Ảnh hưởng của phật giáo - Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam | Đại Học Hà Nội

Ảnh hưởng của phật giáo - Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam | Đại Học Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

(Đạo Phậtđãdu nhậpvàoViệt Namtừ những kỷ nguyên Tây lịch,
rồitồn tại, phát triển và chan hòa với dân tộc nàycho đếntận hôm nay.
Nếuthời gianlà thước đo củachân lýthì với bề dàylịch sửđó,Đạo
Phậtđã khẳng địnhchân giá trịcủa nó trên mãnh đất này. Trong các
lĩnh vựcxã hội,văn hóachính trị đặt biệt là xét trên khía cạnhhệ
thốngtư tưởng, thìĐạo Phậtđã trực tiếp hoặcgián tiếpgóp phần hình
thành mộtquan niệmsống vàsinh hoạtchocon ngườiViệt Nam.)
1, Ảnh hưởng của Phật giáo về mặt tư tưởng, đạo lý
a, Về mặt Tư tưởng:
- Tư tưởng hay đạo lý căn bản của Phật Giáo là đạo lý Duyên Khởi, Tứ
Diệu Đế và Bát chánh Đạo. Ba đạo lý này là nền tảng cho tất cả các
tông phái phật giáo, nguyên thủy cũng như Đại Thừa đã ăn sâu vào
lòng của người dân Việt.
- Luật nhân quả cần được quan sát và áp dụng theo nguyên tắc
duyên sinh mới có thể gọi là luật nhân quả của Đạo Phật, theo đạo
lý duyên sinh, một nhân đơn độc không bao giờ có khả năng sinh ra
quả, và một nhân bao giờ cũng đóng vai trò quả, cho một nhân
khác. Về giáo lý nghiệp báo hay nghiệp nhân quả báo của Đạo Phật
đã được truyền vào nước ta rất sớm. Giáo lý này đương nhiên đã trở
thành nếp sống tín ngưỡng hết sức sáng tỏ đối với người Việt Nam
có hiểu biết, có suy nghĩ. Người ta biết lựa chọn ăn ở hiền lành, dù
tối thiểu thì đó cũng là kết quả tự nhiên âm thầm của lý nghiệp báo,
nó chẳng những thích hợp với giới bình dân mà còn ảnh huởng đến
giới trí thức.
( Có thể nói mọi người dân Việt điều ảnh hưởng ít nhiều qua giáo lý
này. Vì thế, lý nghiệp báo luân hồi đã in dấu đậm nét trong văn
chương bình dân, trong văn học chữ nôm, chữ hán, từ xưa cho đến
nay để dẫn dắt từng thế hệ con người biết soi sáng tâm trí mình vào
lý nhân quả nghiệp báo mà hành động sao cho tốt đẹp đem lại hòa
bình an vui cho con người. Thậm chí trẻ con mười tuổi cũng tự nhiên
biết câu: “ác giả ác báo”. Chúng phát biểu câu rất đúng hoàn cảnh
sự việc xảy ra cho đối phương, hay “chạy trời không khỏi nắng”. Mặt
khác họ hiểu rằng nghiệp nhân không phải là định nghiệp mà có thể
làm thay đổi, do đó họ tự biết sửa chữa, tu tập cải ác tùng thiện.
Sống ở đời, đột nhiên những tai họa, biến cố xảy ra cho họ, thì họ
nghĩ rằng kiếp trước mình vụng đường tu nên mới gặp khổ nạn này.
Không than trời trách đất, cam chịu và tự cố gắng tu tỉnh để chuyển
hóa dần ác nghiệp kia.)
b, Về mặt đạo lý
- Đạo lý ảnh hưởng nhất là giáo lý từ bi, tinh thần hiếu hòa, hiếu sinh
của phật giáo đã ảnh hưởng và thấm nhuần sâu sắc trong tâm hồn
của người Việt.
- Ngoài đạo lý Từ Bi, người Việt còn chịu ảnh hưởng sâu sắc một đạo
lý khác của đạo phật là đạo lý Tứ Ân, gồm ân cha mẹ, ân sư trưởng,
ân quốc gia và ân chúng sanh. Đạo lý này được xây dựng theo một
trình tự phù hợp với bước phát triển của tâm lý về tình cảm của dân
tộc Việt. Tình thương ở mọi người bắt đầu từ thân đến xa, từ tình
thương cha mẹ, họ hàng lan dần đến tình thương trong các mối
quan hệ xã hội với thầy bạn, đồng bào quê hương đất nước và mở
rộng đến quê hương cao cả đối với cuộc sống của nhân loại trên vũ
trụ này. Đặc biệt trong đạo lý tứ ân, ta thấy ân cha mẹ là nổi bật và
ảnh hưởng rất sâu đậm trong tình cảm và đạo lý của người Việt. Vì
đạo phật rất chú trọng đến hiếu hạnh, và được Đức Phật đã thuyết
giảng đề tài này trong nhiều kinh khác nhau như Kinh Báo Phụ Mẫu
Ân, kinh Thai Cốt, kinh Hiếu Tử, kinh Đại Tập, kinh Nhẫn Nhục, kinh
Vu Lan...
2, Ảnh hưởng của Phật giáo qua góc độ nhân văn và xã hội
a, Ảnh hưởng Phật Giáo qua ngôn ngữ:
Trong đời sống thường nhật cũng như trong văn học Việt Nam ta thấy
có nhiều từ ngữ chịu ảnh hưởng ít nhiều của Phật Giáo được nhiều người
dùng đến kể cả những người ít học. Tuy nhiên không phải ai cũng biết
những từ ngữ này được phát xuất từ Phật Giáo.
- Chẳng hạn như khi ta thấy ai bị hoạn nạn, đau khổ tỏ lòng
thương xót, người ta bảo “tội nghiệp quá”. Hai chữ “tội
nghiệp” là từ ngữ chuyên môn của Phật Giáo.
(Theo Đạo Phật tội nghiệp là tội của nghiệp, do nghiệp tạo ra
từ trước, dẫn tới tai nạn hay sự cố hiện nay, theo giáo lý nhà
Phật thì không có một hiện tượng hay sự cố tai nạn nào xảy ra
là ngẫu nhiên hay tình cờ, mà chỉ là kết quả tập thành của
nhiều nguyên nhân tạo ra từ trước. Những nguyên đó (theo
đạo Phật gọi đó là nhân duyên) khi chín mùi, thì đem lại kết
quả. Mọi người điều nói tội nghiệp nhưng không phải nhiều
người biết được đó là một từ ngữ nói lên một chủ thuyết rất
căn bản của Phật :”thuyết nhân quả báo ứng” thuyết này cũng
đi sâu vào nhận thức dân gian với những cách như “ở hiền gặp
lành, gieo gió gặp bão” hay là câu thơ bình dân:
Người trồng cây hạnh người chơi
Ta trồng cây đức để đời mai sau)
- Hoặc khi muốn diễn tả một vật gì đó quá nhiều, người ta dùng
danh từ “hằng hà sa số”. Nếu hỏi hằng hà sa số là cái gì chắn
chắn ít ai hiểu chính xác, họ chỉ biết đó là nói rất nhiều, bởi khi
xưa Đức Phật thường thuyết pháp gần lưu vực sông Hằng
(Gange) ở Ấn Độ, cho nên khi cần mô tả một con số rất nhiều,
ngài thí dụ như số cát sông Hằng.
