-
Thông tin
-
Quiz
Ảnh hưởng của việc sử dụng smartphone đối với tâm lý và sức khoẻ của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong thời đại 4.0 ngày nay | Bài thi cuối kì Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn
Đối mặt với sự bùng nổ công nghệ và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc sử dụng smartphone đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của con người. Trong bối cảnh này, nghiên cứu về "Ảnh hưởng của việc sử dụng smartphone đối với tâm lý và sức khoẻ của sinh viên trong thời đại 4.0 ngày nay" là một đề tài vô cùng cấp thiết. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Ảnh hưởng của việc sử dụng smartphone đối với tâm lý và sức khoẻ của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong thời đại 4.0 ngày nay | Bài thi cuối kì Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn
Đối mặt với sự bùng nổ công nghệ và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc sử dụng smartphone đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của con người. Trong bối cảnh này, nghiên cứu về "Ảnh hưởng của việc sử dụng smartphone đối với tâm lý và sức khoẻ của sinh viên trong thời đại 4.0 ngày nay" là một đề tài vô cùng cấp thiết. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn 69 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN BÀI THI HỌC PHẦN
MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Họ và tên sinh viên : Trương Thị Ngọc Anh Mã sinh viên : 2256090004 Lớp tín chỉ : TG51001_K42.1 Hà Nội, 2023 LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, trước khi bắt đầu đề tài Phương pháp nghiên cứu Khoa học Xã hội và
Nhân văn, em xin được bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn tới nhà trường đã tạo
điều kiện cho em học tập và tiếp cận môn học này. Đặc biệt, bản thân em muốn gửi
lời cảm ơn đến Giảng viên Phan Thị Thanh Hải - người đã trực tiếp giảng dạy tận
tình, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm quý báu của mình và giúp đỡ em trong quá trình học tập.
Em đã rất cố gắng để hoàn thiện báo cáo nghiên cứu này một các hoàn chỉnh nhất
nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Em rất mong
nhận được sự góp ý, nhận xét từ phía thầy (cô) để em có thể hoàn thiện hơn bài tập
này và cũng là rút kinh nghiệm để những nghiên cứu sau này đạt được hiệu quả tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn! 2 BÀI TẬP CUỐI KỲ
MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐỀ BÀI
Câu 1: Anh (chị) hãy nêu tên một vấn đề nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã
hội và nhân văn, xác định:
1. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu.
2. Đối tượng khảo sát và giới hạn phạm vi nghiên cứu
3. Khái niệm trung tâm và các khái niệm liên quan
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5. Kết cấu nội dung chi tiết của đề tài
Câu 2: Anh (chị) hãy trình bày quy trình thực hiện phương pháp nghiên cứu tài
liệu; Vận dụng phương pháp để xây dựng tổng quan tài liệu cho đề tài mà anh (chị) lựa chọn. BÀI LÀM
ĐỀ TÀI CHUNG: Ảnh hưởng của việc sử dụng smartphone đối với tâm lý và sức
khoẻ của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong thời đại 4.0 ngày nay. CÂU 1:
1. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
- Nâng cao nhận thức, tầm hiểu biết nhằm tạo ra một môi trường lành mạnh,
phát triển toàn diện cho con người.
- Nâng cao tính kỉ luật, đề cao tính tự quản trong việc sử dụng các thiết bị điện tử thông minh.
- Nhằm hướng đến sự thay đổi tích cực hơn về tâm lý và sức khoẻ của sinh viên.
- Hướng đến việc cải thiện đời sống xã hội.
Mục tiêu nghiên cứu:
- Đề xuất các biện pháp cải thiện để giảm bớt sự tác động tiêu cực của
smartphone đối với đời sống. 3
- Thống kê số liệu thời gian cụ thể về mức độ trung bình một ngày sử dụng
smartphone của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay.
- Hệ thống hoá các mặt tích cực, tiêu cực mà smartphone đã tác động tới đời
sống thể chất và xã hội của con người.
