Ảnh hưởng của quảng cáo tới nhu cầu mua sắm của người Việt Nam hiện nay qua mạng xã hội

Chương 1: Cơ sở lý luận. Chương 2: Thực trạng và giải pháp của vấn đề nghiên cứu. Chương 3: Giải pháp. Hành vi tiêu dùng là quá trình mà các cá nhân, nhóm, hay tổ chức lựa chọn sử dụng hàng hóa, dịch vụ, ý tưởng hoặc kinh nghiệm. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢNG CÁO TỚI NHU CẦU MUA SẮM CỦA
NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY QUA MẠNG XÃ HỘI
Chương 1: Cơ sở lý luận
+ Hành vi tiêu dùng:
Hành vi tiêu dùng là quá trình mà các cá nhân, nhóm, hay tổ chức lựa chọn sử
dụng hàng hóa, dịch vụ, ý tưởng hoặc kinh nghiệm để thỏa mãn nhu cầu hoặc
ước muốn của họ. Định nghĩa về hành vi tiêu dùng này bao gồm rất nhiều hoạt
động và các vai trò khác nhau của người tiêu dùng.
Hành vi tiêu dùng có tính năng động và tương tác vì nó chịu tác động bởi
những yếu tố từ môi trường bên ngoài và có sự tác động trở lại đối với môi
trường ấy.
Thuật ngữ hành vi tiêu dùng bao hàm ý nghĩa rất rộng. Nghiên cứu hành vi của
người tiêu dùng giúp cho doanh nghiệp tìm hiểu xem khách hàng mua và sử
dụng hàng hóa như thế nào. Trên cơ sở nhận thức rõ được hành vi của người
tiêu dùng, doanh nghiệp sẽ có căn cứ chắc chắn để trả lời các vấn đề liên quan
tới chiến lược Marketing cần vạch ra. Đó là các vấn đề như sau :
Ai mua hàng?
Họ mua hàng hóa dịch vụ gì?
Mục đích mua các hàng hóa, dịch vụ đó?
Họ mua như thế nào? Mua khi nào? ở đâu?
Khái niệm mua sắm qua mạng xã hội
Mua sắm trực tuyến là quá trình mà người tiêu dùng mua sản phẩm hoặc dịch
vụ trên Internet, những hoạt động tham gia trực tuyến vào việc mua, tiêu dung,
từ bỏ sản phẩm dịch vụ xảy ra trực tuyến, bao gồm cả quá trình ra quyết định
theo thứ tự và theo sau các hành động đó
Quảng cáo trực tuyến cung cấp thông tin, đẩy nhanh tiến độ giao dịch giữa người
mua người bán,khách hàng thể tương tác với quảng cáo,có thể nhấn vào
quảng cáo lấy thông tin cùng với mẫu mã sản phẩm và khách hàng có thể mua sản
phẩm từ các quảng cáo trực tuyến. Quảng cáo trực tuyến cho phép công bố thông
tin và nội dung ngay lập tức mà không bị giới hạn bởi vị trí địa lý hay thời gian.
Quảng cáo trực tuyến trên mạng xã hội là hình thức sử dụng truyền thông xã hội để
tiếp thị quảng cáo, bán hàng trực tuyến, quảng bá sản phẩm, giải đáp thắc mắc,…
Lợi ích của việc mua sắm trực tuyến
Lợi ích cơ bản của mua sắm trực tuyến đối với người tiêu dùng là tiết kiệm
thời gian và chi phí trong quá trình mua sắm. Cụ thể là :
Khi mua sắm trực tuyến, khách hàng không cần phải đến tận cửa hàng hay
siêu thị để mua đủ các sản phẩm. Thay vào, chỉ cần ở tại nhà khách hàng vẫn
có thể tim kiếm, lựa chọn sẩn phẩm/ dịch vụ thông qua internet. Sau khi đã
tìm được món hành mình cần, bước tiếp theo là nhấn váo nút “buy” và sản
phẩm sẽ được chuyển đến nới mà họ mong muốn. Hơn nữa, mua sắm trực
tuyến còn cho phép khách hàng lựa chọn, hay mua bất cứ khi nào họ muốn.
