Tiểu luận cuối kì Ô nhiễm môi trường nước | Đại học Văn Hiến
Tiểu luận cuối kì Ô nhiễm môi trường nước | Đại học Văn Hiến. Tài liệu gồm 27 trang giúp bạn tham khảo, củng cố kiến thức và ôn tập đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN
KHOA XÃ HỘI TRUYỀN THÔNG
-----TÊN ĐỀ TÀI-----
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
HỌC PHẦN: MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI Mã học phần: NAS10107
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 04 NĂM 2023
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN
KHOA XÃ HỘI TRUYỀN THÔNG ----TÊN ĐỀ TÀI----
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC
Sinh viên thực hiện: Stt Họ và Tên
Mã số sinh viên 1 Nguyễn Anh Tuấn 211A050179 2 Bế Hoàng Uyên 211A170123 3 Trịnh Thị Tố Uyên 211A170105 4 Nguyễn Bình Trung 211A031049 5 Nguyễn Ngọc Vàng 211A080176
Giảng viên giảng dạy: ThS. Nguyễn Duy Hải LỜI CẢM ƠN
Chúng em xin gửi lời cảm ơn đến nhà trường và bạn bè của chúng em vì đã luôn
đồng hành và hỗ trợ chúng em trong suốt thời gian học tập và làm việc. Nhà trường đã
tạo điều kiện tốt nhất để chúng em có thể học tập và phát triển bản thân, cùng với đó là
sự hỗ trợ và động viên của bạn bè trong mọi hoàn cảnh. Chúng em rất biết ơn sự quan
tâm và tình cảm của nhà trường và bạn bè, và hy vọng sẽ có cơ hội được trả lời công ơn trong tương lai.
Chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến giảng viên Nguyễn Duy
Hải. Trong quá trình học tập và tìm hiểu về bộ môn Môi trường và Con người, chúng
em đã nhận được những bài giảng bổ ích và đặc biệt là sự tận tình, tâm huyết của thầy
trong các bài giảng dạy chúng em. Thầy đã giúp chúng em tích lũy nhiều kiến thức bổ
ích và đây chắc chắn là những kiến thức quý báu, là hành trang để chúng em có thể
vững bước sau này. Cảm ơn đến thầy vì đã dành thời gian và tâm huyết để hướng dẫn
và hỗ trợ chúng em trong quá trình viết bài tiểu luận. Thầy đã truyền đạt cho chúng em
những kiến thức quý báu và giúp chúng em hoàn thiện bài viết của mình. Chúng em rất
biết ơn sự đóng góp của thầy và hy vọng sẽ có cơ hội được học hỏi thêm nhiều từ thầy
trong tương lai. Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn đến nhà trường, thầy, cô và các bạn.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 04 năm 2023 MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ..............................1
1. Lý do chọn đề tài. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .........1
2. Đối tượng nguyên cứu. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .........1
3. Mục tiêu nguyên cứu. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ...........1
4. Phương pháp nguyên cứu. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ................1
5. Nội dung nghiên cứu. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .................2
CHƯƠNG 2. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC. . . . . . . . . . . . . . . ........................3
I. CÁC KHÁI NIỆM VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
NƯỚC. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ................................3
1.1. Các khái niệm. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .............................3
1.1.1. Khái niệm về môi trường. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ..............3
1.1.2. Khái niệm về ô nhiễm môi trường. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ......................3
1.1.3. Khái niệm về ô nhiễm môi trường nước. . . . . . . . . . . . . . .........................4
1.2. Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước. . . . . . . . . . . . . . . . . . .............4
1.2.1. Ô nhiễm có nguồn gốc từ tự nhiên. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ..........5
1.2.2. Ô nhiễm có nguồn gốc từ nhân tạo. . . . . . . . . . . . . . . . . ...........................5
II. THỰC TRẠNG VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC. . . . . . . . . . . . . . . .....7
2.1. Thực trạng ô nhiễm nước trên thế giới. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ..................7
2.2. Thực trạng ô nhiễm nước ở Việt Nam. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ...............7
2.2.1. Ô nhiễm ở đô thị. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .................7
2.2.2. Ô nhiễm ở nông thôn. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ........................8
III. HẬU QUẢ VỀ Ô NHIỄM NƯỚC. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .............................11
3.1. Đối với sức khỏe con người. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ..........................11
3.2. Đối với sinh vật, thực vật dưới nước. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ...........13
3.3. Đối với nguồn nước. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ............................13
3.4. Đối với cây trồng và vật nuôi. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ............13
3.5. Đối với nền kinh tế. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ....14
IV. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC. . . . . . . . ....15
4.1. Giảm thiểu sử dụng các chất độc hại. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .........16
4.2. Xử lý chất thải công nghiệp và sinh hoạt. . . . . . . . . . . . . . . ..........................16
4.3. Giám sát chất lượng nước. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ...........................17
4.4. Tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức của công chúng. . . . . . . . . .......18
CHƯƠNG 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .......................19 1 CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ô nhiễm môi trường nước là một vấn đề nghiêm trọng đang ảnh hưởng đến sức
khỏe con người và động vật, cũng như gây thiệt hại đến môi trường tự nhiên. Điều này
đã khiến nhóm chúng em quan tâm và chọn đề tài này để tìm hiểu thêm về nguyên
nhân, tác động và các giải pháp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước.
