Xuất khẩu cafe ROBUSTA sang nhật bản - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen

Xuất khẩu cafe ROBUSTA sang nhật bản - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả

Thảo nguyên
Quỳnh anh
Hà my
Trúc nguyên
Vân anh
Ly
XUẤT KHẨU CÀ PHÊ ROBUSTA SANG NHẬT BẢN
I. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU PHÊ ROBUSTA NƯỚC TA
1. Tiềm năng xuất khẩu cà phê của nước ta:
- Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Điều kiện tự nhiên như: khí hậu, địa lý và đất đai rất
phù hợp cho việc trồng trọt, phát triển cà phê. Những tháng cà phê sinh trưởng, lượng mưa phân
bố khá đều.
- Về lao động: nước ta có nguồn lao động dồi dào. Giá thuê công nhân rẻ nên giá thành sản phẩm
làm ra cũng thấp hơn, vì vậy tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
- Về kĩ thuật, công nghệ: kỹ thuật trồng trọt,chăm sóc, chế biến cà phê khá đơn giản. Người dân
trực tiếp trồng, chăm sóc, thu hoạch chế sản phẩm. Các đơn vị dịch vụ kỹ thuật xuất
nhập khẩu có vai trò đáp ứng vật tư kỹ thuật cho những người sản xuất và thu mua, tái chế cà phê
thành mặt hàng xuất khẩu.
- Cà phê Robusta nước ta: loại cây trồng này rất thích hợp ở vùng Tây Nguyên nơikhí hậu
thổ nhưỡng , nhất là loại đất bazan ở Gia Lai, Đắc Lắc, hàng năm đạt 90-95% tổng sản lượng
phê Việt Nam, mùi thơm nồng, không bị chua, độ cafein và độ đắng cao
=> Như vậy, sau những yếu tố cơ bản trên cho thấy Việt Nam có lợi thế mà các nước khác không
có được.
2. Tình hình sản xuất cà phê Việt Nam những năm gần đây Diện tích và sản lượng cà phê
Việt Nam:
- Từ hình 1.3 ta thấy diện tích trồng và sản lượng cà phê của nước ta tăng mạnh từ hơn 500 nghìn
ha và hơn 800 nghìn tấn năm 2004 lên tới hơn 600 nghìn ha và đạt sản lượng hơn 1700 tấn năm
2012.Điều đó thể hiện sản xuất phê đối với nước ta cùng quan trọng.
Theo các doanh nghiệp xuất khẩu phê trong nước, diện tích gieo trồng phê tiếp tục tăng
mạnh tại các khu vực chính.
II. TẠI SAO CHỌN NHẬT BẢN LÀ ĐỐI TÁC ĐỂ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ ROBUSTA?
1. Sơ lược sản lược xuất khẩu cà phê ở nước ta:
-Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đổi mới phát triển, nền kinh tế
Việt Nam đang nhiều chuyển biến tích cục, đời sống kinh tế của người dân ngày một nâng
cao. Để đạt được những thành tựu đó, thì hoạt động xuất khẩu đóng một vai trò rất quan trọng,
đặc biệt xuất khẩu các mặt hàng nông sản, chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tống kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam. Một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam
phải nói đến là cà phê. Sản lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam đứng thứ 2 thế giới sau Brazil.
Năm 2009 Việt Nam xuất khoảng 1.183.523 tẩn phê trị giá khoảng 1.7 tỷ USD với hơn 70
quốc gia trên thế giới. Việt Nam đã được cả thế giới biết đến là cường quốc xuất khẩu cà phê và
thương hiệu cà phê Việt Nam ngày càng khẳng định vị trí trên thị trường quốc tế.
2. Những điều kiện thuận lợi nào về vị trí, văn hóa sinh hoạt, thị trường kinh doanh khiến
cho cà phê có tiềm năng ở Nhật Bản nói chung và Osaka và Tokyo nói riêng?
a. Vị trí địa lí thuận lợi:
- Sự gần gũi về vị trí địa lý giúp cà phê robusta của Việt Nam có lợi thế ở thị trường Nhật Bản vì
quãng đường vận chuyển phê từ Việt Nam sang Nhật Bản chỉ bằng một nửa so với phê
arabica từ các nước Mỹ Latin. Trong các nước sản xuất phê Đông Nam Á, Việt Nam
nước bảo đảm nguồn cung ổn định hơn cả nhờ sản lượng lớn.
b. Văn hóa:
- Ở xứ Phù Tang, uống phê đã trở thành một nét văn hoá ẩm thực bên cạnh trà đạo. Văn hóa
phê Nhật Bản cũng cực kỳ đặc sắc đa dạng. Đó sự giao thoa giữa truyền thống hiện
đại, giữa nghệ thuật thưởng thức công nghiệp trình độ cao. Các quán phêNhật phục vụ
cà phê, trà, nước hoa quả; nhiều quán bán cả bánh mì nướng, sandwich và bữa ăn nhẹ. Nhiều cửa
hàng còn phục vụ cả bữa trưa kèm theo đồ uống với giá cả phải chăng. Tuy nhiên, cà phê vẫn là
mục chủ đạo trong thực đơn
- Nhà của người Nhật nhỏ hẹp nên thường được như “chuồng thỏ”. Đó cũng do
người dân nước này thích đến quán cà phê, nơi có không gian thoáng đãng để thư giãn hoặc gặp
gỡ bạn bè. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp “dấu vết” của cà phê Nhật Bản ở khắp các con phố. Hệ thống
các quán phê Nhật rất đa dạng. Từ những quán phê nhỏ chỉ vài bàn, rồi những quán
sang trọng bậc nhất cho đến những chuỗi cà phê nhanh nổi tiếng thế giới đều đó cả.
- Nhu cầu tiêu thụ phê Nhật Bản ngày càng tăng khi sở thích của người tiêu dùng dần
chuyển từ trà sang cà phê. Người tiêu dùng tại quốc đảo này coi cà phê là một loại thực phẩm tốt
cho sức khỏe, do đó nhu cầu tiêu thụ đang có xu hướng đi lên.
- Trong số 3 quốc gia tiêu thụphê nhiều nhất thế giới (Mỹ, Đức, Nhật) thì khẩu vị của người
Nhật “nặng nhất” phù hợp với đặc tính của giống cà phê Robusta. Ở mỗi một vùng, khẩu vị cũng
khác nhau, người Osaka uống nặng nhất, rồi tới Kyoto, Tokyo. Người Nhật uống phê một
cách vừa phải, chú ý trong cách thưởng thức từng hương vị của tách cà phê, không muốn bỏ sót
một điều gì.