- Hoặc khi có những tiếng ồn náo, người ta bảo om sòm bát
nhã”, do khi đến chùa vào những ngày sám hối, chùa thưởng
chuyển những hồi trống bát nhã, nhân đó mà phát sanh ra
cụm từ trên.
b, Ảnh hưởng của Phật Giáo qua ca dao và thơ ca
- Có thể nói trong tâm hồn của mỗi con người Việt Nam đều có
chứa đựng ít nhiều triết lý nhà phật và những hình ảnh về ngôi
chùa, về phật gắn bó mật thiết với , trải qua hàng ngàn năm
làng xã Việt Nam:
Đất vua, chùa làng, phong cảnh Bụt
chùa, có phật là thắng cảnh, là niềm tự hào của Ở đâu có , ở đó
quê hương:
Tây Ninh có núi Bà Đen
Có sông Vàm Cỏ, có toà Cao Sơn
- Dân gian Việt Nam vốn có cách định thời gian bằng đêm năm
canh, ngày sáu khắc hoặc bằng tiếng gà, tiếng chim nhưng
thường khi lại là tiếng chuông, tiếng trống của chùa:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông linh Mụ canh gà thọ Xương
Trên chùa đã động tiếng chuông
Gà Thọ Xương đã gáy, chim trên nguồn đã kêu
(Ngang qua các câu ca dao của Việt Nam về hình ảnh của ngôi chùa,
về quan niệm hiếu hạnh, quan niệm nhân quả, ta thấy sự ảnh hưởng
của phật giáo đã ăn sâu vào đời sống của dân tộc Việt Nam. Sự ảnh
hưởng sâu sắc đó không thể hiện qua ca dao bình dân mà còn chiếm
nhiều trong loại hình thơ ca, văn vần, văn xuôi, nói chung là văn
chương bác học trong nền văn học Việt Nam.)
c, Ảnh hưởng phật giáo qua các tác phẩm văn học:
Bên cạnh ca dao bình dân, trong các tác phẩm văn học của các nhà
thơ, nhà văn chúng ta cũng thấy có nhiều bài thơ, tác phẩm chịu
ảnh hưởng nhiều hay ít của phật giáo Cái ảnh hưởng đó có ngay từ .
khi phật giáo du nhập vào nước Việt, nghĩa là khi chữ Hán còn thịnh
hành, nhưng để thấy rõ ràng hơn, ta chỉ đề cập đến sự ảnh hưởng
của phật giáo trong thơ văn từ khi người Việt Nam đã viết chữ Nôm,
chữ Việt thành thạo nghĩa là bắt đầu thừ thế kỷ thứ 18 trở về sau.
- Tác phẩm chữ nôm nổi tiếng trong thế kỷ thứ mười tám là
Cung Oán Ngâm Khúc của nhà thơ Việt Nam Nguyễn Gia
Thiều. Nội dung tác phẩm chịu nhiều ảnh hưởng của phật
giáo, nhất là triết lý ba pháp ấn Vô Thường, Khổ, Vô Ngã. Khi
diễn tả thân phận con người vốn khổ đau và mang tính vô
thường, ông viết:
Gót danh lợi bùn pha sắc xám
Mặt phong trần nắng rám mùi dâu
Nghĩ thân phù thế mà đau
Bọt trong bể khổ, bèo đầu bến mê.
- Con người và vạn vật đã vô thường và đau khổ như thế, còn gì
nữa để đắp chấp, chạy theo nó mà không tìm một con đường
giải thoát khỏi vòng lẫn quẩn ấy? Ta hãy nghe Ôn Như Hầu
đưa ra giải pháp cuối cùng và quyết định:
Thà mượn thú tiêu dao cửa Phật
Mối thất tình quyết dứt cho xong,
Đa mang chi nữa đèo bồng,
Vui vì thế sự mà mong nhân tình.
Lấy gió mát trăng thanh mà kết nghĩa,
Mượn hoa đàm, đuốc tuệ làm duyên
Thoát trần một gót thiên nhiên
Cái thân ngoại vật là tiên trong đời
- Trong tác phẩm Kinh Chiêu Hồn của đại thi hào Nguyễn Du
cũng là một tác phẩm chịu ảnh hưởng sâu đậm với triết lý
Phật Giáo:
Kiếp phù sinh như bào như ảnh
Có chữ rằng: vạn cảnh giai không
Ai hay lấy Phật làm lòng
Tự nhiên siêu thoát khỏi trong luân hồi.
Điểm qua một số thơ văn Việt nam có những ảnh hưởng của Phật
Giáo như trên ta thấy tư tưởng, triết học Phật Giáo đã để lại dấu ấn
của mình sâu đậm trên diễn đàn tư tưởng của Việt Nam. Không chỉ
ảnh hưởng trên mặt văn chương xuất bản mà Phật Giáo còn có mặt
trong nhiều phong tục tập quán ở Việt Nam.
d, Ảnh hưởng Phật Giáo qua phong tục, tập quán:
Phong tục tập quán thể hiện đặc sắc và tính đặc thù về văn hóa của
mỗi dân tộc. Thông qua việc tìm hiểu phong tục tập quán, người ta
tìm lại được những giá trị văn hóa mang bản chất truyền thống của
các dân tộc. Đối với người Việt Nam, những phong tục tập quán chịu
ảnh hưởng phật giáo khá nhiều. Song ở đây người viết chỉ đề cập
đến những tập tục phổ biến trong đời sống hằng ngày của người
Việt.
- Ảnh hưởng phật giáo qua tập tục ăn chay, thờ phật, phóng
sanh và bố thí:
Về ăn chay, hầu như tất cả người Việt Nam đều
chịu ảnh hưởng nếp sống văn hóa này. Ăn chay
hay ăn lạt xuất phát từ quan niệm từ bi của phật
giáo
Ăn chay và thờ phật là việc đi đôi với nhau của
người Việt Nam.
Cũng xuất phát từ tinh thần từ bi của đạo phật tục
lệ bố thí và phóng sanh đã ăn sâu vào đời sống
sinh hoạt của quần chúng.
- Ảnh hưởng Phật giáo qua tập tục cúng rằm, mùng một và lễ
chùa.
Theo đúng truyền thống tập tục cúng rằm, mùng một là tập tục
cúng sóc vọng, tức là ngày mặt trời mặt trăng thông suốt nhau, cho
nên thần thánh, tổ tiên có thể liên lạc, thông thương với con người,
sự cầu nguyện sẽ đạt tới sự cảm ứng với các cõi giới khác và sự cảm
thông sẽ được thiết lập là ngày trong sạch để các vị tăng kiểm điểm
hành vi của mình, gọi là ngày Bồ tát và ngày sám hối, người tín đồ
về chùa để tham dự lễ sám hối, cầu nguyện bỏ ác làm lành và sửa
đổi thân tâm. Quan niệm ngày sóc vọng là những ngày trưởng tịnh,
sám hối, ăn chay là xuất phát từ ảnh hưởng của Phật giáo Đại thừa.
Ngoài việc đi chùa sám hối, ở nhà vào ngày rằm và mùng một, họ
sắm đèn, nhang, hương hoa để dâng cúng Tam Bảo và tổ tiên Ông
Bà, thể hiện lòng tôn kính, thương nhớ những người quá cố và cụ thể
hóa hành vi tu tâm dưỡng tánh của họ.
- Ảnh hưởng Phật giáo qua nghi thức ma chay, cưới hỏi:
- Tập tục đốt vàng mã:
- Tập tục coi ngày giờ:
- Tập tục cúng sao hạn:
.
