 3.3. Đền Trùng Hoa
Đền Trùng Hoa nằm ở mặt phía Tây của khu di tích Đền Trần. Đền được xây dựng mới từ năm 2000, trên nền cung Trùng Hoa xưa –
nơi các hoàng đế nhà Trần về tham vấn các vị thái thượng hoàng. Trong đền Trùng Hoa có 14 pho tượng được đúc bằng đồng của 14
hoàng đế nhà Trần đặt tại tòa trung đường và tòa chính tẩm. Tòa thiêu hương đặt ngai và bài vị thờ hội đồng các quan. Gian tả vu thờ
các quan văn. Gian hữu vu thờ các quan võ.
3.4. Lễ hội đền Trần
Hàng năm, tại khu di tích Đền Trần Nam Định sẽ diễn ra 2 lễ hội lớn, đó là Lễ khai ấn Đền Trần đầu xuân và Hội Đền Trần tháng
tám, thu hút đông đảo người dân địa phương cùng du khách thập phương về dự, tri ân công đức của 14 vị vua Trần và cầu mong những điều tốt đẹp.
PHẦN 2: CHÍNH SÁCH CỦA ĐỊA PHƯƠNG ĐỐI VỚI DI TÍCH ĐỀN TRẦN 1. Thực trạng
Có thể coi Lễ hội đền Trần (Nam Ðịnh) là một điểm hội đủ các vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ đề thế nào là bảo tồn và phát huy di
sản văn hóa truyền thống trong đời sống đương đại. Phải thừa nhận rằng, nhận thức của cộng đồng về giá trị của lễ hội đền Trần và
ấn Trần miếu tự điển còn sai lệch. Khi tổ chức lễ hội, mới chỉ chú trọng khâu phát ấn, chưa chú trọng thỏa đáng việc khôi phục các
nghi thức truyền thống vốn có trong dân gian, nên nói tới lễ hội đền Trần người dân chỉ biết nói tới phát ấn, không biết đến các giá trị văn hóa khác.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng tổ chức lễ hội đền Trần đã bị thương mại hóa, không kiểm soát được toàn bộ diễn trình của lễ hội,
đặc biệt vào thời điểm phát ấn, tình trạng bán ấn và một số tệ nạn vẫn tồn tại, vệ sinh môi trường không bảo đảm…
Theo đánh giá, nguyên nhân của tình trạng trên là sự quá tải về người tham dự lễ hội; không công bằng trong việc phân biệt người
nhận ấn, thông qua việc quy định loại thẻ, thời gian nhận; tâm lý của du khách lo sợ rằng: Nếu không chen lấy ấn thì sẽ không nhận
được lộc của Thánh ban. Việc phát ấn ở trong “lồng sắt” vừa gây phản cảm, vừa dễ bị hiểu nhầm. Hạ tầng khu khai ấn chật hẹp so
với lượng du khách về dự khai ấn nên tình trạng chen lấn, xô đẩy làm mất vệ sinh môi trường. Ý thức tham gia lễ hội của người dân
chưa cao, không ít những người lợi dụng cơ hội này để trục lợi.
Trong hội thảo khoa học ngày 18-7-2011 tại Nam Ðịnh, một lần nữa đã khẳng định giá trị của lễ hội đền Trần nói chung và giá trị của
lá ấn như một biểu hiện của truyền thống “Uống nước, nhớ nguồn” của người Việt, là một lệ tục địa phương cần phát huy. Ðặc biệt
phải khẳng định: “Ðây không phải là một lễ hội của triều chính phong kiến xưa và không có ý nghĩa trong việc “thăng quan, tiến
chức” như hiểu lầm của một bộ phận công chúng. Tồn tại của Lễ hội khai ấn đền Trần hiện nay là thuộc khâu tổ chức và quản lý chứ
không thuộc phạm trù giá trị lịch sử và văn hóa, nên cần điều chỉnh cấp bách. 2. Giải pháp
Từ thực trạng trên, vấn đề đầu tiên cần sớm xúc tiến là nâng cao nhận thức về giá trị của di sản văn hóa đền Trần, về ấn đền Trần cho
người dân tham gia lễ hội, khắc phục những hiểu biết chưa đúng về giá trị của chúng.
Ðồng thời, tổ chức lễ hội theo cách khoa học hơn để khắc phục tình trạng hỗn loạn, lộn xộn do các phương án tổ chức cũ chưa đáp
ứng được, đặc biệt trong hoạt động phát ấn. Từ đó, tiếp tục bảo tồn và phát huy các giá trị đặc sắc của lễ hội đền Trần, loại bỏ những
yếu tố tạo nên những hạn chế trong mô hình tổ chức lễ hội đền Trần của những năm qua, xây dựng phương án tổ chức mới trên cơ sở
những quy định về quản lý nhà nước về lễ hội, sự đồng thuận của người dân địa phương, trên tinh thần: thận trọng; cân bằng các lợi
ích (chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa; cộng đồng và Nhà nước); thử nghiệm, từng bước hoàn chỉnh hoạt động tổ chức lễ hội theo
từng năm, theo lộ trình được hoạch định bởi các c”p có’thẩm quyền.