Các gian hàng trên mạng không bao giờ đóng của, khách hàng có thể mua
sắm 24 giờ trong ngày. Vì không cần đến tận nơi mua hàng, mọi người có thể
tiết kiệm được chi phí và thời gian bỏ ra chỉ để di chuyển qua lại giữa các cửa
hàng.
Với mua sắm trực tuyến, khách hàng dễ dàng so sánh giá của từng sản phẩm/
dịch vụ giữa các cửa hàng để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất. Họ có thể thỏa
sức cân nhắc giá cả, mẫu mã giữa những cửa hàng mà vị trí thực sự của nó
cách xa nhau cả chục thậm chí cả trăm km không cần phải lo lắng về thời
gian hay tốn quá nhiều chi phí. Khi mua sắm trực tuyến, khách hàng sẽ mua được
sản phẩm với giá rẻ hơn so với loại hình kinh doanh truyền thống. Doanh nghiệp
kinh doanh trực tuyến sẽ không tốn quá nhiều chi phí rất lớn, vậy sản phẩm/
dịch vụ sẽ đến tay khách hàng với mức giá tốt nhất. Quyết định mua :
Sau khi đánh giá, người tiêu dung hình thành ý định mua và đi đến quyết định
mua nhãn hiệu đã lựa chọn. Tuy nhiên quá trình chuyển tiếp từ ý định mua
đến quyết định mua còn chịu sự chi phối bởi 4 yếu tố:
Mức độ rủi ro
Khả năng đáp ứng của kênh mua sắm, trang web
Khả năng chọn lựa sản phẩm
Giá cả
Chương 2: Thực trạng và giải pháp của vấn đề nghiên cứu
1.Thực trạng:
Giãn cách hội do đại dịch COVID-19 đã thay đổi những thói quen lâu năm,
khiến ngay cả những người lớn tuổi và các đối tượng tiêu dùng vốn chỉ trung thành
với cách mua hàng truyền thống cũng cân nhắc về việc việc mua sắm trực tuyến.
Với sự xuất hiện của hàng loạt các trang web và ứng dụng sàn thương mại điện tử
trong nước xuyên biên giới như Shopee, Lazada, Zalora hay JD…, khách hàng
thể dễ dàng mua sắm mọi thứ, từ đồ tạp hóa, điện tử, cho đến các dịch vụ giáo
dục đặt phòng khách sạn chỉ với một nhấp chuột hoặc những thao tác đơn
giản trên thiết bị di động thông minh điều quan trọng với mức giá rất phải
chăng. Có thể thấy ngành thương mại điện tử đang ngày càng mang lại nhiều
động lực cho sự phục hồi kinh tế vốn chịu tác động nghiêm trọng của đại dịch
COVID-19. Theo báo cáo do Lazada - nền tảng thương mại điện tử hàng đầu
Đông Nam Á - công bố mới đây, tới 52% người bán hàng Indonesia,
Philippines, Thái Lan, Việt Nam, Malaysia Singapore đã đạt mức tăng trưởng
doanh thu cao trong nửa đầu năm 2021, trong khi 70% kỳ vọng rằng mức tăng
doanh thu sẽ tiếp tục được nâng lên thêm 10% trong quý III/2021.
Đại dịch Covid-19 cùng những yêu cầu về giãn cách, phong tỏa, hạn chế tiếp xúc
đã làm doanh nghiệp người tiêu dùng quan tâm hơn đến mua sắm trực tuyến.
Tuy nhiên, đi kèm với sự tiện lợi cũng kèm theo những rủi ro mà người tiêu dùng
cần phải chú ý.
Tại Việt Nam, theo Sách trắng Thương mại điện tử năm 2021, tỷ lệ người dùng
internet tham gia mua sắm trực tuyến đã tăng từ 77% trong năm 2019 lên 88%
trong năm 2020.