- V hương vị, người Nhật ưa chuộng phê nguyên chất. Người Nhật của những vùng khác
nhau cũng có khẩu vị cà phê khác nhau. Nhưng ưa chuộng cà phê nguyên chất nồng nàn và đậm
đặc nhất người dân Osaka Tokyo. phê Robusta thường được bày bán trong các chuỗi
cửa hàng tiện lợi trên khắp nước Nhật hoặc được sử dụng. Nhiều chuyên gia trong ngành cà phê
cho biết nhu cầu hòa trộn phê robusta arabica đang tăng nhanh, nhất những vùng
nhiều dân công sở đi làm như Tokyo.
c. Thị trường kinh doanh:
Theo các chuyên gia, nhờ hương vị mạnh, thơm nồng giá rẻ, phê robusta của Việt Nam
đang thiết lập sự hiện diện vững chắc tại thị trường Nhật Bản, đe dọa ngôi vị dẫn đầu của Brazil
với tư cách là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất sang Nhật Bản
Thị trườngphê Nhật Bản đang bùng nổ. Tại Nhật Bản, nhu cầu tiêu thụ cà phê mỗi giai đoạn
đều có sự biến đổi, theo hướng càng ngày càng gia tăng. Lượng tiêu thụ cà phê tại Nhật hiện nay
tăng gấp đôi so với những năm 2000, tăng trưởng mạnh lượng tiêu thụ tại các gia đình, công sở,
cửa hàng phê. Thị trường cà phê ngày càng phát triển tăng trưởng mạnh do thị hiếu người
dân tăng cao: Trong những năm gần đây số lượng các chuỗi siêu thị, các cửa hàng phê tại
Nhật Bản bán phê Việt Nam xu hướng gia tăng. Cùng với sự gia tăng mạnh số lượng
người Việt Nam sinh sống làm việc tại Nhật Bản, sản phẩm phê pha sẵn uống liền hay cà
phê rang xay cũng được các hệ thống cửa hàng đồ Việt bán rất nhiều. Điều này cho thấy các
thương hiệu phê của Việt Nam đang ngày càng chỗ đứng tại một thị trường khó tính
giàu tính cạnh tranh như Nhật Bản
Nhật Bản luôn nằm trong 5 quốc gia nhập khẩu cà phê nhiều nhất từ Việt Nam, cụ thể trong năm
2016-2017, giá trị xuất khẩu CPV Nam vào Nhật Bản tăng 11% so với giai đoạn 2015-2016, đạt
200,533 triệu đô la Mỹ khoảng 6,74 tách (AJCA, 2010), con số này có dấu hiệu tăng dần qua các
năm. Độ tuổi uống nhiều phê nhất nam nữ đều 25-59. ràng với thói quen uống
phê của người Nhật, đây sẽ trở thành một thị trường đầy tiềm năng. Những cửa hàng cà phê
mặt ở khắp nơi trên Nhật Bản, thậm chí còn có cả dãy phố chỉ toàn là các quán cà phê.
III. LÍ DO CHỌN CÀ PHÊ ROBUSTA ĐỂ XUẤT KHẨU
1. Nông sản của Việt Nam có chỗ đứng tại Nhật Bản:
- Ông Masataka Fujita, Tổng thư AJC nhấn mạnh, hàng nông sản thực phẩm của Việt Nam
ngày càng được người tiêu dùng Nhật Bản đón nhận.Theo kế hoạch của Tập đoàn AEON, nhà
phân phối lớn của Nhật Bản sẽ nâng giá trị xuất khẩu hàng Việt Nam sang Nhật lên 1 tỷ USD
(khoảng 110 tỷ yên) vào năm 2025, gấp khoảng 4 lần so với năm 2017.
- Nhằm thúc đẩy thương mại hai nước, ngày 2/6, Cục Xúc tiến thương mại (XTTM Bộ Công
Thương) phối hợp với Thương vụ, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Trung tâm ASEAN –
Nhật Bản (AJC) tổ chức Hội nghị giao thương trực tuyến nông sản, thực phẩm Việt Nam – Nhật
Bản 2021.
- Sự kiện thu hút sự tham gia của gần 100 doanh nghiệp hai nước Việt Nam Nhật Bản hoạt
động trong lĩnh vực sản xuất, xuất nhập khẩu, phân phối hàng nông sản, thực phẩm.
2. Đối tác thương mại, đầu tư lớn:
- Phát biểu tại sự kiện, ông Bá Phú, Cục trưởng Cục XTTM cho biết, trong những năm qua,
Nhật Bản luôn là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Theo thống kê của Hải quan
Việt Nam, 4 tháng đầu năm nay, bất chấp dịch COVID- 19, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt
Nam với Nhật Bản vẫn đạt 15,6 tỷ USD, tăng gần 6% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, kim
ngạch xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Nhật Bản đạt 6,61 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu
của Việt Nam từ Nhật Bản đạt 7,08 tỷ USD.
- Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản không cạnh tranh mà bổ sung cho
nhau. Nhật Bản nhu cầu nhâ p khẩu lớn nông, lâm, thủy sản, thực phẩm chế biến, hàng tiêu
dùng các loại, trong khi Việt Nam lại có lợi thế cạnh tranh lớn về các sản phẩm này.
- Hiện nay, Việt NamNhật Bản đang là thành viên của 3 Hiệp định thương mại tự do (FTA)
song phương, đa phương gồm: Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJFTA), Hiệp
định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP) Hiệp định Đối tác toàn diện
tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Việc hai nước cùng tham gia những hiệp định này tạo
rất nhiềuhội và điều kiện thuận lợi cho mở ng hợp tác thương mại song phương trên nhiều
lĩnh vực, đă c biê t là những triển vọng hợp tác cùng gia nhâ p vào chuỗi cung ứng của khu vực và
thế giới.
=> Nông sản của Việt Nam nói chung và cà phê nói riêng ngày càng có chỗ đứng trên thị trường
Nhật Bản.
3. Tại sao lại là cà phê Robusta mà không phải Arabica?
a. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 làm tăng nhu cầu sử dụng cà phê Robusta
- Theo tờ Nikkei Asia Review, lượng tiêu thụ cà phê hòa tan đang gia tăng ở Nhật Bản trong bối
cảnh ngày càng nhiều người làm việc nhà ảnh hưởng của dịch viêm đường hấp cấp
COVID-19.
- Điều này làm tăng nhu cầu về cà phê robusta - loại cà phê chủ yếu được sử dụng để làm cà phê
hòa tan, trong khi doanh số bán phê arabica loại phê chất lượng cao hơn thường
được các cửa hàng phê sử dụng – lại giảm. Xu hướng này đã khiến Việt Nam - nhà sản xuất
phê robusta lớn nhất thế giới trở thành nhà cung cấp phê lớn nhất của Nhật Bản, đẩy
Brazil xuống vị trí thứ hai.
- Việc Chính phủ Nhật Bản ban bố tình trạng khẩn cấp vì dịch COVID-19 vào đầu tháng 4/2020
đã khiến các quán phê nhà hàng trên toàn quốc phải đóng cửa, đồng thời buộc hãng
Starbucks Coffee Japan phải tạm dừng kinh doanh tại gần 1.100 quán phê. Đây một đòn
giáng mạnh vào nhu cầu đối với cà phê arabica.
- Trong số hai loại hạt cà phê phổ biến nhất này, arabica được nhiều người coi là cao cấp hơn về
hương thơm, mùi vị và chất lượng tổng thể. Nó được sử dụng bởi hầu hết các quán cà phê và nhà
hàng.
