Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự - Luật hình sự | Trường đại học Luật, đại học Huế
Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự - Luật hình sự | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật hình sự(DHLH)
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Huế
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
I.
Khái niệm, nhiệm vụ và ý nghĩa của xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
a. Khái niệm xét xử sơ thẩm vụ án hình sự:
Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là một giai đoạn tố tụng, nơi lần đầu vụ án
được đưa ra xét xử hoặc vụ án bị huỷ để xét xử sơ thẩm lại bởi toà án có thẩm quyền.
b. Nhiệm vụ của xét xử sơ thẩm vụ án hình sự:
- Cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng phải làm rõ sự thật vụ
án, bảo đảm công lý, thông qua các biện pháp, hình thức tranh tụng, chủ yếu là
kiểm tra đánh giá chứng cứ đã thu thập được trong quá trình điều tra, truy tố, để
xác định bị cáo có phạm tội hay không, phạm tội gì, mức hình phạt được áp dụng ra sao
- Các vấn đề khác của vụ án cần phải được giải quyết một cách đầy đủ, thấu
đáo, ví dụ như giải quyết trách nhiệm bồi thường dân sự, khôi phục quyền và
lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng; áp dụng các biện pháp tư
pháp .v.v, thông qua các phán quyết của tòa án.
- Cơ quan tiến hành tố tụng và người
tiến hành tố tụng phải bảo đảm quyền con người của người tham gia tố tụng;
tôn trọng sự thật khách quan của vụ án; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, các lợi
ích của Nhà nước và xã hội.
c.Ý nghĩa của xét xử sơ thẩm vụ án hình sự:
Không có xét xử thì sẽ không có phán quyết cuối cùng của Tòa án, và vì thế công
lý sẽ không được thực hiện. Và xét xử sơ thẩm lại có nghĩa lớn lao trong việc làm sáng
tỏ chân lý vụ án, đáp ứng lại sự mong đợi của người tham gia tố tụng và của xã hội. Việc
xét xử sơ thẩm theo hướng tranh tụng công bằng, dân chủ, đúng pháp luật, sẽ có tác dụng
to lớn trong việc bảo đảm công lý, bảo đảm quyền con người, kịp thời khắc phục hậu
quả cho nạn nhân và xã hội. Đồng thời sẽ giảm thiểu, cũng như sẽ không cần thiết
phải xét xử lại vụ án ở cấp phúc thẩm, nếu như cấp sơ thẩm đã làm tốt nhiệm vụ của
mình. Xét xử sơ thẩm là nơi lần đầu vụ án được đưa ra xét xử, người tham gia tố
tụng như bị cáo, bị hại, người làm chứng, người bào chữa .v.v, có điều kiện để trình bày ý kiến, quan điểm
của mình, được đưa ra tài liệu, chứng cứ trước sự chứng kiến của nhiều người tham
gia phiên tòa có tính khách quan, minh bạch cao hơn trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự.
Cụ thể hơn, xét xử sơ thẩm với kết quả là một bản án được tuyên, sẽ chứng tỏ được
tính hợp pháp của sự kiện pháp lý. Bản án trở thành chứng cứ đã được chứng minh rất
toàn diện, hợp pháp, không chỉ để được thi hành mà còn để sử dụng trong nhiều
trường hợp hoặc giao dịch khác cần phải chứng minh. Kết quả xét xử sơ thẩm giúp
Nhà nước thực hiện quyền bảo vệ và khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp cho công
dân, và góp phần bảo vệ chế độ, bảo vệ pháp chế nhà nước; góp phần giáo dục ý thức
pháp luật cho công dân. Vì phiên tòa được mở với sự chứng kiến của nhiều người, và
Tòa án còn có nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến pháp luật, phòng ngừa tội phạm khi
xét xử, bên cạnh nhiệm vụ bảo đảm tranh tụng.
Do đó ở khía cạnh này, xét xử sơ thẩm sẽ thực hiện công tác phòng ngừa tội phạm,
góp phần đấu tranh chống tội phạm. Về phần mình, thông qua phiên tòa, nhân dân có
điều kiện giám sát hoạt động của các cơ quan tư pháp, giám sát hoạt động xét xử của
Tòa án, để có những nhận xét, kiến nghị hoặc yêu cầu cần thiết. II.
Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
1.Khái niệm của thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự:
Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là việc phân chia vụ án hình sự cho tòa
án thuộc các cấp xét xử, được tiến hành giải quyết vụ án hình sự này hay vụ án hình sự
khác theo thủ tục luật định.
2. Phân loại thẩm quyền xử sơ thẩm vụ án hình sự:
*Dựa vào điều kiện hoàn cảnh chính trị- xã hội, đặc điểm lịch sử và địa lý, đặc
điểm tình hình tội phạm và đặc điểm của nền pháp luật truyền thống; cũng như dựa
vào các yếu tố về nguồn lực con người, phương tiện điều tra, xét xử mà nhà làm luật
phân định thẩm quyền xét xử.
== Trong đó yếu tố quản lý hành chính và yếu tố lãnh thổ chi phối nhiều đến việc
phân chia thẩm quyền xét xử. -
Do vậy, thẩm quyền xét xử được phân chia thành các tiêu chí: Thẩm quyền
xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo vụ việc; Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án
hình sự theo lãnh thổ; Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo đối tượng. II.1
Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo vụ việc *Khái niệm:
Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo vụ việc là sự phân chia vụ
án để tòa án các cấp được xét xử vụ án này hay vụ án khác, trên cơ sở dựa vào
đặc điểm và tình hình tội phạm và cách thức tổ chức bộ máy của tòa án.
a.Thẩm quyền xét xử của toà án cấp huyện và toà án quân sự khu vực( K1. Đ268 BLTTHS 2015):
Theo đó, khoản 1 Điều 268 của Bộ luật quy định Tòa án cấp huyện có thẩm quyền
xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm
trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ những tội phạm sau đây:
+ Các tội xâm phạm an ninh quốc gia;
+ Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh;
+ Các tội phạm được thực hiện ở bên ngoài lãnh thổ Việt Nam.
+ Các tội quy định tại các Điều: 123, 125, 126, 227, 277, 278, 279, 280, 282, 283,
284, 286, 287, 288, 337, 368, 369, 370, 371, 399 và 400 của Bộ luật hình sự
——-> Như vậy, tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự có
khung hình phạt tù có thời hạn cao nhất đến 15 năm tù, trừ những tội phạm được quy
định tại điểm a, b, c, d khoản 1 điều 268 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
Ví dụ: Nguyễn Xuân Đường ( sinh năm 1971, trú tại số nhà 366, đường Lê Quý Đôn,
Phường Kỳ Bá, thành phố Thái Bình) phạm tội “ cố ý gây thương tích” quy định tại
điều 134 bộ luật hình sự 2015 ( sửa đổi bổ sung 2017). Vụ án này dược xét xử sơ thẩm
bởi Toà án nhân dân thành phố Thái Bình
b.Thẩm quyền xét xử của toà án cấp tỉnh và toà án quân sự cấp quân khu ( K2. Đ268 BLTTHS 2015):
-Toà án cấp tỉnh và toà án quân sự cấp quân khu xử xét xử những vụ án hình sự
về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng( mức cao nhất của khung hình phạt có thời hạn trên 15 năm)
-Những tội phạm không thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện và toà án quân sự( TAQS) khu vực
-Những vụ án thuộc thẩm quyền của toà án cấp dưới mà mình lấy lên để xét xử
Ví dụ: Vụ án “ giết người” và “ Chống người thi hành công vụ” xảy ra tại thôn Hoành,
xã Đồng Tâm, Huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội ) làm 3 cán bộ hi sinh. Đây là vụ án
hình sự đặc biệt nghiêm trọng. Vụ án này được xét xử sơ thẩm bởi Toà án nhân dân thành phố Hà Nội
2.2 Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo lãnh thổ
Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo lãnh thổ là sự phân chia thẩm
quyền xét xử giữa các tòa án dựa vào địa giới hành chính lãnh thổ để xác định nơi tội
phạm đã thực hiện hoặc nơi kết thúc điều tra.