sự gia tăng mua hàng qua mạng trong thời kỳ dịch bệnh cũng có nguy cơ mang lại
những tác động tiêu cực cho người tiêu dùng, cụ thể như sau:
- Mua sắm qua mạng quá dễ nhanh làm người tiêu dùng dễ dàng chi tiêu quá
mức thu nhập của bản thân, gia đình: Với sự phát triển của thương mại điện tử
sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, người tiêu dùng được trải nghiệm những dịch
vụ tốt nhất, dễ dàng và nhanh chóng nhất khi mua sắm qua mạng. Chỉ với một vài
click chuột, người tiêu dùng đã có thể mua rất nhiều mặt hàng. Điều này cũng làm
xuất hiện và gia tăng tình trạng chi tiêu quá nhiều, thậm chí quá mức thu nhập của
bản thân gia đình; - Có xu hướng mua những thứ không cần thiết do quá buồn
chán: do quá nhiều thời gian rảnh, người tiêu dùng dễ xu hướng mua sắm
những thứ để thỏa mãn sở thích nhất thời như: đặt mua quá nhiều đồ ăn khi đang
đói, đặt mua nhiều trang phục, thiết bị cho những chuyến đi xa sau khi kết thúc
giãn cách/phong tỏa, đặt mua quá nhiều dụng cụ làm bếp có thể không thực sự hữu
ích, …;
Ảnh hưởng xấu đến môi trường: Khi thương mại điện tử mới phát triển, đây được
coi là hình thức giúp bảo vệ môi trường vì khắc phục được những nhược điểm của
mua sắm truyền thống như người tiêu dùng không cần di chuyển vẫn nhận
được hàng đổi trả hàng. Tuy nhiên, khi mua sắm qua mạng quá nhiều, cùng
với những hình thức vận chuyển nhanh (vận chuyển hỏa tốc, vận chuyển 2 tiếng,
vận chuyển 2 ngày) thì hình thức này đã gây ảnh hưởng xấu tới môi trường. Bên
cạnh đó, việc các nhà bán hàng gói hàng quá kỹ nhằm tăng tính chuyên nghiệp và
làm hài lòng khách hàng cũng gây lãng phí ảnh hưởng nghiêm trọng tới các
nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống;
- Người tiêu dùng đối mặt nhiều hơn với những vi phạm quyền lợi khi mua hàng
qua mạng như: hàng hóa không giống như quảng cáo, hàng không áp dụng đồng
kiểm, hàng giao chậm, đã thanh toán nhưng không giao hàng, bảo mật thông tin
nhân…
Người tiêu dùng nhận sản phẩm giầy thể thao bị lệch cỡ khi mua qua mạng
Bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều những ý rủi ro khi mua hàng online. Các vấn đề
điển hình bị phản ánh, khiếu nại bao gồm:
- Giao sai sản phẩm/sản phẩm có thông số kỹ thuật khác so với quảng cáo trên
trang web;
- Giao hàng chậm;
- Giao thiếu hàng khuyến mãi;
- Giao hàng hỏng nhưng không thu hồi lại;
- Đăng sai giá (điển hình là đăng giá rất rẻ sau đó hủy đơn đặt hàng của người tiêu
dùng);
- Hủy đơn hàng không lý do - người tiêu dùng phải đặt lại với giá cao hơn thời
điểm trước
- Sản phẩm không có nhãn mác/nhãn ghi sản xuất tại Trung Quốc mặc dù quảng
cáo là hàng Mỹ/Nhật Bản;
- Thông báo hết hàng mặc dù trang web vẫn còn hàng nhưng với giá cao hơn;
- Không cung cấp hóa đơn;
- Voucher không thể sử dụng mặc dù vẫn còn hạn;
- Bị lừa đảo khi đặt phòng khách sạn
Như vậy, bên cạnh vấn đề về chất lượng sản phẩm, thương mại điện tử ở Việt Nam
còn tồn tại một vấn đề rất lớn, đó là cung cấp thông tin.
Cuộc đua quảng cáo số: Khi người tiêu dùng tập trung vào mua sắm trực tuyến, các
doanh nghiệp cũng đẩy mạnh hình kinh doanh này. Điều đó đã làm cho “đấu
trường” quảng cáo trở nên cạnh tranh hơn bao giờ hết. Công ty quảng cáo quốc tế
Dentsu (Nhật Bản) đưa ra dự đoán quảng cáo kỹ thuật số sẽ chiếm một nửa tổng
chi tiêu cho quảng cáo của các doanh nghiệp vào năm 2021, với tổng mức chi tiêu
dự kiến là 284 tỷ USD.