- Đánh giá mức độ gây ảnh hưởng của smartphone tới các khía cạnh khác
nhau về tâm lý và sức khoẻ.
2. Đối tượng khảo sát và giới hạn phạm vi nghiên cứu
Đối tượng khảo sát:
Sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã và đang sử dụng smartphone
Giới hạn phạm vi nghiên cứu: o
Phạm vi nội dung: Tâm lý và sức khoẻ của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền o
Giới hạn không gian: Học viện Báo chí và Tuyên truyền o
Giới hạn thời gian: tháng 1/ 2023 đến tháng 6/ 2023
3. Khái niệm trung tâm và các khái niệm liên quan
Khái niệm trung tâm:
- “Ảnh hưởng” là sự tác động do mạng xã hội tạo ra và để lại kết quả nhất
định lên một đối tượng nào đó.
- “Sử dụng smartphone” là hành động thao tác, tương tác với điện thoại thông
minh để truy cập thông tin, giải trí và sử dụng ứng dụng.
- “Tâm lý” là tất cả các hiện tượng tinh thần xảy ra trong đầu óc con người, nó
gắn liền và điều hành mọi hành vi, hoạt động của con người.
- “Sức khoẻ” là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tâm thần và xã hội
chứ không chỉ bao gồm tình trạng không có bệnh hay thương tật.
Khái niệm liên quan: o
Mở rộng khái niệm:
- “Thời đại 4.0” là thời đại công nghiệp, nơi mà công nghệ số đóng vai trò
trung tâm trong nhiều khía cạnh của cuộc sống.
- “Chất lượng cuộc sống” là đánh giá cách mà việc sử dụng smartphone có thể
tác động đến chất lượng cuộc sống toàn diện của sinh viên, từ khía cạnh cá
nhân cho đến mối quan hệ xã hội và sự phát triển nghề nghiệp. 4 o Thu hẹp khái niệm:
- “Ứng dụng” là các phần mềm điện tử có tác động, ảnh hưởng tới vấn đề sức
khoẻ và tâm lý con người.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Triết học Mác Lênin, Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Phương pháp nghiên cứu: áp dụng nhiều phương pháp như nghiên cứu tài
liệu, phương pháp điều tra, phương pháp phân tích - tổng hợp.
5. Kết cấu nội dung chi tiết của đề tài PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đối mặt với sự bùng nổ công nghệ và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc sử
dụng smartphone đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng
ngày của con người. Trong bối cảnh này, nghiên cứu về "Ảnh hưởng của việc sử
dụng smartphone đối với tâm lý và sức khoẻ của sinh viên trong thời đại 4.0 ngày
nay" là một đề tài vô cùng cấp thiết.
Tâm lý và sức khoẻ của sinh viên đang đối mặt với những thách thức lớn từ sự
phổ cập rộng rãi của smartphone. Việc sử dụng liên tục, thậm chí là quá mức, có
thể ảnh hưởng đáng kể đến tâm trạng, tình trạng tinh thần, và sức khỏe tổng thể của
họ. Việc tiếp cận thông tin nhanh chóng, xã hội mạng và ứng dụng giải trí có thể
tạo ra những áp lực và tác động mà sinh viên chưa chắc đã có khả năng tự bảo vệ.
Tình trạng nomophobia (lo sợ khi không có điện thoại) cũng góp phần vào vấn
đề tăng cường áp lực học tập. Sinh viên ngày nay thường xuyên sử dụng điện thoại
di động để tiếp cận nội dung học tập, nhưng cũng dễ mất tập trung và trở nên
nghiện điện thoại, ảnh hưởng đến hiệu suất học tập và sự sáng tạo.
Một khía cạnh quan trọng khác của vấn đề là tác động của mạng xã hội đến mối
quan hệ xã hội và tâm lý của sinh viên. Qua smartphone, họ dễ dàng kết nối với
bạn bè, gia đình, và cả thế giới. Tuy nhiên, sự phụ thuộc vào mạng xã hội cũng có
thể tạo ra cảm giác cô lập, căng thẳng và sự so sánh không lành mạnh với người khác.
