Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ Mỹ đến kinh tế thế giới 2019-2022 | Tài liệu môn Kinh tế vĩ mô

Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ Mỹ đến kinh tế thế giới 2019-2022 | Tài liệu môn Kinh tế vĩ mô với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!

Môn:
Trường:

Học viện Ngân hàng 1 K tài liệu

Thông tin:
4 trang 8 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ Mỹ đến kinh tế thế giới 2019-2022 | Tài liệu môn Kinh tế vĩ mô

Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ Mỹ đến kinh tế thế giới 2019-2022 | Tài liệu môn Kinh tế vĩ mô với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!

51 26 lượt tải Tải xuống
Ảnh hưởng của CSTT đến kinh tế Mỹ và kinh tế thế giới 2019-2022
Ảnh hưởng đến kinh tế Mỹ
*Tích cực
- Trong năm 2019, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã 3 lần cắt giảm lãi suất cơ
bản. Đây là bước ngoặt lớn và đáng chú ý trong chính sách tiền tệ của Fed, từ đó những
dấu hiệu tích cực của nền kinh tế Mỹ vào tháng 10 vừa qua dường như đã củng cố niềm
tin của ngân hàng này rằng sự "điều chỉnh giữa chu kỳ" đã giúp nền kinh tế "hạ cánh
mềm." Fed đảo ngược mạnh mẽ chính sách tiền tệ trong năm 2019.
FED cũng cho rằng việc giảm lãi suất đến ba lần trong năm 2019 đã bắt đầu phát huy tác
dụng, theo đó sẽ giúp ngăn sự giảm tốc của nền kinh tế Mỹ trong bối cảnh thương chiến
Mỹ Trung mới dấu hiệu “hạ nhiệt”. Cụ thể, năm 2019, tổng sản phẩm trong nước
(GDP) của Mỹ tăng 2,2%, tiếp đó sẽ tăng 2% trong 2020, tăng 1,9% trong năm 2021
1,8% trong năm 2022. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp được FED dự báo duy trì mức
3,5% trong 2020 tăng 3,6% trong 2021, còn tốc độ lạm phát được dự báo chỉ tăng
1,9% trong 2020 2% trong hai năm kế tiếp, tỷ lệ thất nghiệp đang mức thấp nhất
trong 50 năm và thị trường việc làm tăng trưởng mạnh trong tháng 11 vừa qua.
- Từ việc áp dụng các CSTT truyền thống như điều chỉnh lãi suất các chương trình
mua tài sản, những cam kết, hướng dẫn FED đưa ra thông qua các kỳ họp của
FOMC đã góp phần ổn định và tạo niềm tin cho thị trường. Đặc biệt trong cuộc họp của
FOMC vào tháng 6/2021, FED đã công bố những thay đổi đáng kể về triển vọng kinh tế
Mỹ trong năm 2021 theo hướng tích cực hơn cả về việc làm và lao động. Bởi nhờ những
can thiệp mạnh mẽ của CSTK CSTT, tăng trưởng kinh tế Mđã tăng tốc với tốc độ
5,7% - mức tăng cao nhất kể từ năm 1984 sau khi giảm 3,4% vào năm 2020, cao hơn
3,1% so với mức trước đại dịch, vượt qua mức dự đoán 5,5% của các nhà phân tích kinh
tế. Đây là một thành tựu cũng như bước đệm cho quá trình tăng trưởng kinh tế và hạn chế
lạm phát gia tăng trên toàn nước Mỹ.
- Báo cáo do Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 10/11/2022 cho thấy giá của những nhóm
hàng hoá dịch vụ chủ chốt như giá thuê nhà đều tăng ít hơn dự báo. Đặc biệt, giá ô
đã qua sử dụng - một “thủ phạm” khiến lạm phát tăng mạnh trong đại dịch Covid-19 -
giảm 2,4%, đánh dấu tháng giảm thứ 4 liên tiếp. Giá máy bay, dịch vụ y tế hàng
may mặc đều giảm. Đó là dấu hiệu lạm phát đang dần được Fed khống chế.