Đa dạng kênh mua sắm: Trên thực tế, thói quen của người mua sắm sẽ sự kết
hợp giữa phương thức truyền thống kỹ thuật số. Điều quan trọng đối với các
trang thương mại điện tử phải làm cho việc chuyển đổi giữa các kênh mua bán
trở nên dễ dàng nhất thể đối với người tiêu dùng để sau đại dịch họ vẫn thể
thích ứng với những thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng để tiếp tục phát
triển mạnh mẽ.
Chương 3 : Giải pháp
Bất chấp một số tác động tiêu cực, một thực tế nhiều người tiêu dùng thừa
nhận là mua sắm qua mạng vẫn là một lựa chọn tối ưu trong bối cảnh dịch Covid-
19 diễn biến phức tạp. Chính vì vậy, việc trang bị những kiến thức, kỹ năng để có
thể thực hiện các giao dịch thương mại điện tử một cách tốt nhất là rất cần thiết đối
với mỗi người tiêu dùng. Trong quá trình này, người tiêu dùng thể tham khảo
một số khuyến nghị sau:
-Thứ nhất, ưu tiên mua hàng từ những trang TMĐT uy tín, đăng ký/thông báo
tới Bộ Công Thương. Trong trường hợp mua hàng trên mạng hội, lựa chọn
những tài khoản uy tín, có lịch sử bán hàng lâu dài;
-Tránh mua hàng qua mạng khi thể trạng tinh thần mệt mỏi. Tình trạng này
thể dẫn tới việc không so sánh giá cả/so sánh các nhà bán hàng, mua sắm để thỏa
mãn nhu cầu lúc đó (mua rất nhiều đồ ăn trong lúc đói dẫn tới tình trạng không thể
tiêu thụ hết đồ ăn) hoặc đơn giản là chỉ muốn mua sắm để tâm trạng tốt lên;
-Dành thời gian sắp xếp, dọn dẹp lại đồ đạc trong nhà để biết nhà mình đã
những đồ đạc nào, thực sự cần và không cần đồ gì nhằm tránh tình trạng mua sắm
theo cảm hứng, gây lãng phí tiền bạc và làm giảm lợi ích của thương mại điện tử.
-Ưu tiên mua những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu cơ bản trong đại dịch như: nhu
yếu phẩm, thực phẩm, đồ dùng gia đình, quần áo phục vụ nhu cầu hàng ngày…
Tránh mua những sản phẩm chưa sử dụng được trong thời điểm này như: trang
phục dự tiệc/trang phục dành cho đi du lịch, đồ dã ngoại, thiết bị điện tử dùng cho
những dịp đặc biệt,…
-Tìm hiểu kỹ về các điều kiện và điều khoản của trang web (Term&Conditions),
đặc biệt là những điều khoản về bảo hành, trả lại hàng, hoàn tiền, giao nhận,…;
-Tìm hiểu kỹ về sản phẩm/dịch vụ trước khi mua: người tiêu dùng có thể tìm kiếm
thông tin về sản phẩm/dịch vụ trên internet như: nguồn gốc xuất xứ, tính năng,
đánh giá (review) về sản phẩm/dịch vụ nhằm tránh trường hợp mua phải sản
phẩm/dịch vụ kém chất lượng;
- Cảnh giác với những yêu cầu cung cấp thông tin từ những trang web lạ như: họ
tên, số điện thoại, ngày sinh, địa chỉ, sở thích, tiền sử khám bệnh… Đây có thể là
những trang web sử dụng thông tin người tiêu dùng trái với quy định pháp luật,
gây phiền toái cho người tiêu dùng hoặc thậm chí đánh cắp các thông tin tài chính
của người tiêu dùng;
- Cảnh giác với những trang web/tài khoản mạng xã hội lạ quảng cáo sản
phẩm/dịch vụ với giá rất thấp hoặc khuyến mãi lớn, yêu cầu người tiêu dùng phải
cung cấp thông tin và chia sẻ chương trình;
- Cảnh giác với thông báo về việc trúng thưởng phiếu mua hàng dùng để mua sản
phẩm của công ty, theo đó phiếu mua hàng thường có giá trị nhỏ hơn giá trị sản
phẩm, người tiêu dùng phải chi thêm một khoản tiền nữa. Tuy nhiên, khi nhận
hàng thì sản phẩm thường có giá trị thấp hơn so với khoản tiền người tiêu dùng đã
bỏ ra. Cảnh giác tương tự với hình thức thông báo trúng thưởng và người tiêu dùng
phải đóng tiền thuế/phí để nhận được sản phẩm.
