-
Thông tin
-
Hỏi đáp
6 cặp phạm trù cơ bản trong triết học Mác - Lênin | Đại học sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh
Cặp phạm trù cái chung và cái riêng. Cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả. Cặp phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên, Cặp phạm trù nội dung và hình thức. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Triết học Mác - Lenin (LLCT130105) 646 tài liệu
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
6 cặp phạm trù cơ bản trong triết học Mác - Lênin | Đại học sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh
Cặp phạm trù cái chung và cái riêng. Cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả. Cặp phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên, Cặp phạm trù nội dung và hình thức. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lenin (LLCT130105) 646 tài liệu
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
Cặp phạm trù cái chung và cái riêng
Cái chung là phạm trù triết học chỉ ra những thuộc tính, những mặt giống nhau
và được lặp lại trong cái riêng khác.
Phạm trù cái riêng chỉ ra một hiện tượng, một sự vật, một hệ thống hay một quá
trình mà sự vật tạo thành chỉnh thể độc lập với các cái riêng khác.
Cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả
Nguyên nhân là phạm trù được dùng để chỉ tác động qua lại giữa các bộ phận,
các mặt và các thuộc tính trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây
nên những biến đổi nhất định.
Kết quả là phạm trù chỉ ra những biến đổi đã xuất hiện do phạm trù nguyên nhân tạo ra.
Nguyên nhân sẽ sinh ra kết quả nên nguyên nhân có trước, kết quả có sau và
nguyên nhân như thế nào thì sẽ sinh ra kết quả tương tự như thế đó.
Ví dụ: Gieo gió ắt sẽ gặp bảo, làm việc phi pháp sự ác đến ngay, ở hậu gặp hậu ở bạc gặp bạc.
Cặp phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên
Phạm trù tất nhiên sẽ vạch ra đường đi cho mình qua rất nhiều cái ngẫu nhiên,
tất nhiên sẽ quy định cái ngẫu nhiên đồng thời ngẫu nhiên sẽ bổ sung cho tất
nhiên. Do đó trong thực thế mọi việc đều phải căn cứ vào tất nhiên chứ không
căn cứ vào phạm trù ngẫu nhiên, nhưng cũng không được bỏ quá ngẫu nhiên,
không được tách rời tất nhiên ra khỏi ngẫu nhiên.
Ví dụ: Để đạt được kết quá nhất trong việc học tập thì cần siêng năng, chăm chỉ
là điều tất nhiên, tuy nhiên tới ngày thi thì mắc vấn đề sức khỏe nên làm bài thi
kết quả thấp là điều ngẫu nhiên.
Để đạt được kết quả tốt trong học tập thì chăm chỉ, siêng năng học tập là điều
tất nhiên, nhưng nhưng đến ngày thi thì bị vấn đề về sức khỏe làm kết quả thi
thấp là điều ngẫu nhiên.
Cặp phạm trù nội dung và hình thức
Cặp phạm trù này luôn có mối liên hệ thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau.
Không có một hình thức nào không có nội dung, cũng như không một nội dung
nào lại không chứa hình thức. Phạm trù nội dung quyết định hình thức, đồng thời
hình thức tác động ngược lại với nội dung. Hình thức phù hợp thúc đẩy nội dung
phát triển tốt hơn và ngược lại.
Ví dụ: Nội dung trong một cuốn sách như thế nào sẽ quyết định phải làm bìa như
thế đó, nếu nội dung buồn mà lại có cách bố trí tiêu đề và màu bìa là gam màu
vui nhộn thì sẽ rất phản cảm, người đọc sẽ không bao giờ quyết định đọc cuốn sách đó.
Cặp phạm trù bản chất và hiện tượng
Bản chất là phạm trù chỉ ra tổng hợp các mặt cũng như các mối liên hệ tương
đối ổn định trong sự vật, bản chất quy định sự phát triển và vận động của sự vật đó.
Hiện tượng là phạm trù chỉ ra biểu hiện bên ngoài của bản chất.
Hiện tượng là biểu hiện của một bản chất và bản chất bao giờ cũng thể hiện ra
thành những hiện tượng nhất định. Bản chất quyết định tới hiện tượng, bản chất
thế nào thì hiện tượng sẽ thế đó.
Ví dụ: Nước có bản chất là lỏng thì sẽ thể hiện ra bằng hiện tượng.
Cặp phạm trù khả năng và hiện thực
Phạm trù khả năng và hiện thực luôn tồn tại thống nhất, luôn chuyên hóa và
không tách rời nhau. Khả năng khi ở trong điều kiện nhất định sẽ biến thành
hiện thực. Do đó, trong việc nhận thức về thực tiễn cần dựa vào hiện thực. Để
khả năng biến thành hiện thực, con người cần phát huy tối đa tính chủ động của
mình trong nhận thức và thực tiễn.
Ví dụ: Trước mắt là bút, giấy và thước kẻ là hiện thực thì khả năng có thể tạo ra
được một hộp đựng quà.