Nước là tài nguyên quý giá và cần thiết cho sự sống của con người và các sinh
vật khác trên trái đất. Tuy nhiên, với sự phát triển của kinh tế và công nghiệp, ô nhiễm
môi trường nước đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng. Các nguồn nước bị ô nhiễm
bởi các chất độc hại như kim loại nặng, hóa chất, thuốc trừ sâu, phân bón và chất thải
từ các nhà máy và xưởng sản xuất. Điều này gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như ung thư,
bệnh tim mạch, bệnh đường tiêu hóa và các vấn đề về sinh sản, đồng thời cũng ảnh
hưởng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta.
Chính vì thế, tìm hiểu về ô nhiễm môi trường nước là rất cần thiết để giúp chúng
ta hiểu rõ hơn về tình trạng ô nhiễm và tìm ra các giải pháp để giảm thiểu tác động của
nó. Nghiên cứu về đề tài này cũng giúp chúng ta nhận thức được tầm quan trọng của
việc bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên nước một cách bền vững. Vì vậy, đây là
lý do tại sao nhóm chúng em đã chọn đề tài ô nhiễm môi trường nước để tìm hiểu và
nghiên cứu vấn đề để bảo vệ tài nguyên nước và sức khỏe của con người và môi trường sống.
2. Đối tượng nguyên cứu
Những vấn đề ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam.
Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam.
Giải pháp nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam.
3. Mục tiêu nguyên cứu
Tìm hiểu nguyên nhân và hiện trạng gây ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam
đưa ra các dẫn chứng và đề giải pháp khắc phục.
4. Phương pháp nguyên cứu 2
Sử dụng phương pháp nguyên cứu các tài liệu, tham khảo các nghiên cứu đã
được công bố trước đó và các nguồn thông tin trong môn học: “Môi trường và Con
người” để đưa ra những lý luận và đề ra giải pháp khắc phục phù hợp.
Phương pháp thu nhập thông tin và số liệu: tài liệu trên internet, báo chí, có số
liệu từ United Nations Environment Programme (UNEP) và (UNICEF) Tổ Chức Quốc Tế.
5. Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu xoay quay vấn đề ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam
do các hoạt động con người gây ra, dẫn đến ảnh hưởng đến nhiều vấn đề từ sức khỏe
của con người đến nền kinh tế đất nước cũng chịu tác động tiêu cực. Đồng thời dựa vào
thực trạng và nguyên nhân ô nhiễm mà đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao ý thức
của mỗi cá nhân chung tay bảo vệ môi trường nước tại Việt Nam. 3
CHƯƠNG 2. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC
I. CÁC KHÁI NIỆM VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC 1.1. Các khái niệm
1.1.1. Khái niệm về môi trường
Môi trường bao gồm các yếu tố: Không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng
đất, núi, sông, hồ, đại dương, sinh vật, hệ sinh thái, khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo
tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các dạng
vật chất khác. Môi trường là nhân tố tự nhiên và nhân tố vật chất nhân tạo có quan hệ
mật thiết với con người, bao quanh họ, có ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống, sự tồn tại
và phát triển của con người và thiên nhiên.
Trong đó, không khí, đất, nước, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên. . là các yếu
tố tự nhiên (sự xuất hiện và tồn tại của các yếu tố này không phụ thuộc vào ý chí của con người);
Khu dân cư, khu sản xuất, khu di tích lịch sử. . đều là yếu tố vật chất. Đây là hai
yếu tố cơ bản để duy trì sự sống của con người, còn cảnh quan thiên nhiên, danh lam
thắng cảnh, di tích lịch sử. . có chức năng làm cho cuộc sống của con người thêm màu sắc.
1.1.2. Khái niệm về ô nhiễm môi trường
Trong cuộc sống không ngừng phát triển như hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi
trường đang là vấn đề cấp bách cần giải quyết. Không chỉ ở Việt Nam, mà ở mỗi nước,
mỗi địa phương cũng xảy ra tình trạng ô nhiễm. Đó có thể là ô nhiễm không khí, ô
nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đại dương… Ô nhiễm môi trường là
hiện tượng môi trường tự nhiên, nó bị bẩn, với các đặc tính vật lý, sinh học, tính chất
hóa học của môi trường thay đổi, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người và các loài
khác. sinh vật trong tự nhiên. Ô nhiễm môi trường chủ yếu do các hoạt động phát thải
trong quá trình sống, sinh hoạt và sản xuất của con người gây ra. Ngoài ra, ô nhiễm còn
do nhiều hoạt động tự nhiên khác có tác động tiêu cực đến môi trường. Mức độ nghiêm
trọng của ô nhiễm môi trường hiện rõ và gay gắt hơn bao giờ hết. Nó không chỉ tác
động gián tiếp đến tự nhiên mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, gây 4
biến đổi khí hậu trầm trọng.