| 1/11

Preview text:

ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢNG CÁO TỚI NHU CẦU MUA SẮM CỦA
NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY QUA MẠNG XÃ HỘI
Chương 1: Cơ sở lý luận + Hành vi tiêu dùng:
Hành vi tiêu dùng là quá trình mà các cá nhân, nhóm, hay tổ chức lựa chọn sử
dụng hàng hóa, dịch vụ, ý tưởng hoặc kinh nghiệm để thỏa mãn nhu cầu hoặc
ước muốn của họ. Định nghĩa về hành vi tiêu dùng này bao gồm rất nhiều hoạt
động và các vai trò khác nhau của người tiêu dùng.
Hành vi tiêu dùng có tính năng động và tương tác vì nó chịu tác động bởi
những yếu tố từ môi trường bên ngoài và có sự tác động trở lại đối với môi trường ấy.
Thuật ngữ hành vi tiêu dùng bao hàm ý nghĩa rất rộng. Nghiên cứu hành vi của
người tiêu dùng giúp cho doanh nghiệp tìm hiểu xem khách hàng mua và sử
dụng hàng hóa như thế nào. Trên cơ sở nhận thức rõ được hành vi của người
tiêu dùng, doanh nghiệp sẽ có căn cứ chắc chắn để trả lời các vấn đề liên quan
tới chiến lược Marketing cần vạch ra. Đó là các vấn đề như sau : Ai mua hàng?
Họ mua hàng hóa dịch vụ gì?
Mục đích mua các hàng hóa, dịch vụ đó?
Họ mua như thế nào? Mua khi nào? ở đâu?
Khái niệm mua sắm qua mạng xã hội
Mua sắm trực tuyến là quá trình mà người tiêu dùng mua sản phẩm hoặc dịch
vụ trên Internet, là những hoạt động tham gia trực tuyến vào việc mua, tiêu dung,
từ bỏ sản phẩm và dịch vụ xảy ra trực tuyến, bao gồm cả quá trình ra quyết định
theo thứ tự và theo sau các hành động đó
Quảng cáo trực tuyến cung cấp thông tin, đẩy nhanh tiến độ giao dịch giữa người
mua và người bán,khách hàng có thể tương tác với quảng cáo,có thể nhấn vào
quảng cáo lấy thông tin cùng với mẫu mã sản phẩm và khách hàng có thể mua sản
phẩm từ các quảng cáo trực tuyến. Quảng cáo trực tuyến cho phép công bố thông
tin và nội dung ngay lập tức mà không bị giới hạn bởi vị trí địa lý hay thời gian.
Quảng cáo trực tuyến trên mạng xã hội là hình thức sử dụng truyền thông xã hội để
tiếp thị quảng cáo, bán hàng trực tuyến, quảng bá sản phẩm, giải đáp thắc mắc,…
Lợi ích của việc mua sắm trực tuyến
Lợi ích cơ bản của mua sắm trực tuyến đối với người tiêu dùng là tiết kiệm
thời gian và chi phí trong quá trình mua sắm. Cụ thể là :
Khi mua sắm trực tuyến, khách hàng không cần phải đến tận cửa hàng hay
siêu thị để mua đủ các sản phẩm. Thay vào, chỉ cần ở tại nhà khách hàng vẫn
có thể tim kiếm, lựa chọn sẩn phẩm/ dịch vụ thông qua internet. Sau khi đã
tìm được món hành mình cần, bước tiếp theo là nhấn váo nút “buy” và sản
phẩm sẽ được chuyển đến nới mà họ mong muốn. Hơn nữa, mua sắm trực
tuyến còn cho phép khách hàng lựa chọn, hay mua bất cứ khi nào họ muốn.
Các gian hàng trên mạng không bao giờ đóng của, khách hàng có thể mua
sắm 24 giờ trong ngày. Vì không cần đến tận nơi mua hàng, mọi người có thể
tiết kiệm được chi phí và thời gian bỏ ra chỉ để di chuyển qua lại giữa các cửa hàng.
