-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Ý nghĩa của cặp phạm trù - Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội
Ý nghĩa của cặp phạm trù - Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Triết học Mac - Lenin (ĐHKS) 27 tài liệu
Đại Học Kiểm sát Hà Nội 226 tài liệu
Ý nghĩa của cặp phạm trù - Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội
Ý nghĩa của cặp phạm trù - Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mac - Lenin (ĐHKS) 27 tài liệu
Trường: Đại Học Kiểm sát Hà Nội 226 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI
CHỦ ĐỀ: CẶP PHẠM TRÙ TRIẾT HỌC
NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC ,
Ý NGHĨA CỦA CẶP PHẠM TRÙ NỘI DUNG VÀ
HÌNH THỨC TRONG NHẬN THỨC VÀ HOẠT
ĐỘNG THỰC TIỄN Thành viên nhóm:
1. Đinh Ngọc Hiếu Anh
6. Nguyễn Sỹ Hoàng Anh
2. Phó Đức Hoàng Duy 7. Hứa Đức Chính
3. Lại Hoàng Hải 8. Nguyễn Minh Sơn
4. Tạ Minh Hiếu 9. Trương Anh Vũ
5. Tống Quốc Huy Hà Nội, 01/2024
BIÊN BẢN THẢO LUẬN NHÓM TRIẾT HỌC STT Họ tên Nhiệm vụ Đánh giá Chữ ký 1 Đinh Ngọc Hiếu Anh Tốt 2 Phó Đức Hoàng Duy Tốt 3 Hứa Đức Chính Tốt 4 Trương Anh Vũ Tốt 5 Tạ Minh Hiếu Tốt 6 Nguyễn Sỹ Hoàng Anh Tốt 7 Lại Hoàng Hải Tốt 8 Nguyễn Minh Sơn Tốt 9 Tống Quốc Huy Tốt - Phiên họp 1
: ngày 24 tháng 12 năm 2023
Nội dung thảo luận: Các thành viên trong nhóm thảo luận về nội dung thuyết trình và lên
kế hoạch. Nhóm trưởng phân chia công việc.
Địa điểm: họp online qua Google meet.
- Phiên họp 2: ngày 28 tháng 12 năm 2023
Nội dung thảo luận: Các thành viên báo cáo kết quả công việc, thống nhất quan điểm và
tiếp tục sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện nội dung.
Địa điểm: họp online qua Google meet.
- Phiên họp 3: ngày 03 tháng 0 1 năm 2024
Nội dung thảo luận: Các thành viên kiểm tra bài làm của nhóm sau khi được biên soạn,
chỉnh sửa và bổ sung lần cuối .Liên kết phần thuyết trình và powerpoint.
Địa điểm: họp online qua Google meet.
Hà Nội, ngày 04 tháng 01 năm 2024 Nhóm trưởng GIỚI THIỆU
Phạm trù triết học là hình thức hoạt động trí óc phổ biến của con người, là những
mô hình tư tưởng phản ánh những thuộc tính và mối liên hệ vốn có ở tất cả các đối tượng
hiện thực. Trong phép biện chứng duy vật, có 02 nguyên lí, 03 quy luật và 06 cặp phạm trù
cơ bản. Cặp phạm trù “Nội dung – Hình thức” là một trong những cặp phạm trù cơ bản
ấy. Việc hiểu rõ các khái niệm cũng như ý nghĩa phương pháp luận và vận dụng một cách
sáng tạo, linh hoạt vào nhận thức và hoạt động thực tiễn có thể giúp mỗi cá nhân chúng ta
hoàn thiện hơn. Chính vì vậy, nhóm tiểu luận bộ môn triết học Mác - Lênin số 02 của chúng
tôi sẽ giới thiệu một cách khái quát nhất đến toàn thể sinh viên lớp K11A, K11B Trường
Đại học Kiểm sát Hà Nội về “Cặp phạm trù triết học Nội dung - hình thức và ý nghĩa
cặp phạm trù đó trong nhận thức và hoạt ộ
đ ng thực tiễn”.
1. KHÁI NIỆM NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC
Việc nhận thức nội dung và hình thức sự vật, hiện tượng và sự hình thành các khái
niệm về chúng được thực hiện trong quá trình nhận thức từ những mối liên hệ nhân quả
này sang mối liên hệ nhân quả khác, từ những đặc tính này sang những đặc tính khác của
sự vật, hiện tượng ấy.
“Nội dung” là phạm trù triết học dùng để chỉ toàn bộ các mặt, các yếu tố, quá trình
cấu thành nên sự vật, hiện tượng đó.