Trên cơ sở đề án tổ chức lễ hội đền Trần, hằng năm, chính quyền tỉnh và thành phố Nam Ðịnh sẽ xây dựng kế hoạch tổ chức cụ thể.
Các định hướng và nguyên tắc của đề án là: giữ nguyên những nghi thức dân gian, truyền thống; tách không tổ chức lễ khai mạc vào
đêm 14 tháng Giêng như mấy năm trước,… Nếu tổ chức phát ấn thì không được lấy tiền (công đức là tùy tâm, dựa trên phong tục và
tập quán truyền thống), tách hoạt động phát ấn và hành vi công đức của khách tham dự vào những không gian khác nhau.
Ðể đạt tới mục đích này, cần tuyên truyền công khai, rộng rãi về phương án tổ chức được lựa chọn tại lễ hội đền Trần năm 2012 để
mọi người dân, các phương tiện truyền thông, các cấp, các ngành quán triệt, thống nhất nhận thức và cùng tạo nên một sự nhất trí cao
về phương án tổ chức được lựa chọn. Xây dựng kế hoạch truyền thông ngay từ đầu và trên quan điểm truyền thông là một phần hữu
cơ của lễ hội, trong đó nhấn mạnh đến việc tuyên truyền giá trị văn hóa của lễ hội đền Trần là phát huy các di sản tinh thần thượng võ
của nhà Trần và công lao của các triều đại vua Trần đối với sự phát triển quốc gia dân tộc Việt Nam và văn hóa Việt Nam trong lịch
sử. Cần tuyên truyền sâu rộng về ý nghĩa đích thực của ấn Trần miếu tự điển hiện đang sử dụng. Ðây là ấn của một nơi thờ tự nhà
Trần, chứ không phải ấn hành chính, ấn của triều đình, không phải ấn của nhà vua Trần, ấn cầu thăng quan, tiến chức… Phát ấn đền
Trần không phải là một nghi lễ truyền chính được phục dựng như một số công chúng hiểu. Ấn và lễ hội đền Trần là một hình thức và
thờ tự truyền thống, có ý nghĩa linh thiêng để người dân cầu mong hạnh phúc, may mắn, cầu mong quốc thái dân an. Vì thế cần tăng
cường tính chuyên nghiệp trong công tác truyền thông nhằm nâng cao ý thức tham gia lễ hội của người dân và khách thập phương.
Có thể nói, lễ hội đền Trần là một thí dụ tiêu biểu của các lễ hội truyền thống đang cố gắng thích nghi với đời sống đương đại, ở đó
đã và đang phản ánh các mâu thuẫn, các va đập giữa truyền thống và hiện đại, cũ và mới, bảo tồn và phát huy. Sẽ là cứng nhắc nếu
lấy nguyên các nguyên lý tổ chức lễ hội truyền thống làm khuôn mẫu cho hiện tượng này. Cần có những nghiên cứu về các lễ hội dân
gian – truyền thống được phát triển, mở rộng quy mô để thích ứng với cuộc sống hiện tại. Ðứng ở góc độ quản lý di sản, cần chú ý
tới quan điểm bảo tồn di sản theo hướng bảo tồn phát triển, hay còn gọi là bảo tồn động, là hợp lý trong trường hợp này, vì không
bao hàm một sự chối bỏ các nguyên tắc bảo tồn nguyên trạng. Vấn đề ở chỗ là lựa chọn một quan điểm bảo tồn thích hợp, được cuộc
sống chấp nhận. Vì thế, các cốt lõi của lễ hội truyền thống cần được giữ nguyên, coi đó như là linh hồn và cốt tử của hiện tượng tâm
linh này. Ðó là tinh thần uống nước, nhớ nguồn, ghi nhớ công lao tổ tiên, tinh thần cố kết cộng đồng bằng các nghi lễ dân gian –
truyền thống. Khẳng định vai trò chủ thể của cộng đồng như là hạt nhân của quy trình tổ chức lễ hội. Họ là chủ thể thật sự của lễ hội
thông qua vai trò tổ chức, đóng góp, quản trị và giữ thông điệp truyền thống. Nhà nước cần có những định hướng chứ không phải
làm thay, là người tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho di sản sống trong đời sống đương đại mà không cắt đứt quan hệ với quá khứ.