1.1.3. Khái niệm về ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm môi trường nước được hiểu cơ bản chính là hiện tượng nguồn nước ở
những nơi cụ thể như sông, hồ, biển, nước ngầm, ao, suối…. bị nhiễm các chất độc hại,
gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới con người. Các chất độc hại như chất thải công
nghiệp, hoá chất có trong thuốc bảo vệ thực vật, chất thải sinh hoạt, chất thải nhà máy,
… Việc ô nhiễm môi trường nước đã gây hại cho con người và sinh vật sống tự nhiên.
1.2. Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước
Khi công nghiệp và nông nghiệp phát triển, điều này cũng đồng nghĩa với việc
kéo theo nhiều hệ lụy. Ô nhiễm nguồn nước là một trong số đó, đặc biệt là ở Châu Á,
nơi được coi là khu vực ô nhiễm nhất thế giới, độc tố trong nguồn nước Châu Á thường
cao gấp 3 lần so với các khu vực khác. Tại các thành phố lớn, nơi tập trung các cơ sở
sản xuất, khu công nghiệp nên lượng chất thải rất lớn.
Ví dụ như: “Ở khu công nghiệp Tham Lương – TP. Hồ Chí Minh, nguồn nước ô
nhiễm ở vùng này ước tính khoảng 500.000m3/ngày. Dọc bờ kênh Tham Lương, song
song với đường Nguyễn Văn Quá, có rất nhiều nhà xưởng với đủ loại ngành nghề hoạt
động, trong đó có hàng chục cơ sở hấp nhuộm, lắp ráp bếp gas, làm than đá. . các cơ sở
này đã đưa chất thải chưa được xử lý ra dòng nước chảy kênh Tham Lương khu vực
này luôn có màu đen ngòm, bốc mùi hôi thối nồng nặc”.
Hình 1.1: Dòng nước đen ngòm từ một cống (gần cầu Tham Lương, phía quận 12) 5
chảy vào kênh Tham Lương.
“Tại khu vực Hà Nội, theo thống kê thì có khoảng 400.000m3 chất thải được xả
ra bên ngoài môi trường mỗi ngày. Tuy nhiên lại chỉ có khoảng 10% lượng nước thải
đã được xử lý trước đó, còn lại đều được xả ra trực tiếp các con sông lớn như sông Tô
Lịch, sông Nhuệ, sông Đà…”
1.2.1. Ô nhiễm có nguồn gốc từ tự nhiên
Ô nhiễm môi trường nước có nguồn gốc từ tự nhiên trong đó bao gồm: Từ xác
chết động vật hoặc thiên tai. Khi động vật chết và phân hủy trong môi trường nước,
chất béo và protein trong xác chết sẽ bị phân hủy và tạo ra các chất hữu cơ và chất dinh
dưỡng. Tuy nhiên, quá trình phân hủy này cũng tạo ra các chất độc hại như amoniac,
nitrat, và phosphate, nếu lượng xác chết động vật quá lớn so với khả năng tự phân hủy của môi trường nước.
Thiên tai như lũ lụt, bão, và động đất cũng có thể gây ô nhiễm môi trường nước.
Những hiện tượng này có thể làm cho các chất độc hại và tác nhân gây ô nhiễm như
các nơi chứa bãi rác, nhà máy xử lý nước thải, và các khu vực công nghiệp dòng chảy
của nước ô nhiễm lẫn vào các dòng chảy nước sạch gây ô nhiễm cục bộ.
1.2.2. Ô nhiễm có nguồn gốc từ nhân tạo
Có bốn nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước do nhân tại khiến cho tình
trạng ô nhiễm trầm trọng như hiện nay là: Nước thải sinh hoạt, nước nông nghiệp, nước
thải y tế và nước công nghiệp.
Nước thải sinh hoạt:
Ô nhiễm môi trường nước từ nước thải sinh hoạt là do việc xả nước thải chứa
các chất độc hại và vi sinh vật và các chất dinh dưỡng như nitrat và phosphat, chưa
nhiều hợp chất hóa học và vi sinh học gây hại cho môi trường nước từ các nguồn khác
nhau như gia đình, khách sạn, nhà hàng, trường học,. . Khi nước thải này được xả ra
vào môi trường nước, nó có thể gây ra sự suy giảm chất lượng nước, gây ra sự phát
triển của các tảo và vi khuẩn làm giảm hệ sinh thái của môi trường nước, ảnh hưởng
đến sự đa dạng sinh học, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và động vật và làm giảm 6
đáng kể nguồn nước sạch. Nước công nghiệp:
Trong các hoạt động chăn nuôi, trồng trọt, hằng ngày người nông dân thải thức
ăn thừa, phân gia súc chưa qua xử lý ra môi trường nước cũng sẽ gây ô nhiễm môi
trường. Ngoài ra, nhiều nông dân còn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học
khiến các chất độc hại này ngấm xuống đất, vào mạch nước ngầm gây ô nhiễm môi trường nước ngầm. Nước thải y tế:
Nước thải y tế chứa nhiều chất độc hại như thuốc kháng sinh, hóa chất, vi
khuẩn, virus và các chất độc hại khác. Khi nước thải y tế chưa được xử lý đã xả thẳng
vào môi trường, nó có thể gây ra ô nhiễm nước và ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn nước và sức khỏe con người.