3, Ảnh hưởng của phật giáo qua các loại hình nghệ thuật
- Phật giáo thể hiện qua nghệ thuật sân khấu
Hát chèo
Vở chèo Quan Âm Thị Kính
Trước hết, loại hát chèo xuất hiện ban đầu chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng
Bắc Bộ, thu hút nhiều tinh hoa nghệ thuật dân gian như múa, hát và diễn
các vở truyện Nôm truyền thống. Đáng kể nhất là vở "Quan Âm Thị Kính"
đã đi vào dạng tuồng tiêu biểu chính thống khi nhắc đến môn nghệ thuật
này. Còn có các vở "Trương Viên", "Lưu Bình Dương Lễ", "Kim Nhan", "Chu
Mãi Thần"... đều mang tính thưởng thiện phạt ác và các vở này gọi là tiêu
biểu nên có tên gọi là "chèo cổ".
Hát bội
Hát bội ban đầu đi vào nếp sống cung đình, khác với chèo cổ, nghệ
thuật này trở nên một loại hình giải trí cao cấp dành cho vua chúa và giới
thượng lưu, một phía khác là nó dành cho những ai có trình độ thưởng
thức nghệ thuật, tương đối thì mới có thể xem và cảm nhận được chủng
loại độc đáo này.
- Ảnh hưởng Phật giáo qua nghệ thuật tạo hình:
Về kiến trúc:
Khi Phật giáo truyền vào Việt Nam, cố nhiên đã đem theo các kiểu kiến
trúc chùa tháp, lầu chuông gác trống theo mô hình kiến trúc của Ấn Độ,
Miến Điện và Trung Hoa. Tuy nhiên theo thời gian, tinh thần khai phóng
của Phật giáo phối hợp cung với lối tu duy tổng hợp của dân tộc Việt đã
tạo ra một mô hình kiến trúc rất riêng cho Phật giáo ở Việt Nam. Chùa
tháp ở Việt nam thường được xây dựng với lối kiến trúc đặc biệt, mái chùa
bao giờ cũng ẩn dấu sau lũy tre làng, dưới gốc cây đa hay ở một nơi có
cảnh trí thiên nhiên đẹp hoặc thanh vắng
Phật giáo để lại nhiều quần thể kiến trúc độc đáo và danh lam thắng cảnh
cho nước Việt, nhiều ngôi chùa nổi tiếng như ở miền Bắc có chùa Một Cột,
chùa Hương, ở miền Trung có chùa Thiên Mụ, chùa Từ Hiếu, và ở miền
Nam có các chùa Giác Lâm,
Về điêu khắc:
NGAY NAY viện bảo tàng lớn ở Việt Nam, chúng ta sẽ thấy nhiều cốt tượng,
phù điêu của Phật giáo được trưng bày, đó không những là một niềm tự
hào của nền văn hóa dân tộc Việt mà còn là dấu vết chứng minh sự ảnh
hưởng của Phật giáo có mặt trong lĩnh vực này. Tiêu biểu ta thấy có các
tác phẩm như tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay. Chùa Hạ (Vĩnh Phú,
Bắc Việt), 16 pho tượng tổ gỗ của chùa Tây Phương (Hà Tây, Bắc Việt), Bộ
tượng Thập Bát La Hán chùa Phước Lâm (Hội An, Quảng Nam Đà Nẵng
Về hội họa:
Nhiều trang lụa, tranh màu nước, sơn dầu, sơn mài đề cập đến Phật giáo
đã được các họa sĩ, nghệ nhân lên tuổi ở Việt Nam thể hiện một cách sống
động và tinh tế qua các tác phẩm như "chùa Thầy" của Nguyễn Gia T
sáng tác năm 1938, "Lễ Chùa" của Nguyễn Siêu, "Bức Tăng" của Đỗ
Quang Em, "Đi Lễ Chùa" của Nguyên Khắc Vịnh. Đặc biệt từ thập niên tám
mươi trở lại đây, có "Thiền Quán", "Quan Âm Thị Hiện"; "Bích Nhãn",
"Rừng Thiền" của họa sĩ Phượng Hồng, "Hồi Đầu Thị Ngạn" của Huỳnh
Tuần Bá; "Nhất Hoa Vạn Pháp" của Văn Quan...
4, Ảnh hưởng của Phật giáo trong hội nhập với nền văn hóa Việt
Nam:
a, Tính tổng hợp (đặc trưng lối tư duy nông nghiệp)
Một trong những đặc tính của văn hóa Việt Nam là tính dung hợp và linh
hoạt, vậy nên người Việt khi đón nhận một tôn giáo ngoại lai sẽ tiếp thu
chọn lọc những giá trị tốt đẹp, điều chinh để nó phù hợp với tín ngưỡng
dân tộc
Phật giáo Việt Nam là sự pha trộn của nhiều tông phái, do đó không có
tông phái Phật giáo nào là thuần khiết
KhiPhật Giáovào Trung Hoa đã gây cho các nhàPhật họcnhững
cuộctranh luậnsôi nổi vềgiáo pháp. Rồi suốt cả quá trìnhlịch sửcủa nó
là sự phái sinh ra nhữngtôn giáo, là những cuộc đấu tranhtư tưởngdữ
dội, điển hình là cuộc đấu tranh giữa phái ThiềnNam PhươngcủaHuệ
Năngvới Thiền Phái Miền Bắc củaThần Túvàothời kỳsơ đường
Chùa phía Bắc là cả một Phật điện phong phú với những pho tượng Phật,
la hán, bồ tát của những tông phái khác nhau. Trong Nam, phái Đại thừa
và Tiểu thừa kết hợp mật thiết với nhau. Nhiều chùa mang hình thức tiểu
thừa (thờ phật Thích ca, sư mặc áo vàng, nhưng theo giáo lí đại thừa, bên
cạnh tượng Phật Thích ca lớn thì vẫn có những tượng nhỏ, bên cạnh áo
vàng vẫn có đồ nâu lam)
Ngoài ra, phật giáo tổng hợp chặt chẽ với các tôn giáo khác (Đạo Nho, Đạo
Lão hay các tôn giáo từ Châu Âu (Đạo thiên chúa). Sự dung hợp giữa Phật
giáo với Đạo giáo là mối quan hệ lâu đời và bền chặt nhất. Ngay từ thời kì
chống Bắc thuộc, hai tôn giáo này đã hoà quyện với nhau trong cuộc sống
của người bình dân. Có những nơi như đền Ngọc Sơn ở Hà Nội, lúc là chùa
( Phật giáo), lúc lại là Đền (Đạo giáo). Khá nhiều chùa ( Phật giáo) lại thờ
các vị thần của Đạo giáo như Nam Tào, Ngọc Hoàng, Bắc Đẩu, Quan
Công... Thời Đinh- Lê- Lý- Trần, nhiều nhà sư đồng thời là đạo sĩ. Thiền phái
Trúc Lâm dung hợp tư tưởng Phật với triết lí sống tìm về thiên nhiên của
Lão- Trang.
hình ảnh một nhà sư phật giáo mới xuất gia
đang cầu nguyện với một linh mục trong một đám rước
Vốn là 1 tôn giáo xuất thế, thế nhưng vào Việt Nam, phật giáo trở nên rất
nhập thế. Các cao tăng được nhà nước mời tham chinh hoặc cố vấn trong
những việc hệ trọng, đặc biệt thời Lý – Trần là giai đoạn cực thịnh của Phật
giáo.
Hoàng thượng Thích Quảng Đức tự thiêu nhằm phản đối sự đàn áp Phật
giáo
của chính quyền Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm.