-Nơi tội phạm thực hiện, thực hiện ở nhiều nơi hoặc không xác định được ( K1. Đ269 BLTTHS 2015)
—>> Thẩm quyền xét xử là toà án nơi kết thúc vụ việc
-Phạm tội ở nước ngoài xét xử ở Việt Nam ( K2. Đ269 BLTTHS 2015):
+Trong trường hợp, nếu xác định được nới cư trú cuối cùng
—>> TAND cấp tỉnh nơi cư trú cuối cùng của bị cáo ở trong nước xét xử
+Trong trường hợp, không xác định được nơi cư trú cuối cùng
—>> Chánh án TAND tối cáo sẽ ra quyết định giao cho: TAND tp HàNội,
TAND tp Hồ Chí Minh, TAND tp Đà Nẵng xét xử
+Trong trường hợp thuộc thẩm quyền của TAQS
—>> TAQS cấp quân khu xét xử -
Tội phạm xảy ra trên tàu bay, tàu biển của Việt Nam ( Đ270 BLTTHS 2015):
+Trong trường hợp đang hoạt động ngoài không phận hoặc ngoài lãnh hải
của Việt Nam thuộc thẩm quyền xét xử của toà án Việt Nam nơi có sân bay
hoặc bến cảng trở về đầu tiên hoặc nơi tàu bay, tàu biển đăng ký
Ví dụ: Đặng Hồng P (sinh năm 1989, trú tại số nhà 229, đường Võ Trường Toản,
phường Vĩnh Quang, Thành phố Rạch Gia, tỉnh Kiên Giang). P phạm tội “trộm cắp tài
sản” Quy định tài điều 173 Bộ luật hình sự 2015 ( sửa đổi bổ sung 2017) tại ấp Vĩnh
Thạch, xã Hoà Hiệp, Huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang. Vụ án này được xét xử sơ
thẩm bởi toà án nhân dân huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang.
2.3. Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo đối tượng:
Thẩm quyền xét xử vụ án hình sự theo đối tượng, đó là việc phân chia thẩm quyền
xét xử cho các tòa án dựa trên đối tượng phạm tội có tính chất đặc biệt, để
phân biệt rõ và xử lý phù hợp với tính chất khách quan, hiệu quả trong việc xét xử và tuyên án.
- Mục đích phân chia thẩm quyền xét xử của tòa án để phân biệt đối tượng
phạm tội thuộc tòa án quân sự và tòa án nhân dân xét xử • Toà án quân sự:
Toà án quân sự có thẩm quyền xét xử như sau:
+Vụ án hình sự mà bị cáo là đối tượng được quy định tại (điểm a. K1. Đ272 BLTTHS 2015)
+Vụ án hình sự mà bị cáo không thuộc đối tượng quy định tại điểm a. K1. Đ272
+Tội phạm xảy ra trên địa bàn thiết quân luật
•Trường hợp vừa thuộc thẩm quyền của TAND vừa thuộc thẩm quyền của TAQS ( Đ273 BLTTHS):
+ Trường hợp có thể tách vụ án thì thuộc thẩm quyền của toà nào thì toà đó sẽ xét xử
+ Trường hợp không thể tách vụ án thì toà án quân sự xét xử toàn bộ vụ án
Ví dụ: Châu Chí Tâm( sinh năm 1995, là binh nhì, chiến sĩ đại đội 24 Quân y, Trung
Đoàn bộ binh 20, Sư Đoàn bộ binh 330, Quân khu 9). Tâm phạm tội “Đào ngũ “ theo
quy định tại điều 402 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017). Vì trong quá tại
ngũ, Tâm đã tự ý rời khỏi đơn vị nhiền lần để về nhà mà chưa có sự đồng ý của chỉ
huy. Mặt dù đã từng bị kỷ luật nhiều lần để về nhà mà chưa có sự cho phép của chỉ
huy. Mặc dù đã từng bị xử kỷ luật về hành vi đào ngũ khi đang làm nghĩa vụ quân sự
nhưng do thiếu ý thức tu dưỡng, rèn luyện nên Tâm đã tiếp tục đào ngũ. Vụ án này
được xét xử sơ thẩm bởi toà án Quân sự khu vực 2 Quân khu 9
3.Chuyển vụ án trong giai đoạn xét xử và giải quyết tranh chấp thẩm quyền xét xử
3.1 Chuyển vụ án trong giai đoạn xét xử( Đ274 BLTTHS):
+Khi vụ án không thuộc thẩm quyền xét xử của mình thì toà án trả hồ sơ vụ
án cho Viện kiểm sát đã truy tố để chuyển đến Viện kiểm sát có thẩm quyền truy tố
+Khi xét thấy vụ án vẫn thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án đã trả hồ sơ thì
Viện kiểm sát chuyển lại hồ sơ vụ án đến Toà án kèm theo văn bản ghi rõ lý
do. Ngoài ra, việc chuyển vụ án ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương hoặc ngoài phạm vi quân khu theo quy định tại điều Đ239 BLTTHS hiện hành
3.2 Giải quyết việc tranh chấp về thẩm quyền xét xử( Đ275 BLTTHS)
Giải quyết tranh chấp thẩm quyền xét xử là việc quy định người có thẩm quyền
có quyền định Tòa án nào có quyền xét xử vụ án đang có tranh chấp thẩm. Theo đó,
Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu quyết
định giải quyết tranh chấp thẩm quyền xét xử giữa Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án
quân sự khu vực trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Nếu không cùng một tỉnh, thì Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa
án quân sự cấp quân khu nơi kết thúc việc điều tra quyết định. Nơi kết thúc điều tra là
nơi Cơ quan điều tra ra bản kết luận điều tra.