- Chuyên gia Masaomi Arakawa, người đứng đầu bộ phận kinh doanh phê tại S. Ishimitsu &
Co. - một nhà phân phối cà phê trụ sở ở Kobe, cho biết: “Ngay cả khi tình trạng khẩn cấp đã
được dỡ bỏ, lượng khách hàng [tại các quán phê nhà hàng vẫn chưa hồi phục hoàn toàn,
khiến nhu cầu về cà phê arabica yếu đi”.
- Ngược lại, nhu cầu đối với robusta - loại cà phê rẻ hơn và có vị đắng hơn, thường được sử dụng
trong các sản phẩm phê hòa tan - tăng mạnh do các biện pháp phòng chống dịch COVID-19
khiến mọi người nhà. Theo công ty chế biến thực phẩm Ajinomoto AGF, nhu cầu đối với
phê hòa tan đã tăng vọt. Doanh số bán các sản phẩm phê hòa tan trong quý II/2020 đã tăng
khoảng 10% so với một năm trước đó.
- Những thay đổi trong phong cách tiêu dùng cũng ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu hạt
phê chưa rang của Nhật Bản. Các số liệu thống cho thấy trong giai đoạn từ tháng 1-7/2020,
Việt Nam là nhà cung cấp hạt cà phê chưa rang nhiều nhất cho Nhật Bản. Nhật Bản đã nhập khẩu
tổng cộng 67.392 tấn hạt phê chưa rang từ quốc gia Đông Nam Á, tăng 26% so với cùng kỳ
năm ngoái. Trong khi đó, nhập khẩu phê từ Brazil đã giảm 25%.Trong khi đó Việt Nam lại
tăng 15%. Đây lần đầu tiên Việt Nam vượt qua Brazil để trở thành nhà cung cấp phê lớn
nhất cho Nhật Bản.
b. Người tiêu dùng khao khát được nếm thử loại cà phê giá rẻ
- Theo Toyohide Nishino, giám đốc điều hành của Hiệp hội thương mại cafe cao cấp Nhật Bản,
người tiêu dùng khao khát được nếm thử loại phê giá rẻ đang chiếm lĩnh thị phần của
Robusta.
Nhật Bản đã nhập khẩu 88.000 tấn hạt cà phê chưa rang từ Việt Nam trong cả năm 2017tăng
gấp 10 lần so với một thập kỷ trước tăng 15% so với năm ngoái, lên 94.000 tấn trong giai
đoạn 2018 tháng 11-2018.
- Hạt Robusta hiện đang giao dịch mức khoảng 0,68 đô la mỗi pound, thấp hơn 30% so với
Arabica (với giá khoảng 1,03 đô la mỗi pound). Hơn nữa, giá cho Robusta đã có xu hướng giảm
kể từ năm ngoái do kỳ vọng sản xuất toàn cầu cao hơn. Tại Nhật Bản, Robusta chủ yếu được sử
dụng để sản xuấtphê hòa tan và thường được bán trong các gói cốc đơn, phổ biến với các hộ
gia đình một hoặc hai thành viên, một nhóm người tiêu dùng đang phát triển. Theo Ajinomoto
AGF, công ty con của Ajinomoto, một loại thực phẩm hòa tan phải đủ chất và đắng để cân bằng
độ ngọt của kem và đường- lý do vì sao Robusta được ưa chuộng nhiều hơn.
- Robusta cũng được tìm thấy nhiều cửa hàng phê hơn để tạo ra các nhãn hiệu riêng,
giá bình dân cho các nhà bán lẻ. Sự gần gũi mang lại cho Việt Nam hạt Robusta một lợi thế
tại thị trường Nhật Bản, việc vận chuyển từ Việt Nam hoặc các nhà sản xuất khác trong khu
vực chỉ mất khoảng một nửa thời gian so với vận chuyển Arabica từ Mỹ Latinh. Và trong số các
nhà sản xuất cà phê tại Đông Nam Á, cơ sở sản xuất lớn hơn của Việt Nam cung cấp nguồn cung
ổn định hơn.
c. Ưu điểm của giống cà phê Robusta so với Arabica
- Hầu hết cà phê hạt của Việt Nam là Robusta. So với loại Arabica của Brazil có vị ngọt, nhẹ và
giá thành cao hơn, loại Robusta của Việt Nam cho vị phê đậm hơn đôi khi hơi đắng. Thị
phần cà phê Robusta tăng là do nhu cầu của người tiêu dùng Nhật Bản muốn thử vị cà phê ngon
và có giá thanh thấp.
- Giống phê robusta ít bị sâu bệnh phá hại hơn so với giống arabica. Ngoài khả năng chống
chịu tốt hơn cây cà phê arabica, cây cà phê robusta cũng có thể được trồng ở độ cao thấp hơn.
- Những yếu tố này đã thúc đẩy thị phần của robusta trong sản xuất toàn cầu trong những năm
gần đây. Theo ông Ozawa, trong 4 thập niên qua, thị phần của cà phê robusta trong sản xuất toàn
cầu đã tăng gấp đôi từ 20% lên 40%, trong khi của cà phê arabica lại giảm từ 80% xuống 60%.
IV. MỘT SỐ QUY ĐỊNH NGHIÊM NGẶT CẦN TUÂN THỦ KHI XUẤT PHÊ
ROBUSTA SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN:
Một số quy định liên quan đến hoạt động xuất khẩu mặt hàng này vào thị trường Nhật Bản:
- Có giấy chứng nhận về môi trường:
+ Kiểm chứng hạt giống cà phê tốt
+ Duy trì độ phì đất và chu trình tái tạo các chất hữu cơ
+ Nghiêm cấm việc sử dụng cây trồng biến đổi gen
+ Chế biến, đóng gói và truy xuất nguồn gốc của sản phẩm
- An toàn thực phẩm
- Kiểm dịch thực vật
- Khai báo hải quan
- Chứng nhận nông sản xuất khẩu
- Thông tin về nông nghiệp hữu cơ
1. Kiểm dịch thực vật:
a. Trường hợp thuộc đối tượng kiểm dịch thực vật:
- Trường hợp phê hạt chưa rang thì thuộc đối tượng kiểm dịch thực phẩm. Cần xuất trình
cho Trạm Bảo vệ thực vật quản lý cảng nhập khẩu các giấy tờ cần thiết như:
+ Giấy chứng nhận kiểm tra thực vật do quan kiểm dịch của chính phủ nước xuất khẩu cấp
(Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật, còn gọi là Phytosanitary Certificate).
+ Hóa đơn( Invoice)
+ Cùng với “Đơn xin kiểm tra hàng nhập khẩu thực vật / hàng cấm nhập khẩu”.
- Nếu phát hiện ra sâu bệnh thì hàng không đạt tiêu chuẩn. Trong trường hợp đó, nếu có thể khử
trùng thì sau khi tiến hành khử trùng sẽ phát hành giấy chứng nhận là hàng đạt tiêu chuẩn, và
thể tiến hành làm thủ tục nhập khẩu theo Luật Vệ sinh thực phẩm.
b. Trường hợp không cần kiểm dịch thực vật:
- Trường hợp không cần kiểm dịch thực vật Hạt phê rang không thuộc đối tượng kiểm dịch
thực vật, vậy chỉ cần làm các thủ tục nhập khẩu theo Luật Vệ sinh thực phẩm. Cần nộp cho
Trạm kiểm dịch Bộ Y tế, Lao động Phúc lợi Giấy khai báo nhập khẩu thực phẩm, kèm theo
Bảng kê thành phần nguyên liệu, Bảng quy trình sản xuất, chế biến và Bảng kê các chất phụ gia.