Với những thách thức này, việc hiểu rõ và đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng
smartphone là cực kỳ quan trọng. Nghiên cứu này không chỉ hướng đến việc phân 5
tích vấn đề, mà còn mở ra hướng đi mới trong việc xây dựng các chiến lược quản
lý và giáo dục về việc sử dụng thông minh smartphone cho sinh viên.
Đặc biệt, tầm quan trọng của đề tài này được thể hiện qua việc nó có thể cung
cấp giải pháp và gợi ý để cải thiện tình hình tâm lý và sức khoẻ của sinh viên trong
môi trường đầy thách thức và áp lực. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến sinh viên
hiện tại mà còn có tác động lâu dài, tạo ra những đóng góp quan trọng cho sự phát
triển của giáo dục và xã hội trong thời đại 4.0 ngày nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tình hình nghiên cứu về đề tài "Ảnh hưởng của việc sử dụng smartphone đối với
tâm lý và sức khoẻ của sinh viên" ngày càng trở nên quan trọng và được chú ý
rộng rãi trong cộng đồng nghiên cứu. Các nghiên cứu này tập trung vào việc đánh
giá những tác động tiêu cực và tích cực của việc sử dụng smartphone đối với sinh viên.
Chất lượng giấc ngủ, tâm lý và sức khoẻ tinh thần của sinh viên đang là những
khía cạnh được quan tâm nhiều nhất. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng
smartphone vào buổi tối có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ do ánh
sáng màn hình. Ngoài ra, áp lực từ các trang mạng xã hội và tiêu thụ thông tin liên
tục cũng có thể gây ra tình trạng căng thẳng và lo âu.
Mặc dù smartphone mang lại tiện ích về giao tiếp và giải trí, nhưng cũng có những
tác động tiêu cực, đặc biệt là khi sử dụng quá mức. Cần có sự cân nhắc và nhận
thức về tác động của việc sử dụng smartphone đối với tâm lý và sức khoẻ của sinh
viên, từ đó đề xuất những phương pháp quản lý hợp lý để tối ưu hóa lợi ích và
giảm thiểu tác động tiêu cực.
Có rất nhiều nguồn tài liệu điển hình cho vấn đề sử dụng smartphone gây ảnh
hưởng tới sức khoẻ, tinh thần con người:
Năm 2016, nhóm tác giả Lê Đỗ Mười Thương, Đỗ Thị Thuỳ Linh, Lê Thị Thu
Sương, Nguyễn Thị Hương Liên đã nghiên cứu và phân tích đề tài “sự ảnh hưởng
của việc sử dụng điện thoại thông minh đến chất lượng giấc ngủ và các yếu tố tâm
lý của sinh viên trường cao đẳng Y tế Quảng Nam” bằng cách thu thập dữ liệu cụ
thể, qua đó xác định được mối tương quan giữa chỉ số PSQI (chỉ số rối loạn giấc
ngủ) tổng thể và tình trạng trầm cảm, lo âu, căng thẳng. 6
Theo Wikipedia, một báo cáo xuất bản trong Clinical Psychological Science năm
2018 nổi bật hai cuộc điều tra các tầng lớp khác nhau của 506.820 học sinh trung
học Mỹ và thấy rằng việc sử dụng phương tiện kỹ thuật số có liên quan đến tỷ lệ
trầm cảm cao hơn và tự tử. Họ kết luận rằng thời gian gắn bó với các thiết bị điện
tử nhiều hơn và ít thời gian hơn cho "các hoạt động phi màn hình".