Việc giải quyết tranh chấp thẩm quyền xét xử giữa các Tòa án nhân dân cấp tỉnh,
giữa các Tòa án quân sự cấp quân khu do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án
Tòa án quân sự Trung ương quyết định.
Thủ tục cũng đặt ra việc giải quyết tranh chấp thẩm quyền xét xử chung giữa Tòa
án nhân dân và Tòa án quân sự do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định. Đây
là trường hợp có vướng mắc trong việc giải quyết tranh chấp thẩm quyền xét xử giữa
Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự, nhưng không giải quyết được, hoặc có vướng mắc. Câu hỏi Tình huống
Câu 1: Toà án nhân dân huyện K mở phiên toà xét xử sơ thẩm đối với H về tội trộm
cắp tài sản theo khoản 2 điều 138 BLHS.Sau khi xét hỏi VKS viện K rút toàn bộ quyết
định truy tố đối với H . Hãy nêu hướng giải quyết của hội đồng xét xử nếu:
- khi nghị án thấy có căn cứ xác định bị cáo vô tội.
Câu trả lời: Sau khi xét hỏi, VKS K rút toàn bộ quyết định truy tố đối với H.theo quy
định tại điều 195 BLTTHS thì hội đồng xét xử vẫn phải xét xử toàn bộ vụ án.
- Nếu có căn cứ xác định bị cáo vô tội thì hội đồng xét xử phải tuyên bố bị cáo không
có tội,nếu bị cáo đang bị tạm giam thì thì phải trả tự do cho bị cáo ngay tại phiên toà (điều 227 BLTTHS)
- Nếu có căn cứ xác định bị cáo có tội thì sau khi hội đồng tuyên án nếu có mức phạt
tù thì việc bắt tạm giam bị cáo thì phải theo đúng điều 228 BLTTHS.
Câu 2: Nguyễn Văn A bị truy tố và đưa ra xét xử theo khoản 2 điều 104 BLHS. toà án
cấp sơ thẩm áp dụng khoản 2 điều 104 BLHS tuyên phạt A 5 năm tù và buộc bồi
thường 15 triệu đồng về tội cố ý gây thương tích.
- Viện kiểm sát cùng cấp kháng nghị tăng hình phạt.
-Người bị hại kháng cáo yêu cầu giảm hình phạt.
Tại phiên toà phúc thẩm,VKS cùng cấp và người bị hại bổ sung kháng nghị, kháng
cáo yêu cầu tăng mức bồi thường thiệt hại.
Hãy nêu cách giải quyết của toà án phúc thẩm.
Câu trả lời: Đối với những quyết định của toà án cấp sơ thẩm bị kháng nghị hoặc
kháng cáo, toà án cấp phúc thẩm không phải mở phiên toà, nhưng nếu xét cần thì có
thể triệu tập những người tham gia tố tụng cần thiết để nghe ý kiến của họ trước khi
toà án ra quyết định. Trong trường hợp Viện Kiểm Sát kháng nghị tăng hình phạt
người bị hại kháng cáo giảm hình phạt thì toà án cấp phúc thẩm có thể xem xét để áp
dụng tăng, giảm hình phạt hoặc giữ nguyên bản án của toà án sơ thẩm .
Tăng mức bồi thường thiệt hại, nếu có kháng nghị của Viện Kiểm Sát hoặc kháng cáo của người bị hại