Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng - Kinh tế vĩ mô | Đại học Tôn Đức Thắng
Mục tiêu chung CSTK và CSTT đều hướng tới nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.Trước năm 2011, tăng trưởng kinh tế được ưu tiên để đưa đất nước ta thoát khỏitình trạng kém phát triển. Từ 2011-2020. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
2.3. Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Kinh Tế và Cơ Cấu GDP: Tại sao
kinh tế Việt Nam 2016-2020 tăng trưởng vẫn còn chưa bền vững?
2.3.1. Chính sách kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020
Mục tiêu chung CSTK và CSTT đều hướng tới nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.
Trước năm 2011, tăng trưởng kinh tế được ưu tiên để đưa đất nước ta thoát khỏi
tình trạng kém phát triển. Từ 2011-2020, trong bối cảnh nền kinh tế của quốc gia
chịu nhiều biến động và ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008,
nên mục tiêu trong giai đoạn là ổn định nền kinh tế vĩ mô hay tăng trưởng một cách bền vững.
Tuy nhiên, cơ cấu thu NSNN của Việt Nam giai đoạn 2016-2020 còn phụ thuộc
vào các khoản thu từ vốn, các khoản thu có tính chất một lần. Trong khi đó, nhu
cầu chi NSNN ở mức cao, đặc biệt là chi cho đầu tư phát triển, áp lực lên hệ thống
an sinh xã hội do vấn đề già hóa dân số. Năm 2018, chi thường xuyên chiếm trên
60% tổng chi NSNN, trong khi đó tại thời điểm 2006, tỷ lệ này chỉ chiếm 53%.
Hiệu quả tuy có cải thiện nhưng còn chậm và phân bố nguồn lực bị phân tán. Bên
cạnh đó, việc bội chi NSNN kéo dài dẫn đến sự gia tăng của nợ công. Dư nợ công
của năm 2018 tuy giảm nhưng vẫn ở ngưỡng cao, trong khi đó thì khả năng tiếp
cận nguồn vốn vay ưu đãi giảm dần, điều đó làm thu hẹp dư địa về khả năng can thiệp của Chính phủ.
CSTT trong giai đoạn này vẫn còn nhiều vấn đề bất cập. Điển hình là sự yếu kém
của hệ thống ngân hàng có tính hệ thống và tồn tại lâu dài nhưng chưa được giải
quyết như sở hữu chéo, đầu tư chéo, nợ xấu và quản lý rủi ro chưa đáp ứng các
tiêu chuẩn quốc tế. Tình trạng nợ xấu trong hệ thống ngân hàng tuy có sự cải thiện
nhưng chưa được xử lý một cách dứt điểm làm cho khả năng hạ lãi suất cho vay
vốn để hỗ trợ sản xuất - kinh doanh còn hạn chế, đồng thời nó còn tiềm ẩn những
rủi ro về an toàn, hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng.
2.3.2 Thị trường lao động và nguồn nhân lực
Thực tế, cơ cấu lao động của Việt Nam đang trong tình trạng có chuyên môn kỹ
thuật nhưng chưa đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động dẫn đến tình trạng
nhiều người lao động có chuyên môn làm việc không đúng trình độ hoặc làm các
công việc đơn giản hay bị thất nghiệp trong giai đoạn 2016-2020. Bên cạnh đó,
chất lượng lao động còn nhiều hạn chế, năng suất lao động thấp; chất lượng việc
làm còn thấp; tình trạng mất cân đối cung - cầu lao động cục bộ diễn ra phức tạp;
hệ thống thông tin trong thị trường lao động chưa đầy đủ, kịp thời, chính xác; các
trung tâm dịch vụ tư vấn, giới thiệu việc làm còn kém hiê d u quả…
Năm 2020, Việt Nam đã thành công trong việc kiểm soát dịch bệnh Covid-19 với
tỷ lệ ca mắc trên 1 triệu dân thuộc top thấp nhất toàn cầu. Tuy nhiên, thị trường lao
động vẫn chịu ảnh hưởng khá nghiêm trọng. Theo điều tra của Tổng cục Thống
kê, tính đến hết năm 2020, Việt Nam có khoảng 32,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên
bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch bệnh Covid-19. Trong đó, 69,2% giảm thu nhập,
39,9% phải giảm giờ làm hoặc nghỉ luân phiên và khoảng 14% buộc phải tạm
ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh. Tính trong cả năm 2020, tỷ lệ thất nghiệp
trong độ tuổi lao động của Việt Nam là 2,48%, cao hơn 0,31% so với năm 2019 và
cao nhất trong 10 năm trở lại đây.