Cũng theo Wikipedia, một báo cáo kỹ thuật năm 2016 của Chassiakos, Radesky và
Christakis đã xác định các lợi ích và mối quan tâm đối với sức khỏe tâm thần của
thanh thiếu niên về việc sử dụng phương tiện kỹ thuật số. Nó cho thấy có một sự
suy giảm về hạnh phúc và sự hài lòng trong cuộc sống đối với độ tuổi thanh thiếu
niên, đặc biệt là những người thụ động sử dụng phương tiện truyền thông xã hội.
3. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
- Đưa ra các giải pháp phù hợp để thay đổi nhận thức, nâng cao tính kỉ luật cho người sử dụng. - Nâng cao nhận thức:
+ Đối với phụ huynh và giáo viên: góp phần trong việc xem xét lại cách sử
dụng và quản lý hợp lý smartphone trong gia đình và giáo dục nhằm tạo ra
một môi trường lành mạnh hơn cho sự phát triển của con người.
+ Đối với các nhà chính trị gia, nhà quản lý chính sách và ngành y tế: có
cách quản lý và định hướng sử dụng smartphone để sinh viên hiểu được tác
động của việc sử dụng smartphone đến tâm lý và sức khoẻ của mình. Từ đó
phát triển khả năng tự quản lý và sử dụng công nghệ thông tin một cách có ích.
- Hướng đến xây dựng môi trường sống lành mạnh cân bằng, phát triển toàn
diện về mặt tâm lý và sức khoẻ.
Mục tiêu nghiên cứu: a. Mục tiêu chính:
- Phân tích các ảnh hưởng tiêu cực và tích cực của việc sử dụng smartphone
đến với tâm lý và sức khoẻ của thanh thiếu niên.
- Nghiên cứu và làm rõ mức độ sử dụng smartphone của thanh thiếu niên tại
Hà Nội trong thời đại 4.0.
- Đề xuất các chính sách và biện pháp giáo dục. 7 b. Mục tiêu bộ phận:
- Làm rõ về tần suất, thời gian và mục đích sử dụng.
- Tìm hiểu về các áp lực xã hội, tình trạng mất ngủ kéo dài, căng thẳng, mất
tập trung và các vấn đề tâm lý khác liên quan.
4. Đối tượng khảo sát và phạm vi giới hạn nghiên cứu
Đối tượng khảo sát:
Sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã và đang sử dụng smartphone
Giới hạn phạm vi nghiên cứu: o
Phạm vi nội dung: Tâm lý và sức khoẻ của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền o
Giới hạn không gian: Học viện Báo chí và Tuyên truyền o
Giới hạn thời gian: tháng 1/ 2023 đến tháng 6/ 2023
5. Khái niệm trung tâm và các khái niệm liên quan
Khái niệm trung tâm:
- “Ảnh hưởng” là sự tác động do mạng xã hội tạo ra và để lại kết quả nhất
định lên một đối tượng nào đó.
- “Sử dụng smartphone” là hành động thao tác, tương tác với điện thoại thông
minh để truy cập thông tin, giải trí và sử dụng ứng dụng.
- “Tâm lý” là tất cả các hiện tượng tinh thần xảy ra trong đầu óc con người, nó
gắn liền và điều hành mọi hành vi, hoạt động của con người.
- “Sức khoẻ” là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tâm thần và xã hội
chứ không chỉ bao gồm tình trạng không có bệnh hay thương tật.
Khái niệm liên quan: a. Mở rộng khái niệm:
- “Thời đại 4.0” là thời đại công nghiệp, nơi mà công nghệ số đóng vai trò
trung tâm trong nhiều khía cạnh của cuộc sống.
- “Chất lượng cuộc sống” là đánh giá cách mà việc sử dụng smartphone có thể
tác động đến chất lượng cuộc sống toàn diện của sinh viên, từ khía cạnh cá
nhân cho đến mối quan hệ xã hội và sự phát triển nghề nghiệp. b. Thu hẹp khái niệm:
- “Ứng dụng” là các phần mềm điện tử có tác động, ảnh hưởng tới vấn đề sức
khoẻ và tâm lý con người. 8
6. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết tích cực:
- Sử dụng smartphone có thể cung cấp lợi ích về kết nối xã hội, tiếp cận thông
tin và giải trí, góp phần vào sự phát triển và hỗ trợ tâm lý của sinh viên.
