Ý nghĩa áo dài - Văn hiến Việt Nam
Ý nghĩa áo dài - Văn hiến Việt Nam
Preview text:
❖ Nguồn gốc của áo dài:
1. Áo dài Giao Lĩnh 1744:
- Là Chiếc áo dài đầu tiên (năm 1744), là kiểu dáng sơ khai nhất của áo dài Việt Nam.
- Áo được may rộng và xẻ hai bên hông, cổ tay rông, thân áo dài chấn gót. Thân
áo được may bằng 4 tấm vải kết hợp mặc cùng thắt lưng màu và váy đen. Đây là kiểu áo
cổ chéo gần giống với áo tứ thân, trang phục mang nét tương đồng với người Hán.
- Vào thời gian này, vua Nguyễn Phúc Khoát đã lên ngôi và cai trị vùng đất phía
Nam. Miền bắc được cai quản bởi chúa Trịnh ở Hà Nội, người dân ở đây mặc áo giao lĩnh.
2. Áo tứ thân (Thế kỷ XVI)
- Ra đời vào khoảng năm 1645, khung cửi không dệt được khổ vải lớn vì thế các
mảnh vải mơi được ghép với nhau taoh thành áo tứ thân. Áo tứ thân có màu vải nâu,
không có khuy cài, thả dài xuống hoặc cột gọn lên khi làm việc đồng áng, buôn bán.
- Loại áo này thường may màu tối, được xem là chiếc áo mộc mạc, khiêm tốn
mang ý nghĩa tượng trưng cho 4 bậc sinh thành của hai vợ chồng.
3. Áo dài Lemur được đặt theo tên tiếng Pháp của họa sĩ Cát Tường, kiểu áo này
được cải biến từ áo ngũ thân do họa sĩ Cát Tường sáng tạo vào năm 1939, áo chỉ có hai
vạt trước và sau, vạt trước dài chấm đất, áo được may ôm sát cơ thể, phần tay thẳng và
có viền nhỏ. Khuy áo được mở sang bên sườn nhắm nhấn thêm vẻ nữ tính
4. Áo dài Lê Phổ xuất hiện từ những năm 1950. Đây cũng là một sự kết hợp mới từ
áo tứ thân, biến thể của áo dài Lemur của họa sĩ Lê Phổ nên được gọi là áo dài Lê Phổ.
Vạt áo được may dài, tay không phồng, cổ kín, nút bên phải áo, may ôm sát cơ thể giúp
tăng sự quyến rũ và duyên dáng của người phụ nữ. Đẩy cầu vai, kéo dài tà áo chạm đất
và đem đến nhiều màu sắc mới mẻ khác nhau, biến áo dài gợi cảm, tinh tế và thu hút hơn.
5. Áo dài Raglan còn gọi là áo dài ráp-lăng, xuất hiện vào năm 1960 được khởi
xướng bởi nhà may Dung ở Đakao, Sài Gòn sáng tạo ra. Điểm khác biệt lớn nhất của áo
dài Raglan là cách ráp raglan, phần tay và tà áo được kết nối bởi hàng nút bấm chạy từ
cổ xuống dọc bên hông. Thiết kế này cho phép người mặc vẫn cử động tay thoải mái,
linh hoạt mà đường nếp áo hai bên không bị nhăn nhúm, co cụm. áo ôm khít cơ thể
hơn.Cách nối tay từ cổ chéo xuống một góc 45 độ giúp người mặc thoải mái linh hoạt
hơn. Đây chính là kiểu áo dài góp phần định hình phong cách cho áo dài Việt Nam sau này.
Áo dài truyền thống Việt Nam (từ 1970 đến nay)
Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ có sự biến đổi với nhiều kiểu dáng, chất liệu từ
hiện đại đến phá cách. Áo dài còn được biến chuyển thành áo cưới, áo cách tân… Nhưng
dù thế nào thì chiếc áo dài truyền thống của người phụ nữ Việt vẫn giữ được nét uyển
chuyển, gợi cảm, kín đáo mà không trang phục nào mang lại được.