Các nguyên nhân gây ra ô nhiễm nước từ nước thải y tế bao gồm:
Thiếu hệ thống xử lý nước thải y tế hiệu quả: Nhiều cơ sở y tế không có hệ
thống xử lý nước thải y tế hiệu quả, dẫn đến việc xả thẳng nước thải y tế vào môi trường.
Không đúng quy trình xử lý nước thải y tế: Nếu quy trình xử lý nước thải y tế
không được thực hiện đúng cách, các chất độc hại có thể không được loại bỏ hoàn toàn khỏi nước thải y tế.
Số lượng nước thải y tế tăng cao: Với sự phát triển của ngành y tế, lượng nước
thải y tế được sinh ra cũng tăng lên, dẫn đến áp lực lớn đối với hệ thống xử lý nước thải y tế.
Việc xả nước thải y tế trái phép: Một số cơ sở y tế có thể xả nước thải y tế trái
phép vào các con sông, hồ, ao, đất trồng hoặc đường thoát nước, gây ra ô nhiễm nước.
Nước thải công nghiệp
Tại các khu công nghiệp, nhà máy thải ra chất thải. Hàng nghìn mét khối nước
thải ra môi trường mỗi năm. Nếu không được qua xử lý, chất lượng nước ở những khu
vực này sẽ bị ô nhiễm nghiêm trọng, tuổi thọ và tình trạng sức khỏe của người dân nơi
đây sẽ ngày một giảm sút. Đáng báo động hơn là tình trạng “Làng Ung Thư” xuất hiện 7
càng ngày càng nhiều quanh các khu công nghiệp. “Làng Ung Thư” là một hiện tượng
xảy ra khi có một số lượng lớn người dân trong một khu vực bị mắc bệnh ung thư. Ô
nhiễm môi trường nước do chất thải công nghiệp có thể gây ra sự tích tụ các chất độc
hại trong nước, đặc biệt là các hợp chất hóa học và kim loại nặng. Khi người dân sử
dụng nước này để uống, nấu ăn và sinh hoạt, các chất độc hại này có thể tích tụ trong
cơ thể và gây ra các vấn đề sức khỏe, bao gồm ung thư.
II. THỰC TRẠNG VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC
2.1. Thực trạng ô nhiễm nước trên thế giới
Thống kê của United Nations Environment Programme (UNEP) cho thấy tới
60% nguồn nước tại các con sông ở Châu Á, Châu Phi Và Châu Âu bị ô nhiễm. Theo
Tổ Chức Thế Giới (UNICEF), 5 quốc gia có nguồn nước ô nhiễm nhất là Indonesia,
Thái Lan, Philippines, Trung Quốc và Việt Nam. Tại Bangladesh gần 1,2 triệu dân phải
sử dụng nguồn nước ô nhiễm trong khi chỉ 15% có nước sạch đạt tiêu chuẩn. Khoảng
30% sông ở Ireland bị ô nhiễm nhưng việc sử dụng chúng ngày càng tăng. Hơn nữa,
những con số trên chỉ dành cho nước bề mặt. Điều này đồng nghĩa với việc mức độ ô
nhiễm nguồn nước ngầm ngày càng trở nên khó khăn. Một thống kê nổi bật khác của
UNEP: "Có tới 60% các nguồn nước sông thuộc Châu Á, Châu Phi, Châu Âu đang bị ô
nhiễm nặng nề". UNICEF lại tiếp tục công bố rằng: Indonesia, Thái Lan, Philippines,
Trung Quốc và Việt Nam là 5 quốc gia có nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng nhất. Chỉ
riêng ở Châu Á, nước sông chứa hơn 20% chì trong nước sông ở Châu Á so với các
khu vực khác trên thế giới.
2.2. Thực trạng ô nhiễm nước ở Việt Nam
Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các cấp, ban ngành đã có nhiều nỗ lực thực hiện
chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường nhưng ô nhiễm nguồn nước vẫn là vấn đề rất
đáng lo ngại. Tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa tăng nhanh, dân số tăng, áp lực ngày
càng lớn đối với nguồn nước sinh hoạt. Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công
nghiệp, làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. Tại các
thành phố lớn, do thiếu các công trình, phương tiện xử lý chất thải nên hàng trăm cơ sở
sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước. Ô nhiễm nước do sản xuất
công nghiệp rất nghiêm trọng. Ở nơi đông dân cư, chắc chắn sẽ bắt gặp nhiều nơi
dòng sông chuyển sang màu đen, rác nổi lềnh bềnh, bốc mùi hôi thúi. Hiện nay, kênh 8
rạch, sông hồ ở các thành phố lớn đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.