Khuynh hướng thiên về nữ tính – đặc trung loại hình văn hóa nông
nghiệp
- Các vị thần Ấn Độ vốn xuất thân là Phật ông, sang Việt Nam biến
thành Phật ông Phật bà. Bồ Tát Quan Thế Âm trở thành phật bà
Quan Âm nghìn mắt nghìn tay. Thậm chí ở một số nơi người ta coi
Phật tổ Thích ca là phụ nữ (người Tày Nùng gọi là “Mẹ Pựt Xích
Ca”). Người Việt Nam còn tạo ra những “Phật bà” riêng của mình:
Đứa con gái nàng Man, tương truyền sinh vào ngày 8-4 được xem
là Phật Tổ Việt Nam, bản thân bà Man trở thành Phật Mẫu. Rồi
còn những vị Phật bà khác nữa như Quan Âm Thị Kính, Phật bà
chùa Hương. Lại còn rất nhiều các bà bồ tát như Bà Trắng chùa
Dâu, các thánh mẫu…
- Việt Nam có khá nhiều chùa chiền mang tên các bà: chùa Bà
Dâu, chùa Bà Đậu, chùa Bà Tướng, chùa Bà Dàn, chùa Bà Đá,
chùa Bà Đanh… Tuyệt đại bộ phận Phật tử tại gia là các bà: Trẻ
vui nhà, già vui chùa là nói cảnh các bà.
b, Tính linh hoạt:
Ngay từ đầu, người Việt Nam đã tạo ra một lịch sử Phật giáo cho riêng
mình: nàng Man, cô gái làng Dâu Bắc Ninh, một trong những đệ tử đầu
tiên của Phật giáo, trở thành Phật tổ với ngày sinh là ngày Phật đản 8-4.
Vốn có đầu óc thiết thực, người Việt Nam coi trọng việc sống phúc đức,
trung thực hơn là đi chùa; coi trọng truyền thống thờ cha mẹ, ông bà hơn
là thờ Phật: Tu đâu cho bằng tu nhà, Thờ cha kính mẹ mới là chân tu; đồng
nhất cha mẹ, ông bà với Phật: Phật trong nhà không thờ đi thờ Thích ca
ngoài đường (Tục ngữ).
Vào Việt Nam, Phật được đồng nhất với những vị thần trong tín ngưỡng
truyền thống có khả năng cứu giúp mọi người thoát khỏi mọi tai họa: hệ
thống chùa Tứ pháp, ông Bụt...
Tượng Phật Việt Nam mang dáng dấp hiền hòa với những têngọi rất dân
gian: ông Nhịn ăn mà mặc (Tuyết Sơn gầy ốm), ông Nhịn mặc mà ăn (Di-
lặc to béo), ông Bụt Ốc (Thích Ca tóc quăn)… Nhiều pho tượng được tạc
theo lối ngồi không phải trên tòa sen mà là chân co chân duỗi rất thoải
mái, giản dị.
Ngôi chùa Việt Nam được thiết kế theo phong cách ngôi nhà cổ truyền với
hình thức mái cong có 3 gian 2 chái…
Chùa Một Cột với hình bông sen thanh thoát ở trên và
trụ đá tròn trong hồ vuông ở dưới biểu hiện ước vọng phồn thực
5, ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT
Thời Lý-Trần
a, ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH TRỊ
Ở hai thời đại này Phật Giáo được tạo điều kiện thuận lợi để phát triển
hơn thế nữa còn nhiều vị vua, quan, quý tộc Lý, Trần rất sùng đạo
Phật.
Tư tưởng và hành động sùng đạo của các vị lãnh đạo đất nước đã ảnh
hưởng trực tiếp đến chính sách phát triển Phật giáo, ảnh hưởng đến
giải quyết các vấn đề xã hội, đến đạo đức xã hội.
Chính quyền phong kiến Lý Trần tạo điều kiện cho phát triển kinh kệ,
kinh điển, Phật pháp…
Rất nhiều lần các vua Lý, Trần xuống chiếu cấp tiền, bạc, thợ, nông nô
cho nhà chùa. Nhà vua còn ban lệnh cho tổ chức khánh thành một s
chùa lớn, trùng tu chùa…
Các vua Lý, Trần dùng tư tưởng Phật giáo để an dân, trị nước.
b, ẢNH HƯỞNG ĐẾN KINH TẾ
Đại Việt thời Lý, Trần có nền kinh tế là nông nghiệp lúa nước thì cơ sở tạo
nên chế độ kinh tế đó chính là chế độ sở hữu ruộng đất.
Tư liệu sinh hoạt dựa vào hai nguồn chủ yếu:1: nguồn cung tiến các sản
phẩm của nhân dân vào nhà chùa 2: phần hoa lợi mà nhà chùa nhận
được từ sở hữu ruộng đất.
Thời Lý mở đầu cho nền văn minh Đại Việt. Kinh tế xã hội thời Lý,
Trần nói chung, thủ công nghiệp nói riêng, có bước phát triển đáng
kể so với trước đó. Kỹ thuật thủ công nghiệp góp phần đảm bảo mọi
nhu cầu thiết yếu của đời sống xã hội: ăn, mặc, ở, đi lại, học hành,
sinh hoạt… Điều đó tác động đến đời sống Phật giáo, làm cho nghi
lễ long trọng và phong phú.
c, ẢNH HƯỞNG ĐẾN VĂN HÓA
Lê Quý Đôn đã nhận định “Nước Nam ở hai triều Lý Trần nổi tiếng là văn
minh.” Văn hoá Đại Việt thời Lý Trần để lại một dấu ấn khá đậm trong tiến
trình phát triển lịch sử dân tộc.
Trên tinh thần dân tộc, phát huy yếu tố nội sinh và chủ động tiếp
thu, cải biến yếu tố Đông Nam Trung Hoa, Ấn Độ sự dung hợp Á
giữa các tín ngưỡng, tôn giáo dưới thời Lý Trần.
Triều đại Lý, Trần thực hiện chính sách khoan dung, hoà hợp giữa các
tín ngưỡng và tôn giáo đương thời. Các tôn giáo Phật, Nho, Lão
các tín ngưỡng khác cùng được coi trọng. Sự khéo léo trong chính
sách khoan dung, hòa hợp giữa các tôn giáo, tín ngưỡng của triều
Lý, Trần đã không để xảy ra chiến tranh giữa các tôn giáo đương
thời.
Chữ Nôm được đưa vào sử dụng đồng thời với chữ Hán tạo nên sự
phong phú trong các sáng tác đương thời, đạo Phật phát triển giáo
lý rộng rãi vào trong nhân dân.
Thời kỳ Lý, Trần có nhiều công trình về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc tạo
thành một nền nghệ thuật đặc sắc
Các công trình kiến trúc lớn tiêu biểu như: hoàng thành Thăng Long,
cung điện ở khu Tức Mặc – Thiên Trường (Nam Định), thành nhà Hồ,
thành quách với các khu lăng mộ và phủ đệ.
Các công trình kiến trúc của Phật giáo lớn như: tháp Báo Thiên, chùa
Quỳnh Lâm, chùa Phật Tích, chùa Phổ Minh, quần thể các chùa ở Yên
Tử…
Điêu khắc và đúc tạo hình thời Lý, Trần có các loại tượng, chuông,
vạc, các bức phù điêu. Các tác phẩm đó chủ yếu phục vụ cho Phật
giáo.
Đặc biệt, chùa chiền thường hay tổ chức các lễ hội. Thậm chí nhiều
lễ hội đó mang tính quốc gia, do triều đình tổ chức.
Phật giáo Lý Trần là giai đoạn phát triển thịnh nhất trong lịch sử
giáo hội Phật giáo Việt Nam. Cơ sở để đạo Phật phát triển như vậy
là bởi những điều kiện rất thuân lợi về chính trị – kinh tế – văn
hóa. Phật giáo có thể tồn tại hơn hai nghìn năm ở Việt Nam và ảnh
hưởng ngày càng rộng trên khắp thế giới. Tư tưởng Phật giáo lại
được các vua Lý Trần tạo điều kiện phát triển rộng rãi trong xã hội
nên có thể thấy rằng, từ trước đến nay, không có triều đại nào
Phật giáo phát triển hưng thịnh như thời Lý Trần.
| 1/19

Preview text:

(Đạo Phậtđãdu nhậpvàoViệt Namtừ những kỷ nguyên Tây lịch,
rồitồn tại, phát triển và chan hòa với dân tộc nàycho đếntận hôm nay.