❖ Ý nghĩa của áo dài:
Áo dài Việt Nam là hơi thở của nền văn hoá Việt: phong dáng của áo dài tạo
nên nét cuốn hút ở phần hông xẻ dài đến tà áo chia thành 2 vạt trước sau, ôm trọn đường
cong cơ thể người phụ nữ. Vừa gợi cảm, quyến rũ thế nhưng vẫn không kém phần kín đáo, sang trọng.
Đặc biệt, mặc dù trải qua hàng ngàn năm Bắc thuộc cùng với trăm năm
dưới ách thống trị của thực dân Pháp, nhưng văn hóa Việt Nam vẫn không bị mai một và
chiếc áo dài trở thành niềm tự hào dân tộc, trang phục mang nét quyến rũ, gợi cảm mà
không lẫn với các nền văn hóa khác.
1. Là hơi thở của văn hóa Việt Nam
Không dễ gì mà một loại trang phục có thể tồn tại và phát triển được lâu
đến như vậy. Áo dài luôn chiếm trọn trái tim của con người Việt, trải qua những quảng
thời gian thăng trầm cùng với những cải cách biến hoá nhưng áo dài luôn là loại trang
phục được người dân Việt Nam tin yêu nhất.
Hình ảnh tà áo dài Việt Nam luôn hiện diện trên đấu trường quốc tế trong
các cuộc thi lớn nhỏ hay vẫn luôn len lõi trong cuộc sống hàng ngày của con người. Từ
học sinh cho đến các cơ quan làm việc hay các lễ hội và đặc biệt là dịp lễ tết. Tà áo dài
luôn được người Việt trân trọng và sử dụng vào các ngày quan trọng nhất của đất nước và của cuộc đời mình.
Vào năm 1970, tà áo dài Việt Nam đạt huy chương vàng tại hội chợ quốc tế
Osaka tại Nhật Bản. Và còn được bình chọn là một trong những loại trang phục đẹp nhất.
2. Tà áo dài mang đậm triết lý nhân sinh
Tà áo dài Việt Nam chứa đựng những ý nghĩa truyền thống sâu sắc. Được
phát triển và biến hoá từ những chiếc áo ngũ thân, tà áo dài ngày nay vẫn thể hiện được ý
nghĩa mang trên mình. Với chiếc áo ngũ thân của nam ngày xưa, những chiếc tà áo tượng
trưng cho tứ thân, phụ mẫu. Ngoài ra ngũ thân còn thể hiện cho quan điểm ngũ thường:
nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Áo lót bên trong áo ngũ thân có màu trắng thể hiện quan niệm tinh
thần và thân thể luôn thuần khiết sạch sẽ.
Áo tứ thân của nữ giới còn được nhắc đến như là tứ đức của người phụ nữ:
Công, dung, ngôn, hạnh. Hai tà trước buộc lại với nhau thể hiện cho nghĩa vợ chồng. Bên
cạnh đó, bốn tà áo còn tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu (cha mẹ chồng và cha mẹ vợ) mà
người phụ nữ phải chăm nom săn sóc.
Năm chiếc khuy của áo ngũ thân và tứ thân thể hiện cho ngũ luân: phụ tử
hữu thân, quân thần hữu nghĩa, phu thê hữu biệt, trưởng ấu hữu từ, bằng hữu hữu tín.
3. Tà áo dài bản đồ thu nhỏ của đất nước hình chữ S:
Tà áo dài được thiết kế dịu dàng, thướt tha. Khi khoác lên người, chiếc áo
dài thể hiện rõ được đường nét tinh tế của cơ thể, tôn lên được đường cong hình chữ S
hoàn hảo – chữ S bản đồ Việt Nam. Đất nước Việt Nam đã được rất nhiều các bạn trẻ
quảng bá đến với nước bạn thông qua những chiếc áo dài từ phong cách cổ điển cho đến
hiện đại. Tà áo dài trải dài trên mọi miền đất nước, trên các nẻo đường và là di sản văn
hoá phi vật thể của nhân loại được UNESCO công nhận.