2.2.1. Ô nhiễm ở đô thị
+ Tại Thành phố Hà Nội: Khoảng 350 – 400 nghìn m3 nước thải và hơn
1.000m3 rác thải xả ra mỗi ngày, nhưng chỉ 10% được xử lý, số còn lại xả trực tiếp vào
sông ngòi gây ô nhiễm nước khiến cá chết hàng loạt ở Hồ Tây, mức độ ô nhiễm rộng
khắp 6 quận (Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Tây Hồ). Bên
cạnh đó, được biết Hà Nội nổi tiếng với các làng nghề truyền thống hiện đang có 1.350
làng nghề và làng có nghề, trong đó có 305 làng nghề được công nhận thuộc 23 quận,
huyện, thị xã. Theo số liệu của Sở Công thương thành phố Hà Nội đưa ra vào năm
2019, Hà Nội hiện có 1.350 làng có nghề trong đó có 286 làng nghề truyền thống được
công nhận. Số lượng làng nghề tập trung đông đúc trên địa bàn thành phố đang thải ra
môi trường xung quanh một lượng nước thải lớn khiến cho nguồn nước bị ô nhiễm trầm trọng.
+ Tại thành phố Hồ Chí Minh: Theo thống kê các nguồn thải công nghiệp trên
địa bàn thành phố từ năm 2010 đến 2012 được thực hiện trên 24 quận/huyện với 826
nguồn thải, chỉ có khoảng 60% nguồn thải có hệ thống xử lý nước thải, các nguồn thải
còn lại chỉ xử lý qua sơ bộ (bể tự hoại) trước khi xả thải ra môi trường.
2.2.2. Ô nhiễm ở nông thôn
Về ô nhiễm nước ở nông thôn và vùng sản xuất nông nghiệp, hiện nay, gần 76%
dân số Việt Nam sống ở vùng nông thôn với cơ sở hạ tầng còn kém, phần lớn chất thải
của con người và gia súc chưa được xử lý ngấm xuống đất hoặc bị rửa trôi dẫn đến
nguồn nước. Ô nhiễm về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao. Trong sản xuất nông
nghiệp, do lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật nên các nguồn nước như sông, hồ, kênh,
mương bị ô nhiễm. Do chăn nuôi quy mô lớn, thiếu quy hoạch, không tuân theo quy
trình công nghệ nên đã gây ra nhiều tác động xấu đến môi trường nước. Với việc sử
dụng hóa chất trong nuôi trồng thủy sản quá mức và không hợp lý, thức ăn thừa lắng
xuống đáy ao, hồ, lòng sông làm ô nhiễm môi trường nước làm cho các loài thủy sinh
vật phát triển. Hầu hết nông dân trồng lúa sử dụng phân bón cao hơn mức khuyến cáo
và chỉ khoảng 45-50% lượng phân bón sử dụng hiệu quả còn lại bị rửa trôi.
Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, lượng phân bón hóa học bị
rửa trôi dư lượng thuốc là khá lớn. Bên cạnh đó, hoạt động chăn nuôi cũng góp phần 9
không nhỏ vào hậu quả này, với khoảng 84,5 triệu tấn chất thải thải ra môi trường ở
Việt Nam mỗi năm, trong đó 80% không được xử lý. Mặt khác, các làng nghề thủ công
truyền thống với quy trình sản xuất thủ công lạc hậu, quy mô nhỏ lẻ, cũng thải ra môi
trường một lượng lớn nước thải chưa qua xử lý, làm suy giảm chất lượng nước khu vực
nông thôn. Không chỉ nguồn nước mặt bị ô nhiễm mà nguồn nước ngầm ở Việt Nam
cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Ở một số vùng nông thôn, nước ngầm bị nhiễm vi sinh
vật vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
Theo Báo cáo Hiện trạng môi trường quốc gia 2018 – Bộ Tài Nguyên Và Môi
Trường, nguồn tài nguyên nước của nước ta chỉ ở mức trung bình trên thế giới. Tổng
lượng nguồn nước từ nước ngoài chảy vào Việt Nam chiếm khoảng 63%. Trong tổng
lượng nước thải phát sinh ra các lưu vực, lượng nước thải sinh hoạt và nước thải công
nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Nước thải sinh hoạt chiếm trên 30% tổng lượng
thải trực tiếp ra các sông hồ, hay kênh rạch dẫn ra sông. Đông Nam bộ và đồng bằng
sông Hồng là 2 vùng tập trung nhiều lượng nước thải sinh hoạt nhất cả nước.
Hình 2.1 Tỷ lệ đóng góp nước thải sinh hoạt phát
sinh tại các vùng trên cả nước Hình 2.2 10
Lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tại khu vực đô thị và nông thôn
Theo Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2011, tổng khối lượng chất
thải rắn sinh hoạt (phát sinh trên toàn quốc là khoảng 44.400 tấn/ngày. Đến năm 2019,
con số này là 64.658 tấn/ngày (khu vực đô thị là 35.624 tấn/ngày và khu vực nông thôn
là 28.394 tấn/ngày), tăng 46% so với năm 2010.