Giả thuyết tiêu cực:
- Sử dụng quá mức và không kiểm soát smartphone có thể dẫn đến tình trạng
dễ lo lắng, stress, căng thẳng đầu óc và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ,
ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và sức khỏe sinh viên.
7. Điều kiện và nhân tố ảnh hưởng đến đối tượng nghiên cứu
Điều kiện khách quan:
- Sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là sự gia tăng của các thiết bị di động
như smartphone đã tạo ra môi trường tác động lớn cho con người.
- Các yếu tố trong môi trường sống bao gồm gia đình, trường học, bạn bè và
xã hội, có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng smartphone và tác động của nó
đến tâm lý và sức khoẻ của sinh viên.
- Quy định xã hội, chuẩn mực và thông tin từ phương tiện truyền thông có thể
tạo ra áp lực và ảnh hưởng đến việc sử dụng smartphone của thanh thiếu niên. Nhân tố chủ quan:
- Mức độ nhận thức và hiểu biết của thanh thiếu niên về ảnh hưởng của việc
sử dụng smartphone đối với tâm lý và sức khoẻ của mình có thể ảnh hưởng
đến hành vi sử dụng của họ.
- Khả năng tự điều chỉnh, kiểm soát và khả năng thiết lập giới hạn về việc sử
dụng smartphone cũng ảnh hưởng đến tác động của nó lên tâm lý và sức
khoẻ của thanh thiếu niên.
8. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Triết học Mác Lênin, Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Phương pháp nghiên cứu: áp dụng nhiều phương pháp như nghiên cứu tài
liệu, phương pháp điều tra, phương pháp phân tích - tổng hợp.
9. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Ý nghĩa lý luận: 9
- Góp phần tạo nền tảng lý luận cho việc hiểu đúng và chi tiết về mối quan hệ
giữa công nghệ và sức khỏe tinh thần.
- Cung cấp thông tin về nguyên nhân và kết quả của việc sử dụng smartphone,
giúp lý giải rõ ràng hơn về cơ chế tác động của công nghệ lên tâm lý và sức khỏe.
Ý nghĩa thực tiễn:
- Kết quả nghiên cứu có thể cung cấp thông tin hữu ích để các tổ chức giáo
dục và trường học nhận thức rõ hơn về những thách thức mà sinh viên đang
phải đối mặt trong thời đại công nghệ, từ đó xây dựng chính sách giáo dục phù hợp.
- Đề xuất các chiến lược hỗ trợ tâm lý cho sinh viên, giúp họ đối mặt với
thách thức của công nghệ một cách tích cực và linh hoạt hơn.
10.Đóng góp mới của đề tài
- Thông qua việc phân tích số liệu, đánh giá được mức độ ảnh hưởng của thiết
bị di động đối với sinh viên Học viện Báo chí và tuyên truyền nói riêng và
con người trong xã hội nói chung.
- Đề xuất so sánh giữa các nhóm sinh viên sử dụng và không sử dụng
smartphone để đánh giá rõ ràng hơn về ảnh hưởng của công nghệ, từ đó tạo
ra cơ sở để so sánh và đưa ra những kết luận chính xác và khách quan. PHẦN NỘI DUNG:
Chương I. Cơ sở lý luận
1. Các khái niệm cơ bản: - Sử dụng smartphone
- Ảnh hưởng của việc sử dụng smartphone - Tâm lý - Sức khoẻ
2. Đặc điểm cơ bản của đối tượng và khách thể nghiên cứu:
- Sinh viên năm nhất, năm hai, năm ba, năm tư của trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
- Người có trình độ sử dụng công nghệ cơ bản đến chuyên sâu.