Nếuthời gianlà thước đo củachân lýthì với bề dàylịch sửđó,Đạo
Phậtđã khẳng địnhchân giá trịcủa nó trên mãnh đất này. Trong các
lĩnh vựcxã hội,văn hóachính trị đặt biệt là xét trên khía cạnhhệ
thốngtư tưởng, thìĐạo Phậtđã trực tiếp hoặcgián tiếpgóp phần hình
thành mộtquan niệmsống vàsinh hoạtchocon ngườiViệt Nam.)
1, Ảnh hưởng của Phật giáo về mặt tư tưởng, đạo lý
a, Về mặt Tư tưởng: -
Tư tưởng hay đạo lý căn bản của Phật Giáo là đạo lý Duyên Khởi, Tứ
Diệu Đế và Bát chánh Đạo. Ba đạo lý này là nền tảng cho tất cả các
tông phái phật giáo, nguyên thủy cũng như Đại Thừa đã ăn sâu vào
lòng của người dân Việt. -
Luật nhân quả cần được quan sát và áp dụng theo nguyên tắc
duyên sinh mới có thể gọi là luật nhân quả của Đạo Phật, theo đạo
lý duyên sinh, một nhân đơn độc không bao giờ có khả năng sinh ra
quả, và một nhân bao giờ cũng đóng vai trò quả, cho một nhân
khác. Về giáo lý nghiệp báo hay nghiệp nhân quả báo của Đạo Phật
đã được truyền vào nước ta rất sớm. Giáo lý này đương nhiên đã trở
thành nếp sống tín ngưỡng hết sức sáng tỏ đối với người Việt Nam
có hiểu biết, có suy nghĩ. Người ta biết lựa chọn ăn ở hiền lành, dù
tối thiểu thì đó cũng là kết quả tự nhiên âm thầm của lý nghiệp báo,
nó chẳng những thích hợp với giới bình dân mà còn ảnh huởng đến giới trí thức.
( Có thể nói mọi người dân Việt điều ảnh hưởng ít nhiều qua giáo lý
này. Vì thế, lý nghiệp báo luân hồi đã in dấu đậm nét trong văn
chương bình dân, trong văn học chữ nôm, chữ hán, từ xưa cho đến
nay để dẫn dắt từng thế hệ con người biết soi sáng tâm trí mình vào
lý nhân quả nghiệp báo mà hành động sao cho tốt đẹp đem lại hòa
bình an vui cho con người. Thậm chí trẻ con mười tuổi cũng tự nhiên
biết câu: “ác giả ác báo”. Chúng phát biểu câu rất đúng hoàn cảnh
sự việc xảy ra cho đối phương, hay “chạy trời không khỏi nắng”. Mặt
khác họ hiểu rằng nghiệp nhân không phải là định nghiệp mà có thể
làm thay đổi, do đó họ tự biết sửa chữa, tu tập cải ác tùng thiện.
Sống ở đời, đột nhiên những tai họa, biến cố xảy ra cho họ, thì họ
nghĩ rằng kiếp trước mình vụng đường tu nên mới gặp khổ nạn này.
Không than trời trách đất, cam chịu và tự cố gắng tu tỉnh để chuyển hóa dần ác nghiệp kia.) b, Về mặt đạo lý -
Đạo lý ảnh hưởng nhất là giáo lý từ bi, tinh thần hiếu hòa, hiếu sinh
của phật giáo đã ảnh hưởng và thấm nhuần sâu sắc trong tâm hồn của người Việt. -
Ngoài đạo lý Từ Bi, người Việt còn chịu ảnh hưởng sâu sắc một đạo
lý khác của đạo phật là đạo lý Tứ Ân, gồm ân cha mẹ, ân sư trưởng,
ân quốc gia và ân chúng sanh. Đạo lý này được xây dựng theo một
trình tự phù hợp với bước phát triển của tâm lý về tình cảm của dân
tộc Việt. Tình thương ở mọi người bắt đầu từ thân đến xa, từ tình
thương cha mẹ, họ hàng lan dần đến tình thương trong các mối
quan hệ xã hội với thầy bạn, đồng bào quê hương đất nước và mở
rộng đến quê hương cao cả đối với cuộc sống của nhân loại trên vũ
trụ này. Đặc biệt trong đạo lý tứ ân, ta thấy ân cha mẹ là nổi bật và
ảnh hưởng rất sâu đậm trong tình cảm và đạo lý của người Việt. Vì
đạo phật rất chú trọng đến hiếu hạnh, và được Đức Phật đã thuyết
giảng đề tài này trong nhiều kinh khác nhau như Kinh Báo Phụ Mẫu
Ân, kinh Thai Cốt, kinh Hiếu Tử, kinh Đại Tập, kinh Nhẫn Nhục, kinh Vu Lan...
2, Ảnh hưởng của Phật giáo qua góc độ nhân văn và xã hội
a, Ảnh hưởng Phật Giáo qua ngôn ngữ:
Trong đời sống thường nhật cũng như trong văn học Việt Nam ta thấy
có nhiều từ ngữ chịu ảnh hưởng ít nhiều của Phật Giáo được nhiều người
dùng đến kể cả những người ít học. Tuy nhiên không phải ai cũng biết
những từ ngữ này được phát xuất từ Phật Giáo. -
Chẳng hạn như khi ta thấy ai bị hoạn nạn, đau khổ tỏ lòng
thương xót, người ta bảo “tội nghiệp quá”. Hai chữ “tội
nghiệp” là từ ngữ chuyên môn của Phật Giáo.
(Theo Đạo Phật tội nghiệp là tội của nghiệp, do nghiệp tạo ra
từ trước, dẫn tới tai nạn hay sự cố hiện nay, theo giáo lý nhà
Phật thì không có một hiện tượng hay sự cố tai nạn nào xảy ra
là ngẫu nhiên hay tình cờ, mà chỉ là kết quả tập thành của
nhiều nguyên nhân tạo ra từ trước. Những nguyên đó (theo
đạo Phật gọi đó là nhân duyên) khi chín mùi, thì đem lại kết
quả. Mọi người điều nói tội nghiệp nhưng không phải nhiều
người biết được đó là một từ ngữ nói lên một chủ thuyết rất
căn bản của Phật :”thuyết nhân quả báo ứng” thuyết này cũng
đi sâu vào nhận thức dân gian với những cách như “ở hiền gặp
lành, gieo gió gặp bão” hay là câu thơ bình dân:
Người trồng cây hạnh người chơi
Ta trồng cây đức để đời mai sau)
-
Hoặc khi muốn diễn tả một vật gì đó quá nhiều, người ta dùng
danh từ “hằng hà sa số”. Nếu hỏi hằng hà sa số là cái gì chắn
chắn ít ai hiểu chính xác, họ chỉ biết đó là nói rất nhiều, bởi khi
xưa Đức Phật thường thuyết pháp gần lưu vực sông Hằng
(Gange) ở Ấn Độ, cho nên khi cần mô tả một con số rất nhiều,
ngài thí dụ như số cát sông Hằng. -
Hoặc khi có những tiếng ồn náo, người ta bảo “om sòm bát
nhã”, do khi đến chùa vào những ngày sám hối, chùa thưởng
chuyển những hồi trống bát nhã, nhân đó mà phát sanh ra cụm từ trên.