Hình 2.3 So sánh tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại khu vực đô thị giữa các vùng (2019) Hình 2.3 So
sánh tỷ lệ chất thải rắn
sinh hoạt phát sinh tại khu
vực đô thị giữa các vùng (2019) Phân theo vùng phát
triển kinh tế, các đô thị vùng Đông Nam Bộ có lượng chất thải rác sinh 11
hoạt phát sinh lớn nhất với 4.613.290 tấn/năm (chiếm 35% tổng lượng phát sinh chất
thải rác sinh hoạt đô thị cả nước), tiếp đến là các đô thị vùng đồng bằng sông Hồng với
lượng phát sinh chất thải rác sinh hoạt là 3.089.926 tấn/năm (chiếm 24%). Các đô thị
vùng Tây Nguyên có lượng chất thải rác sinh hoạt phát sinh thấp nhất 542.098 tấn/năm (chiếm 4%).
Khối lượng phát sinh chất thải rác sinh hoạt nông thôn hiện nay là 28.394
tấn/ngày (tương đương 10.363.868 tấn/năm). Vùng đồng bằng sông hồng có lượng phát
sinh chất thải rác sinh hoạt nông thôn lớn nhất với 2.784.494 tấn/ năm (chiếm 27%);
tiếp đến là vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung với 2.690.517 tấn/năm (chiếm
26%); vùng đồng bằng sông Cửu Long phát sinh 2.135.925 tấn/năm (chiếm 21%);
vùng Tây Nguyên có lượng phát sinh nhỏ nhất, chỉ 526.586 tấn/năm (chiếm 5%).
III. HẬU QUẢ VỀ Ô NHIỄM NƯỚC
3.1. Đối với sức khỏe con người
Nếu sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm thì tỷ lệ mắc các bệnh cấp tính và mãn tính
của con người sẽ ngày càng phổ biến. Đặc biệt là đối với những người sống gần khu
vực có nguồn nước bị ô nhiễm.
Ô nhiễm nước ảnh hưởng đến sức khỏe con người thông qua các hợp chất hữu
cơ: Các hợp chất hữu cơ thường độc hại và có tính ổn định sinh học cao, đặc biệt là các
hydrocacbon thơm gây ô nhiễm môi trường cao và cực kỳ có hại cho sức khỏe con
người. Các hợp chất hữu cơ như phenol, chất bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu, sevin,
linden, endrin… và các hoạt chất tẩy rửa đều là những thành phần có hại cho sức khỏe
và có nguy cơ gây ung thư rất cao.
Nguồn nước nhiễm kim loại nặng có độc tính cao như thuỷ ngân, chì, asen..
Các kim loại nặng có trong nước là cần thiết cho sinh vật và con người vì chúng ta là
nguyên tố vi lượng mà sinh vật cần tuy nhiên nếu hàm lượng quá cao sẽ ảnh hưởng đến
sức khoẻ con người, gây nhiễm độc trầm trọng sau đó dẫn đến rất nhiều bệnh như đột biến, ung thư.
Vi khuẩn có hại trong nước bị ô nhiễm chất thải sinh hoạt của con người và
động vật có thể gây ra bệnh tả, bại liệt và thương hàn. Trong một số nghiên cứu, mọi 12
người đã bị ung thư da khi uống nước bị nhiễm Asen. Người bị nhiễm chì mãn tính có
thể mắc bệnh thận, rối loạn thần kinh, nhiễm amoni, nitrat và nitrit dẫn đến bệnh da
xanh, thiếu máu. Nếu tiếp xúc lâu với lưu huỳnh, con người sẽ mắc các bệnh về đường
tiêu hóa. Nhiễm natri có thể dẫn đến bệnh tim mạch và huyết áp cao.
- Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm thế giới có khoảng 3 – 4 triệu
người chết vì nước uống. Khoảng 2 ngàn trẻ em trên Thế giới dưới 5 tuổi tử vong mỗi
ngày vì bệnh tiêu chảy. Trong đó đa số các trường hợp có liên quan đến nước sạch và vệ sinh môi trường.
- Theo Bộ Y tế Việt Nam, ô nhiễm môi trường nước gây ra nhiều bệnh như tiêu
chảy, viêm gan A, viêm gan B, sốt rét, bệnh đau đầu, bệnh đau bụng, bệnh đường tiết
niệu, ung thư gan, ung thư bàng quang, ung thư thận, và các bệnh về da.
- Theo Tổ chức Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA), các chất độc hại trong nước
như chì, thủy ngân có thể gây ra các vấn đề sức khỏe như suy giảm trí tuệ, suy giảm
chức năng thần kinh, suy giảm chức năng thận, và ung thư.