Hình 2.6: Những con số tổng quan về lao động - việc làm năm 2020 Nguồn:GSO
Nguồn: https://nhandan.vn/do-covid-19-khoang-321-trieu-nguoi-bi-anh-huong-tieu-
cuc-ve-viec-lam-post630964.html
2.3.3. Đầu tư nước ngoài và hợp tác quốc tế
Việt Nam giai đoạn 2016-2020 cho thấy phụ thuộc quá nhiều vào đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI). Khu vực kinh tế trong nước đang ngày trở nên yếu thế so với
khu vực có FDI làm cho nền kinh tế nước nhà mất tự chủ và nội lực trở nên suy
yếu. Điều đó cho thấy một khi nền kinh tế thế giới có sự biến động, họ rút vốn thì
chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như tốc độ tăng trưởng trong nước.
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2010-2021
Nguồn: Tổng cục Thống kê năm 2022
Hội nhập kinh tế thế giới đã bộc lộ những yếu kém của nền kinh tế nước nhà. Cơ
cấu kinh tế và chất lượng tăng trưởng kinh tế chưa được cải thiện . Trong thời gian
qua, tăng trưởng chủ yếu dựa vào tín dụng, lao động rẻ mà thiếu sự gia tăng của
các yếu tố như tri thức, công nghệ hay năng suất lao động.
Hiệu quả đạt được từ đầu tư chưa cao như mong đợi, công tác đổi mới chính sách
thu hút FDI còn diễn ra chậm. Việc thu hút các dự án FDI chỉ tăng về số lượng còn
chất lượng thì không đảm bảo, công nghệ còn kém, kết nối trong nước chủ yếu ở
các lĩnh vực có giá trị gia tăng thấp, đầu vào đều phải nhập khẩu chiếm (70-80%).
Sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam so với các nước trên thế giới còn yếu.
Không có nhiều ngành kinh tế, doanh nghiệp mang tính mũi nhọn có khả năng
vươn xa ra thị trường khu vực và thế giới. Một số sản phẩm đã bắt đầu gặp khó
khăn trong vấn đề cạnh tranh, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu có xu hướng giảm.
Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vẫn còn nhiều bất
cập, chưa đồng bộ, song bị lúng túng trong việc xác định hướng đi. Những thị
trường như bất động sản, lao động, tài chính, khoa học-công nghệ đã hình thành và
phát triển, tuy vẫn cần có sự quan tâm đầu tư và phát triển.
Thiếu năng lực và sự gắn kết, hỗ trợ giữa khu vực FDI và khu vực doanh nghiệp
trong nước. Hạn chế trong công tác truyền thông thông tin về hội nhập, năng lực
giải quyết tranh chấp thương mại, đầu tư quốc tế; chưa tận dụng được triệt để các
cơ hội do các Hiệp định thương mại tự do(FTA) mang lại.
2.3.4. Công nghệ và sự đổi mới trong sản xuất
Số lượng bằng sáng chế và số lượng tác phẩm được công bố trên tạp chí quốc tế có
danh tiếng còn hạn chế. Năng lực các nhà khoa học còn hạn chế, những nhà khoa học hàng đầu còn ít.