Việc thắt chặt tiền tệ mạnh mẽ mà Fed thực hiện vào năm 2022 nói chung là phù hợp với
hành vi lịch sử của nó. Các nhà kinh tế cũng đã chỉ ra rằng vào quý 4 năm 2022, đường
thị trường đạt đỉnh thấp hơn 75 điểm cơ bản so với quy luật lịch sử. Con đường thị trường
không thay đổi cho đến năm 2023: Q4 sau đó giảm dần với tốc độ tương tự như quy
luật lịch sử, nhưng mức độ thấp hơn. Theo hình, tốc độ dần dần này không làm
giảm khả năng của ngân hàng trung ương trong việc theo đuổi sự ổn định giá cả.
Trong suốt khoảng thời gian phải đối phó với dịch Covid-19, Fed đã đưa ra một loạt biện
pháp nhằm tăng trưởng kinh tế, đẩy lùi lạm phát như: nới lỏng chính sách tiền tệ; hỗ trợ
thị trường tài chính; khuyến khích các ngân hàng cho vay; hỗ trợ các tập đoàn, doanh
nghiệp; hỗ trợ hộ gia đinhg người tiêu dùng; hỗ trợ nhà nước thành phố vay. Mọi
hành động của Fed đảm bảo rằng tín dụng tiếp tục chảy đến các hộ gia đình doanh
nghiệp, ngăn chặn sự gián đoạn thị trường tài chính làm gia tăng thiệt hại kinh tế , giúp
các doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng đại dịch.
*Tiêu cực
Có thể nói khoảng thời gian từ năm 2019-2022, nước Mỹ đã phải đối mặt với nhiều thách
thức trong việc khôi phục, tăng trưởng kinh tế và hạn chế lạm phát gia tăng trên diện
rộng có thể gây ra những rủi ro có tính hệ thống đối với toàn bộ nền kinh tế Mỹ.
- Thị trường trái phiếu Mỹ hồi tháng Tám năm 2019 phát đi những tín hiệu cảnh báo về
khả năng suy thoái của nền kinh tế, Fed đã hạ lãi suất vào tháng 9 và tháng 10. Những
điều chỉnh chính sách này đã đưa lãi suất xuống 1,5-1,75%. Từ đó mà trong suốt năm
2019 việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế không thể đạt yêu cầu.
- Lạm phát toàn phần tại nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn cao so với tiêu chuẩn lịch sử,
với mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) so với cùng kỳ năm ngoái là 7,7%, nhưng
lạm phát lõi (không tính đến hai nhóm mặt hàng có biến động lớn là thực phẩm và năng
lượng) đã giảm một nửa so với tháng trước. CPI lõi tháng 10 chỉ tăng 0,3% so với tháng
9, từ chỗ tăng 0,6% trong tháng 9 so với tháng 8 của năm 2022.
Sau khi số liệu mới được công bố, lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ ngay lập tức sụt giảm,
trong khi thị trường chứng khoán tăng mạnh và chỉ số đồng USD giảm. Sau tất cả lạm
phát Mỹ vẫn ở mức quá cao.
Ảnh hưởng đến kinh tế thế giới
*Tích cực
Chính sách thắt chặt của Mỹ cũng mang lại cơ hội cho kinh tế toàn cầu:
Khi Fed tăng lãi suất, các nền kinh tế mới nổi có thể áp dụng các chính sách tiền tệ tương
đối độc lập để ổn định nền kinh tế, giảm thiểu tác động của những bất ổn tài chính từ thị
trường tài chính quốc tế đồng thời giảm thiểu rủi ro hệ thống. Điều này sẽ giúp ổn định
nền kinh tế toàn cầu một cách thực chất hơn.
Ví dụ, Trung Quốc hiện đang tuân theo chính sách tiền tệ tập trung vào nhu cầu của chính
họ để giữ cho nền kinh tế Trung Quốc ổn định trong việc xây dựng vùng đất ngập lụt cho
nền kinh tế toàn cầu.
Fed tăng mạnh lãi suất:
Thị trường hiểu rằng Fed đangcách tiếp cận thận trọng hơn trong việc kiềm chế lạm
phát và cũng tránh gây ra suy thoái kinh tế; trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine vẫn còn
kéo dài và chính sách "Zero COVID" của Trung Quốc đang giảm đà phục hồi kinh tế thế
giới.
Nhìn chung việc Fed dự kiến tăng lãi suất khoảng 7 lần trong năm 2022, khả năng suy
thoái đối với kinh tế Mỹ và diện rộng toàn cầu sẽ khó xảy ra khi chính sách tiền tệ được
dự báo ở thế chủ động, ôn hòalinh hoạtnhững bất ổn hiện tại (xung đột địa chính
trị, chiến lược Zero COVID của Trung Quốc việc gián đoạn, đứt gãy các chuỗi sản
xuất, cung ứng toàn cầu….) sẽ giảm dần.