b, Ảnh hưởng của Phật Giáo qua ca dao và thơ ca -
Có thể nói trong tâm hồn của mỗi con người Việt Nam đều có
chứa đựng ít nhiều triết lý nhà phật và những hình ảnh về ngôi
chùa, về phật, trải qua hàng ngàn năm gắn bó mật thiết với làng xã Việt Nam:
Đất vua, chùa làng, phong cảnh Bụt Ở chùa, có phật đâu có
, ở đó là thắng cảnh, là niềm tự hào của quê hương:
Tây Ninh có núi Bà Đen
Có sông Vàm Cỏ, có toà Cao Sơn -
Dân gian Việt Nam vốn có cách định thời gian bằng đêm năm
canh, ngày sáu khắc hoặc bằng tiếng gà, tiếng chim nhưng
thường khi lại là tiếng chuông, tiếng trống của chùa:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông linh Mụ canh gà thọ Xương
Trên chùa đã động tiếng chuông

Gà Thọ Xương đã gáy, chim trên nguồn đã kêu
(Ngang qua các câu ca dao của Việt Nam về hình ảnh của ngôi chùa,
về quan niệm hiếu hạnh, quan niệm nhân quả, ta thấy sự ảnh hưởng
của phật giáo đã ăn sâu vào đời sống của dân tộc Việt Nam. Sự ảnh
hưởng sâu sắc đó không thể hiện qua ca dao bình dân mà còn chiếm
nhiều trong loại hình thơ ca, văn vần, văn xuôi, nói chung là văn
chương bác học trong nền văn học Việt Nam.)
c, Ảnh hưởng phật giáo qua các tác phẩm văn học:
Bên cạnh ca dao bình dân, trong các tác phẩm văn học của các nhà
thơ, nhà văn chúng ta cũng thấy có nhiều bài thơ, tác phẩm chịu
ảnh hưởng nhiều hay ít của phật giáo Cái ảnh hưởng đó . có ngay từ
khi phật giáo du nhập vào nước Việt, nghĩa là khi chữ Hán còn thịnh
hành, nhưng để thấy rõ ràng hơn, ta chỉ đề cập đến sự ảnh hưởng
của phật giáo trong thơ văn từ khi người Việt Nam đã viết chữ Nôm,
chữ Việt thành thạo nghĩa là bắt đầu thừ thế kỷ thứ 18 trở về sau. -
Tác phẩm chữ nôm nổi tiếng trong thế kỷ thứ mười tám là
Cung Oán Ngâm Khúc của nhà thơ Việt Nam Nguyễn Gia
Thiều. Nội dung tác phẩm chịu nhiều ảnh hưởng của phật
giáo, nhất là triết lý ba pháp ấn Vô Thường, Khổ, Vô Ngã. Khi
diễn tả thân phận con người vốn khổ đau và mang tính vô thường, ông viết:
Gót danh lợi bùn pha sắc xám
Mặt phong trần nắng rám mùi dâu

Nghĩ thân phù thế mà đau
Bọt trong bể khổ, bèo đầu bến mê
. -
Con người và vạn vật đã vô thường và đau khổ như thế, còn gì
nữa để đắp chấp, chạy theo nó mà không tìm một con đường
giải thoát khỏi vòng lẫn quẩn ấy? Ta hãy nghe Ôn Như Hầu
đưa ra giải pháp cuối cùng và quyết định:
Thà mượn thú tiêu dao cửa Phật
Mối thất tình quyết dứt cho xong,
Đa mang chi nữa đèo bồng,
Vui vì thế sự mà mong nhân tình.
Lấy gió mát trăng thanh mà kết nghĩa,
Mượn hoa đàm, đuốc tuệ làm duyên
Thoát trần một gót thiên nhiên
Cái thân ngoại vật là tiên trong đời -
Trong tác phẩm Kinh Chiêu Hồn của đại thi hào Nguyễn Du
cũng là một tác phẩm chịu ảnh hưởng sâu đậm với triết lý Phật Giáo:
Kiếp phù sinh như bào như ảnh
Có chữ rằng: vạn cảnh giai không
Ai hay lấy Phật làm lòng
Tự nhiên siêu thoát khỏi trong luân hồi
.
Điểm qua một số thơ văn Việt nam có những ảnh hưởng của Phật
Giáo như trên ta thấy tư tưởng, triết học Phật Giáo đã để lại dấu ấn
của mình sâu đậm trên diễn đàn tư tưởng của Việt Nam. Không chỉ
ảnh hưởng trên mặt văn chương xuất bản mà Phật Giáo còn có mặt
trong nhiều phong tục tập quán ở Việt Nam.
d, Ảnh hưởng Phật Giáo qua phong tục, tập quán:
Phong tục tập quán thể hiện đặc sắc và tính đặc thù về văn hóa của
mỗi dân tộc. Thông qua việc tìm hiểu phong tục tập quán, người ta
tìm lại được những giá trị văn hóa mang bản chất truyền thống của
các dân tộc. Đối với người Việt Nam, những phong tục tập quán chịu
ảnh hưởng phật giáo khá nhiều. Song ở đây người viết chỉ đề cập
đến những tập tục phổ biến trong đời sống hằng ngày của người Việt. -
Ảnh hưởng phật giáo qua tập tục ăn chay, thờ phật, phóng sanh và bố thí:
Về ăn chay, hầu như tất cả người Việt Nam đều
chịu ảnh hưởng nếp sống văn hóa này. Ăn chay
hay ăn lạt xuất phát từ quan niệm từ bi của phật giáo
Ăn chay và thờ phật là việc đi đôi với nhau của người Việt Nam.
Cũng xuất phát từ tinh thần từ bi của đạo phật tục
lệ bố thí và phóng sanh đã ăn sâu vào đời sống
sinh hoạt của quần chúng. -
Ảnh hưởng Phật giáo qua tập tục cúng rằm, mùng một và lễ chùa.
Theo đúng truyền thống tập tục cúng rằm, mùng một là tập tục
cúng sóc vọng, tức là ngày mặt trời mặt trăng thông suốt nhau, cho
nên thần thánh, tổ tiên có thể liên lạc, thông thương với con người,
sự cầu nguyện sẽ đạt tới sự cảm ứng với các cõi giới khác và sự cảm
thông sẽ được thiết lập là ngày trong sạch để các vị tăng kiểm điểm
hành vi của mình, gọi là ngày Bồ tát và ngày sám hối, người tín đồ
về chùa để tham dự lễ sám hối, cầu nguyện bỏ ác làm lành và sửa
đổi thân tâm. Quan niệm ngày sóc vọng là những ngày trưởng tịnh,
sám hối, ăn chay là xuất phát từ ảnh hưởng của Phật giáo Đại thừa.
Ngoài việc đi chùa sám hối, ở nhà vào ngày rằm và mùng một, họ
sắm đèn, nhang, hương hoa để dâng cúng Tam Bảo và tổ tiên Ông
Bà, thể hiện lòng tôn kính, thương nhớ những người quá cố và cụ thể
hóa hành vi tu tâm dưỡng tánh của họ. -
Ảnh hưởng Phật giáo qua nghi thức ma chay, cưới hỏi: - Tập tục đốt vàng mã: - Tập tục coi ngày giờ: - Tập tục cúng sao hạn: .