Nếu Trạm kiểm dịch xem xét thẩm tra mà kết quả không có vấn đề gì thì Trạm sẽ đóng dấu “Đã
khai báo” vào Giấy khai báo nhập khẩu và có thể tiến hành làm thủ tục thông quan.
- Trong Luật Vệ sinh thực phẩm quy định thông số tiêu chuẩn của lượng hóa chất nông
nghiệp, coi như quy cách thành phần của phê hạt. Lần đầu tiên nhập khẩu phê hạt, Trạm
kiểm dịch sẽ hướng dẫn người nhập khẩu cách tự kiểm tra về dư lượng hóa chất nông nghiệp, vì
thế bạn nên tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi nhập khẩu về tình hình sử dụng hóa chất nông nghiệp
nơi sản xuất, đồng thời nên tham vấn ý kiến của Trạm kiểm dịch và các cơ quan kiểm tra mà bạn
sẽ đề nghị kiểm tra.
2. Yêu cầu dán nhãn khi bán hàng:
- Khi bán phê thông thường đựng trong hộp hay bao gói cần bắt buộc ghi nhãn theo Luật Vệ
sinh thực phẩm Tiêu chuẩn nhãn mác chất lượng của Luật JAS.
- Ngoài ra, cà phê hạt sản xuất theo quy cách hữu cơ JAS của những nhà kinh doanh đã được Cơ
quan có thẩm quyền công nhận thì có thể dán nhãn Hữu cơ JAS.
- Luật Nhật Bản yêu cầu chứng nhậnghi nhãn sản phẩm. Đối với hầu hết các mặt hàng nhập
khẩu không bắt buộc phải ghi nhãn quốc gia, trừ một số loại đồ uốngthực phẩm đòi hỏi phải
dán nhãn và đánh dấu thông tin thành phần chi tiết.
- Các nhãn giả; hoặc, gây hiểu nhầm hiển thị tên (hoặc cờ) quốc gia khác với nước xuất xứ; hoặc,
tên của nhà sản xuất (hoặc tên nhà thiết kế bên ngoài nước xuất xứ) không được phép nhập
khẩu vào Nhật bản.
3. Đối với hàng thực phẩm dán nhãn hữu cơ:
- Không thể để nguyên nhãn “organic” của nước ngoài để bán ở Nhật được. Đối với hàng nông
sản thực phẩm chế biến từ nông sản, nếu không phải hàng đạt quy cách hữu JAS thì
không thể dán nhãn “hữu cơ” hay “organic” được.
- Theo hệ thống chứng nhận hữu JAS, chỉ những nhà kinh doanh nào nhận được giấy chứng
nhận về phương pháp sản xuất hoặc chế biến thì mới được gắn vào hàng thực phẩm nông sản
hoặc hàng thực phẩm nông sản chế biến nhãn “Hữu cơ JAS” và cho lưu thông.
4. Pháp Luật Nhật Bản:
- Nhật Bản nổi tiếng với những quy định khắt khe về văn hóa cũng như pháp luật. Chỉ một hành
động không đúng chuẩn mực, nhỏ thôi bạn cũng sẽ phải chịu trách nhiệm. Bạn cần phải
tuân thủ thật nghiêm ngặt các quy định cũng như luật pháp do Chính phủ ban hành.
- Về bản hàng hóa nước ngoài được tự do nhập khẩu vào Nhật Bản. Tuy nhiên, Chính phủ
Nhật Bản cũng quy định một số danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu, hạn chế nhập khẩu
danh mục hàng hóa cần được cấp phép hoặc kiểm tra khi nhập khẩu.
- Về vệ sinh an toàn thực phẩm theo Luật Vệ sinh Thực phẩm, cũng như các tiêu chuẩn về
lượng thuốc trừ sâu theo Danh mục các hóa chất nông nghiệp được phép sử dụng tại Nhật Bản.
Người tiêu dùng Nhật Bản ngày càng quan tâm và có độ nhạy cảm cao đối với chất lượng và vấn
đề vệ sinh an toàn trong sản phẩm thực phẩm nhập khẩu. Thuốc bảo vệ thực vật hay chất bảo
quản sử dụng đối với sản phẩm cà phê phải được quản lý một cách thống nhất, an toàn trong mọi
khâu từ trồng trọt, bảo quản, chế biến, đóng gói, vận chuyển cho đến xuất khẩu. Luật pháp Nhật
Bản rất khắt khe đối với các trường hợp hàng nhập khẩu vi phạm quy định vệ sinh an toàn thực
phẩm. Đối với các trường hợp đã bị cảnh cáo trước đó mà vẫn để tái diễn vi phạm, Cơ quan Hải
quan Nhật Bản sẽ yêu cầu tăng tần suất và mức độ kiểm tra bắt buộc đối với mọi lô hàng của mọi
nhà xuất khẩu sản phẩm cùng loại từ quốc gia có vi phạm
- Các luật chính quy định các tiêu chuẩn áp dụng cho sản phẩm tại Nhật Bản, bao gồm:
+ Luật về Thiết bị điện và Luật An toàn Vật liệu
+ Luật An toàn Sản phẩm Tiêu dung
+ Luật Tiện ích khí đốt Công nghiệp
+ Luật Vệ sinh Thực phẩm
+ Luật Dược phẩm
+ Luật Giao thông đường bộ
+ Luật Tiêu chuẩn Xây dựng.
ĐÚC KẾT:
- Nhật Bản một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng đối với nông sản nói chung
phê Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, thị trường Nhật Bản đặt ra nhiều yêu cầu khắt khe đối với
hàng nhập khẩu. Với hàng nông sản nhập khẩu, Nhật Bản không chỉ đơn thuần tiến hành kiểm
tra, xét nghiệm tồn dư về thuốc bảo vệ thực vật hoặc dư lượng kháng sinh mà phía bạn còn phải
nắm bắt được việc trồng trọt, nuôi trồng theo kỹ thuật nào, bón những loại phân gì, xử sâu
bệnh ra sao…
- Để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, các chuyên gia cho rằng doanh nghiệp
các ngành hàng nói chung và ngành cà phê nói riêng cần nghiên cứu, khảo sát cụ thể nhu cầu của
thị trường, xây dựng chiến lược marketing phù hợp. đảm bảo được những yêu cầu về pháp
luật của Nhật Bản.
- Các sản phẩm có mẫu mã, màu sắc, bao bì sản phẩm phải phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
Đồng thời, tích cực tham gia các hội thảo, giao thương chương trình xúc tiến thương mại nhằm
giới thiệu hàng hóa cũng như thế mạnh của doanh nghiệp, tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng thị
trường kinh doanh...
| 1/9

Preview text:

Thảo nguyên Quỳnh anh Hà my Trúc nguyên Vân anh Ly
XUẤT KHẨU CÀ PHÊ ROBUSTA SANG NHẬT BẢN
I. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ ROBUSTA Ở NƯỚC TA
1. Tiềm năng xuất khẩu cà phê của nước ta:
- Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Điều kiện tự nhiên như: khí hậu, địa lý và đất đai rất
phù hợp cho việc trồng trọt, phát triển cà phê. Những tháng cà phê sinh trưởng, lượng mưa phân bố khá đều.