*Tiêu cực
Chính sách thắt chặt của Mỹ mang lại rủi ro cho kinh tế toàn cầu:
Trong hệ thống tiền tệ quốc tế hiện nay, việc Mỹ tăng lãi suất sẽ khiến thanh khoản chảy
ngược vào thị trường Mỹ thông qua hầu hết các tổ chức tài chính quốc tế, gây ra tình
trạng thiếu hụt thanh khoản cho thị trường toàn cầu. Việc chuyển từ nới lỏng định lượng
sang chính sách thắt chặt dẫn đến mô hình giá tài sản bùng nổ ở các quốc gia khác, tạo cơ
hội tốt cho các nhà đầu tư Mỹ thu được lợi nhuận đáng kể.
Tuy nhiên, bất chấp những tác động tiêu cực thể xảy ra đối với việc tăng lãi suất của
Mỹ, nhiều nền kinh tế sẽ tiếp bước Mỹ và áp dụng chính sách thắt chặt để ổn định tỷ giá
hối đoái và dòng vốn. Tệ hơn nữa, trong tình hình phức tạp do đại dịch COVID đang diễn
ra, các nền kinh tế này sẽ gặp khó khăn hơn trong việc đạt được tăng trưởng.
Điều tồi tệ hơn thể nền kinh tế thế giới sẽ phải đối mặt với rủi ro rất lớn nếu nền
kinh tế Mỹ hạ cánh cứng dẫn đến khủng hoảng kinh tế và tài chính.
Fed tăng mạnh lãi suất:
Các thị trường chứng khoán (TTCK), nhất Mỹ, đóng cửa ngày 5/5 giảm điểm mạnh
(chỉ số Dow Jones giảm 3,1%, S & P 500 giảm 3,6%, Nasdaq giảm 5%...) Chủ tịch
Fed có giải trình là đã không "cân nhắc" tăng lãi suất quá mạnh. Lý do chính ở đây là: thị
trường lo rằng việc tăng lãi suất dù khôn khéo nhưng khó hạ nhiệt được lạm phát (bởi vì
lạm phát hiện nay không phải do yếu tố cầu kéo,do chi phí đẩy, do đứt gãy chuỗi
cung ứng, nhất xăng dầu khí đốt…), nên biện pháp tăng lãi suất truyền thống khó
phát huy tác dụng; trong khi đà tăng trưởng kinh tế đang bị chậm lại, khiến NHTW các
nước rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan rõ nét hơn.
Fed tăng mạnh lãi suất khiến tỷ giá đồng USD so với đa số các đồng nội tệ đều tăng (tức
là USD tăng giá, nội tệ mất giá) tạo thuận lợi cho xuất khẩu, nhưng khó khăn cho nhập
khẩu; đồng thời tạo áp lực lạm phát "nhập khẩu" của các nước nhập siêu gia tăng. USD
tăng giá tạo thuận lợi nhất định cho một số quốc gia xuất khẩu, song nhìn chung gây tác
động không thuận lợi đối với kinh tế thế giới, nhất là các nền kinh tế mới nổi.
Tài liệu tham khảo:
- HE Ping:Chính sách thu hẹp của Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới như thế
nào? - https://www-sem-tsinghua-edu-cn.translate.goog/en/info/1178/7802.htm?