- Theo thống kê vài năm trở lại đây của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi
trường có đến hơn 17 triệu người Việt Nam chưa được sử dụng nước sạch (phần lớn ở
nông thôn). Hàng ngày những người này phải sử dụng nước ngầm, nước mưa hoặc
nước từ các nhà máy lọc dầu không an toàn. Vì vậy, hàng năm chúng ta phải nhận
những hậu quả nghiêm trọng do ô nhiễm nguồn nước gây ra như: “Có khoảng 9.000
người tử vong mỗi năm do thường xuyên sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm (thống kê
của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường). Phát hiện khoảng 20.000 người mắc
bệnh ung thư mới mà nguyên nhân chính cũng đến từ việc sử dụng nguồn nước bị ô
nhiễm. Có 44% trẻ em bị nhiễm giun và 27% trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng do
thiếu nước sạch. Khoảng 21% dân số tại Việt Nam đang phải sử dụng nguồn ước bị
nhiễm Asen và nhiễm mặn có thể mắc các bệnh ung thư, trong đó thường gặp nhất là
ung thư da. Khi uống phải nguồn nước có hàm lượng Asen 0,1mg/l có thể gây nhiễm
độc hệ thống tuần hoàn”. 13
3.2. Đối với sinh vật, thực vật dưới nước
Nước thải sinh hoạt hoặc nước thải công nghiệp đổ ra sông, hồ, kênh rạch gây
ảnh hưởng lớn đến thủy sản. Vì nước là môi trường sống của chúng nên khi nguồn
nước bị ô nhiễm, chúng sẽ không thể phát triển, thậm chí có thể chết vì ngộ độc. Khi
hải sản bị nhiễm độc do nguồn nước bị ô nhiễm, nếu chúng ta vô tình ăn phải sẽ khiến
cho sức khỏe của chúng ta ngày càng trở nên xấu hơn và tăng nguy cơ bệnh ung thư.
3.3. Đối với nguồn nước
Nguồn nước ngầm: Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước, bên cạnh việc tạo ra các
cặn lơ lửng ở tầng nước mặt, các chất thải nặng được lắng đọng dưới đáy sông. Sau
một thời gian phân hủy, một phần sẽ bị sinh vật tiêu thụ, một phần sẽ thấm xuống nước
bên dưới qua đất làm thay đổi tính chất nước ngầm. Ngoài ra các hoạt động khai thác
mỏ, xây dựng đập thủy điện, và đào tạo đất cũng làm thay đổi dòng chảy của mặt nước
và gây ảnh hưởng đến nguồn nước.
Nước mặt: Trong môi trường nước có rất nhiều rác như rác nhựa, túi ni lông,
giấy, nước thải sinh hoạt… Tất cả chúng ta đều phụ thuộc vào nguồn nước mặt để phục
vụ cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, nếu nguồn nước bị ô nhiễm, nhiễm khuẩn thì
hậu quả sẽ rất nghiêm trọng, là cơ hội để dịch bệnh phát sinh và lây lan nhanh chóng.
Theo số liệu báo cáo, tổng lượng khai thác nước dưới đất hiện nay của cả nước
khoảng 10,5 triệu m3/ngày đêm trong đó tập trung tại các đô thị lớn như TP. Hồ Chí
Minh (519.000 m3 ngày đêm) và thủ đô Hà Nội (1,78 triệu m3 ngày đêm). Việc khai
thác nước ngầm với quy mô lớn đã dẫn đến hạ thấp mực nước ngầm và suy giảm chất lượng nước.
Theo kết quả khảo sát, hàm lượng các chỉ tiêu Asen và kim loại nặng trong nước
ngầm, chất hữu cơ và các hợp chất chứa nitơ trong nước ngầm đều vượt giới hạn cho
phép, chất lượng nguồn nước và mạch nước ngầm suy giảm nghiêm trọng.
3.4. Đối với cây trồng và vật nuôi
Nguồn nước bị ô nhiễm cũng có thể ảnh hưởng lớn đến cây trồng, vật nuôi hoặc
đất đai. Nước bị ô nhiễm mà dùng để tưới tiêu sẽ ảnh hưởng đến năng suất cây trồng,
làm giảm sản lượng và có thể dẫn đến thiếu lương thực.
Tình trạng các loại trái cây, rau củ bẩn, đen sì, bốc mùi từ những dòng sông chết 14
trên đồng ruộng do ô nhiễm không phải là hiếm.
Ví dụ điển hình là tại tỉnh Hải Dương, có thể thấy những nơi lân cận nằm ở hạ
nguồn hệ thống Bắc Hưng Hải chịu tác động nặng nề bởi tình trạng ô nhiễm từ các
dòng kênh. Theo ước tính, có đến 5.000 ha rau (chiếm diện tích 14% toàn tỉnh) sử dụng
trực tiếp nước tưới bị ô nhiễm.
3.5. Đối với nền kinh tế
Ô nhiễm môi trường nước có thể ảnh hưởng đến kinh tế một cách nghiêm trọng.
