-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Xu hướng mua sắm trực tuyến dưới góc nhìn văn hoá - Văn hóa học | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh
Xu hướng mua sắm trực tuyến dưới góc nhìn văn hoá - Văn hóa học | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Văn hóa học 44 tài liệu
Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh 174 tài liệu
Xu hướng mua sắm trực tuyến dưới góc nhìn văn hoá - Văn hóa học | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh
Xu hướng mua sắm trực tuyến dưới góc nhìn văn hoá - Văn hóa học | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Văn hóa học 44 tài liệu
Trường: Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh 174 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
LỜI CAM ĐOAN
Chúng em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chúng em. Các
số liệu và kết quả trình bày trong tiểu luận là hoàn toàn trung thực.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện bài tiểu luận này đã được cảm ơn và các
thông tin trích dẫn trong tiểu luận đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Trân trọng. 1 LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Thạc sĩ Lê
Thị Hồng Quyên, giảng viên môn Văn hóa học đại cương. Trong quá trình học
tập và tìm hiểu môn Văn hóa học đại cương, chúng em đã nhận được sự quan
tâm, giúp đỡ tận tình từ Cô. Cô đã giúp chúng em hiểu được khái niệm, vai trò,
chức năng của văn hóa, cũng như các hình thái văn hóa chính. Những kiến thức
này đã giúp chúng em có cái nhìn tổng quan về văn hóa, từ đó có thể vận dụng
vào quá trình học tập và nghiên cứu.
Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm để tài cũng như những hạn chế về kiến
thức, trong bài tiểu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất
mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía cô để bài tiểu
luận được hoàn thiện hơn.
Kính chúc Cô sức khỏe, hạnh phúc thành công trên con đường sự nghiệp giảng dạy. 2 MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................2
MỤC LỤC............................................................................................................... 1
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................2
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 2
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề............................................................................3
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................4
3.1. Mục đích nghiên cứu............................................................................4
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................... 4
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu....................................................................4
4.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................4
4.2. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................4
NỘI DUNG.................................................................... ......................................... 5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI............................ 5
1.1. Khái quát về mua sắm trực tuyến, thương mại điện tử..........................5
1.1.1. Khái quát về mua sắm trực tuyến....................................................5
1.1.1.1. Khái niệm mua sắm trực tuyến............................................... 5
1.1.1.2. Hình thức mua sắm trực tuyến............................................... 5
1.1.1.3. Đặc điểm của mua sắm trực tuyến..........................................5
1.1.2. Khái quát về thương mại điện tử..................................................... 6
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng.......................................... 7
1.2.1. Các yếu tố văn hóa............................................................................ 7
1.2.2. Các yếu tố xã hội................................................................................8
1.2.3. Các yếu tố cá nhân............................................................................ 8
1.2.4. Các yếu tố tâm lý............................................................................... 9
CHƯƠNG 2. VĂN HÓA MUA SẮM TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN
TRÊN CÁC TRANG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.............................................. 10
2.1 Xu hướng mua sắm trực tuyến trên các trang thương mại điện tử..... 10
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm..........................................14
2.3 Giá trị văn hóa của việc mua sắm trực tuyến trên các trang thương
mại điện tử....................................................................................................... 21
KẾT LUẬN............................................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................24
PHỤ LỤC...............................................................................................................25 PHẦN MỞ ĐẦU 1.
Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ
thông tin và internet, mua sắm trực tuyến đã trở thành một xu hướng phổ biến
trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Theo thống kê của Hiệp hội thương
mại điện tử Việt Nam (VECOM), năm 2022, quy mô giao dịch thương mại điện
tử bán lẻ chiếm khoảng 8,5% tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ
tiêu dùng. Tỷ lệ bán lẻ hàng hóa trực tuyến so với tổng mức bán lẻ hàng hóa
khoảng 7,2%, cao hơn tỷ lệ tương ứng 6,7% của năm 2021.
Xu hướng mua sắm trực tuyến đang có những tác động sâu sắc đến đời
sống kinh tế - xã hội của người Việt Nam. Một mặt, giúp người tiêu dùng tiết
kiệm thời gian, công sức, chi phí đồng thời có thể tiếp cận với nhiều sản phẩm,
dịch vụ đa dạng với giá cả cạnh tranh. Mặt khác, mua sắm trực tuyến cũng đặt
ra nhiều thách thức cho doanh nghiệp, đòi hỏi họ phải có những thay đổi để đáp
ứng được nhu cầu của khách hàng.
Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu xu hướng mua sắm trực tuyến dưới
góc nhìn văn hóa là một hướng nghiên có ý nghĩa quan trọng. Văn hóa là một
yếu tố quan trọng chi phối hành vi của con người, trong đó có hành vi mua
sắm. Nghiên cứu xu hướng mua sắm trực tuyến dưới góc nhìn văn hóa sẽ giúp
chúng ta hiểu rõ hơn về những yếu tố văn hóa tác động đến hành vi mua sắm
của người tiêu dùng, đồng thời cũng nêu lên được những giá trị mà mua sắm trực tuyến đem lại.
Với những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài "Xu hướng mua
sắm trực tuyến trên các trang thương mại điện tử dưới góc nhìn văn hóa (Khảo
sát sinh viên trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh)." Đề tài tập trung
nghiên cứu xu hướng mua sắm trực tuyến của sinh viên trường Đại học Văn
hóa Thành phố Hồ Chí Minh. Sinh viên là một nhóm đối tượng tiêu dùng tiềm
năng của thị trường thương mại điện tử. Việc nghiên cứu xu hướng mua sắm
trực tuyến của sinh viên sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những yếu tố văn hóa
tác động đến hành vi mua sắm của nhóm đối tượng này. 2 2.
Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nguyễn Thị Ngọc (2019) đã thực hiện “Nghiêncứucácnhântốảnhhưởng
đến quyết định mua hàng online của sinh viên”, nghiên cứu được tiến hành
bằng phương pháp định tính và định lượng tại một số trường đại học trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy có 5 yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định mua hàng online của sinh viên, đó là: nhận thức tính dễ sử dụng, ảnh
hưởng xã hội, nhận thức sự hữu ích, nhận thức rủi ro và nhận thức kiểm soát
hành vi. Từ đó tác giả đã đưa ra hàm ý quản trị cho các doanh nghiệp kinh
doanh để có thể đáp ứng những nhu cầu của khách hàng, tạo niềm tin và đem
lại hiệu quả kinh doanh tốt cho doanh nghiệp.
Tạ Văn Thành và Đặng Xuân Ơn (2021) đã thực hiện nghiên cứu “Các
nhântốảnhhưởngđếnýđịnhmuasắmtrực tuyến của người tiêu dùng Thế hệ
ZtạiViệtNam”.Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định, đánh giá tác động
của các nhân tố then chốt ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của nguời
tiêu dùng Thế hệ Z - phân khúc thị trường mục tiêu hàng đầu của các thương
hiệu, là tương lai của kinh tế Việt Nam. Một nghiên cứu định lượng được tiến
hành, phân tích độ tin cậy thang đo, nhân tố khám phá, hồi quy và kiểm định sự
phù hợp của mô hình. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 nhân tố, đó là: nhận
thức tính hữu ích, niềm tin, cảm nhận rủi ro, và tâm lý an toàn có ảnh hưởng
đến ý định mua sắm trực tuyến của Thế hệ Z. Các kết luận và kiến nghị được
đề xuất nhằm góp phần nâng cao hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp
kinh doanh thương mại điện tử.
Hoàng Quốc Cường (2021) trong “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
ý định sử dụng dịch vụ mua hàng điện tử qua mạng”. Nghiên cứu được thực
hiện nhằm xác định các yếu tố tác động đến ý định sử dụng của người sử dụng
mua hàng điện tử qua mạng, từ đó đưa ra những kiến nghị, đề xuất cho các nhà
cung cấp các dịch vụ mua hàng điện tử qua mạng trong việc thiết kế các tính
năng, dịch vụ nhằm đáp ứng các yêu cầu của người tiêu dùng. Nghiên cứu
được tiến hành qua hai giai đoạn là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định
lượng. Nghiên cứu định tính xác định được 6 yếu tố các yếu tố tác động đến ý
định sử dụng dịch vụ mua hàng điện tử qua mạng, đó là: mong đợi về giá, cảm
nhận sự tiện lợi, cảm nhận tính dễ sử dụng, cảm nhận sự thích thú, ảnh hưởng
xã hội, cảm nhận sự rủi ro khi sử dụng. Ngoài ra mô hình cũng sẽ được xem xét 3
sự ảnh hưởng đến ý định sử dụng của 3 biến nhân khẩu là: giới tính, thu nhập, tuổi tác.
Hầu hết các nghiên cứu trên chủ yếu xác định được các yếu tố ảnh hưởng
đến quyết định mua sắm trực tuyến; những mong đợi của người tiêu dùng ở các
trang thương mại điện tử trong việc mua sắm trực tuyến. Vì vậy nghiên cứu
này là cần thiết, nhằm xác định những yếu tố tác động đến hành vi mua sắm
trực tuyến và giá trị văn hóa của loại hình này đối với đối tượng sinh viên. 3.
Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu xu hướng mua sắm trực tuyến,
yếu tố quyết định đến hành vi mua sắm và giá trị văn hóa của việc mua sắm
trực tuyến trên các trang thương mại điện tử của sinh viên Trường Đại học Văn
hóa Thành phố Hồ Chí Minh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích các xu hướng mua sắm trực tuyến trên các trang thương mại
điện tử của sinh viên Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm trực tuyến trên các
trang thương mại điện tử của sinh viên Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh.
- Rút ra giá trị văn hóa của việc mua sắm trực tuyến trên các trang thương
mại điện tử của sinh viên Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Xu hướng mua sắm trực tuyến trên các trang thương mại điện tử từ góc nhìn văn hóa.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Khoa Truyền thông; Du lịch; Thông tin thư viện;
Văn hóa học Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh.
- Phạm vi thời gian: Trong giai đoạn hiện nay. 4 NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Khái quát về mua sắm trực tuyến, thương mại điện tử
1.1.1. Khái quát về mua sắm trực tuyến
1.1.1.1. Khái niệm mua sắm trực tuyến
Mua sắm trực tuyến là một dạng thương mại điện tử cho phép khách hàng
trực tiếp mua hàng hóa hoặc dịch vụ từ người bán qua internet sử dụng trình
duyệt web. Mua sắm trực tuyến cũng là một tiến trình dùng để liệt kê hàng hoá
và dịch vụ cùng với hình ảnh kèm theo, được hiển thị từ xa thông qua các
phương tiện điện tử. Mua sắm trực tuyến có thể được thực hiện từ bất kì đâu có
kết nối internet, nhằm giúp người mua tiết kiệm thời gian và công sức so với
việc mua sắm truyền thống tại các cửa hàng.
1.1.1.2. Hình thức mua sắm trực tuyến
Với sự phát triển vũ bão của công nghệ thông tin tại Việt Nam hiện nay,
việc mua sắm trực tuyến được thực hiện một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Mọi người chỉ cần internet và một thiết bị điện tử như smartphone là có thể thể
truy cập vào các trang web hoặc ứng dụng cung cấp đa dạng các mặt hàng từ
nhiều quốc gia trên thế giới như: Amazon, eBay, Alibaba,... Để có thể dễ dàng
thanh toán dễ dàng, nhận hàng nhanh chóng và nhận được nhiều chính sách ưu
đãi, chúng ta có thể tìm đến các ứng dụng phổ biến ở Việt Nam như: Shopee,
Lazada, TikTok Shop, Tiki,..., hay Facebook, Zalo cũng là nơi được lựa chọn
để mua sắm trực tuyến.
1.1.1.3. Đặc điểm của mua sắm trực tuyến
Thông qua các thiết bị điện tử: Xã hội hiện đại cùng với sự phát triển
của công nghệ các thiết bị điện tử ngày nay càng được nâng cấp cải tiến với
nhiều chức năng để đáp ứng nhu cầu cho mọi người dùng. Đối tượng được tiếp
cận sử dụng thiết bị di động nhiều nhất đó chính là giới trẻ vì vậy việc mua sắm
thông qua các thiết bị điện tử của sinh viên khá phổ biến.
Ảnh hưởng nhiều bởi quảng cáo: Cùng với sự phát triển của truyền
thông, sinh viên dễ dàng tiếp cận được những quảng cáo từ các nhãn hàng và
những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội. Từ đó cũng tác động rất lớn đến
việc quyết định mua sắm của họ. 5
Có sự nghiên cứu về sản phẩm: Không có cơ hội nhìn thấy trực tiếp
chạm vào các mặt hàng, sẽ không biết trước được sản phẩm trông như thế nào
có khác gì so với ngoài hình hay không. Chính vì thế trước khi lựa chọn mua
một sản phẩm nào đó người dùng tìm kiếm thông tin kỹ về sản phẩm như việc
đọc các thông tin chi tiết về sản phẩm được thể hiện trên các trang hay đọc các
đánh giá từ người mua trước để lại.
Thanh toán với nhiều hình thức: Ngoài việc có thể thanh toán bằng tiền
mặt thì còn có thể sử dụng các dịch vụ thanh toán khác như Visa, ngân hàng,
các ví điện tử,..., đa dạng phương thức thanh toán.
Tìm kiếm trực tuyến: Người mua sử dụng công cụ này để dễ dàng tìm
kiếm các mặt hàng cụ thể hoặc các thương hiệu cần muốn tiếp cận.
Hoàn hàng và trả hàng: Mua sắm trực tuyến có thể hoàn hàng, trả hàng
khi gặp những trường hợp như: mua sai kích cỡ hoặc do lỗi trong quá trình vận chuyển.
1.1.2. Khái quát về thương mại điện tử
Ngày nay, khái niệm về thương mại điện tử được khái niệm rất đa dạng như:
“Thương mại điện tử được định nghĩa là việc giao hàng hóa, dịch vụ,
thông tin và thanh toán thông qua mạng máy tính hoặc qua thiết bị điện tử khác”(Turban et al., 2006).
Theo khoản 1, Điều 3, Nghị định 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của
Chính phủ về Thương mại điện tử, giải thích: “Hoạt động thương mại điện tử là
việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng
phương tiện điện tử có kết nối với mạng internet, mạng viễn thông di động
hoặc các mạng mở khác”.
Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), "Thương mại điện tử bao
gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán
và thanh toán trên mạng Internet nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả
các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hóa thông qua mạng Internet".
Ứng dụng các thành tựu của thương mại điện tử, ngày nay càng nhiều
trang web và ứng dụng thương mại điện tử được ra đời. Đây được hiểu đơn
giản là cửa hàng kỹ thuật số/trực tuyến trên internet, là không gian ảo trưng bày 6
các sản phẩm và cho phép giao dịch trực tuyến giữa người mua với người bán.
Trang web thương mại điện tử của Shop đóng vai trò như kệ trưng bày, nhân
viên bán hàng và máy tính tiền cho kênh kinh doanh trực tuyến của cửa hàng.
Một số trang thương mại điện tử phổ biến hiện nay: Shoppe, Lazada, TikTok shop, Tiki, Alibaba,...
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng
Cácyếutốảnhhưởngđếnhànhvitiêudùng
(Nguồn: Quản trị Marketing, Philip Kotler, Kevin Keller (2013))
1.2.1. Các yếu tố văn hóa
Hành vi tiêu dùng bị chi phối rất lớn bởi các yếu tố văn hóa ở môi trường
vĩ mô, nó cũng là yếu tố có tác động sâu sắc và bền vững nhất. Trong phạm vi
bài nghiên cứu, văn hóa được hiểu là toàn bộ những niềm tin, giá trị, chuẩn
mực, phong tục tập quán được dùng để hướng dẫn hành vi tiêu dùng của những thành viên trong xã hội.
Mỗi nền văn hóa đều có những nhánh văn hóa nhỏ hơn gọi là nhánh văn
hóa. Nhánh văn hóa được hiểu như một nhóm khác biệt tồn tại trong một nền
văn hóa, xã hội rộng lớn và phức tạp hơn. Trong nhánh văn hóa mỗi thành viên
có hành vi đặc trưng nó bắt nguồn từ niềm tin, giá trị, chuẩn mực văn hóa,
phong tục tập quán riêng khiến nó có sự khác biệt với các thành viên khác
trong xã hội. Từ đó tạo nên sự đa dạng trong đặc trưng hành vi tiêu dùng của cùng một nền văn hóa. 7
1.2.2. Các yếu tố xã hội
Hành vi của một người tiêu dùng cũng chịu sự tác động của những yếu tố
xã hội như các nhóm, gia đình, vai trò và địa vị:
Gia đình: Gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định mua hàng của cá
nhân vì gia đình tạo ra sự định hướng về chính trị, kinh tế và ý nghĩa của mong
ước cá nhân, những định hướng ấy tác động rất lớn đến hành vi tiêu dùng. Các
thành viên trong gia đình cũng trao đổi lẫn nhau về ý kiến khi quyết định mua các sản phẩm.
Nhóm tham khảo hay cá nhân tham khảo: là một nhóm người hay một
cá nhân có những thái độ và hành vi đặc trưng điều này tạo nên những chuẩn
mực cho thái độ và hành vi của người khác. Đối với người tiêu dùng, họ cũng
bị bị ảnh hưởng không ít khi ra quyết định chọn mua sản phẩm.
Vai trò, địa vị xã hội: Địa vị xã hội có thể được xác định bởi nhiều yếu tố
như: kinh tế - xã hội, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tài sản và nhiều yếu tố
khác như: quyền lực về chính trị, quân sự, kinh tế. Sự khác biệt của các yếu tố
trong mỗi tầng lớp xã hội và các vùng địa lý tạo ra sự khác biệt trong giá trị,
thái độ và hành vi của các giai tầng. Chính vì vậy, người mua thường lựa chọn
các sản phẩm nói lên vai trò và địa vị trong xã hội.
1.2.3. Các yếu tố cá nhân
Tuổi tác: Mỗi độ tuổi đều có những thói quen và nhu cầu mua hàng khác
nhau. Thị hiếu của người tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ thay đổi theo các giai
đoạn của cuộc đời họ.
Nghề nghiệp: Những người có công việc khác nhau sẽ chi phối đến hành
vi tiêu dùng một cách khác nhau. Họ thường có xu hướng chọn sản phẩm phù
hợp với môi trường làm việc, văn hóa của công ty/ doanh nghiệp.
Phong cách sống: Dù cho mọi người ở chung tầng lớp xã hội, chung độ
tuổi hay chung nền văn hóa thì cũng sẽ có những người có những phong cách
sống khác nhau dẫn đến nhu cầu mua sắm của họ cũng khác nhau.
Hoàn cảnh kinh tế: Hoàn cảnh kinh tế của một người sẽ ảnh hưởng rất
lớn đến hành vi tiêu dùng của người đó. Hoàn cảnh kinh tế của một người bao
gồm số thu nhập dành cho tiêu dùng, số tiền gửi tiết kiệm và tài sản, kể cả khả
năng vay mượn và thái độ đối với việc chi tiêu và tiết kiệm. Điều này sẽ chi
phối đến hành vi tiêu dùng của họ. 8
1.2.4. Các yếu tố tâm lý
Động cơ: Mọi người có thể có rất nhiều nhu cầu ở từng thời điểm khác
nhau, có một số nhu cầu có tính chất bản năng, phát sinh từ những trạng thái
căng thẳng về sinh lý của cơ thể như đói, khát, mệt mỏi,… Một số khác lại có
nguồn gốc tâm lý, chúng phát sinh từ những trạng thái căng tâm lý như nhu cầu
được công nhận, ngưỡng mộ hay kính trọng. Khi những trạng thái và nhu cầu
này đủ mạnh sẽ trở thành động cơ.
Nhận thức: Theo B. Berelon và G. Steiner, định nghĩa nhận thức là “Tiến
trình mà từ đó một cá nhân lựa chọn, tổ chức và giải thích các thông tin nhận
được để tạo nên một bức tranh có ý nghĩa về thế giới”. Nhận thức không chỉ
tùy thuộc vào đặc điểm cá nhân, vào sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng mà
còn tùy thuộc vào mối tương quan giữa nhân tố ấy với hoàn cảnh chung quanh
và với đặc điểm cá nhân của người đó.
Kiến thức: Các nhà lý luận về kiến thức cho rằng kiến thức của một
người có được từ sự tương tác của những thôi thúc, tác nhân kích thích, những
tình huống gợi ý, những phản ứng đáp lại và sự củng cố. Sự thôi thúc là một
nhân tố kích thích nội tại thúc đẩy hành động. Một người tiêu dùng có thể thôi
thúc là muốn chủ động về phương tiện đi lại, sự thôi thúc của anh ta đã trở
thành một động cơ khi nó hướng vào một nhân tố kích thích cụ thể có khả năng
giải tỏa sự thôi thúc, trong trường hợp này là một chiếc xe máy hoặc một ô tô.
Niềm tin và quan điểm: Niềm tin là ý nghĩa khẳng định mà con người có
được về những sự việc nào đó, niềm tin có thể dựa trên cơ sở những hiểu biết
hay dư luận hay sự tin tưởng và có thể chịu ảnh hưởng hay không chịu ảnh
hưởng của các yếu tố tình cảm. 9
CHƯƠNG 2. VĂN HÓA MUA SẮM TRỰC TUYẾN CỦA
SINH VIÊN TRÊN CÁC TRANG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
2.1 Xu hướng mua sắm trực tuyến trên các trang thương mại điện tử
Xu hướng mua sắm trực tuyến đang ngày càng tăng trưởng và phát triển
mạnh mẽ. Sự tiện lợi, tiết kiệm thời gian và tiền bạc đã khiến cho việc mua sắm
trực tuyến trở thành lựa chọn mua sắm hàng đầu của sinh viên trường Đại học
Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh.
BiểuđồthểhiệnmứcđộmuasắmcủasinhviênTrườngĐạihọcVănhóa ThànhphốHồChíMinh
Theo số liệu khảo sát, chiếm 66,3% trong tổng 80 phiếu khảo sát, cho
thấy sinh viên trường thường xuyên mua sắm trực tuyến, 22,5% rất thường
xuyên và 11,3% không thường xuyên mua sắm. Tỷ lệ này cho thấy rằng, mua
sắm trực tuyến đã trở thành một hành vi có mức độ phổ biến rộng rãi của sinh
viên trong trường. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến xu hướng này. Một trong
những nguyên nhân quan trọng nhất là sự phát triển của công nghệ thông tin,
Internet và các thiết bị điện tử đã trở nên phổ biến hơn, tạo điều kiện thuận lợi
cho việc mua sắm trực tuyến. 10
BiểuđồthểhiệnsựtìmhiểuvềmặthàngcủasinhviênTrườngĐạihọcVăn hóaThànhPhốHồChíMinh.
Việc mua sắm trực tuyến còn được các sinh viên biết đến qua nhiều
phương tiện khác nhau. Phỏng vấn một số sinh viên tại trường Đại học văn hóa
thành phố Hồ Chí Minh, nhiều sinh viên trả lời rằng họ biết đến các sản phẩm
trực tuyến là thông qua các trang mạng xã hội như Facebook, TikTok,
Instagram. Theo số liệu khảo sát, 75% sinh viên đã và đang lựa chọn sản phẩm
để mua sắm trực tuyến thông qua các kênh truyền thông, mạng xã hội. Điều
này cho thấy sự phát triển vô cùng mạnh mẽ của các trang mạng xã hội tại Việt
Nam. Các kênh truyền thông, mạng xã hội ngày càng được nâng cấp, phục vụ
lợi ích mua sắm của mọi người. Với thời đại công nghệ lên ngôi, việc mua sắm
cũng có những thay đổi đáng kể so với việc mua sắm truyền thống trước đó.
Ngày nay, trước khi mua một mặt hàng nào đó, các sinh viên thường có xu
hướng xem các đánh giá, nhận xét qua các kênh truyền thông mạng xã hội như
TikTok, Facebook, Instagram,…, nếu mặt hàng ấy phù hợp với nhu cầu, thị
hiếu của người mua và nhận được những phản hồi tích cực, họ sẽ nhanh chóng
lựa chọn mặt hàng ấy. Điều này thể hiện sự tác động mạnh mẽ của các kênh
truyền thông, mạng xã hội đến hành vi mua sắm trực tuyến của các bạn sinh
viên Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh. Đứng sau các kênh
truyền thông là các kênh quảng cáo với 40%. Ngày nay nhiều sản phẩm ngày
càng được phổ biến rộng rãi, tác động đến tâm lý mua hàng của mọi người.
Việc quảng cáo các mặt hàng trên nhiều kênh khác nhau sẽ dễ dàng tiếp cận
đến người dùng, tạo sự thu hút cho người mua. Cũng theo thống kê, xu hướng
mua sắm trực tuyến còn được các sinh viên biết đến thông qua bạn bè, người
thân giới thiệu với 35%, và vô tình thấy được là 32,5%. 11
Biểuđồthểhiệnsảnphẩmthườngxuyênmuasắmtrựctuyếncủasinhviên
TrườngĐạihọcVănhóaThànhPhốHồChíMinh
Mua sắm trực tuyến cung cấp đa dạng sự lựa chọn mặt hàng cho sinh viên
như thời trang, mỹ phẩm, đồ gia dụng, ẩm thực,..., đáp ứng đầy đủ các mặt
hàng cho sinh viên. Theo số liệu khảo sát, “thời trang” là sự lựa chọn chiếm tỷ
lệ cao nhất của với 57 lượt chọn chiếm 71,3%, ngày nay trên thế giới đang tồn
tại và xuất hiện rất nhiều xu hướng thời trang khác nhau, trên các trang mạng
xã hội ta dễ dàng bắt gặp những đoạn phim về những sản phẩm thời trang đầy
thú vị, từ đó người tiêu dùng có thể tiếp cận và chọn mua những sản phẩm đó.
Tiếp đến là lựa chọn “mỹ phẩm” với 52 lượt chọn chiếm 65%. Bạn Hồ Thị
Quỳnh Như - sinh viên khoa Du lịch Trường Đại học Văn hóa Thành Phố Hồ
Chí Minh, khi được hỏi thường xuyên mua sắm trực tuyến những sản phẩm nào
cũng đã có chia sẻ rằng: "Mình thường mua những sản phẩm về thời trang và
mỹ phẩm", có thể thấy đây là hai sự lựa chọn phổ biến nhất đối với các bạn
sinh viên Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh. Theo sau là các
mặt hàng như như đồ gia dụng chiếm 28,7%; ẩm thực 21,3%; 13 lượt chọn
chiếm 16,3% sinh viên mua tất cả. 12
Biểuđồthểhiệncáctrangthươngmạiđiệntửthườngtruycậpcủasinhviên
TrườngĐạihọcVănhóaThànhPhốHồChíMinh
Các trang thương mại điện tử ở Việt Nam ngày càng tăng trưởng như
Shope, Lazada, TikTok Shop,..., để đáp ứng nhu cầu mua sắm trực tuyến của
người tiêu dùng trong đó có sinh viên. Theo số liệu khảo sát, xu hướng lựa
chọn sàn thương mại điện tử của các sinh viên khi mua sắm trực tuyến chủ yếu
là Shopee chiếm 88,8% với 71 lượt chọn. Có thể thấy Shopee được ưa chuộng
và là lựa chọn phổ biến nhất ở các bạn sinh viên. Theo bạn Nguyễn Thị Thu
Hiền - sinh viên khoa Truyền thông Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh
khi được hỏi về sàn thương mại điện tử thường lựa chọn khi mua sắm trực
tuyến đã trả lời rằng: "Mình mua qua Shopee, bởi vì trên đó có nhiều mã giảm
giá và nó dễ sử dụng"; theo bạn Hồ Thị Quỳnh Như - sinh viên khoa Du lịch
Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh cũng có chia sẻ rằng: "Mình thường
mua trên Shopee bởi vì Shopee có nhiều mã giảm giá và nhiều sản phẩm đa
dạng". Chính vì Shopee sẽ thường có mã giảm giá và chương trình khuyến
mãi,…, nên sẽ giúp các sinh viên mua sắm với giá cả phải chăng và có thể tiết
kiệm một khoản chi phí khi mua sắm. Ngoài ra Shopee còn có chương trình
khách hàng thân thiết, nhờ vậy các sinh viên có thể tích lũy điểm để đổi lấy các
ưu đãi. Điều này đã thu hút phần lớn các sinh viên Trường Đại học Văn hóa
Thành phố Hồ Chí Minh tin dùng sàn thương mại điện tử Shopee. Cũng theo
kết quả khảo sát có 33 lượt chọn sử dụng TikTok Shop để mua sắm chiếm
41,3%. TikTok là nền tảng mạng xã hội được giới trẻ yêu thích nhất hiện nay,
TikTok Shop được tích hợp trực tiếp trên nền tảng TikTok, một số video quảng
cáo giới thiệu sản phẩm ngay trên nền tảng này thường được gắn kèm giỏ hàng,
vì thế người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận đến sản phẩm đó và đưa ra quyết định
mua nhanh thông qua quy trình tham khảo từ video quảng cáo trước đó. Ít phổ
biến nhất đó là Lazada chỉ với 17 lượt chọn chiếm 21,3%. 13
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm
BiểuđồthểhiệnlýdolựachọnsảnphẩmkhimuasắmcủasinhviênTrường
ĐạihọcVănhóaThànhPhốHồChíMinh.
Đánh giá sản phẩm, là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng và
quyết định đến hành vi mua sắm trực tuyến. Theo bạn Trần Anh Pha - sinh viên
khoa Văn hóa học Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh khi được
hỏi lý do quyết định mua sắm trực tuyến đã chia sẻ rằng: "Mình có thể được
kiểm tra và có thể được xem xét những đánh giá, hoặc là những kiểu mẫu mã
khác nhau ngay tại nhà". Theo số liệu khảo sát, có 50 bình chọn chiếm 62,5%
sinh viên thường mua sản phẩm được đánh giá tốt hơn là chấp nhận một sản
phẩm giá cả rẻ. Đánh giá cung cấp thông tin rõ ràng và khách quan về chất
lượng của sản phẩm giúp người tiêu dùng cảm thấy tin cậy, an toàn khi lựa
chọn sản phẩm. Đánh giá sản phẩm còn giúp cho người tiêu dùng so sánh về
giá cả và giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự từ các cửa hàng khác
nhau. Ngoài ra đánh giá sản phẩm còn cho người tiêu dùng biết được những ý
kiến, góp ý và phản hồi của những người dùng khác đã mua để từ đó người tiêu
dùng có thể đưa ra về việc lựa chọn và quyết định mua sản phẩm. Vì vậy nên
có rất nhiều sinh viên đã lựa chọn mua sản phẩm thông qua việc xem đánh giá
sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử. Sản phẩm có khuyến mãi cũng là
yếu tố quyết định mua sắm được nhiều sinh viên quan tâm và có 38 lượt bình
chọn chiếm 47,5%, khuyến mãi tạo nên sự kích thích cho người tiêu dùng,
khiến khách hàng cảm thấy hài lòng và hứng thú khi mua hàng với giá cả rẻ
hơn, giúp cho người mua tiết kiệm được chi phí khi mua sản phẩm. Sản phẩm
có thương hiệu cũng được nhiều sinh viên lựa chọn chiếm 46,3%, nhiều người 14
cho rằng thương hiệu thường đi đôi với chất lượng và uy tín, sản phẩm có
thương hiệu cũng giúp cho người mua hàng cảm nhận được sự tin tưởng và an
toàn khi sử dụng sản phẩm. Ngoài ra còn có những yếu tố định đến việc lựa
chọn mua sắm như sản phẩm được nhiều người nổi tiếng sử dụng với 31 lượt
chọn, sản phẩm được quảng cáo nhiều với 22 lượt bình chọn và yếu tố ít được
quan tâm nhất là có nhu cầu muốn sở hữu với 1 lượt chọn chiếm 1,3%.
Biểuđồthểhiệnnhữngtiệníchkhimuasắmtrựctuyến.
Thực tế cho thấy, việc mua sắm trực tuyến sẽ nhanh chóng, tiện lợi và đỡ
tốn nhiều công sức, chi phí đi lại hơn là việc mua sắm truyền thống. Có thể
mua sắm bất cứ lúc nào, bất kể là đang ở nhà, đi học hay ở bất kỳ nơi nào cũng
có thể mua sắm. Và theo kết quả khảo sát, sinh viên cảm thấy tiện lợi nhất khi
mua sắm trực tuyến là thuận tiện, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và có 59
lượt bình chọn chiếm 73,8%, bạn Lại Anh Vũ - sinh viên khoa Thông tin - Thư
viện trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh khi được hỏi về những
tiện ích của việc mua sắm trực tuyến đã chia sẻ: "Theo mình nghĩ thì nó khá là
tiện lợi và không mất nhiều thời gian của mình, bởi vì mình có thể ở bất cứ nơi
đâu để lên ứng dụng đặt mua những món đồ đó mà không cần phải đến tận cửa
hàng để mua"; bạn Nguyễn Thị Thu Hiền - sinh viên khoa Truyền thông
Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh cũng có chia sẻ về những
tiện ích khi mua sắm trực tuyến: "Bởi vì mình có thể nằm tại nhà dùng máy
tính hoặc điện thoại để lựa chọn sản phẩm mà không cần phải đi ra đường,
mình thấy nó rất là lợi cho mình". Sự đa dạng về sản phẩm, dịch vụ cũng là
một trong những tiện ích được nhiều sinh viên lựa chọn chỉ sau việc thuận tiện,
nhanh chóng khi mua sắm trực tuyến và theo khảo sát thì có 55 lượt bình chọn
và chiếm 68,8%. Ở các cửa hàng truyền thống sẽ hạn chế về số lượng sản 15
phẩm, ngoài ra còn các vấn đề như thiếu hàng và kích thước hạn chế trong việc
lựa chọn sản phẩm trong cửa hàng truyền thống. Tuy nhiên với việc mua sắm
trực tuyến, người tiêu dùng có thể tìm thấy tất tật các mặt hàng đều có sẵn tại
mọi thời điểm, không những thế người tiêu dùng còn tìm thấy những món hàng
không tìm được ở nội địa như là đĩa nhạc, nước hoa,... Một tiện lợi kế tiếp của
việc mua sắm trực tuyến đó là giá cả với 36 lựa chọn chiếm 45%. Vì người
mua không cần phải mất nhiều thời gian đi tìm hàng rồi so sánh giá cả khi đến
các chỗ mua sắm truyền thống mà chỉ cần ở nhà lướt web cũng có thể so sánh
giá cả của từng sản phẩm của từng cửa hàng bán giống nhau để dễ dàng đưa ra
quyết định của mình về việc mua sắm một sản phẩm nào đó. Và một tiện ích
nữa là an toàn và bảo mật với 24 lượt bầu chọn chiếm 30%.
Biểuđồthểhiệnsựtácđộngcủacácchươngtrìnhkhuyếnmãiđếnviệcmua
sắmtrựctuyếncủasinhviênTrườngĐạihọcVănhóaThànhPhốHồChíMinh
Dựa vào thông tin khảo sát, có thể rút ra một số phân tích nhất định về tác
động của các chương trình khuyến mãi đối với quyết định mua sắm trực tuyến.
Đầu tiên, với 72,5% sinh viên thực hiện cho kết quả “thỉnh thoảng” bị tác động
bởi các chương trình khuyến mãi. Chương trình khuyến mãi không phải lúc nào
cũng quyết định hành vi mua sắm. Những sinh viên này có thể là những người
quan tâm đến ưu đãi và giảm giá, nhưng quyết định mua sắm của họ còn phụ
thuộc vào nhiều yếu tố khác như nhu cầu cá nhân, giá trị sản phẩm, hay trải
nghiệm mua sắm. Nhóm này có thể được đánh giá là những người mua sắm có
sự linh hoạt, tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể như các ngày lễ hay sự kiện đặc
biệt. Do đó, chúng ta có thể thấy rằng chương trình khuyến mãi chỉ đóng vai trò
quan trọng trong quyết định mua sắm của họ khi có những cơ hội giảm giá đặc biệt. 16
Với 20% sinh viên thực hiện khảo sát cho kết quả rằng họ “thường xuyên”
bị tác động bởi các chương trình khuyến mãi, chương trình khuyến mãi có một
vai trò quan trọng trong quyết định mua sắm hàng ngày của sinh viên. Bạn
Trần Thị Bảo Uyên - sinh viên khoa Văn hóa học Trường Đại học Văn hóa
Thành Phố Hồ Chí Minh đã chia sẻ rằng: “Mình lựa chọn mua hàng trực tuyến
vì các trang thương mại điện tử có đa dạng các mã giảm giá’’. Có thể thấy, các
chương trình khuyến mãi có thể tạo ra một sức hấp dẫn liên tục và giúp duy trì
sự quan tâm của nhóm sinh viên này đối với các sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể.
Nhóm này có thể bao gồm những người mua sắm trực tuyến theo kiểu "chasing
deals" – luôn tìm kiếm các chương trình khuyến mãi và ưu đãi để tối ưu hóa giá trị mua sắm của họ.
Cuối cùng, với kết quả 7,5% sinh viên chưa từng bị tác động bởi các
khuyến mãi, có thể do họ chú trọng hơn đến các yếu tố khác như chất lượng
sản phẩm, thương hiệu, hoặc các dịch vụ hỗ trợ thay vì ưu đãi giảm giá. Có thể
họ là nhóm người tiêu dùng có thu nhập ổn định và có khả năng chấp nhận giá
cao hơn để đổi lại sự chắc chắn và chất lượng.
Qua kết quả khảo sát có thể nhận xét rằng: “Chương trình khuyến mãi
trong mua sắm trực tuyến có tác động đa chiều, phản ánh sự đa dạng trong
hành vi mua sắm của sinh viên”.
Với 72,5% sinh viên thỉnh thoảng tham gia chương trình khuyến mãi, đây
thường là nhóm có ý thức về giá trị kinh tế. Các ưu đãi đặc biệt và giảm giá tạo
ra động lực mạnh mẽ, kích thích họ thực hiện giao dịch và tiết kiệm chi phí mà
vẫn có được sản phẩm chất lượng.
BiểuđồthểhiệnrủirokhilựachọnmuasắmtrựctuyếncủasinhviênTrường
ĐạihọcVănhóaThànhPhốHồChíMinh 17
Mua sắm trực tuyến với sự tiện lợi và sự đa dạng sản phẩm mà nó mang lại,
đã và đang trở thành một xu hướng phổ biến trong thời đại công nghệ ngày nay.
Tuy nhiên, những lợi ích này đi kèm với những rủi ro đáng kể, tạo ra một thách
thức không nhỏ đối với người tiêu dùng. Trong bối cảnh này, việc hiểu rõ và
đối mặt với các rủi ro khi mua sắm trực tuyến là quan trọng để bảo vệ quyền lợi
và thông tin cá nhân của sinh viên.Theo kết quả khảo sát, nhóm sinh viên thực
hiện khảo sát đánh giá các rủi ro có thể gặp phải khi mua sắm trực tuyến như sau:
Thứ nhất, rủi ro về vận chuyển cho ra kết quả 68,8%, sinh viên thường gặp
vấn đề với chi phí vận chuyển đắt đỏ, hàng giao đến tay khách hàng bị hư hỏng
do vận chuyển, thái độ không tốt từ người giao hàng, hay sự bất tiện trong việc
đổi trả hàng. Những nguyên nhân có thể bao gồm tình trạng giao thông, thời
tiết xấu, hoặc thậm chí là vấn đề nội bộ trong quá trình xử lý đơn hàng. Sự
chậm trễ này không chỉ làm gián đoạn kế hoạch cá nhân mà còn tạo ra sự bất
tiện và thất vọng. Thêm vào đó, có những trường hợp mất mát hoặc hỏng hóc
của hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Mặc dù các công ty vận chuyển
thường có chính sách bảo hiểm, nhưng quá trình giải quyết khiếu nại có thể là
một quá trình khó khăn và mất thời gian. Ngoài ra, khi mua sắm trực tuyến
quốc tế, sinh viên thường phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến hải quan và
thuế nhập khẩu. Các hạn chế về cước phí và các quy định hải quan có thể tăng
chi phí và kéo dài thời gian giao hàng. Điều này có thể tạo ra sự không hài lòng
và thậm chí làm ảnh hưởng đến niềm tin trong quá trình mua sắm.
Thứ hai, rủi ro về chất lượng sản phẩm chiếm 63,7%. Một lo ngại phổ
biến là chất lượng sản phẩm không đúng với mô tả trên trang web. Hình ảnh và
mô tả trên trang web mua sắm có thể được chỉnh sửa để làm đẹp hơn hoặc làm
tôn lên các đặc tính tích cực của sản phẩm. Điều này có thể dẫn đến sự hiểu
lầm về chất lượng thực tế và tính năng của sản phẩm. Khảo sát cho biết sinh
viên cảm thấy thất vọng khi nhận hàng và phát hiện ra rằng nó không đáp ứng
được những kỳ vọng đã được mô tả. Vấn đề này có thể làm suy giảm niềm tin
của người tiêu dùng đối với mô hình mua sắm trực tuyến. Các trang web mua
sắm cũng có trách nhiệm cung cấp thông tin chính xác và minh bạch về sản
phẩm để tránh những tình huống không mong muốn. 18
Thứ ba, nguy cơ lừa đảo chiếm đoạt tài sản cho kết quả 51,2%. Việc mua
sắm từ các nguồn không đáng tin cậy có thể dẫn đến mất mát tài chính, hay
việc người giao hàng đánh mất đơn của khách. Sự khôngminhbạchcủamộtsố
trangwebbánhàngtạođiềukiện chocáchìnhthứclừađảochiếmđoạttàisản,
đánhcắpthôngtinthẻ tíndụnghaytàikhoảnngânhàng,hoặclộ thôngtinđịa
chỉ nhàvàsố điệnthoạigâyrathiệthạivề mặttàichínhlẫntinhthần.
Cuối cùng, kết quả khảo sát cho thấy khả năng lộ thông tin các nhân
chiếm 48,8%. Vấn đề lộ thông tin cá nhân khi mua sắm trực tuyến là một trong
những rủi ro nổi bật trong thế giới kỹ thuật số ngày nay. Trong quá trình thực
hiện các giao dịch mua sắm trên internet, thường cung cấp nhiều thông tin cá
nhân như địa chỉ, số điện thoại, và đặc biệt là thông tin thanh toán. Tuy nhiên,
sự tiện lợi này cũng đi kèm với nguy cơ mất mát quyền riêng tư và lộ thông tin
cá nhân không mong muốn. Các trang web mua sắm trực tuyến thường yêu cầu
người tiêu dùng tạo tài khoản và cung cấp thông tin cá nhân để có thể hoàn
thành quá trình thanh toán. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp mà những thông
tin này không được bảo vệ đúng cách, dẫn đến nguy cơ bị hack hoặc sử dụng
một cách không đúng đắn.
Biểuđồthểhiệnmứcđộhàilòngvềviệcmuasắmtrựctuyếncủa sinhviên
TrườngĐạihọcVănhóaThànhPhốHồChíMinh.
Kết quả khảo sát cho thấy, đa số sinh viên trường Đại học Văn hóa Thành
phố Hồ Chí Minh hài lòng với trải nghiệm mua sắm trực tuyến của mình. Cụ
thể, có 41,3% sinh viên đánh giá mức độ hài lòng là hài lòng, 37,5% đánh giá
là bình thường, 20% đánh giá rất hài lòng, 1,2% đánh giá là không hài lòng và
0% đánh giá là rất không hài lòng. 19
Bạn Trần Anh Pha - sinh viên khoa Văn hóa học Trường Đại học Văn hóa
Thành phố Hồ Chí Minh có chia sẻ: “Mình cũng rất hài lòng. Mình cảm thấy
nó rất là tiện lợi, có khi ngồi ở nhà mình chỉ cần mua và có người giao hàng
đến, tiện lợi không cần phải ra ngoài.”; theo bạn Trần Thị Bảo Uyên - sinh viên
khoa Văn hoá học Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ:
“Mình thấy hài lòng vì nó rất tiện và nó đáp ứng được những nhu cầu của mình.”
Điều này phản ánh rằng, mua sắm trực tuyến đang trở thành một hình
thức mua sắm phổ biến và được ưa chuộng của sinh viên trong trường. Nguyên
nhân chính là do các trang thương mại điện tử đã đáp ứng được nhu cầu đa
dạng của sinh viên, mang lại cho họ những trải nghiệm mua sắm tiện lợi, nhanh chóng và an toàn.
Cụ thể, các trang thương mại điện tử cung cấp đa dạng các mặt hàng, từ
hàng hóa tiêu dùng đến dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của sinh viên. Ví dụ, sinh
viên có thể mua sắm quần áo, giày dép, mỹ phẩm, đồ điện tử, sách vở, đồ gia dụng,...
Chính sách bảo vệ khách hàng của các trang thương mại điện tử cũng là
một yếu tố quan trọng khiến sinh viên hài lòng. Các trang thương mại điện tử
thường có chính sách đổi trả hàng, bảo hành,... giúp sinh viên yên tâm khi mua
sắm. Ví dụ, nếu sinh viên mua một sản phẩm không đúng như hình ảnh, mô tả,
họ có thể đổi trả hàng trong vòng 7 ngày.
Mua trả hàng nhanh chóng là một yếu tố khác khiến sinh viên hài lòng
với trải nghiệm mua sắm trực tuyến. Các trang thương mại điện tử thường có
dịch vụ mua trả hàng nhanh chóng, giúp sinh viên tiết kiệm thời gian và chi
phí. Ví dụ, nếu sinh viên đặt hàng vào buổi sáng, họ có thể nhận được hàng vào buổi tối cùng ngày.
Nhân viên chăm sóc khách hàng nhiệt tình của các trang thương mại điện
tử cũng là một yếu tố quan trọng khiến sinh viên hài lòng. Các trang thương
mại điện tử thường có đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng nhiệt tình, sẵn
sàng giải đáp thắc mắc và hỗ trợ sinh viên khi cần thiết. Ví dụ, nếu sinh viên có
thắc mắc về sản phẩm, họ có thể liên hệ với nhân viên chăm sóc khách hàng để được giải đáp. 20
Tóm lại, mua sắm trực tuyến đang trở thành một xu hướng ngày càng phổ
biến, đặc biệt là đối với sinh viên. Các trang thương mại điện tử đã đáp ứng
được nhu cầu của sinh viên, mang lại cho họ những trải nghiệm mua sắm tiện
lợi, nhanh chóng và an toàn.
2.3 Giá trị văn hóa của việc mua sắm trực tuyến trên các
trang thương mại điện tử
Trên góc độ hành vi cá nhân Linton R cho rằng: “Văn hóa là tổng thể cấu
trúc hành vi được biểu hiện cụ thể hay ẩn dụ mà các cá nhân trong xã hội lĩnh
hội và truyền tải thông qua trung gian là các giá trị, biểu tượng, niềm tin, truyền
thống, chuẩn mực”. Thật vậy, dưới góc nhìn văn hóa về xu hướng mua sắm
trực tuyến trên các trang thương mại điện tử của các sinh viên Trường Đại học
Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi có thể khẳng định rằng: Chính
hành vi mua sắm trực tuyến đã mang lại bước chuyển mình lớn, hình thành nên
những giá trị văn hóa mới và những ảnh hưởng tích cực đến văn hóa mua sắm
nói chung của chúng ta ngày nay.
Thông qua những hành vi và xu hướng mua sắm trực tuyến của các sinh
viên, đã mang lại những giá trị vô cùng to lớn:
Tiết kiệm thời gian, mua hàng thuận tiện: Sinh viên thường xuyên bận
rộn với các hoạt động học tập, dự án và công việc gia đình. Họ cũng là đối
tượng sẽ dành nhiều thời gian tiếp xúc với mạng xã hội, sử dụng mạng xã hội
rất linh hoạt và nắm bắt thông tin nhanh. Vì vậy họ sẽ có xu hướng lựa chọn
mua hàng trên các sàn thương mại điện tử thay vì chọn mua sắm ở các cửa
hàng truyền thống. Với đầy đủ thông tin hình ảnh, thông số và các đánh giá của
các người mua trước đó, sau đó có thể lựa chọn thanh toán thông qua thẻ tín dụng hay ship COD.
Đa dạng hàng hóa với giá cả cạnh tranh từ nhiều nhà cung cấp: Các
trang thương mại điện tử cung cấp đầy đủ các mặt hàng với đa dạng các phân
khúc khác nhau. Việc tìm thấy các mặt hàng phù hợp là điều dễ dàng. Bên cạnh
đó, vì các nhà cung cấp tối ưu được chi phí nhân sự và cửa hàng, từ đó các mặt
hàng trên sàn thương mại điện tử có giá cả rất cạnh tranh.
So sánh giá và tiết kiệm chi phí: Sinh viên thường có nguồn thu nhập
hạn chế, do đó bằng việc so sánh giá và tìm kiếm ưu đãi trực tuyến giúp họ tiết
kiệm chi phí. Do nhiều hàng hóa và đa dạng mẫu mã từ các nhà cung cấp khác 21
nhau, nên sẽ tạo áp lực để các nhà cung cấp thực hiện các chương trình ưu đãi,
giảm giá. Việc này dẫn đến khả năng mua sắm của sinh viên cao hơn và sẽ đáp
ứng tốt những nhu cầu của họ.
Giao hàng thuận tiện: Dịch vụ giao hàng nhanh chóng và thuận tiện
giúp sinh viên nhận được sản phẩm mà họ đặt mua mà không cần rời khỏi
khuôn viên trường hay nhà ở. Điều này đặc biệt quan trọng khi họ có lịch trình
học tập và làm việc khá dày đặc.
Khuyến mãi và giảm giá: Thường các sàn thương mại điện tử sẽ có các
ngày giảm giá như đầu tháng, cuối tháng, các dịp lễ lớn hay ngày hồi mua sắm
“Black Friday”. Sinh viên sẽ có xu hướng chọn mua sắm vào những ngày
“Sale” lớn, vừa có ưu đãi về giá cả và phí vận chuyển. Một số trang web có các
chương trình tích điểm hoặc thẻ thành viên cho người mua sắm thường xuyên.
Sinh viên có thể tích điểm và đổi lấy các ưu đãi, quà tặng, hoặc giảm giá trong
tương lai, tạo động lực cho việc duy trì mối quan hệ mua sắm dài hạn. Những
ưu đãi và khuyến mãi này không chỉ giúp sinh viên tiết kiệm chi phí mà còn tạo
ra trải nghiệm mua sắm tích cực và hấp dẫn hơn. Điều này cũng thường làm
tăng sự trung thành và tương tác của khách hàng với các trang web mua sắm trực tuyến.
Ngoài ra, việc mua sắm trực tuyến còn mang lại những giá trị như giao
lưu, tiếp thu văn hóa: Bằng việc mua mua sắm trực tuyến, các sinh viên sẽ dễ
dàng tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ từ các nền văn hóa khác nhau. Điều
này giúp người tiêu dùng mở rộng tầm nhìn, hiểu biết về các nền văn hóa khác.
Như vậy thông qua việc nghiên cứu về xu hướng và các yếu tố ảnh hưởng
đến việc mua sắm trực tuyến trước đó, ta có thể thấy việc hình thành những xu
hướng, hành vi mới trong quy trình mua sắm trực tuyến đã mang lại những giá
trị rất tích cực đến văn hóa mua sắm của chúng ta ngày nay. Quá trình này có
thể gọi là một “đột phá” trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng ở Việt
Nam và là cơ sở cho sự ra đời của “Văn hóa mua sắm trực tuyến” của chúng ta ngày nay. 22 KẾT LUẬN
Nhìn chung, văn hóa mua sắm trực tuyến trên các trang thương mại điện
tử đã trở thành xu hướng chung. Không chỉ với sinh viên Trường Đại học Văn
hóa Thành Phố Hồ Chí Minh, mà còn phủ rộng tất cả khu vực trên cả nước.
Nghiên cứu chỉ ra được các mặt lợi ích của việc mua sắm trực tuyến đối, cũng
như nhìn nhận dưới góc nhìn văn hóa các giá trị mà xu hướng mua sắm trực
tuyến đem lại không chỉ đối với sinh viên trường Đại học Văn hóa Thành phố
Hồ Chí Minh mà còn với tất cả mọi người và xã hội. Mua sắm trực tuyến đang
dần tiếp cận nhiều đối tượng hơn, nên việc đưa ra các mặt yêu thích, cũng như
chưa hài lòng của sinh viên sẽ là cơ sở để các trang thương mại điện tử tham
khảo và điều chỉnh phù hợp. Dưới góc nhìn văn hóa, xu hướng mua sắm trực
tuyến đã tạo ra những giá trị không hề nhỏ đối với người tiêu dùng, người bán
hàng cũng như kinh tế của cả nước. Cùng với đó, phản ánh hành vi mua sắm
trực tuyến của người tiêu dùng dưới góc nhìn văn hóa, sẽ giúp các trang thương
mại có cái nhìn bao quát và chính xác nhất về đối tượng mua hàng, tạo ra
những chiến dịch quảng bá sáng tạo, thu hút nhiều đối tượng tham gia mua sắm trực tuyến nhiều hơn. 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thị Ngọc. (2019). Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định
mua hàng online của sinh viên. Tạp chí Công thương. Truy cập ngày
26/12/2023, từ: https://bom.so/dCacNu
2. Quỳnh Trâm. (2017). 5 đặc điểm mua hàng online của giới trẻ mà
bạn nên biết. Tạp chí Kinh tế và Dự báo. Truy cập ngày 12/12/
2023, từ: https://s.pro.vn/dlME
3. Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam VECOM. (2022). Báo cáo Chỉ
số Thương mại điện tử Việt Nam 2022. Truy cập ngày 13/12/2023, từ: https://s.pro.vn/03w3
4. Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam VECOM. (2022). Báo cáo Chỉ
số Thương mại điện tử Việt Nam 2022. Truy cập ngày 13/12/2023, từ: https://s.pro.vn/YOB6
5. ATP Media. (2020). Mua sắm trực tuyến là gì? Lợi ích khi mua sắm trực
tuyến. Truy cập ngày 12/24/2023, từ: https://s.pro.vn/WEIU
6. Tạp chí Công Thương. (2021). Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của
người tiêu dùng. Ngày truy cập 28/12/2023, từ: https://s.pro.vn/oWP8 24 PHỤ LỤC
1. Bảng câu khảo sát "Xu hướng mua sắm trực tuyến trên các
trang thương mại điện tử dưới góc nhìn văn hóa (khảo sát sinh
viên trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh)"
Mở đầu: Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã dành thời gian cho buổi phỏng vấn này. Chúng
mình là nhóm Thỏ Văn Hóa, sinh viên khoa Truyền thông, lớp 23DTT1. Chúng mình
đang thực hiện một đề tài nghiên cứu về “Xu hướng mua sắm trực tuyến trên các
trang thương mại điện tử dưới góc nhìn văn hóa”. Chúng rất mong nhận được sự chia
sẻ của bạn về chủ đề này. PHẦN 1 THÔNG TIN CHUNG
Khoa bạn đang theo học: ● Khoa Du lịch ● Khoa Truyền thông ● Khoa Văn hóa học
● Khoa Thông tin - Thư viện
Bạn đang là sinh viên năm: ● Năm 1 ● Năm 2 ● Năm 3 ● Năm 4
PHẦN 2 XU HƯỚNG MUA SẮM TRỰC TUYẾN TRÊN CÁC TRANG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Bạn có thường xuyên mua sắm trực tuyến trên các trang thương mại điện tử không? ● Không thường xuyên ● Thường xuyên ● Rất thường xuyên
Các trang thương mại điện tử mà bạn thường lựa để mua sắm là gì? ● Shopee ● Lazada ● TikTok Shop 25 ● Khác
Bạn thường mua sắm trực tuyến những sản phẩm nào? ● Thời trang ● Mỹ phẩm ● Gia dụng ● Ẩm thực ● Tất cả ● Khác
Bạn biết đến những sản phẩm này qua phương tiện gì? ● Các kênh quảng cáo
● Các kênh truyền thông mạng xã hội (Facebook, TikTok, Instagram,..) ● Vô tình thấy được
● Bạn bè, người thân giới thiệu ● Khác
PHẦN 3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI MUA SẮM TRỰC TUYẾN
Lý do bạn quyết định mua sản phẩm trực tuyến?
● Sản phẩm được đánh giá tốt
● Sản phẩm được quảng cáo nhiều
● Sản phẩm có thương hiệu
● Sản phẩm được nhiều người nổi tiếng sử dụng ● Có khuyến mãi ● Khác
Tiện ích khi mua sắm trực tuyến là gì?
● Thuận tiện, nhanh chóng ● Giá cả cạnh tranh
● Đa dạng về sản phẩm, dịch vụ ● An toàn, bảo mật ● Khác
Bạn thường mua sản phẩm trực tuyến vào thời điểm nào?
● Các dịp khuyến mãi lớn
● Các mùa, dịp lễ đặc biệt 26 ● Mua theo các xu hướng ● Mua quanh năm ● Khác
Bạn có thường bị tác động bởi các chương trình khuyến mãi tới
quyết định mua sắm trực tuyến không? ● Không bao giờ ● Thỉnh thoảng ● Thường xuyên
Theo bạn khi mua sắm trực tuyến sẽ phải đối mặt với những rủi ro nào? ● Lộ thông tin cá nhân
● Chất lượng sản phẩm không được đảm bảo
● Dịch vụ vận chuyển kém (Chi phí thái độ người giao hàng, chất lượng
sản phẩm khi nhận nhận được,...)
● Lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Bạn đánh giá mức độ hài lòng của mình về trải nghiệm mua sắm trực tuyến như thế nào? ● Rất hài lòng ● Hài lòng ● Bình thường ● Không hài lòng ● Rất không hài lòng PHẦN 4 CÂU HỎI MỞ
Theo bạn việc mua sắm trực tuyến trên các trang thương mại điện tử đã
tác động tích cực thế nào đến văn hóa mua sắm của chúng ta ngày nay?
Chào kết: Chúng mình xin cam kết toàn bộ thông tin mà bạn cung cấp sẽ được
giữ bí mật và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu. Việc đánh giá và trả lời
chính xác và đầy đủ các câu hỏi sẽ góp phần rất lớn để chúng mình thực hiện
đề tài nghiên cứu. Nhóm chúng mình xin chân thành cảm ơn bạn! 27 2. Video phỏng vấn:
https://drive.google.com/file/d/1CkX4o8D9tYtUAInrKYfdLHmviFmdV HI3/view?usp=drivesdk
3. Biên bản phỏng vấn
Chào bạn. Bạn có thể giới thiệu tên và ngành học bạn đang theo học?
● Mình là Quỳnh Như, mình đến từ khoa Du lịch.
● Mình là Nguyễn Thị Thu Hiền, học Truyền thông.
● Mình tên là Trần Anh Pha, hiện tại mình đang học ngành Công nghiệp văn hóa.
● Mình là Trần Thị Bảo Uyên, mình đến từ khoa Văn hoá học.
● Mình tên là Lại Anh Vũ, mình đến từ khoa Thông tin - Thư viện.
Bắt đầu với câu hỏi đầu tiên, bạn thường mua sắm trực tuyến những sản phẩm nào?
● Quỳnh Như: “Mình thường mua những sản phẩm về thời trang, mỹ phẩm”
● Thu Hiền: “ Mình thường mua quần áo và mỹ phẩm.”
● Anh Pha: “Mình thường mua sắm trực tuyến ở những sản phẩm như
là mỹ phẩm, về mặt mỹ phẩm, thời trang.”
● Bảo Uyên: “Mình thường mua những sản phẩm về mảng thời trang
cũng như mỹ phẩm và đồ dùng học tập.”
● Anh Vũ: “Mình thường mua sắm những thứ như quần áo, những thứ văn phòng phẩm.”
Bạn biết đến những sản phẩm này qua phương tiện gì?
● Quỳnh Như: “Qua các trang thương mại điện tử, qua các trang mạng
xã hội và qua bạn bè giới thiệu.”
● Thu Hiền: “Mình biết đến qua mạng truyền thông internet.”
● Anh Pha: “Mình thường thấy ở trên nền tảng như là TikTok hoặc
các trang Facebook và Shopee.”
● Bảo Uyên: “Mình biết đến những sản phẩm này qua những trang
mạng xã hội như Facebook hay Instagram.” 28
● Anh Vũ: “Qua những quảng cáo trên mạng xã hội, qua người thân và bạn bè.”
Bạn thường mua sắm trực tuyến ở những trang thương mại điện tử nào và tại sao?
● Quỳnh Như: “Mình thường mua trên Shopee. Shopee có nhiều mã
giảm giá, nhiều sản phẩm đa dạng.”
● Thu Hiền: “Chắc chắn là Shopee rồi. Vì trên đó có nhiều mã giảm
giá, săn sale, giúp mình mua tiện lợi nhất.”
● Anh Pha: “Lúc trước mình có mua ở Lazada và Shopee. Nhưng sau
này thì trên nền tảng TikTok phổ biến và mình chuyển sang mua trên
TikTok nhiều hơn, mình cảm thấy mua ở những nền tảng trên mạng
xã hội tiện lợi và nhanh. Theo mình nghĩ TikTok đã đem lại sự đột phá mới.
● Bảo Uyên: “Mình thường mua nó qua Shopee vì mình thấy trên
Shopee có đa dạng các mặt hàng và có nhiều mã giảm giá.”
● Anh Vũ: “Shopee. Tại vì mình thấy nó khá phổ biến và dễ dùng”
Vì sao bạn quyết định mua sản phẩm trực tuyến, những tiện ích khi mua
sắm trực tuyến là gì?
● Quỳnh Như: “Nhanh, gọn, tiện lợi ở cái mặt là mình có thể ở nhà đặt
hàng, không cần tới chỗ để mua, có nhiều mã ưu đãi giảm giá, rẻ hơn
các sản phẩm ngoài thị trường.”
● Thu Hiền: “Bởi vì mình có thể nằm tại nhà để lựa chọn mà không
cần ra đường.Mình thấy rất có lợi cho mình."
● Anh Pha: “Tiện ích là mình có thể được kiểm tra có thể được xem
xét đánh giá, hoặc là những kiểu mẫu mã khác nhau, ở nhà có thể lựa
chọn. Còn truyền thống thì mình có thể đi ra ngoài nhiều hơn.”
● Bảo Uyên: “Vì mình thấy nó rất tiện và giúp mình tiết kiệm thời
gian. Bên cạnh đó giá cả còn tốt hơn thị trường.”
● Anh Vũ: “Theo mình nghĩ thì nó khá là tiện lợi và không mất nhiều
thời gian của mình, bởi vì mình có thể ở bất cứ nơi đâu để lên ứng 29
dụng đặt mua những món đồ đó mà không cần phải đến tận các cửa
hàng nào đó để mà mua.”
Bạn nghĩ rằng khi mua sắm trực tuyến sẽ phải đối mặt với những rủi ro nào?
● Quỳnh Như: “Khó khăn trong việc đổi trả hàng, hàng nhận được
không giống hình ảnh, chất lượng cũng không được đảm bảo. Như là
sản phẩm về bị hư hỏng, mình đặt cái đèn nhưng mà về không sáng
được nên là phải đổi trả lại mà cái việc đổi trả nó rất rắc rối, độ uy tín bị giảm đi.”
● Thu Hiền: “Đó là việc lấy hàng không đúng với ảnh hay sản phẩm bị
kém chất lượng. Ví dụ như mình mua kem chống nắng, mình mua
hàng khác nhưng nó lại giao cho mình hàng khác. Mình đổi trả hàng
và nhắn tin với shop. Người bán họ cũng biết sai lầm và cũng đổi lại
cho mình nhưng mình nghĩ k nên có lần sau như thế.”
● Anh Pha: “Mình phải đối mặt với thường là sản phẩm không chất
lượng hoặc sản phẩm không như ý muốn của mình hoặc là nhiều thứ rủi ro khác.”
● Bảo Uyên: “Mình nghĩ là có rồi. Có lần mình mua áo mà cái hàng họ
giao cho mình chất lượng không được như mô tả. Mình đã gửi và đổi
trả lại. Mình thấy ở tầm bình thường vì có lúc tốt và có lúc cũng không ổn lắm.”
● Anh Vũ: “Theo mình nghĩ thì những rủi ro có thể đến từ việc sản
phẩm mà mình đặt mua không được như ý muốn của mình, có thể
kém chất lượng và hàng giả chẳng hạn. Thứ hai là có khả năng sẽ bị
đánh cắp thông tin bởi vì mỗi đơn hàng của mình có để lại địa chỉ,
nơi ở của mình và số điện thoại của mình có thể bị những kẻ lừa đảo chiếm đoạt.”
Bạn đánh giá mức độ hài lòng của mình về trải nghiệm mua sắm trực tuyến như thế nào? 30
● Quỳnh Như: “Nói chung cỡ 3 sao thôi. Hài lòng, đáp ứng nhu cầu của mình.”
● Thu Hiền: “Mình thấy rất hài lòng bởi vì nó tiện, nhanh chóng, thời
nay là 4.0 mạng internet phát triển nên nó phù hợp.”
● Anh Pha: “Mình cũng rất hài lòng. Mình cảm thấy nói chung nó rất
là tiện lợi, có khi ngồi ở nhà mình chỉ cần mua và có người giao
hàng đến, tiện lợi không cần phải ra ngoài.”
● Bảo Uyên: “Mình thấy hài lòng vì nó rất tiện và nó đáp ứng được
những nhu cầu của mình.”
● Anh Vũ: “Mình rất hài lòng. Tại vì nếu như loại trừ những cái rủi ro
ra thì những cái tích cực nó vẫn ưu thế hơn, vượt trội hơn.”
Bạn đánh giá thế nào về dịch vụ vận chuyển?( bạn Thu Hiền)
● “ Mình thấy 50/50 là bình thường. Kiểu có lúc người ta vẫn chuyển
tốt nhưng cũng có lúc không ok lắm, sản phẩm giao tới tay mình bị móp méo, hư hỏng.”
Những lúc vậy thì mình có cách giải quyết như thế nào?
● “ Mình có nói lại họ, nhưng có khi họ giải quyết cho mình, có khi họ
làm lơ luôn. Mình khá không hài lòng.”
Ngày nay nhiều người gặp tình trạng mất hàng, bạn đã gặp tình trạng đó
chưa và bạn giải quyết như thế nào?
● “ Mình thì bị mất một lần, hồi gửi bảo vệ, mình cũng có hỏi, giờ
cũng chưa có hàng lại cho mình, mình rất là buồn.”
Vậy thì bên Shopee cũng như bên người bán có hỗ trợ gì cho bạn không?
● “Này là do bên vận chuyển, Shopee chắc chắn không hỗ trợ cho mình rồi.” 31