- Về lao động: nước ta có nguồn lao động dồi dào. Giá thuê công nhân rẻ nên giá thành sản phẩm
làm ra cũng thấp hơn, vì vậy tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
- Về kĩ thuật, công nghệ: kỹ thuật trồng trọt,chăm sóc, chế biến cà phê khá đơn giản. Người dân
trực tiếp trồng, chăm sóc, thu hoạch và sơ chế sản phẩm. Các đơn vị dịch vụ kỹ thuật và xuất
nhập khẩu có vai trò đáp ứng vật tư kỹ thuật cho những người sản xuất và thu mua, tái chế cà phê
thành mặt hàng xuất khẩu.
- Cà phê Robusta ở nước ta: loại cây trồng này rất thích hợp ở vùng Tây Nguyên nơi có khí hậu
thổ nhưỡng , nhất là loại đất bazan ở Gia Lai, Đắc Lắc, hàng năm đạt 90-95% tổng sản lượng cà
phê Việt Nam, mùi thơm nồng, không bị chua, độ cafein và độ đắng cao
=> Như vậy, sau những yếu tố cơ bản trên cho thấy Việt Nam có lợi thế mà các nước khác không có được.
2. Tình hình sản xuất cà phê Việt Nam những năm gần đây Diện tích và sản lượng cà phê Việt Nam:
- Từ hình 1.3 ta thấy diện tích trồng và sản lượng cà phê của nước ta tăng mạnh từ hơn 500 nghìn
ha và hơn 800 nghìn tấn năm 2004 lên tới hơn 600 nghìn ha và đạt sản lượng hơn 1700 tấn năm
2012.Điều đó thể hiện sản xuất cà phê đối với nước ta là vô cùng quan trọng.
Theo các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước, diện tích gieo trồng cà phê tiếp tục tăng
mạnh tại các khu vực chính.
II. TẠI SAO CHỌN NHẬT BẢN LÀ ĐỐI TÁC ĐỂ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ ROBUSTA?
1. Sơ lược sản lược xuất khẩu cà phê ở nước ta:
-Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đổi mới và phát triển, nền kinh tế
Việt Nam đang có nhiều chuyển biến tích cục, đời sống kinh tế của người dân ngày một nâng
cao. Để đạt được những thành tựu đó, thì hoạt động xuất khẩu đóng một vai trò rất quan trọng,
đặc biệt là xuất khẩu các mặt hàng nông sản, chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tống kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam. Một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam
phải nói đến là cà phê. Sản lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam đứng thứ 2 thế giới sau Brazil.
Năm 2009 Việt Nam xuất khoảng 1.183.523 tẩn cà phê trị giá khoảng 1.7 tỷ USD với hơn 70
quốc gia trên thế giới. Việt Nam đã được cả thế giới biết đến là cường quốc xuất khẩu cà phê và
thương hiệu cà phê Việt Nam ngày càng khẳng định vị trí trên thị trường quốc tế.
2. Những điều kiện thuận lợi nào về vị trí, văn hóa sinh hoạt, thị trường kinh doanh khiến
cho cà phê có tiềm năng ở Nhật Bản nói chung và Osaka và Tokyo nói riêng?

a. Vị trí địa lí thuận lợi:
- Sự gần gũi về vị trí địa lý giúp cà phê robusta của Việt Nam có lợi thế ở thị trường Nhật Bản vì
quãng đường vận chuyển cà phê từ Việt Nam sang Nhật Bản chỉ bằng một nửa so với cà phê
arabica từ các nước Mỹ Latin. Trong các nước sản xuất cà phê ở Đông Nam Á, Việt Nam là
nước bảo đảm nguồn cung ổn định hơn cả nhờ sản lượng lớn. b. Văn hóa:
- Ở xứ Phù Tang, uống cà phê đã trở thành một nét văn hoá ẩm thực bên cạnh trà đạo. Văn hóa
cà phê Nhật Bản cũng cực kỳ đặc sắc và đa dạng. Đó là sự giao thoa giữa truyền thống và hiện
đại, giữa nghệ thuật thưởng thức và công nghiệp trình độ cao. Các quán cà phê ở Nhật phục vụ
cà phê, trà, nước hoa quả; nhiều quán bán cả bánh mì nướng, sandwich và bữa ăn nhẹ. Nhiều cửa
hàng còn phục vụ cả bữa trưa kèm theo đồ uống với giá cả phải chăng. Tuy nhiên, cà phê vẫn là
mục chủ đạo trong thực đơn
- Nhà ở của người Nhật nhỏ hẹp nên thường được ví như “chuồng thỏ”. Đó cũng là lý do mà
người dân nước này thích đến quán cà phê, nơi có không gian thoáng đãng để thư giãn hoặc gặp
gỡ bạn bè. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp “dấu vết” của cà phê Nhật Bản ở khắp các con phố. Hệ thống
các quán cà phê ở Nhật rất đa dạng. Từ những quán cà phê nhỏ chỉ có vài bàn, rồi những quán
sang trọng bậc nhất cho đến những chuỗi cà phê nhanh nổi tiếng thế giới đều đó cả.
- Nhu cầu tiêu thụ cà phê ở Nhật Bản ngày càng tăng khi sở thích của người tiêu dùng dần
chuyển từ trà sang cà phê. Người tiêu dùng tại quốc đảo này coi cà phê là một loại thực phẩm tốt
cho sức khỏe, do đó nhu cầu tiêu thụ đang có xu hướng đi lên.
- Trong số 3 quốc gia tiêu thụ cà phê nhiều nhất thế giới (Mỹ, Đức, Nhật) thì khẩu vị của người
Nhật “nặng nhất” phù hợp với đặc tính của giống cà phê Robusta. Ở mỗi một vùng, khẩu vị cũng
khác nhau, người Osaka uống nặng nhất, rồi tới Kyoto, Tokyo. Người Nhật uống cà phê một
cách vừa phải, chú ý trong cách thưởng thức từng hương vị của tách cà phê, không muốn bỏ sót một điều gì.