_x_tr_sl=en&_x_tr_tl=vi&_x_tr_hl=vi&_x_tr_pto=sc
- Fed tăng mạnh lãi suất- tác động đối với kinh tế thế giới và Việt Nam -
https://thitruongtaichinhtiente.vn/fed-tang-manh-lai-suat-tac-dong-doi-voi-kinh-te-the-
gioi-va-viet-nam-40533.html
Lạm phát ở Mỹ đã quá đỉnh và Fed sắp trở nên mềm mỏng - https://vneconomy.vn/lam-
phat-o-my-da-qua-dinh-va-fed-sap-tro-nen-mem-mong.htm
Fed đảo ngược mạnh mẽ chính sách tiền tệ trong năm 2019 -
https://tapchitaichinh.vn/fed-dao-nguoc-manh-me-chinh-sach-tien-te-trong-nam-
2019.html
Lạm phát Mỹ hạ nhiệt Fed mở đường để nới lỏng chính sách tiền tệ - https://cafef.vn/lam-
phat-my-ha-nhiet-fed-duoc-mo-duong-de-noi-long-chinh-sach-tien-te-
20221110213921614.chn
| 1/4

Preview text:

Ảnh hưởng của CSTT đến kinh tế Mỹ và kinh tế thế giới 2019-2022
Ảnh hưởng đến kinh tế Mỹ *Tích cực
- Trong năm 2019, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã 3 lần cắt giảm lãi suất cơ
bản. Đây là bước ngoặt lớn và đáng chú ý trong chính sách tiền tệ của Fed, từ đó những
dấu hiệu tích cực của nền kinh tế Mỹ vào tháng 10 vừa qua dường như đã củng cố niềm
tin của ngân hàng này rằng sự "điều chỉnh giữa chu kỳ" đã giúp nền kinh tế "hạ cánh
mềm." Fed đảo ngược mạnh mẽ chính sách tiền tệ trong năm 2019.
FED cũng cho rằng việc giảm lãi suất đến ba lần trong năm 2019 đã bắt đầu phát huy tác
dụng, theo đó sẽ giúp ngăn sự giảm tốc của nền kinh tế Mỹ trong bối cảnh thương chiến
Mỹ – Trung mới có dấu hiệu “hạ nhiệt”. Cụ thể, năm 2019, tổng sản phẩm trong nước
(GDP) của Mỹ tăng 2,2%, tiếp đó sẽ tăng 2% trong 2020, tăng 1,9% trong năm 2021 và
1,8% trong năm 2022. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp được FED dự báo duy trì ở mức
3,5% trong 2020 và tăng 3,6% trong 2021, còn tốc độ lạm phát được dự báo chỉ tăng
1,9% trong 2020 và 2% trong hai năm kế tiếp, tỷ lệ thất nghiệp đang ở mức thấp nhất
trong 50 năm và thị trường việc làm tăng trưởng mạnh trong tháng 11 vừa qua.
- Từ việc áp dụng các CSTT truyền thống như điều chỉnh lãi suất và các chương trình
mua tài sản, và những cam kết, hướng dẫn mà FED đưa ra thông qua các kỳ họp của
FOMC đã góp phần ổn định và tạo niềm tin cho thị trường. Đặc biệt trong cuộc họp của
FOMC vào tháng 6/2021, FED đã công bố những thay đổi đáng kể về triển vọng kinh tế
Mỹ trong năm 2021 theo hướng tích cực hơn cả về việc làm và lao động. Bởi nhờ những
can thiệp mạnh mẽ của CSTK và CSTT, tăng trưởng kinh tế Mỹ đã tăng tốc với tốc độ
5,7% - mức tăng cao nhất kể từ năm 1984 sau khi giảm 3,4% vào năm 2020, cao hơn
3,1% so với mức trước đại dịch, vượt qua mức dự đoán 5,5% của các nhà phân tích kinh
tế. Đây là một thành tựu cũng như bước đệm cho quá trình tăng trưởng kinh tế và hạn chế
lạm phát gia tăng trên toàn nước Mỹ.
- Báo cáo do Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 10/11/2022 cho thấy giá của những nhóm
hàng hoá và dịch vụ chủ chốt như giá thuê nhà đều tăng ít hơn dự báo. Đặc biệt, giá ô tô
đã qua sử dụng - một “thủ phạm” khiến lạm phát tăng mạnh trong đại dịch Covid-19 -
giảm 2,4%, đánh dấu tháng giảm thứ 4 liên tiếp. Giá vé máy bay, dịch vụ y tế và hàng
may mặc đều giảm. Đó là dấu hiệu lạm phát đang dần được Fed khống chế.
Việc thắt chặt tiền tệ mạnh mẽ mà Fed thực hiện vào năm 2022 nói chung là phù hợp với
hành vi lịch sử của nó. Các nhà kinh tế cũng đã chỉ ra rằng vào quý 4 năm 2022, đường
thị trường đạt đỉnh thấp hơn 75 điểm cơ bản so với quy luật lịch sử. Con đường thị trường
không thay đổi cho đến năm 2023: Q4 và sau đó giảm dần với tốc độ tương tự như quy
luật lịch sử, nhưng ở mức độ thấp hơn. Theo mô hình, tốc độ dần dần này không làm
giảm khả năng của ngân hàng trung ương trong việc theo đuổi sự ổn định giá cả.