Điều gây cản trở cho việc quản lý nguồn lực với hoạt động Khoa học công nghệ,
Đổi mới sáng tạo là sự tách biệt giữa các Bộ, ngành khác nhau (Công nghiệp,
Nông nghiệp, Quốc phòng, Y tế, Năng lượng ...) và Ủy ban nhân dân các tỉnh. Bên
cạnh đó, việc thiếu thông tin và dữ liệu phù hợp làm khó khăn cho công tác hoạch
định chính sách và đặt ra môi trường nghiên cứu dựa những dữ liệu khách quan.
Ở các viện nghiên cứu đang đối mặt với tình trạng thiếu nguồn nhân lực và tài
chính. Môi trường nghiên cứu chưa được thuận lợi, chưa có cơ chế đánh giá hiệu
quả dựa trên dữ liệu và số liệu cụ thể làm cho hoạt động đầu tư kém hiệu quả và không đạt yêu cầu.
Hạn chế trong việc tiếp thu công nghệ từ các quốc gia phát triển và đối mặt với các
rào cản lớn trong việc nuôi dưỡng nguồn nhân lực đổi mới sáng tạo.
Các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam ít sử dụng và cải tiến kho hoc-công nghệ, đổi
mới sáng tạo. Các chính sách cũng thiếu sự liên kết giữa các ngành nghiên cứu và
doanh nghiệp, dẫn đến các sản phẩm làm ra bị hạn chế trong thương mại hóa, hoặc
thiếu các nghiên cứu ứng dụng, điều này làm sự thay đổi trong tiến bộ công nghệ
của nước ta chậm phát triển và ít đóng góp vào tăng trưởng năng suất.
2.3.5. Tác động của dịch bệnh và biến động thị trường thế giới
Đại dịch Covid-19 đã gây ra những ảnh hưởng toàn diện đến toàn thế giới. Nền
kinh tế toàn cầu rơi vào tình trạng suy thoái nghiêm trọng. Việt Nam là một trong
những quốc gia có sự hội nhập quốc tế sâu rộng, mở cửa nền kinh tế lớn vậy mà
cũng chịu không ít những tác động của dịch bệnh. Mặc dù nước ta đã ra tay kịp
thời ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19, nhưng nó đã ảnh hưởng không nhỏ
trên tất cả các lĩnh vực kinh tế-xã hội, làm gián đoạn chuỗi cung ứng sản xuất và
lưu thông hàng hóa đi các nước trên thế giới như: ngành hàng không, du lịch, dịch
vụ lưu trú, ăn uống, y tế, giáo dục, lao động, việc làm bị tác động trực tiếp; khiến
cho nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng thua lỗ, phá sản, tạm dừng kinh doanh,
thu hẹp quy mô, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng đời sống cũng tình trạng việc làm
của người dân, việc học của học sinh, sinh viên,...
Giai đoạn 2016 - 2020, kinh tế thế giới diễn biến phức tạp. Với một đất nước có độ
mở nền kinh tế cao như Việt Nam sẽ hứng chịu những ảnh hưởng trực tiếp từ xu
thế tăng trưởng chậm của nền kinh tế thế giới và nới lỏng tiền tệ của nhiều nước
lớn trong thập niên tới, đi liền với đó là cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ -
Trung, mâu thuẫn địa chính trị, chính sách tiền tệ khó dự đoán của các quốc gia, nợ công gia tăng cao...
Chủ nghĩa bảo hộ leo thang, kéo theo những căng thẳng gay gắt. Chủ nghĩa bảo hộ
là một trong những thách thức lớn đối với một nước xuất khẩu như Việt Nam.
Cuộc cách mạng 4.0 trên toàn cầu cũng là khó khăn đối với Việt Nam trong khi
năng lực đổi mới sáng tạo chưa được cải thiện nhiều và vẫn là điểm nghẽn trong
phát triển kinh tế của đất nước.
Thị trường tài chính- tiền tệ trên toàn cầu đầy bất ổn, chính sách tiền tệ các nước
phát triển đảo chiều từ “bình thường hóa”, tăng lãi suất sang giảm mạnh lãi suất.
Dòng vốn đầu tư vào thị trường của các nước đang phát triển như Việt Nam biến
động phức tạp do nhà đầu tư lo ngại rủi ro và trong hoàn cảnh đồng nội tệ của
nhiều nước mất giá so với USD.
Đồng thời, xu hướng hình thành các mega-FTA và gia tăng sựu liên kết các khu
vực, xu hướng dịch chuyển dữ liệu xuyên biên giới, tác động của biến đổi khí hậu
toàn cầu.Việt nam cũng đang chịu tác động của các xu thế đa cực địa chính trị.
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin? dDocName=MOFUCM104028
Trần Thu Thủy (23/04/2020), “Phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ tại Việt
Nam và một số đề xuất”, Cổng thông tin điện tử Bộ Tài Chính được truy cập tại đường link
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn/pages_r/l/tin-bo-tai-chinh?
dDocName=MOFUCM236500 vào ngày 03/11/2023
Phạm Thị Thu Lan(17/03/2021), “Thị trường lao động trong nền kinh tế thị trường hiện
đại, đầy đủ”, Tạp chí Cộng sản được truy cập tại đường link
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/kinh-te/-/2018/821657/thi-truong-lao-dong-
trong-nen-kinh-te-thi-truong-hien-dai%2C-day-du.aspx vào ngày 05/11/2023
Nguyễn Thị Thanh Hương & Nguyễn Thị Hương Giang (09/02/2011), “Đại dịch Covid-
19 tác động đến lao động việc làm ở Việt Nam qua phân tích số liệu thống kê”, Viện hàn
lâm Khoa học xã hội Việt Nam được truy cập tại link
https://vass.gov.vn/nghien-cuu-khoa-hoc-xa-hoi-va-nhan-van/Dai-dich-Covid-19-
tac-dong-den-lao-dong-viec-lam-o-Viet-Nam-126#_ftn4 vào ngày 03/01/2023
Chuyên đề Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam(2019), Số 7, “Hội nhập kinh tế kinh
tế quốc tế của Việt Nam trong bối cảnh cục diện kinh tế thế giới mới”, Viện hàn
lâm Khoa học xã hội Việt Nam được truy cập tại link
https://vass.gov.vn/tap-chi-vien-han-lam/hoi-nhap-kinh-te-quoc-te-cua-viet-nam-
trong-boi-canh-cuc-dien-kinh-te-the-gioi-moi-20
Chung Thủy (07/02/2018), “Phụ thuộc nhiều vào FDI, tiềm ẩn bất trắc cho nền
kinh tế”, Báo điện tử VOV được truy cập tại link
https://vov.vn/kinh-te/phu-thuoc-nhieu-vao-fdi-tiem-an-bat-trac-cho-nen-kinh-te-
727205.vov vào ngày 03/11/2023
Phạm Thanh Hà (23/02/2021), “Bức tranh kinh tế vĩ mô, điều hành chính sách tiền
tệ tại Việt Nam: Dấu ấn giai đoạn 2016 – 2020 và triển vọng, dự báo, định hướng
giai đoạn 2021 – 2025, Tạp chí Ngân hàng, Số 3+4
Nguyễn Viết Lợi & Nguyễn Thị Hải Bình (24/05/2017), “Tác động của kinh tế -
tài chính thế giới đến Việt Nam và giải pháp ứng phó”, Cổng thông tin điện tử Bộ
tài chính được truy cập tại link
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin? dDocName=MOFUCM104028
https://skhcn.bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/-/asset_publisher/4roH7oNwBEIm/
content/nhung-thach-thuc-lon-trong-linh-vuc-khoa-hoc-cong-nghe-va-oi-moi- sang-tao