Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam| Tài liệu môn chủ nghĩa xã hội khoa học Trường đại học sư phạm kĩ thuật TP. Hồ Chí Minh
Những ý niệm đầu tiên về nhà nước pháp quyền xuất hiện ngay từ thời kỳ đầu tiên của nền văn minh nhân loại. Ngay từ thời cổ đại xa xưa, những hình thức xã hội công bằng, tốt đẹp đã được con người tìm thấy. Cùng với tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại, các nhà tư tưởng đã vận dụng những ý niệm ban đầu này để phát triển..Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (LLCT120405)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Chương 2: XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
2.1. Nhà nước pháp quyền
2.1.1. Khái niệm về nhà nước pháp quyền
Những ý niệm đầu tiên về nhà nước pháp quyền xuất hiện ngay từ thời kỳ
đầu tiên của nền văn minh nhân loại. Ngay từ thời cổ đại xa xưa, những hình thức
xã hội công bằng, tốt đẹp đã được con người tìm thấy. Cùng với tiến trình phát
triển của lịch sử nhân loại, các nhà tư tưởng đã vận dụng những ý niệm ban đầu
này để phát triển và hình thành nên tư tưởng về hình thức tổ chức quyền lực xã hội
mà trong đó pháp luật trở thành quy phạm bắt buộc đối với mọi người, là sức mạnh
mang tính nhà nước và quyền lực xã hội được pháp luật thừa nhận trở thành quyền lực nhà nước.
Chung quy, nhà nước pháp quyền là một hiện tượng chính trị – pháp lý phức
tạp được hiểu và nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau. Hiểu đơn giản nhà nước
pháp quyền là một nhà nước quản lý kinh tế – xã hội bằng pháp luật và nhà nước
hoạt động tuân theo pháp luật.
Nhà nước pháp quyền là vị thế pháp lý hay một hệ thống thể chế, nơi mỗi
người đều phải phục tùng và tôn trọng luật pháp, từ cá nhân đơn lẻ cho tới cơ quan công quyền.
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là hình thức tổ chức và hoạt động
của quyền lực chính trị công khai và các mối quan hệ tương hỗ của nó với các cá
nhân trong xã hội, với tư cách là những chủ thể pháp luật, những người đem lại
quyền tự do của con người và công dân.
2.1.2. Những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền
Thứ nhất, nhà nước pháp quyền có sự ngự trị cao nhất của pháp luật:
Luât pháp là tiêu chuẩn cao nhất, là căn cứ cơ bản nhất, là công cụ
quản lý chủ yếu để quản lý mọi hoạt động của xã hội và công dân;
Quyền lực của pháp luật vượt trên quyền lực của mọi tổ chức chính trị
xã hội hay của mọi cá nhân.Đây có thể nói là đặc điểm tiêu biểu nhất
về phương diện pháp lý để xác định một nhà nước nào đó có phải là
nhà nước pháp quyền hay không là nhà nước pháp quyền ở trình độ nào.
Thứ hai, quyền lực nhà nước phải thể hiện ý chí và lợi ích của đại đa số nhân dân:
Thực hiện chế độ dân chủ trong công việc thiết lập quyền lực;
Mỗi cá nhân đều là công dân tự do, có quyền lợi và nghĩa vụ theo quy
định của pháp luật, được quyền làm bất cứ điều gì mà pháp luật không cấm;
Pháp luật chỉ nghiêm cấm những hành vi xâm hại đến lợi ích cá nhân hay tổ chức xã hội.
Thứ ba, nhà nước pháp quyền có sự bảo đảm thực tế mối quan hệ hữu cơ về
quyền và trách nhiệm giữa nhà nước và công dân:
Quyền công dân thuộc về trách nhiệm của nhà nước và ngược lại,
quyền của nhà nước thuộc về trách nhiệm của công dân;
Nhà nước phải chịu trách nhiệm trước mọi công dân về những hành vi
phạm pháp luật của mình, làm hại đến lợi ích công dân, của tổ chức
trong xã hội. Ngược lại công dân và các tổ chức trong xã hội phải thực
hiện các nghĩa vụ và chịu trách nhiệm về những hành vi của mình
theo quy định của pháp luật.
2.2. Nhà nước pháp quyền Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
2.2.1. Bản chất nhà nước pháp quyền Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Theo Hiến pháp năm 2013, nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
được xác định như một “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.”
– Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước: Điều này đồng nghĩa
với việc quyền lực và quyết định của nhà nước nằm trong tay của nhân dân. Nhân
dân là người có quyền tham gia vào việc quyết định các vấn đề quan trọng của quốc gia
– Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của tất cả các
dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam: Điều này thể hiện tinh thần đoàn kết và đồng thuận
của tất cả các dân tộc trong việc xây dựng và phát triển đất nước.
– Nguyên tắc bình đẳng trong mối quan hệ giữa nhà nước và công dân: Điều
này ám chỉ việc nhà nước trọng trách đảm bảo mọi công dân đều được đối xử công
bằng, không phân biệt giai cấp hay tôn giáo.
– Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước dân chủ và
pháp quyền: Điều này đặc biệt quan trọng vì nó thể hiện rằng nhà nước được quản
lý bằng cách tôn trọng quyền tự do và quyền dân chủ của nhân dân, đồng thời tuân
thủ các quy định pháp luật.
Bên cạnh đó, nó còn thể hiện sự khác biệt so với các nhà nước pháp quyền
khác: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam mang bản chất giai cấp
công nhân, phục vụ lợi ích cho nhân dân; nhà nước là công cụ chủ yếu để Đảng
Cộng sản Việt Nam định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội.
2.2.2. Chức năng của nhà nước pháp quyền Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng như mọi nhà nước
khác đều thực hiện chức năng vốn có của Nhà nước. Đó là chức năng chính trị
(giai cấp) và chức năng xã hội. Tuy nhiên, do bản chất Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, do tình hình, điều kiện mới nên từng chức năng chính trị
(giai cấp) và chức năng xã hội của nó cũng như mối quan hệ giữa hai chức năng
này cũng có sự thay đổi. Chức năng chính trị hòa quện cùng chức năng xã hội và
mở rộng hơn trong các nội dụng kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, v.v.. Chức
năng xã hội cũng được mở rộng hơn so với thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc.
Hơn nữa, chức năng xã hội ngày càng trở nên quan trọng và chủ yếu. Đồng thời,
bảo đảm sự thống nhất giữa tính giai cấp với tính nhân dân và tính xã hội của Nhà
nước. Bởi lẽ, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Lợi ích của nhân dân thống nhất với lợi ích
toàn xã hội. Do vậy, về nguyên tắc tính giai cấp đồng nhất với tính nhân dân và
tính xã hội. Cũng vì vậy, thực hiện chức năng giai cấp cũng là thực hiện chức năng
bảo vệ nhân dân và thực hiện chức năng xã hội. Đây là điểm khác biệt quan trọng
của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Nhà nước pháp quyền tư sản.
2.2.3. Những đặc trưng của nhà nước pháp quyền Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Trong những năm đổi mới vừa qua Đảng ta đã từng bước phát triển hệ thống
quan điểm, nguyên tắc cơ bản về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
củadân, do dân, vì dân. Từ nhận thức lý luận và thực tiễn xây dựng nhà nước
phápquyền xã hội chủ nghĩa có thể khái quát nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa cónhững đặc trưng sau đây:
- Là Nhà nước thực sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; bảo đảm tất
cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; được tổ chức, hoạt động trên cơ sở Hiến
pháp và pháp luật, bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp và pháp luật trong đời sống xã hội.
- Là Nhà nước tổ chức, hoạt động theo nguyên tắc quyền lực nhà nước là
thống nhất, nhưng có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong
quá trình thực hiện quyền lực nhà nước về mặt lập pháp, hành pháp và tư pháp;
tôntrọng, thực hiện và bảo vệ quyền con người, tất cả vì hạnh phúc của con người;
bảo đảm trách nhiệm giữa nhà nước và công dân, thực hành dân chủ gắn với tăng
cường kỷ cương, kỷ luật.
- Đó là Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, đồng thời bảo đảm
sự giám sát của nhân dân, sự giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận; thực hiện đường lối hòa bình,
hữu nghị với nhân dân các dân tộc và các nhà nước trên thế giới trên nguyên tắc
tôntrọng độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công
việc nội bộ của nhau và cùng có lợi; đồng thời tôn trọng và cam kết thực hiện các
công ước, điều ước, hiệp ước quốc tế đã tham gia, ký kết, phê chuẩn.