Trong suốt khoảng thời gian phải đối phó với dịch Covid-19, Fed đã đưa ra một loạt biện
pháp nhằm tăng trưởng kinh tế, đẩy lùi lạm phát như: nới lỏng chính sách tiền tệ; hỗ trợ
thị trường tài chính; khuyến khích các ngân hàng cho vay; hỗ trợ các tập đoàn, doanh
nghiệp; hỗ trợ hộ gia đinhg và người tiêu dùng; hỗ trợ nhà nước và thành phố vay. Mọi
hành động của Fed đảm bảo rằng tín dụng tiếp tục chảy đến các hộ gia đình và doanh
nghiệp, ngăn chặn sự gián đoạn thị trường tài chính làm gia tăng thiệt hại kinh tế , giúp
các doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng đại dịch. *Tiêu cực
Có thể nói khoảng thời gian từ năm 2019-2022, nước Mỹ đã phải đối mặt với nhiều thách
thức trong việc khôi phục, tăng trưởng kinh tế và hạn chế lạm phát gia tăng trên diện
rộng có thể gây ra những rủi ro có tính hệ thống đối với toàn bộ nền kinh tế Mỹ.
- Thị trường trái phiếu Mỹ hồi tháng Tám năm 2019 phát đi những tín hiệu cảnh báo về
khả năng suy thoái của nền kinh tế, Fed đã hạ lãi suất vào tháng 9 và tháng 10. Những
điều chỉnh chính sách này đã đưa lãi suất xuống 1,5-1,75%. Từ đó mà trong suốt năm
2019 việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế không thể đạt yêu cầu.
- Lạm phát toàn phần tại nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn cao so với tiêu chuẩn lịch sử,
với mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) so với cùng kỳ năm ngoái là 7,7%, nhưng
lạm phát lõi (không tính đến hai nhóm mặt hàng có biến động lớn là thực phẩm và năng
lượng) đã giảm một nửa so với tháng trước. CPI lõi tháng 10 chỉ tăng 0,3% so với tháng
9, từ chỗ tăng 0,6% trong tháng 9 so với tháng 8 của năm 2022.
Sau khi số liệu mới được công bố, lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ ngay lập tức sụt giảm,
trong khi thị trường chứng khoán tăng mạnh và chỉ số đồng USD giảm. Sau tất cả lạm
phát Mỹ vẫn ở mức quá cao.
Ảnh hưởng đến kinh tế thế giới *Tích cực
Chính sách thắt chặt của Mỹ cũng mang lại cơ hội cho kinh tế toàn cầu:
Khi Fed tăng lãi suất, các nền kinh tế mới nổi có thể áp dụng các chính sách tiền tệ tương
đối độc lập để ổn định nền kinh tế, giảm thiểu tác động của những bất ổn tài chính từ thị
trường tài chính quốc tế đồng thời giảm thiểu rủi ro hệ thống. Điều này sẽ giúp ổn định
nền kinh tế toàn cầu một cách thực chất hơn.
Ví dụ, Trung Quốc hiện đang tuân theo chính sách tiền tệ tập trung vào nhu cầu của chính
họ để giữ cho nền kinh tế Trung Quốc ổn định trong việc xây dựng vùng đất ngập lụt cho nền kinh tế toàn cầu.
Fed tăng mạnh lãi suất:
Thị trường hiểu rằng Fed đang có cách tiếp cận thận trọng hơn trong việc kiềm chế lạm
phát và cũng tránh gây ra suy thoái kinh tế; trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine vẫn còn
kéo dài và chính sách "Zero COVID" của Trung Quốc đang giảm đà phục hồi kinh tế thế giới.