3, Ảnh hưởng của phật giáo qua các loại hình nghệ thuật -
Phật giáo thể hiện qua nghệ thuật sân khấu Hát chèo
Vở chèo Quan Âm Thị Kính
Trước hết, loại hát chèo xuất hiện ban đầu chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng
Bắc Bộ, thu hút nhiều tinh hoa nghệ thuật dân gian như múa, hát và diễn
các vở truyện Nôm truyền thống. Đáng kể nhất là vở "Quan Âm Thị Kính"
đã đi vào dạng tuồng tiêu biểu chính thống khi nhắc đến môn nghệ thuật
này. Còn có các vở "Trương Viên", "Lưu Bình Dương Lễ", "Kim Nhan", "Chu
Mãi Thần"... đều mang tính thưởng thiện phạt ác và các vở này gọi là tiêu
biểu nên có tên gọi là "chèo cổ". Hát bội
Hát bội ban đầu đi vào nếp sống cung đình, khác với chèo cổ, nghệ
thuật này trở nên một loại hình giải trí cao cấp dành cho vua chúa và giới
thượng lưu, một phía khác là nó dành cho những ai có trình độ thưởng
thức nghệ thuật, tương đối thì mới có thể xem và cảm nhận được chủng loại độc đáo này. -
Ảnh hưởng Phật giáo qua nghệ thuật tạo hình: Về kiến trúc:
Khi Phật giáo truyền vào Việt Nam, cố nhiên đã đem theo các kiểu kiến
trúc chùa tháp, lầu chuông gác trống theo mô hình kiến trúc của Ấn Độ,
Miến Điện và Trung Hoa. Tuy nhiên theo thời gian, tinh thần khai phóng
của Phật giáo phối hợp cung với lối tu duy tổng hợp của dân tộc Việt đã
tạo ra một mô hình kiến trúc rất riêng cho Phật giáo ở Việt Nam. Chùa
tháp ở Việt nam thường được xây dựng với lối kiến trúc đặc biệt, mái chùa
bao giờ cũng ẩn dấu sau lũy tre làng, dưới gốc cây đa hay ở một nơi có
cảnh trí thiên nhiên đẹp hoặc thanh vắng
Phật giáo để lại nhiều quần thể kiến trúc độc đáo và danh lam thắng cảnh
cho nước Việt, nhiều ngôi chùa nổi tiếng như ở miền Bắc có chùa Một Cột,
chùa Hương, ở miền Trung có chùa Thiên Mụ, chùa Từ Hiếu, và ở miền
Nam có các chùa Giác Lâm, Về điêu khắc:
NGAY NAY viện bảo tàng lớn ở Việt Nam, chúng ta sẽ thấy nhiều cốt tượng,
phù điêu của Phật giáo được trưng bày, đó không những là một niềm tự
hào của nền văn hóa dân tộc Việt mà còn là dấu vết chứng minh sự ảnh
hưởng của Phật giáo có mặt trong lĩnh vực này. Tiêu biểu ta thấy có các
tác phẩm như tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay. Chùa Hạ (Vĩnh Phú,
Bắc Việt), 16 pho tượng tổ gỗ của chùa Tây Phương (Hà Tây, Bắc Việt), Bộ
tượng Thập Bát La Hán chùa Phước Lâm (Hội An, Quảng Nam Đà Nẵng Về hội họa:
Nhiều trang lụa, tranh màu nước, sơn dầu, sơn mài đề cập đến Phật giáo
đã được các họa sĩ, nghệ nhân lên tuổi ở Việt Nam thể hiện một cách sống
động và tinh tế qua các tác phẩm như "chùa Thầy" của Nguyễn Gia Trí
sáng tác năm 1938, "Lễ Chùa" của Nguyễn Siêu, "Bức Tăng" của Đỗ
Quang Em, "Đi Lễ Chùa" của Nguyên Khắc Vịnh. Đặc biệt từ thập niên tám
mươi trở lại đây, có "Thiền Quán", "Quan Âm Thị Hiện"; "Bích Nhãn",
"Rừng Thiền" của họa sĩ Phượng Hồng, "Hồi Đầu Thị Ngạn" của Huỳnh
Tuần Bá; "Nhất Hoa Vạn Pháp" của Văn Quan...
4, Ảnh hưởng của Phật giáo trong hội nhập với nền văn hóa Việt Nam:
a, Tính tổng hợp (đặc trưng lối tư duy nông nghiệp)
Một trong những đặc tính của văn hóa Việt Nam là tính dung hợp và linh
hoạt, vậy nên người Việt khi đón nhận một tôn giáo ngoại lai sẽ tiếp thu
chọn lọc những giá trị tốt đẹp, điều chinh để nó phù hợp với tín ngưỡng dân tộc
Phật giáo Việt Nam là sự pha trộn của nhiều tông phái, do đó không có
tông phái Phật giáo nào là thuần khiết
KhiPhật Giáovào Trung Hoa đã gây cho các nhàPhật họcnhững
cuộctranh luậnsôi nổi vềgiáo pháp. Rồi suốt cả quá trìnhlịch sửcủa nó
là sự phái sinh ra nhữngtôn giáo, là những cuộc đấu tranhtư tưởngdữ
dội, điển hình là cuộc đấu tranh giữa phái ThiềnNam PhươngcủaHuệ
Năngvới Thiền Phái Miền Bắc củaThần Túvàothời kỳsơ đường
Chùa phía Bắc là cả một Phật điện phong phú với những pho tượng Phật,
la hán, bồ tát của những tông phái khác nhau. Trong Nam, phái Đại thừa
và Tiểu thừa kết hợp mật thiết với nhau. Nhiều chùa mang hình thức tiểu
thừa (thờ phật Thích ca, sư mặc áo vàng, nhưng theo giáo lí đại thừa, bên
cạnh tượng Phật Thích ca lớn thì vẫn có những tượng nhỏ, bên cạnh áo
vàng vẫn có đồ nâu lam)
Ngoài ra, phật giáo tổng hợp chặt chẽ với các tôn giáo khác (Đạo Nho, Đạo
Lão hay các tôn giáo từ Châu Âu (Đạo thiên chúa).  Sự dung hợp giữa Phật
giáo với Đạo giáo là mối quan hệ lâu đời và bền chặt nhất. Ngay từ thời kì
chống Bắc thuộc, hai tôn giáo này đã hoà quyện với nhau trong cuộc sống
của người bình dân. Có những nơi như đền Ngọc Sơn ở Hà Nội, lúc là chùa
( Phật giáo), lúc lại là Đền (Đạo giáo). Khá nhiều chùa ( Phật giáo) lại thờ
các vị thần của Đạo giáo như Nam Tào, Ngọc Hoàng, Bắc Đẩu, Quan
Công... Thời Đinh- Lê- Lý- Trần, nhiều nhà sư đồng thời là đạo sĩ. Thiền phái
Trúc Lâm dung hợp tư tưởng Phật với triết lí sống tìm về thiên nhiên của Lão- Trang.
hình ảnh một nhà sư phật giáo mới xuất gia
đang cầu nguyện với một linh mục trong một đám rước
Vốn là 1 tôn giáo xuất thế, thế nhưng vào Việt Nam, phật giáo trở nên rất
nhập thế. Các cao tăng được nhà nước mời tham chinh hoặc cố vấn trong
những việc hệ trọng, đặc biệt thời Lý – Trần là giai đoạn cực thịnh của Phật giáo.
Hoàng thượng Thích Quảng Đức tự thiêu nhằm phản đối sự đàn áp Phật giáo
của chính quyền Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm.