Về mặt kỹ thuật, có t”ể đó’g vai là nhà đầu tư, bảo trợ, tuyên truyền song không là người làm thay, không nên biến một hiện tượng
văn hóa truyền thống thành một sự kiện "văn hóa nhà nước". Cần áp dụng một số nguyên lý của tổ chức sự kiện phù hợp tinh thần
thời đại, song đó là một bài toán không dễ giải. Các công cụ tiếp thị, gây quỹ, truyền thông và quảng bá không làm biến dạng di sản
mà là sự thích ứng và hỗ trợ di sản. Ðó là một sự cân bằng mới đối với các lễ hội truyền thống kiểu đền Trần. Vì thế, đã đến lúc cần
có những nghiên cứu chuyên sâu về hiện tượng “mở rộng” và phát triển quy mô lễ hội, từ đó có những định hướng và mô hình tổ
chức và quản lý thích hợp.
2.1. Đề tài khoa học, các cuộc hội thảo khoa học liên quan đến di tích
- Ngày 8 và 9 tháng 9 năm 1995, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Nam Hà (nay là Nam Định) tổ chức Hội thảo khoa học Thời Trần và
Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn trên quê hương Nam Hà.
- Năm 2006, Sở VHTT thực hiện Đề tài khoa học cấp tỉnh Lễ hội và những giải pháp quản lý lễ hội của địa bản tỉnh Nam Định nhằm
nghiêm cứu đánh giá thực trạng, giá trị và đề ra những biện pháp tích cực trong việc tổ chức, quản lý và phát huy các giá trị của lễ
hội, trong đó có lễ hội đền Trần tại phường Lộc Vượng, TP Nam Định.
- 09/2011, Tỉnh UBND tỉnh Nam Định tổ chức hội thảo khoa học: Luận cứ khoa học tổ chức kỷ niệm 750 Thiên Trường – Nam
Định. Hội thảo đã thu hút sự tham gia của nhiều học giả ở trung ương, nhà nghiên cứu trong và ngoài tỉnh. Nội dung các tham luận
tập trung làm rõ khẳng định vai trò, vị thế và những mốc son lịch sử của mảnh đất Thiên Trường – Nam Định dưới thời Trần. Là cơ
sở khoa học – pháp lý làm tiền đề năm 2012 UBND tỉnh Nam Định tổ chức lễ kỷ niệm 750 năm Thiên Trường – Nam Định
2.2. Nguyên tắc thực hiện
- Giữ nguyên những nghi thức dân gian, truyền thống.
- Hạn chế sự tham gia của các quan chức Nhà nước tham gia.
- Nếu tổ chức phát ấn, công đức là tùy tâm, tách hoạt động phát ấn và hành vi công đức của khách tham dự vào những không gian khác nhau.
- Số lượng ấn phát ra không giới hạn, ai cũng được nhận ấn (nếu có nhu cầu). C. KẾT LUẬN CHUNG
Trên cơ sở bài tiểu luận, em mong muốn cung cấp được một số thông tin cơ bản hữu ích và cần thiết về thực trạng quá trình bảo tồn
và phát huy di sản văn hóa đền Trần, tỉnh Nam Định (bao gồm di sản văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể). Từ đó có những tác
động tới người dân để họ ngày càng tham gia vào hoạt động bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích, lễ hội đền Trần nói riêng và
các di sản trên cả nước nói chung. Làm cho chính sách xã hội hóa công tác bảo tồn, trùng tu và phát huy giá trị di tích ngày càng hiệu
quả và hữu ích trong quá trình phát triển của tỉnh Nam Định. D. LỜI CẢM ƠN
Sau khi hoàn thành xong bài tiểu luận em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới cô Bùi Lệ Quyên đã giảng dạy chúng em bộ môn
Chủ nghĩa xã hội khoa học. Cung cấp cho chúng em tri thức và tài liệu cần thiết để có thêm cơ hội học hỏi và tìm hiểu thêm về những
kiến thức trong cuộc sống.
Do thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên bài tiểu luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự thông cảm
và đóng góp của cô và bạn bè để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
E. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tổng kết đề tài khoa học công nghệ “LễhộivàcácgiảiphápquảnlílễhộitrênđịabàntỉnhNamĐịnh” (2007), Ủy ban
nhân dân tỉnh Nam Định - Sở văn hóa thông tin và du lịch tỉnh Nam Định.
2. Tài liệu hội thảo khoa học (năm 2009): “LễkhaiấnđầuxuântạiđềnTrầnNamĐịnh,giátrịvàgiảiphápbảotồn,pháthuy
truyềnthốngvănhóadântộc”, (Bộ VHTT & DL, Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam, UBND tỉnh Nam Định, Sở VHTT & DL tỉnh Nam Định).
3. Phạm Quỳnh Phương (năm 2000), bài TừTrầnHưngĐạođếnĐứcThánhTrần trên Tạp chí Văn học nghệ thuật số 9.