- Về hương vị, người Nhật ưa chuộng cà phê nguyên chất. Người Nhật của những vùng khác
nhau cũng có khẩu vị cà phê khác nhau. Nhưng ưa chuộng cà phê nguyên chất nồng nàn và đậm
đặc nhất là người dân Osaka và Tokyo. Cà phê Robusta thường được bày bán trong các chuỗi
cửa hàng tiện lợi trên khắp nước Nhật hoặc được sử dụng. Nhiều chuyên gia trong ngành cà phê
cho biết nhu cầu hòa trộn cà phê robusta và arabica đang tăng nhanh, nhất là ở những vùng có
nhiều dân công sở đi làm như Tokyo.
c. Thị trường kinh doanh:
Theo các chuyên gia, nhờ hương vị mạnh, thơm nồng và giá rẻ, cà phê robusta của Việt Nam
đang thiết lập sự hiện diện vững chắc tại thị trường Nhật Bản, đe dọa ngôi vị dẫn đầu của Brazil
với tư cách là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất sang Nhật Bản
Thị trường cà phê Nhật Bản đang bùng nổ. Tại Nhật Bản, nhu cầu tiêu thụ cà phê mỗi giai đoạn
đều có sự biến đổi, theo hướng càng ngày càng gia tăng. Lượng tiêu thụ cà phê tại Nhật hiện nay
tăng gấp đôi so với những năm 2000, tăng trưởng mạnh lượng tiêu thụ tại các gia đình, công sở,
cửa hàng cà phê. Thị trường cà phê ngày càng phát triển và tăng trưởng mạnh do thị hiếu người
dân tăng cao: Trong những năm gần đây số lượng các chuỗi siêu thị, các cửa hàng cà phê tại
Nhật Bản có bán cà phê Việt Nam có xu hướng gia tăng. Cùng với sự gia tăng mạnh số lượng
người Việt Nam sinh sống và làm việc tại Nhật Bản, sản phẩm cà phê pha sẵn uống liền hay cà
phê rang xay cũng được các hệ thống cửa hàng đồ Việt bán rất nhiều. Điều này cho thấy các
thương hiệu cà phê của Việt Nam đang ngày càng có chỗ đứng tại một thị trường khó tính và
giàu tính cạnh tranh như Nhật Bản
Nhật Bản luôn nằm trong 5 quốc gia nhập khẩu cà phê nhiều nhất từ Việt Nam, cụ thể trong năm
2016-2017, giá trị xuất khẩu CPV Nam vào Nhật Bản tăng 11% so với giai đoạn 2015-2016, đạt
200,533 triệu đô la Mỹ khoảng 6,74 tách (AJCA, 2010), con số này có dấu hiệu tăng dần qua các
năm. Độ tuổi uống nhiều cà phê nhất ở nam và nữ đều là 25-59. Rõ ràng với thói quen uống cà
phê của người Nhật, đây sẽ trở thành một thị trường đầy tiềm năng. Những cửa hàng cà phê có
mặt ở khắp nơi trên Nhật Bản, thậm chí còn có cả dãy phố chỉ toàn là các quán cà phê.
III. LÍ DO CHỌN CÀ PHÊ ROBUSTA ĐỂ XUẤT KHẨU
1. Nông sản của Việt Nam có chỗ đứng tại Nhật Bản:
- Ông Masataka Fujita, Tổng thư ký AJC nhấn mạnh, hàng nông sản thực phẩm của Việt Nam
ngày càng được người tiêu dùng Nhật Bản đón nhận.Theo kế hoạch của Tập đoàn AEON, nhà
phân phối lớn của Nhật Bản sẽ nâng giá trị xuất khẩu hàng Việt Nam sang Nhật lên 1 tỷ USD
(khoảng 110 tỷ yên) vào năm 2025, gấp khoảng 4 lần so với năm 2017.
- Nhằm thúc đẩy thương mại hai nước, ngày 2/6, Cục Xúc tiến thương mại (XTTM – Bộ Công
Thương) phối hợp với Thương vụ, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Trung tâm ASEAN –
Nhật Bản (AJC) tổ chức Hội nghị giao thương trực tuyến nông sản, thực phẩm Việt Nam – Nhật Bản 2021.
- Sự kiện thu hút sự tham gia của gần 100 doanh nghiệp hai nước Việt Nam và Nhật Bản hoạt
động trong lĩnh vực sản xuất, xuất nhập khẩu, phân phối hàng nông sản, thực phẩm.
2. Đối tác thương mại, đầu tư lớn:
- Phát biểu tại sự kiện, ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục XTTM cho biết, trong những năm qua,
Nhật Bản luôn là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Theo thống kê của Hải quan
Việt Nam, 4 tháng đầu năm nay, bất chấp dịch COVID- 19, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt
Nam với Nhật Bản vẫn đạt 15,6 tỷ USD, tăng gần 6% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, kim
ngạch xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Nhật Bản đạt 6,61 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu
của Việt Nam từ Nhật Bản đạt 7,08 tỷ USD.
- Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản không cạnh tranh mà bổ sung cho
nhau. Nhật Bản có nhu cầu nhâ ‘p khẩu lớn nông, lâm, thủy sản, thực phẩm chế biến, hàng tiêu
dùng các loại, trong khi Việt Nam lại có lợi thế cạnh tranh lớn về các sản phẩm này.
- Hiện nay, Việt Nam và Nhật Bản đang là thành viên của 3 Hiệp định thương mại tự do (FTA)
song phương, đa phương gồm: Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJFTA), Hiệp
định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP) và Hiệp định Đối tác toàn diện và
tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Việc hai nước cùng tham gia những hiệp định này tạo
rất nhiều cơ hội và điều kiện thuận lợi cho mở rô ‘ng hợp tác thương mại song phương trên nhiều
lĩnh vực, đă ‘c biê ‘t là những triển vọng hợp tác cùng gia nhâ ‘p vào chuỗi cung ứng của khu vực và thế giới.
=> Nông sản của Việt Nam nói chung và cà phê nói riêng ngày càng có chỗ đứng trên thị trường Nhật Bản.
3. Tại sao lại là cà phê Robusta mà không phải Arabica?
a. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 làm tăng nhu cầu sử dụng cà phê Robusta
- Theo tờ Nikkei Asia Review, lượng tiêu thụ cà phê hòa tan đang gia tăng ở Nhật Bản trong bối
cảnh ngày càng có nhiều người làm việc ở nhà vì ảnh hưởng của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
- Điều này làm tăng nhu cầu về cà phê robusta - loại cà phê chủ yếu được sử dụng để làm cà phê
hòa tan, trong khi doanh số bán cà phê arabica – loại cà phê có chất lượng cao hơn và thường
được các cửa hàng cà phê sử dụng – lại giảm. Xu hướng này đã khiến Việt Nam - nhà sản xuất
cà phê robusta lớn nhất thế giới – trở thành nhà cung cấp cà phê lớn nhất của Nhật Bản, đẩy
Brazil xuống vị trí thứ hai.
- Việc Chính phủ Nhật Bản ban bố tình trạng khẩn cấp vì dịch COVID-19 vào đầu tháng 4/2020
đã khiến các quán cà phê và nhà hàng trên toàn quốc phải đóng cửa, đồng thời buộc hãng
Starbucks Coffee Japan phải tạm dừng kinh doanh tại gần 1.100 quán cà phê. Đây là một đòn
giáng mạnh vào nhu cầu đối với cà phê arabica.
- Trong số hai loại hạt cà phê phổ biến nhất này, arabica được nhiều người coi là cao cấp hơn về
hương thơm, mùi vị và chất lượng tổng thể. Nó được sử dụng bởi hầu hết các quán cà phê và nhà hàng.