Với mua sắm trực tuyến, khách hàng dễ dàng so sánh giá của từng sản phẩm/
dịch vụ giữa các cửa hàng để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất. Họ có thể thỏa
sức cân nhắc giá cả, mẫu mã giữa những cửa hàng mà vị trí thực sự của nó
cách xa nhau cả chục thậm chí là cả trăm km mà không cần phải lo lắng về thời
gian hay tốn quá nhiều chi phí. Khi mua sắm trực tuyến, khách hàng sẽ mua được
sản phẩm với giá rẻ hơn so với loại hình kinh doanh truyền thống. Doanh nghiệp
kinh doanh trực tuyến sẽ không tốn quá nhiều chi phí rất lớn, vì vậy sản phẩm/
dịch vụ sẽ đến tay khách hàng với mức giá tốt nhất. Quyết định mua :
Sau khi đánh giá, người tiêu dung hình thành ý định mua và đi đến quyết định
mua nhãn hiệu đã lựa chọn. Tuy nhiên quá trình chuyển tiếp từ ý định mua
đến quyết định mua còn chịu sự chi phối bởi 4 yếu tố: Mức độ rủi ro
Khả năng đáp ứng của kênh mua sắm, trang web
Khả năng chọn lựa sản phẩm Giá cả
Chương 2: Thực trạng và giải pháp của vấn đề nghiên cứu 1.Thực trạng:
Giãn cách xã hội do đại dịch COVID-19 đã thay đổi những thói quen lâu năm,
khiến ngay cả những người lớn tuổi và các đối tượng tiêu dùng vốn chỉ trung thành
với cách mua hàng truyền thống cũng cân nhắc về việc việc mua sắm trực tuyến.
Với sự xuất hiện của hàng loạt các trang web và ứng dụng sàn thương mại điện tử
trong nước và xuyên biên giới như Shopee, Lazada, Zalora hay JD…, khách hàng
có thể dễ dàng mua sắm mọi thứ, từ đồ tạp hóa, điện tử, cho đến các dịch vụ giáo
dục và đặt phòng khách sạn chỉ với một cú nhấp chuột hoặc những thao tác đơn
giản trên thiết bị di động thông minh và điều quan trọng là với mức giá rất phải
chăng. Có thể thấy rõ ngành thương mại điện tử đang ngày càng mang lại nhiều
động lực cho sự phục hồi kinh tế vốn chịu tác động nghiêm trọng của đại dịch
COVID-19. Theo báo cáo do Lazada - nền tảng thương mại điện tử hàng đầu ở
Đông Nam Á - công bố mới đây, có tới 52% người bán hàng ở Indonesia,
Philippines, Thái Lan, Việt Nam, Malaysia và Singapore đã đạt mức tăng trưởng
doanh thu cao trong nửa đầu năm 2021, trong khi 70% kỳ vọng rằng mức tăng
doanh thu sẽ tiếp tục được nâng lên thêm 10% trong quý III/2021.
Đại dịch Covid-19 cùng những yêu cầu về giãn cách, phong tỏa, hạn chế tiếp xúc
đã làm doanh nghiệp và người tiêu dùng quan tâm hơn đến mua sắm trực tuyến.
Tuy nhiên, đi kèm với sự tiện lợi cũng kèm theo những rủi ro mà người tiêu dùng cần phải chú ý.
Tại Việt Nam, theo Sách trắng Thương mại điện tử năm 2021, tỷ lệ người dùng
internet tham gia mua sắm trực tuyến đã tăng từ 77% trong năm 2019 lên 88% trong năm 2020.