“Hình thức” là phạm trù triết học dùng để chỉ phương thức tồn tại của sự vật, hiện
tượng đó. Đó là hệ thống các mối liên hệ giữa các yếu tố của sự vật, hiện tượng. Hình thức
chủ yếu là cái thể hiện cấu trúc bên trong của sự vật, hiện tượng. Ví dụ:
- Nội dung là các bộ phận, cơ quan, quá trình trong cơ thể. Còn hình thức là phương
thức liên kết, cách thức thể hiện, vận hành của các cơ quan, bộ phận, quá trình đó.
- Nội dung của một tác phẩm văn học là tư tưởng, tình cảm của nhà văn muốn gửi
gắn. Hình thức của một tác phẩm văn học là ngôn từ, hình ảnh, âm điệu, … được sử dụng
để thể hiện nội dung.
- Nội dung của một khoa học là những tri thức về một lĩnh vực nhất định. Hình thức
của một khoa học là hệ thống khái niệm, quy luật, phương pháp, … được sử dụng để thể hiện nội dung.
2. MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC
Quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức là một trong những quy luật cơ bản
của phép biện chứng duy vật. Nội dung và hình thức là hai mặt không thể tách rời của một
sự vật, hiện tượng. Nội dung là cái được phản ánh, là bản chất, là cái quy định sự tồn tại và
phát triển của sự vật, hiện tượng. Trong khi đó, hình thức là cách thức tồn tại và biểu hiện
của nội dung, là cái quy định sự tồn tại và phát triển của nội dung.
Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức được thể hiện qua các điểm sau:
Nội dung và hình thức thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau. Nội dung và hình
thức không thể tách rời nhau. Sự thống nhất của nội dung và hình thức là sự thống nhất
giữa cái quy định và cái bị quy định, giữa cái quyết định và cái bị quyết định. Sự thống
nhất ấy tạo nên sự hoàn chỉnh của sự vật, hiện tượng. Bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng
bao gồm cả nội dung và hình thức. Không có hình thức nào mà không chứa nội dung và
cũng không nội dung nào mà không tồn tại trong một hình thức nhất định. Một nội dung
có thể biểu hiện qua nhiều hình thức. Một hình thức có thể chứa đựng nhiều nội dung. Ví dụ:
- Một bài thơ hay là bài thơ có nội dung sâu sắc, giàu ý nghĩa, đồng thời hình thức
đẹp, giàu hình ảnh, giàu ngôn từ.
- Nội dung một câu chuyện cổ tích được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như sách, phim, kịch, …
- Một hình thức biểu hiện như sách có thể chứa đựng nhiều nội dung câu chuyện cổ tích khác nhau.
Nội dung quyết định hình thức. Nội dung là cái quy định sự tồn tại và phát triển
của hình thức. Sự thay đổi nội dung dẫn đến sự thay đổi của hình thức. Nội dung có khuynh
hướng chủ đạo là biến đổi. Còn hình thức cũng biến đổi, nhưng chậm hơn, tương đối bền
vững và ổn định. Vì thế, khi nội dung biến đổi thì hình thức buộc phải biến đổi theo cho
phù hợp với nội dung mới . Ví dụ:
- Nội dung của một bài thơ là tình yêu quê hương, thì hình thức của bài thơ là những
hình ảnh, ngôn từ, âm điệu thể hiện tình yêu quê hương. Nếu nội dung của bài thơ thay đổi,
chẳng hạn là tình yêu đôi lứa, thì hình thức của bài thơ cũng sẽ thay đổi theo .
- Nội dung của một sự kiện là ý nghĩa, giá trị của sự kiện. Hình thức của sự kiện đó
là cách thức tổ chức sự kiện. Một sự kiện có nội dung quan trọng sẽ có hình thức diễn ra trang trọng, long trọng.
Hình thức có thể tác động trở lại nội dung. Hình thức là phương thức tồn tại và
biểu hiện của nội dung, do đó, nó cũng tác động trở lại nội dung. Hình thức phù hợp sẽ
giúp nội dung được thể hiện đầy đủ, sâu sắc và hiệu quả. Vì thế, khi phù hợp với nội dung,
hình thức sẽ thúc đẩy sự phát triển của nội dung. Ngược lại, nếu không phù hợp, hình thức
sẽ kìm hãm nội dung phát triển. Ví dụ:
- Một khoa học có hình thức trình bày rõ ràng, dễ hiểu sẽ giúp người đọc dễ dàng tiếp thu nội dung.
- Một sự kiện có hình thức ấn tượng mạnh sẽ giúp nội dung của sự kiện được thể
hiện một cách sinh động, sâu sắc và gây ấn tượng đối với ng ờ ư i tham gia.
3. Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN
Ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa nội
dung và hình thức được thể hiện ở nội dung sau:
Thứ nhất, không được tách rời nội dung và hình thức, hoặc tuyệt đối hóa một trong
hai mặt cặp phạm trù đó. Vì nội dung và hình thức thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau.
Nội dung là cái quy định, quyết định hình thức, đồng thời hình thức là cái biểu hiện, thể
hiện nội dung. Do đó, việc nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức
giúp chúng ta nhận thức đúng đắn về bản chất của sự vật, hiện tượng.
Ví dụ: trong tác phẩm văn học, nội dung là những tư tưởng, tình cảm của tác giả
được thể hiện qua hình thức ngôn từ. Nội dung là cái quy định, quyết định hình thức, hình
thức là cái biểu hiện, thể hiện nội dung. Vì thế, để hiểu đúng một tác phẩm văn học, chúng
ta cần nghiên cứu cả nội dung và hình thức.
Thứ hai, thay đổi nội dung sẽ làm thay đổi sự vật, hiện tượng đó. Vì hình thức do
nội dung quyết định nên cần phải căn cứ trước hết vào nội dung để xét đoán sự vật, hiện tượng.
Ví dụ: nội dung quan hệ của A và B là bạn bè thì hình thức thể hiện qua cách xưng
hô, câu từ suồng sã, đời thường. Khi nội dung quan hệ của A và B là đồng chí (ví dụ được
đặt trong môi trường cơ quan Nhà nước) thì cách ứng xử, ngôn từ được sử dụng nghiêm chỉnh.
Thứ ba, phát huy tính tác động tích cực của hình thức và nội dung. Cần sử dụng
hình thức phù hợp với nội dung, đồng thời cần điều chỉnh những hình thức không phù hợp
nội dung để tránh cản trở sự phát triển.
Ví dụ: nội dung quan hệ của A và B là bạn bè. Hình thức quan hệ giữa hai người sẽ
không có giấy chứng nhận kết hôn. Khi A và B muốn kết hôn, nội dung quan hệ sẽ thay
đổi, nhưng nếu không thay đổi hình thức (vẫn không có giấy chứng nhận kết hôn) thì nội
dung quan hệ giữa A và B không thể coi là quan hệ hôn nhân được. Do đó, cần điều chỉnh
hình thức quan hệ giữa hai người này để nội dung được phát triển.
Một số ví dụ minh họa cụ thể cho ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu
mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức:
- Trong sản xuất: nội dung của quá trình sản xuất là những nguyên liệu, máy móc,
thiết bị, lao động, … Hình thức của quá trình sản xuất là quy trình sản xuất, phương pháp
sản xuất, … Để đảm bảo sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao, chúng ta cần đảm bảo sự
thống nhất giữa nội dung và hình thức trong quá trình sản xuất. Nếu chỉ có nội dung mà
không có hình thức thì không thể tạo ra sản phẩm và ngược lại. Nếu hình thức hoặc nội
dung không phù hợp thì chất lượng sản phẩm sẽ bị ảnh hưởng.
- Trong đời sống: nội dung của cuộc sống là những nhu cầu, lợi ích, giá trị của con
người. Hình thức của cuộc sống là những hành động, ứng xử, …của con người. Vì vậy, để
sống một cuộc sống có ý nghĩa, chúng ta cần đảm bảo sự thống nhất giữa nội dung và hình
thức trong cuộc sống. Nếu bỏ qua nội dung thì con người sẽ không biết phải hành động,
ứng xử như thế nào cho phù hợp. Ngược lại nếu không có hình thức thì những nhu cầu, lợi
ích, giá trị của con người không được thể hiện.
Tóm lại, ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu mối quan hệ biện chứng
giữa nội dung và hình thức rất quan trọng. Việc nắm vững mối quan hệ này giúp chúng ta
nhận thức đúng đắn bản chất của sự vật, hiện tượng, nắm bắt được quy luật vận động và
phát triển của sự vật, hiện tượng, vận dụng vào nhận thức và hoạt động thực tiễn một cách hiệu quả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] C. Mác và Ph. Ăng-ghen Toàn tập - Tập 29, Hà Nội, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, 1995, tr 101.
[2] Giáo trình Triết học Mác - Lênin, Hà Nội, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, 2021 222.
[3] V.I. Lênin Toàn tập - Tập 41, Hà Nội, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, 2005, tr 1 MỤC LỤC
BIÊN BẢN THẢO LUẬN NHÓM TRIẾT HỌC ............................................................... 2
GIỚI THIỆU ........................................................................................................................ 3
1. KHÁI NIỆM NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC ................................................................. 4
2. MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC ....................... 4
3. Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN ............................................................................... 6
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 9