- Chuyên gia Masaomi Arakawa, người đứng đầu bộ phận kinh doanh cà phê tại S. Ishimitsu &
Co. - một nhà phân phối cà phê có trụ sở ở Kobe, cho biết: “Ngay cả khi tình trạng khẩn cấp đã
được dỡ bỏ, lượng khách hàng [tại các quán cà phê và nhà hàng vẫn chưa hồi phục hoàn toàn,
khiến nhu cầu về cà phê arabica yếu đi”.
- Ngược lại, nhu cầu đối với robusta - loại cà phê rẻ hơn và có vị đắng hơn, thường được sử dụng
trong các sản phẩm cà phê hòa tan - tăng mạnh do các biện pháp phòng chống dịch COVID-19
khiến mọi người ở nhà. Theo công ty chế biến thực phẩm Ajinomoto AGF, nhu cầu đối với cà
phê hòa tan đã tăng vọt. Doanh số bán các sản phẩm cà phê hòa tan trong quý II/2020 đã tăng
khoảng 10% so với một năm trước đó.
- Những thay đổi trong phong cách tiêu dùng cũng ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu hạt cà
phê chưa rang của Nhật Bản. Các số liệu thống kê cho thấy trong giai đoạn từ tháng 1-7/2020,
Việt Nam là nhà cung cấp hạt cà phê chưa rang nhiều nhất cho Nhật Bản. Nhật Bản đã nhập khẩu
tổng cộng 67.392 tấn hạt cà phê chưa rang từ quốc gia Đông Nam Á, tăng 26% so với cùng kỳ
năm ngoái. Trong khi đó, nhập khẩu cà phê từ Brazil đã giảm 25%.Trong khi đó Việt Nam lại
tăng 15%. Đây là lần đầu tiên Việt Nam vượt qua Brazil để trở thành nhà cung cấp cà phê lớn nhất cho Nhật Bản.
b. Người tiêu dùng khao khát được nếm thử loại cà phê giá rẻ
- Theo Toyohide Nishino, giám đốc điều hành của Hiệp hội thương mại cafe cao cấp Nhật Bản,
người tiêu dùng khao khát được nếm thử loại cà phê giá rẻ đang chiếm lĩnh thị phần của Robusta.
Nhật Bản đã nhập khẩu 88.000 tấn hạt cà phê chưa rang từ Việt Nam trong cả năm 2017 – tăng
gấp 10 lần so với một thập kỷ trước – và tăng 15% so với năm ngoái, lên 94.000 tấn trong giai đoạn 2018 tháng 11-2018.
- Hạt Robusta hiện đang giao dịch ở mức khoảng 0,68 đô la mỗi pound, thấp hơn 30% so với
Arabica (với giá khoảng 1,03 đô la mỗi pound). Hơn nữa, giá cho Robusta đã có xu hướng giảm
kể từ năm ngoái do kỳ vọng sản xuất toàn cầu cao hơn. Tại Nhật Bản, Robusta chủ yếu được sử
dụng để sản xuất cà phê hòa tan và thường được bán trong các gói cốc đơn, phổ biến với các hộ
gia đình một hoặc hai thành viên, một nhóm người tiêu dùng đang phát triển. Theo Ajinomoto
AGF, công ty con của Ajinomoto, một loại thực phẩm hòa tan phải đủ chất và đắng để cân bằng
độ ngọt của kem và đường- lý do vì sao Robusta được ưa chuộng nhiều hơn.
- Robusta cũng được tìm thấy ở nhiều cửa hàng cà phê hơn và để tạo ra các nhãn hiệu riêng, có
giá bình dân cho các nhà bán lẻ. Sự gần gũi mang lại cho Việt Nam và hạt Robusta một lợi thế
tại thị trường Nhật Bản, vì việc vận chuyển từ Việt Nam hoặc các nhà sản xuất khác trong khu
vực chỉ mất khoảng một nửa thời gian so với vận chuyển Arabica từ Mỹ Latinh. Và trong số các
nhà sản xuất cà phê tại Đông Nam Á, cơ sở sản xuất lớn hơn của Việt Nam cung cấp nguồn cung ổn định hơn.
c. Ưu điểm của giống cà phê Robusta so với Arabica
- Hầu hết cà phê hạt của Việt Nam là Robusta. So với loại Arabica của Brazil có vị ngọt, nhẹ và
giá thành cao hơn, loại Robusta của Việt Nam cho vị cà phê đậm hơn và đôi khi hơi đắng. Thị
phần cà phê Robusta tăng là do nhu cầu của người tiêu dùng Nhật Bản muốn thử vị cà phê ngon và có giá thanh thấp.
- Giống cà phê robusta ít bị sâu bệnh phá hại hơn so với giống arabica. Ngoài khả năng chống
chịu tốt hơn cây cà phê arabica, cây cà phê robusta cũng có thể được trồng ở độ cao thấp hơn.
- Những yếu tố này đã thúc đẩy thị phần của robusta trong sản xuất toàn cầu trong những năm
gần đây. Theo ông Ozawa, trong 4 thập niên qua, thị phần của cà phê robusta trong sản xuất toàn
cầu đã tăng gấp đôi từ 20% lên 40%, trong khi của cà phê arabica lại giảm từ 80% xuống 60%.
IV. MỘT SỐ QUY ĐỊNH NGHIÊM NGẶT CẦN TUÂN THỦ KHI XUẤT CÀ PHÊ
ROBUSTA SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN:

Một số quy định liên quan đến hoạt động xuất khẩu mặt hàng này vào thị trường Nhật Bản:
- Có giấy chứng nhận về môi trường:
+ Kiểm chứng hạt giống cà phê tốt
+ Duy trì độ phì đất và chu trình tái tạo các chất hữu cơ
+ Nghiêm cấm việc sử dụng cây trồng biến đổi gen
+ Chế biến, đóng gói và truy xuất nguồn gốc của sản phẩm - An toàn thực phẩm - Kiểm dịch thực vật - Khai báo hải quan
- Chứng nhận nông sản xuất khẩu
- Thông tin về nông nghiệp hữu cơ
1. Kiểm dịch thực vật:
a. Trường hợp thuộc đối tượng kiểm dịch thực vật:
- Trường hợp là cà phê hạt chưa rang thì thuộc đối tượng kiểm dịch thực phẩm. Cần xuất trình
cho Trạm Bảo vệ thực vật quản lý cảng nhập khẩu các giấy tờ cần thiết như:
+ Giấy chứng nhận kiểm tra thực vật do cơ quan kiểm dịch của chính phủ nước xuất khẩu cấp
(Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật, còn gọi là Phytosanitary Certificate). + Hóa đơn( Invoice)
+ Cùng với “Đơn xin kiểm tra hàng nhập khẩu thực vật / hàng cấm nhập khẩu”.
- Nếu phát hiện ra sâu bệnh thì hàng không đạt tiêu chuẩn. Trong trường hợp đó, nếu có thể khử
trùng thì sau khi tiến hành khử trùng sẽ phát hành giấy chứng nhận là hàng đạt tiêu chuẩn, và có
thể tiến hành làm thủ tục nhập khẩu theo Luật Vệ sinh thực phẩm.
b. Trường hợp không cần kiểm dịch thực vật:
- Trường hợp không cần kiểm dịch thực vật Hạt cà phê rang không thuộc đối tượng kiểm dịch
thực vật, vì vậy chỉ cần làm các thủ tục nhập khẩu theo Luật Vệ sinh thực phẩm. Cần nộp cho
Trạm kiểm dịch Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Giấy khai báo nhập khẩu thực phẩm, kèm theo
Bảng kê thành phần nguyên liệu, Bảng quy trình sản xuất, chế biến và Bảng kê các chất phụ gia.
Nếu Trạm kiểm dịch xem xét thẩm tra mà kết quả không có vấn đề gì thì Trạm sẽ đóng dấu “Đã
khai báo” vào Giấy khai báo nhập khẩu và có thể tiến hành làm thủ tục thông quan.
- Trong Luật Vệ sinh thực phẩm có quy định thông số tiêu chuẩn của dư lượng hóa chất nông
nghiệp, coi như quy cách thành phần của cà phê hạt. Lần đầu tiên nhập khẩu cà phê hạt, Trạm
kiểm dịch sẽ hướng dẫn người nhập khẩu cách tự kiểm tra về dư lượng hóa chất nông nghiệp, vì
thế bạn nên tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi nhập khẩu về tình hình sử dụng hóa chất nông nghiệp ở
nơi sản xuất, đồng thời nên tham vấn ý kiến của Trạm kiểm dịch và các cơ quan kiểm tra mà bạn sẽ đề nghị kiểm tra.
2. Yêu cầu dán nhãn khi bán hàng:
- Khi bán cà phê thông thường đựng trong hộp hay bao gói cần bắt buộc ghi nhãn theo Luật Vệ
sinh thực phẩm và Tiêu chuẩn nhãn mác chất lượng của Luật JAS.
- Ngoài ra, cà phê hạt sản xuất theo quy cách hữu cơ JAS của những nhà kinh doanh đã được Cơ
quan có thẩm quyền công nhận thì có thể dán nhãn Hữu cơ JAS.
- Luật Nhật Bản yêu cầu chứng nhận và ghi nhãn sản phẩm. Đối với hầu hết các mặt hàng nhập
khẩu không bắt buộc phải ghi nhãn quốc gia, trừ một số loại đồ uống và thực phẩm đòi hỏi phải
dán nhãn và đánh dấu thông tin thành phần chi tiết.
- Các nhãn giả; hoặc, gây hiểu nhầm hiển thị tên (hoặc cờ) quốc gia khác với nước xuất xứ; hoặc,
tên của nhà sản xuất (hoặc tên nhà thiết kế bên ngoài nước xuất xứ) là không được phép nhập khẩu vào Nhật bản.
3. Đối với hàng thực phẩm dán nhãn hữu cơ:
- Không thể để nguyên nhãn “organic” của nước ngoài để bán ở Nhật được. Đối với hàng nông
sản và thực phẩm chế biến từ nông sản, nếu không phải là hàng đạt quy cách hữu cơ JAS thì
không thể dán nhãn “hữu cơ” hay “organic” được.
- Theo hệ thống chứng nhận hữu cơ JAS, chỉ những nhà kinh doanh nào nhận được giấy chứng
nhận về phương pháp sản xuất hoặc chế biến thì mới được gắn vào hàng thực phẩm nông sản
hoặc hàng thực phẩm nông sản chế biến nhãn “Hữu cơ JAS” và cho lưu thông.
4. Pháp Luật Nhật Bản:
- Nhật Bản nổi tiếng với những quy định khắt khe về văn hóa cũng như pháp luật. Chỉ một hành
động không đúng chuẩn mực, dù là nhỏ thôi bạn cũng sẽ phải chịu trách nhiệm. Bạn cần phải
tuân thủ thật nghiêm ngặt các quy định cũng như luật pháp do Chính phủ ban hành.
- Về cơ bản hàng hóa nước ngoài được tự do nhập khẩu vào Nhật Bản. Tuy nhiên, Chính phủ
Nhật Bản cũng quy định một số danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu, hạn chế nhập khẩu và
danh mục hàng hóa cần được cấp phép hoặc kiểm tra khi nhập khẩu.
- Về vệ sinh an toàn thực phẩm theo Luật Vệ sinh Thực phẩm, cũng như các tiêu chuẩn về dư
lượng thuốc trừ sâu theo Danh mục các hóa chất nông nghiệp được phép sử dụng tại Nhật Bản.
Người tiêu dùng Nhật Bản ngày càng quan tâm và có độ nhạy cảm cao đối với chất lượng và vấn
đề vệ sinh an toàn trong sản phẩm thực phẩm nhập khẩu. Thuốc bảo vệ thực vật hay chất bảo
quản sử dụng đối với sản phẩm cà phê phải được quản lý một cách thống nhất, an toàn trong mọi
khâu từ trồng trọt, bảo quản, chế biến, đóng gói, vận chuyển cho đến xuất khẩu. Luật pháp Nhật
Bản rất khắt khe đối với các trường hợp hàng nhập khẩu vi phạm quy định vệ sinh an toàn thực
phẩm. Đối với các trường hợp đã bị cảnh cáo trước đó mà vẫn để tái diễn vi phạm, Cơ quan Hải
quan Nhật Bản sẽ yêu cầu tăng tần suất và mức độ kiểm tra bắt buộc đối với mọi lô hàng của mọi
nhà xuất khẩu sản phẩm cùng loại từ quốc gia có vi phạm
- Các luật chính quy định các tiêu chuẩn áp dụng cho sản phẩm tại Nhật Bản, bao gồm:
+ Luật về Thiết bị điện và Luật An toàn Vật liệu
+ Luật An toàn Sản phẩm Tiêu dung
+ Luật Tiện ích khí đốt Công nghiệp
+ Luật Vệ sinh Thực phẩm + Luật Dược phẩm
+ Luật Giao thông đường bộ
+ Luật Tiêu chuẩn Xây dựng. ĐÚC KẾT:
- Nhật Bản một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng đối với nông sản nói chung và cà
phê Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, thị trường Nhật Bản đặt ra nhiều yêu cầu khắt khe đối với
hàng nhập khẩu. Với hàng nông sản nhập khẩu, Nhật Bản không chỉ đơn thuần tiến hành kiểm
tra, xét nghiệm tồn dư về thuốc bảo vệ thực vật hoặc dư lượng kháng sinh mà phía bạn còn phải
nắm bắt được việc trồng trọt, nuôi trồng theo kỹ thuật nào, bón những loại phân gì, xử lý sâu bệnh ra sao…
- Để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, các chuyên gia cho rằng doanh nghiệp và
các ngành hàng nói chung và ngành cà phê nói riêng cần nghiên cứu, khảo sát cụ thể nhu cầu của
thị trường, xây dựng chiến lược marketing phù hợp. Và đảm bảo được những yêu cầu về pháp luật của Nhật Bản.
- Các sản phẩm có mẫu mã, màu sắc, bao bì sản phẩm phải phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
Đồng thời, tích cực tham gia các hội thảo, giao thương chương trình xúc tiến thương mại nhằm
giới thiệu hàng hóa cũng như thế mạnh của doanh nghiệp, tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng thị trường kinh doanh...