Nhìn chung việc Fed dự kiến tăng lãi suất khoảng 7 lần trong năm 2022, khả năng suy
thoái đối với kinh tế Mỹ và diện rộng toàn cầu sẽ khó xảy ra khi chính sách tiền tệ được
dự báo ở thế chủ động, ôn hòa và linh hoạt và những bất ổn hiện tại (xung đột địa chính
trị, chiến lược Zero COVID của Trung Quốc và việc gián đoạn, đứt gãy các chuỗi sản
xuất, cung ứng toàn cầu….) sẽ giảm dần. *Tiêu cực
Chính sách thắt chặt của Mỹ mang lại rủi ro cho kinh tế toàn cầu:
Trong hệ thống tiền tệ quốc tế hiện nay, việc Mỹ tăng lãi suất sẽ khiến thanh khoản chảy
ngược vào thị trường Mỹ thông qua hầu hết các tổ chức tài chính quốc tế, gây ra tình
trạng thiếu hụt thanh khoản cho thị trường toàn cầu. Việc chuyển từ nới lỏng định lượng
sang chính sách thắt chặt dẫn đến mô hình giá tài sản bùng nổ ở các quốc gia khác, tạo cơ
hội tốt cho các nhà đầu tư Mỹ thu được lợi nhuận đáng kể.
Tuy nhiên, bất chấp những tác động tiêu cực có thể xảy ra đối với việc tăng lãi suất của
Mỹ, nhiều nền kinh tế sẽ tiếp bước Mỹ và áp dụng chính sách thắt chặt để ổn định tỷ giá
hối đoái và dòng vốn. Tệ hơn nữa, trong tình hình phức tạp do đại dịch COVID đang diễn
ra, các nền kinh tế này sẽ gặp khó khăn hơn trong việc đạt được tăng trưởng.
Điều tồi tệ hơn có thể là nền kinh tế thế giới sẽ phải đối mặt với rủi ro rất lớn nếu nền
kinh tế Mỹ hạ cánh cứng dẫn đến khủng hoảng kinh tế và tài chính.
Fed tăng mạnh lãi suất:
Các thị trường chứng khoán (TTCK), nhất là Mỹ, đóng cửa ngày 5/5 giảm điểm mạnh
(chỉ số Dow Jones giảm 3,1%, S & P 500 giảm 3,6%, Nasdaq giảm 5%...) dù Chủ tịch
Fed có giải trình là đã không "cân nhắc" tăng lãi suất quá mạnh. Lý do chính ở đây là: thị
trường lo rằng việc tăng lãi suất dù khôn khéo nhưng khó hạ nhiệt được lạm phát (bởi vì
lạm phát hiện nay không phải do yếu tố cầu kéo, mà là do chi phí đẩy, do đứt gãy chuỗi
cung ứng, nhất là xăng dầu và khí đốt…), nên biện pháp tăng lãi suất truyền thống khó
phát huy tác dụng; trong khi đà tăng trưởng kinh tế đang bị chậm lại, khiến NHTW các
nước rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan rõ nét hơn.
Fed tăng mạnh lãi suất khiến tỷ giá đồng USD so với đa số các đồng nội tệ đều tăng (tức
là USD tăng giá, nội tệ mất giá) tạo thuận lợi cho xuất khẩu, nhưng khó khăn cho nhập
khẩu; đồng thời tạo áp lực lạm phát "nhập khẩu" của các nước nhập siêu gia tăng. USD
tăng giá tạo thuận lợi nhất định cho một số quốc gia xuất khẩu, song nhìn chung gây tác
động không thuận lợi đối với kinh tế thế giới, nhất là các nền kinh tế mới nổi.
Tài liệu tham khảo:
- HE Ping:Chính sách thu hẹp của Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới như thế
nào? - https://www-sem-tsinghua-edu-cn.translate.goog/en/info/1178/7802.htm?
_x_tr_sl=en&_x_tr_tl=vi&_x_tr_hl=vi&_x_tr_pto=sc
- Fed tăng mạnh lãi suất- tác động đối với kinh tế thế giới và Việt Nam -
https://thitruongtaichinhtiente.vn/fed-tang-manh-lai-suat-tac-dong-doi-voi-kinh-te-the- gioi-va-viet-nam-40533.html
Lạm phát ở Mỹ đã quá đỉnh và Fed sắp trở nên mềm mỏng - https://vneconomy.vn/lam-
phat-o-my-da-qua-dinh-va-fed-sap-tro-nen-mem-mong.htm
Fed đảo ngược mạnh mẽ chính sách tiền tệ trong năm 2019 -
https://tapchitaichinh.vn/fed-dao-nguoc-manh-me-chinh-sach-tien-te-trong-nam- 2019.html
Lạm phát Mỹ hạ nhiệt Fed mở đường để nới lỏng chính sách tiền tệ - https://cafef.vn/lam-
phat-my-ha-nhiet-fed-duoc-mo-duong-de-noi-long-chinh-sach-tien-te- 20221110213921614.chn