sự gia tăng mua hàng qua mạng trong thời kỳ dịch bệnh cũng có nguy cơ mang lại
những tác động tiêu cực cho người tiêu dùng, cụ thể như sau:
- Mua sắm qua mạng quá dễ và nhanh làm người tiêu dùng dễ dàng chi tiêu quá
mức thu nhập của bản thân, gia đình: Với sự phát triển của thương mại điện tử và
sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, người tiêu dùng được trải nghiệm những dịch
vụ tốt nhất, dễ dàng và nhanh chóng nhất khi mua sắm qua mạng. Chỉ với một vài
click chuột, người tiêu dùng đã có thể mua rất nhiều mặt hàng. Điều này cũng làm
xuất hiện và gia tăng tình trạng chi tiêu quá nhiều, thậm chí quá mức thu nhập của
bản thân và gia đình; - Có xu hướng mua những thứ không cần thiết do quá buồn
chán: do có quá nhiều thời gian rảnh, người tiêu dùng dễ có xu hướng mua sắm
những thứ để thỏa mãn sở thích nhất thời như: đặt mua quá nhiều đồ ăn khi đang
đói, đặt mua nhiều trang phục, thiết bị cho những chuyến đi xa sau khi kết thúc
giãn cách/phong tỏa, đặt mua quá nhiều dụng cụ làm bếp có thể không thực sự hữu ích, …;
Ảnh hưởng xấu đến môi trường: Khi thương mại điện tử mới phát triển, đây được
coi là hình thức giúp bảo vệ môi trường vì khắc phục được những nhược điểm của
mua sắm truyền thống như người tiêu dùng không cần di chuyển mà vẫn nhận
được hàng và đổi – trả hàng. Tuy nhiên, khi mua sắm qua mạng quá nhiều, cùng
với những hình thức vận chuyển nhanh (vận chuyển hỏa tốc, vận chuyển 2 tiếng,
vận chuyển 2 ngày) thì hình thức này đã gây ảnh hưởng xấu tới môi trường. Bên
cạnh đó, việc các nhà bán hàng gói hàng quá kỹ nhằm tăng tính chuyên nghiệp và
làm hài lòng khách hàng cũng gây lãng phí và ảnh hưởng nghiêm trọng tới các
nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống;
- Người tiêu dùng đối mặt nhiều hơn với những vi phạm quyền lợi khi mua hàng
qua mạng như: hàng hóa không giống như quảng cáo, hàng không áp dụng đồng
kiểm, hàng giao chậm, đã thanh toán nhưng không giao hàng, bảo mật thông tin cá nhân…
Người tiêu dùng nhận sản phẩm giầy thể thao bị lệch cỡ khi mua qua mạng
Bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều những ý rủi ro khi mua hàng online. Các vấn đề
điển hình bị phản ánh, khiếu nại bao gồm:
- Giao sai sản phẩm/sản phẩm có thông số kỹ thuật khác so với quảng cáo trên trang web; - Giao hàng chậm;
- Giao thiếu hàng khuyến mãi;
- Giao hàng hỏng nhưng không thu hồi lại;
- Đăng sai giá (điển hình là đăng giá rất rẻ sau đó hủy đơn đặt hàng của người tiêu dùng);
- Hủy đơn hàng không lý do - người tiêu dùng phải đặt lại với giá cao hơn thời điểm trước
- Sản phẩm không có nhãn mác/nhãn ghi sản xuất tại Trung Quốc mặc dù quảng
cáo là hàng Mỹ/Nhật Bản;
- Thông báo hết hàng mặc dù trang web vẫn còn hàng nhưng với giá cao hơn;
- Không cung cấp hóa đơn;
- Voucher không thể sử dụng mặc dù vẫn còn hạn;
- Bị lừa đảo khi đặt phòng khách sạn …
Như vậy, bên cạnh vấn đề về chất lượng sản phẩm, thương mại điện tử ở Việt Nam
còn tồn tại một vấn đề rất lớn, đó là cung cấp thông tin.
Cuộc đua quảng cáo số: Khi người tiêu dùng tập trung vào mua sắm trực tuyến, các
doanh nghiệp cũng đẩy mạnh mô hình kinh doanh này. Điều đó đã làm cho “đấu
trường” quảng cáo trở nên cạnh tranh hơn bao giờ hết. Công ty quảng cáo quốc tế
Dentsu (Nhật Bản) đưa ra dự đoán quảng cáo kỹ thuật số sẽ chiếm một nửa tổng
chi tiêu cho quảng cáo của các doanh nghiệp vào năm 2021, với tổng mức chi tiêu dự kiến là 284 tỷ USD.
Đa dạng kênh mua sắm: Trên thực tế, thói quen của người mua sắm sẽ là sự kết
hợp giữa phương thức truyền thống và kỹ thuật số. Điều quan trọng đối với các
trang thương mại điện tử là phải làm cho việc chuyển đổi giữa các kênh mua bán
trở nên dễ dàng nhất có thể đối với người tiêu dùng để sau đại dịch họ vẫn có thể
thích ứng với những thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng để tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Chương 3 : Giải pháp
Bất chấp một số tác động tiêu cực, có một thực tế mà nhiều người tiêu dùng thừa
nhận là mua sắm qua mạng vẫn là một lựa chọn tối ưu trong bối cảnh dịch Covid-
19 diễn biến phức tạp. Chính vì vậy, việc trang bị những kiến thức, kỹ năng để có
thể thực hiện các giao dịch thương mại điện tử một cách tốt nhất là rất cần thiết đối
với mỗi người tiêu dùng. Trong quá trình này, người tiêu dùng có thể tham khảo
một số khuyến nghị sau:
-Thứ nhất, ưu tiên mua hàng từ những trang TMĐT uy tín, có đăng ký/thông báo
tới Bộ Công Thương. Trong trường hợp mua hàng trên mạng xã hội, lựa chọn
những tài khoản uy tín, có lịch sử bán hàng lâu dài;
-Tránh mua hàng qua mạng khi thể trạng và tinh thần mệt mỏi. Tình trạng này có
thể dẫn tới việc không so sánh giá cả/so sánh các nhà bán hàng, mua sắm để thỏa
mãn nhu cầu lúc đó (mua rất nhiều đồ ăn trong lúc đói dẫn tới tình trạng không thể
tiêu thụ hết đồ ăn) hoặc đơn giản là chỉ muốn mua sắm để tâm trạng tốt lên;
-Dành thời gian sắp xếp, dọn dẹp lại đồ đạc trong nhà để biết rõ nhà mình đã có
những đồ đạc nào, thực sự cần và không cần đồ gì nhằm tránh tình trạng mua sắm
theo cảm hứng, gây lãng phí tiền bạc và làm giảm lợi ích của thương mại điện tử.
-Ưu tiên mua những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu cơ bản trong đại dịch như: nhu
yếu phẩm, thực phẩm, đồ dùng gia đình, quần áo phục vụ nhu cầu hàng ngày…
Tránh mua những sản phẩm chưa sử dụng được trong thời điểm này như: trang
phục dự tiệc/trang phục dành cho đi du lịch, đồ dã ngoại, thiết bị điện tử dùng cho
những dịp đặc biệt,…
-Tìm hiểu kỹ về các điều kiện và điều khoản của trang web (Term&Conditions),
đặc biệt là những điều khoản về bảo hành, trả lại hàng, hoàn tiền, giao nhận,…;
-Tìm hiểu kỹ về sản phẩm/dịch vụ trước khi mua: người tiêu dùng có thể tìm kiếm
thông tin về sản phẩm/dịch vụ trên internet như: nguồn gốc xuất xứ, tính năng,
đánh giá (review) về sản phẩm/dịch vụ nhằm tránh trường hợp mua phải sản
phẩm/dịch vụ kém chất lượng;
- Cảnh giác với những yêu cầu cung cấp thông tin từ những trang web lạ như: họ
tên, số điện thoại, ngày sinh, địa chỉ, sở thích, tiền sử khám bệnh… Đây có thể là
những trang web sử dụng thông tin người tiêu dùng trái với quy định pháp luật,
gây phiền toái cho người tiêu dùng hoặc thậm chí đánh cắp các thông tin tài chính của người tiêu dùng;
- Cảnh giác với những trang web/tài khoản mạng xã hội lạ quảng cáo sản
phẩm/dịch vụ với giá rất thấp hoặc khuyến mãi lớn, yêu cầu người tiêu dùng phải
cung cấp thông tin và chia sẻ chương trình;
- Cảnh giác với thông báo về việc trúng thưởng phiếu mua hàng dùng để mua sản
phẩm của công ty, theo đó phiếu mua hàng thường có giá trị nhỏ hơn giá trị sản
phẩm, người tiêu dùng phải chi thêm một khoản tiền nữa. Tuy nhiên, khi nhận
hàng thì sản phẩm thường có giá trị thấp hơn so với khoản tiền người tiêu dùng đã
bỏ ra. Cảnh giác tương tự với hình thức thông báo trúng thưởng và người tiêu dùng
phải đóng tiền thuế/phí để nhận được sản phẩm.