Khuynh hướng thiên về nữ tính – đặc trung loại hình văn hóa nông nghiệp -
Các vị thần Ấn Độ vốn xuất thân là Phật ông, sang Việt Nam biến
thành Phật ông Phật bà. Bồ Tát Quan Thế Âm trở thành phật bà
Quan Âm nghìn mắt nghìn tay. Thậm chí ở một số nơi người ta coi
Phật tổ Thích ca là phụ nữ (người Tày Nùng gọi là “Mẹ Pựt Xích
Ca”). Người Việt Nam còn tạo ra những “Phật bà” riêng của mình:
Đứa con gái nàng Man, tương truyền sinh vào ngày 8-4 được xem
là Phật Tổ Việt Nam, bản thân bà Man trở thành Phật Mẫu. Rồi
còn những vị Phật bà khác nữa như Quan Âm Thị Kính, Phật bà
chùa Hương. Lại còn rất nhiều các bà bồ tát như Bà Trắng chùa Dâu, các thánh mẫu… -
Việt Nam có khá nhiều chùa chiền mang tên các bà: chùa Bà
Dâu, chùa Bà Đậu, chùa Bà Tướng, chùa Bà Dàn, chùa Bà Đá,
chùa Bà Đanh… Tuyệt đại bộ phận Phật tử tại gia là các bà: Trẻ
vui nhà, già vui chùa là nói cảnh các bà. b, Tính linh hoạt:
Ngay từ đầu, người Việt Nam đã tạo ra một lịch sử Phật giáo cho riêng
mình: nàng Man, cô gái làng Dâu Bắc Ninh, một trong những đệ tử đầu
tiên của Phật giáo, trở thành Phật tổ với ngày sinh là ngày Phật đản 8-4.
Vốn có đầu óc thiết thực, người Việt Nam coi trọng việc sống phúc đức,
trung thực hơn là đi chùa; coi trọng truyền thống thờ cha mẹ, ông bà hơn
là thờ Phật: Tu đâu cho bằng tu nhà, Thờ cha kính mẹ mới là chân tu; đồng
nhất cha mẹ, ông bà với Phật: Phật trong nhà không thờ đi thờ Thích ca
ngoài đường (Tục ngữ).
Vào Việt Nam, Phật được đồng nhất với những vị thần trong tín ngưỡng
truyền thống có khả năng cứu giúp mọi người thoát khỏi mọi tai họa: hệ
thống chùa Tứ pháp, ông Bụt...
Tượng Phật Việt Nam mang dáng dấp hiền hòa với những têngọi rất dân
gian: ông Nhịn ăn mà mặc (Tuyết Sơn gầy ốm), ông Nhịn mặc mà ăn (Di-
lặc to béo), ông Bụt Ốc (Thích Ca tóc quăn)… Nhiều pho tượng được tạc
theo lối ngồi không phải trên tòa sen mà là chân co chân duỗi rất thoải mái, giản dị.
Ngôi chùa Việt Nam được thiết kế theo phong cách ngôi nhà cổ truyền với
hình thức mái cong có 3 gian 2 chái…
Chùa Một Cột với hình bông sen thanh thoát ở trên và
trụ đá tròn trong hồ vuông ở dưới biểu hiện ước vọng phồn thực
5, ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT
Thời Lý-Trần
a, ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH TRỊ
Ở hai thời đại này Phật Giáo được tạo điều kiện thuận lợi để phát triển
hơn thế nữa còn nhiều vị vua, quan, quý tộc Lý, Trần rất sùng đạo Phật.
Tư tưởng và hành động sùng đạo của các vị lãnh đạo đất nước đã ảnh
hưởng trực tiếp đến chính sách phát triển Phật giáo, ảnh hưởng đến
giải quyết các vấn đề xã hội, đến đạo đức xã hội.
Chính quyền phong kiến Lý Trần tạo điều kiện cho phát triển kinh kệ, kinh điển, Phật pháp…
Rất nhiều lần các vua Lý, Trần xuống chiếu cấp tiền, bạc, thợ, nông nô
cho nhà chùa. Nhà vua còn ban lệnh cho tổ chức khánh thành một số
chùa lớn, trùng tu chùa…
Các vua Lý, Trần dùng tư tưởng Phật giáo để an dân, trị nước.
b, ẢNH HƯỞNG ĐẾN KINH TẾ
Đại Việt thời Lý, Trần có nền kinh tế là nông nghiệp lúa nước thì cơ sở tạo
nên chế độ kinh tế đó chính là chế độ sở hữu ruộng đất.
Tư liệu sinh hoạt dựa vào hai nguồn chủ yếu:1: nguồn cung tiến các sản
phẩm của nhân dân vào nhà chùa 2: phần hoa lợi mà nhà chùa nhận
được từ sở hữu ruộng đất.
Thời Lý mở đầu cho nền văn minh Đại Việt. Kinh tế xã hội thời Lý,
Trần nói chung, thủ công nghiệp nói riêng, có bước phát triển đáng
kể so với trước đó. Kỹ thuật thủ công nghiệp góp phần đảm bảo mọi
nhu cầu thiết yếu của đời sống xã hội: ăn, mặc, ở, đi lại, học hành,
sinh hoạt… Điều đó tác động đến đời sống Phật giáo, làm cho nghi
lễ long trọng và phong phú.
c, ẢNH HƯỞNG ĐẾN VĂN HÓA
Lê Quý Đôn đã nhận định “Nước Nam ở hai triều Lý Trần nổi tiếng là văn
minh.” Văn hoá Đại Việt thời Lý Trần để lại một dấu ấn khá đậm trong tiến
trình phát triển lịch sử dân tộc.
Trên tinh thần dân tộc, phát huy yếu tố nội sinh và chủ động tiếp
thu, cải biến yếu tố Đông Nam Á Trung Hoa, Ấn Độ sự dung hợp
giữa các tín ngưỡng, tôn giáo dưới thời Lý Trần.
Triều đại Lý, Trần thực hiện chính sách khoan dung, hoà hợp giữa các
tín ngưỡng và tôn giáo đương thời. Các tôn giáo Phật, Nho, Lão và
các tín ngưỡng khác cùng được coi trọng. Sự khéo léo trong chính
sách khoan dung, hòa hợp giữa các tôn giáo, tín ngưỡng của triều
Lý, Trần đã không để xảy ra chiến tranh giữa các tôn giáo đương thời.
Chữ Nôm được đưa vào sử dụng đồng thời với chữ Hán tạo nên sự
phong phú trong các sáng tác đương thời, đạo Phật phát triển giáo
lý rộng rãi vào trong nhân dân.
Thời kỳ Lý, Trần có nhiều công trình về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc tạo
thành một nền nghệ thuật đặc sắc
Các công trình kiến trúc lớn tiêu biểu như: hoàng thành Thăng Long,
cung điện ở khu Tức Mặc – Thiên Trường (Nam Định), thành nhà Hồ,
thành quách với các khu lăng mộ và phủ đệ.
Các công trình kiến trúc của Phật giáo lớn như: tháp Báo Thiên, chùa
Quỳnh Lâm, chùa Phật Tích, chùa Phổ Minh, quần thể các chùa ở Yên Tử…
Điêu khắc và đúc tạo hình thời Lý, Trần có các loại tượng, chuông,
vạc, các bức phù điêu. Các tác phẩm đó chủ yếu phục vụ cho Phật giáo.
Đặc biệt, chùa chiền thường hay tổ chức các lễ hội. Thậm chí nhiều
lễ hội đó mang tính quốc gia, do triều đình tổ chức.
Phật giáo Lý Trần là giai đoạn phát triển thịnh nhất trong lịch sử
giáo hội Phật giáo Việt Nam. Cơ sở để đạo Phật phát triển như vậy
là bởi những điều kiện rất thuân lợi về chính trị – kinh tế – văn
hóa. Phật giáo có thể tồn tại hơn hai nghìn năm ở Việt Nam và ảnh
hưởng ngày càng rộng trên khắp thế giới. Tư tưởng Phật giáo lại
được các vua Lý Trần tạo điều kiện phát triển rộng rãi trong xã hội
nên có thể thấy rằng, từ trước đến nay, không có triều đại nào
Phật giáo phát triển hưng thịnh như thời Lý Trần.