Nước là tài nguyên quan trọng cho nhiều ngành công nghiệp, bao gồm nông nghiệp,
công nghiệp, du lịch và thủy sản. Nếu nước bị ô nhiễm, các ngành này sẽ bị ảnh hưởng
đến mức độ khác nhau. Ví dụ, nếu nước bị ô nhiễm nặng, nông nghiệp sẽ bị ảnh hưởng
đến sản lượng và chất lượng của các mùa vụ, trong khi công nghiệp sẽ phải đối mặt với
các chi phí xử lý nước thải và các hậu quả khác. Điều này có thể dẫn đến giảm sản xuất
và tăng chi phí, ảnh hưởng đến kinh tế nước ta cụ thể như sau:
+ Việc nguồn nước bị ô nhiễm dẫn tới người dân dùng nước sẽ mắc các bệnh vì
nguồn nước nhiễm bẩn, để khắc phục chúng ta cần cần phải tốn rất nhiều thời gian và
tiền để trị bệnh, đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến kinh tế ngày càng khó
khăn nếu chúng ta không giải quyết triệt để.
Khi nguồn nước bị ô nhiễm sẽ kéo theo một lượng lớn các thiết bị sản xuất công
nghiệp bị hư hỏng khiến hoạt động sản xuất bị ngưng trệ. Đặc biệt, các ngành công
nghiệp phải sử dụng nồi hơi để cung cấp nhiệt khi sử dụng nguồn nước nhiễm bẩn có
thể đóng cặn, tắc đường ống và gây cháy nổ.
+ Nguồn nước nuôi trồng thủy, hải sản bị ô nhiễm dẫn đến vật nuôi còi cọc,
thậm chí chết do ngộ độc, gây thiệt hại lớn đế sức khỏe cho con người khi ăn phải những hải sản này.
+ Trong nông nghiệp, khi chúng ta sử dụng nước ô nhiễm từ các nguồn nước
bẩn để tưới cho cây hoa màu, cây lương thực, cây trồng xẽ thì cây trồng chậm phát
triển, năng suất thấp. Trong những năm gần đây, các cuộc khảo sát ở khu vực nông
thôn cho thấy ngày càng nhiều đất canh tác bị bỏ hoang, chủ yếu là do nguồn nước tưới tiêu bị ô nhiễm nặng. 15
Ví dụ: Trên Thế giới, Thảm họa nhà máy điện hạt nhân tại Nhật Bản vào ngày
11/03/2011 đã khiến nguồn nước bị nhiễm bụi phóng xạ, để khắc phục sự cố này, chính
phủ Nhật Bản phải trả ít nhất 660 tỷ USD để làm sạch bụi phóng xạ trong nước.
Tại Việt Nam, vụ gây ô nhiễm môi trường biển do công ty Formosa “lộ ra” từ
hiện tượng cá chết ngày 6/4/2016 trên vùng biển cảng Vũng Áng thuộc địa phận thị xã
Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Hiện tượng thủy sản chết lan trên diện rộng, bắt đầu từ vùng ven
biển Hà Tĩnh, lan tiếp dọc ven biển các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên- Huế.
Sự cố đã gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế, xã hội và môi trường, trong đó
ảnh hưởng nặng nề nhất là lĩnh vực đánh bắt hải sản, tiếp đến là các hoạt động thương
mại, dịch vụ, du lịch và đời sống sinh hoạt của ngư dân.
Nguyên nhân gây ra sự cố môi trường làm hải sản chết tập thể ở 4 tỉnh ven biển
miền Trung là do Công ty Cổ phần Nhựa Formosa đã vi phạm các quy định và để xảy
ra sự cố trong quá trình vận hành thử nghiệm khu vực nhà máy, dẫn đến nước thải có
chứa độc tố phenol và xyanua không được xử lý thải ra môi trường.
IV. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC
Tốc độ đô thị hóa và gia tăng dân số nhanh chóng đang gây áp lực ngày càng lớn
đối với tài nguyên nước của Việt Nam. Ngoài ra, còn có nhiều nguyên nhân gây ô
nhiễm nguồn nước nhưng chủ yếu do:
Nhiều khu, cụm công nghiệp, làng nghề chưa đầu tư hệ thống thu gom và xử lý
nước thải tập trung. Xả thải ra môi trường nếu không đạt tiêu chuẩn trong quá trình sản
xuất. Vẫn tồn đọng trường hợp doanh nghiệp chỉ xử lý nước thải tạm thời. Việc sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học trong sản xuất nông nghiệp đã gây ô
nhiễm nguồn nước sông, hồ, kênh, mương và các vùng nước khác. Bên cạnh đó, nước
thải sinh hoạt tại các đô thị, khu đông dân cư có hàm lượng chất hữu cơ cao nhưng xả
vào nguồn nước chưa qua xử lý triệt để.
Để khắc phục những yếu tố trên thì cần đặt ra những chính sách, kế hoạch cụ thể
lâu dài và điều quan trọng nhất là cần sự chung tay bảo vệ của cả cộng đồng. Trong đó
cụ thể là những biện pháp khắc phục như sau: