Quiz: Top 27 câu hỏi trắc nghiệm Chương 1 Tổng quan về quản lý hiệu quả môn Quản trị kinh doanh (có đáp án) | Đại học Văn Lang
Câu hỏi trắc nghiệm
“Điều quan trọng trong việc đánh giá thực hiện công việc là cần vạch ra các phương hướng, cách thức cải tiến thực hiện công việc, đề ra các chỉ tiêu mới cho nhân viên”. Là đúng
Quản lý hiệu quả công việc của nhân viên KHÔNG nhằm mục đích trừ lương những nhân viên có kết quả thực hiện kém
Mục đích của đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên trong tổ chức nhằm: Truyền thông giao tiếp nội bộ; Cung cấp thông tin phản hồi cho nhân viên; Động viên, kích thích nhân viên
Đánh giá hiệu quả công việc/đánh giá kết quả thực hiện công việc (performance assessment/appraisal) là xác định mức độ hoàn thành công việc của cá nhân tập thể so với tiêu chuẩn đã để ra hoặc so với các tập thể và cá nhân khác cũng thực hiện công việc
Hiệu quả công việc (job performance) của một nhân viên là khối lượng cộng việc được cá nhân đó hoàn thành tương ứng với chất lượng và thời gian thực hiện cụ thể
Quản lý hiệu quả công việc (Performance Management) là quá trình liên tục xác định, đo lường và phát huy hiệu suất làm việc của 1 cá nhân hoặc 1 đội và kết nối giữa hiệu quả làm việc này với mục tiêu chiến lược của tổ chức.
Đánh giá hiệu quả và quản lý hiệu quả công việc là 2 khái niệm tương đồng. Là sai
Đánh giá hiệu quả công việc và đánh giá năng lực công việc là 2 khái niệm tương đồng. Là sai
Đánh giá năng lực nhân viên được thực hiện cùng lúc với đánh giá hiệu quả công việc. Là sai
Điểm khác biệt lớn nhất giữa đánh giá hiệu quả (performance assessment) và quản lý hiệu quả (performance management) là đánh giá hiệu quả công việc là một phần của quản lý hiệu quả
Sắp xếp đúng trình tự của quy trình đánh giá kết quả thực hiện công việc:
1/Xác định các mục tiêu/ tiêu chí cần đánh giá
3/Lựa chọn phương pháp đánh giá
5/Xác định người đánh giá và huấn luyện kỹ năng đánh giá
4/Thông báo cho nhân viên về phạm vi, nội dung đánh giá
2/Thực hiện đánh giá và xác định mục tiêu mới cho nhân viên
Câu thể hiện được ý nghĩa của việc quản lý hiệu quả là: Doanh nghiệp/phòng ban/nhà quản lý sẽ làm gì để hỗ trợ bạn làm tốt công việc; Hiệu quả làm việc của bạn gắn kết như thế nào đến lương,thưởng của bạn; Doanh nghiệp/phòng ban/nhà quản lý mong đợi gì ở bạn
"Hiệu quả làm việc của các nhân viên phải là cơ sở để công ty đạt được mục tiêu và có được thế cạnh tranh trên thị trường". Điều này thể hiện đặc điểm của một hệ thống quản lý hiệu quả là: Hiệu quả làm việc của cá nhân được gắn kết với mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp
Một hệ thống quản lý hiệu quả tốt sẽ giúp: Gắn kết giữa hiệu quả làm việc với những tưởng thưởng / trả công của nhân viên; Cung cấp sự huấn luyện/hỗ trợ cần thiết để nhân viên nâng cao hiệu quả làm việc, Gắn kết giữa kết quả đánh giá với những hoạt đông đào tạo/ huấn luyện phù hợp; Động viên nhân viên nâng cao hiệu quả làm việc của mình
Để nâng cao sự đồng thuận của nhân viên vào hệ thống quản lý hiệu quả công việc của doanh nghiệp, trong quá trình xây dựng hệ thống đánh giá, doanh nghiệp cần giải thích cho nhân viên hiểu rõ mục đích tích cực của hệ thống quản lý hiệu quả, của việc đánh giá hiệu quả, cho nhân viên tham gia vào quá trình thiết lập mục tiêu cho vị trí công việc của họ.
Tuyển dụng suốt đời và coi trọng tầm quan trọng của việc tiếp nhận kiến thức mới là đặc điểm của hệ thống quản lý hiệu quả của Nhật
Thách thức hiện tại là hoà hợp giữ cách tiếp cận mới (trả thưởng - merit based system) với giá trị văn hoá truyền thống (tập trung vào tính tập thể). Đó là thách thức trong quản lý hiệu quả của Hàn Quốc
Trước đây, hệ thống quản lý hiệu quả chủ yếu nhấn mạnh vào chuyên cần và các kỹ năng, sau 1980, quản lý hiệu quả mở rộng sang các hành vi của nhân viên. Đây là đặc điểm của quản lý hiệu quả của Trung Quốc
Làn sóng đầu tư nước ngoài ồ ạt vào đầu những năm 1990 đã dẫn đến sự thay đổi các giá trị trong môi trường làm việc từ tập thể sang cá nhân và ngắn hạn hơn. Đây là đặc điểm của quản lý hiệu quả của Ấn Độ
Úc có hệ thống quản lý hiệu suất tương tự với Mỹ và Anh
Quản lý hiệu quả nhằm tìm ra những nhân tài thuộc nhóm làm việc hiệu suất cao (top performer). Những thông tin về quản lý hiệu quả được sử dụng trong các quyết định quản trị chẳng hạn như quyết định khen thưởng. Đây là đặc điểm của quản lý hiệu quả của Anh
Luật pháp đưa ra những yêu cầu cho doanh nghiệp về đầu tư vào đào tạo và phát triển cho nhân viên, cũng như nhấn mạnh sự đóng góp của cá nhân. Đây là đặc điểm của quản lý hiệu quả của Pháp
Phần 7 của bài đọc trang 23 trình bày về mối quan hệ giữa quản lý hiệu quả (Performance Management) và đào tạo (Training)
Quản lý hiệu quả (Performance Management) là thành phần chính (key component) của quản lý tài năng (Talent Management) trong tổ chức
Phần 7 của bài đọc trang 23 đã nêu ví dụ về sự liên kết chặt chẽ giữa quản lý hiệu quả và đào tạo phát triển trong tổ chức ở tập đoàn Kimberly Clark. True
Phần 7 của bài đọc trang 23 đã cung cấp dữ liệu cho thấy chưa đến 16% các công ty đã thiết lập một hệ thống quản lý hiệu quả liên kết chặt chẽ với đào tạo và phát triển trong tổ chức
Có một sự liên kết rất rõ ràng giữa quản lý hiệu quả và đào tạo., cho phép nhân viên biết rõ họ cần cải thiện điều gì để làm công việc tốt hơn và cung cấp các chương trình đào tạo phù hợp để họ nâng cao hiệu quả thông qua các học viện đào tạo nghề, các dịch vụ huấn luyện nghề nghiệp... để đào tạo các kỹ năng sản xuất. Đó là thực trạng ở Kimberly Clark Peru