- Các đối tượng và khách thể sẽ tham gia vào các cuộc trò chuyện, khảo sát và
nhóm thảo luận để chia sẻ quan điểm và trải nghiệm của bản thân. 10
Chương II. Thực trạng của việc sử dụng smartphone gây ảnh hưởng tới tâm
lý và sức khoẻ của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong thời đại 4.0 ngày nay
1. Khảo sát thực trạng:
Thực trạng của việc sử dụng smartphone gây ảnh hưởng tới tâm lý và sức khoẻ của sinh viên:
- Mục đích sử dụng: Tăng cường việc kết nối xã hội, nhiều trải nghiệm mới,
thay đổi cách sinh viên học tập (phụ thuộc, lạm dụng trong việc tìm kiếm tài liệu,..)
- Dẫn đến sự tập trung kém, dễ bị xao nhãng từ các thông báo của các ứng dụng trực tuyến.
- Các vấn đề đặt ra từ đề tài: từ thực trạng, rút được ưu nhược điểm của
smartphone đối với đời sống con người hiện nay.
2. Các yếu tố tác động: Nguyên nhân chủ quan:
- Do thói quen sử dụng thường xuyên
- Do tự áp lực bản thân để duy trì mối quan hệ xã hội Nguyên nhân khách quan:
- Sự hấp dẫn, thú vị từ các ứng dụng trò chơi, mạng xã hội
- Nhu cầu sử dụng phục vụ để học tập, làm việc 3. Giải pháp:
- Xây dựng chương trình giáo dục về sự ảnh hưởng của smartphone đến tâm lý và sức khỏe.
- Khuyến khích thiết lập thời gian gián đoạn không sử dụng smartphone để
giảm căng thẳng và áp lực.
- Cung cấp dịch vụ tư vấn tâm lý và hỗ trợ tinh thần để giúp sinh viên đối mặt
với áp lực và thách thức từ việc sử dụng smartphone.
Chương III. Kết quả nghiên cứu
Tóm lược lại toàn bộ đề tài bằng các luận điểm, khẳng định lại tầm quan trọng của
việc nghiên cứu về vấn đề “ảnh hưởng của việc sử dụng smartphone đói với sức
khoẻ và tâm lý của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong thời đại 4.0 ngày nay". 11 TÀI LIỆU THAM KHẢO Ảnh
hưởng của việc sử dụng điện thoại thông minh đến chất lượng giấc ngủ
và các yếu tố tâm lý của sinh viên trường cao đẳng Y tế Quảng Nam Sử
dụng phương tiện kỹ thuật số và sức khỏe tâm thần – Wikipedia tiếng Việt CÂU 2:
1. Quy trình thực hiện phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp thu thập và phân loại tài liệu
Thu thập tài liệu là bước đầu tiên, cần thiết và quan trọng cho bất kỳ hoạt
động nghiên cứu khoa học nào. Việc thu thập tài liệu giúp nhà nghiên cứu
tránh được sự trùng lặp với các nghiên cứu đã hàon thành; Người nghiên cứu
có thêm kiến thức sâu, rộng về lĩnh vực nghiên cứu đang theo đuổi, làm rõ
hơn đề tài nghiên cứu đã lựa chọn.
Căn cứ vào vấn đề nghiên cứu và xuất phát từ giả thuyết khoa học, nhà
nghiên cứu tiến hành xác định nguồn tài liệu, tìm kiếm và lựa chọn những tài
liệu cần thiết nhằm làm sáng rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn để chứng
minh cho gải thuyết khoa học của mình.
Tính hữu ích của một tài liệu khoa học được xác định bằng giá trị nội dung,
tính thời sự cũng như khả năng tương thích của nó đối với vấn đề nghiên
cứu mà nhà khoa học quan tâm. Đối với một vấn đề nghiên cứu khoa học xã
hội và nhân văn, tính hữu ích của thông tin và giá trị của tài liệu trùng khớp
khi nó tương đồng với mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể. Phân loại tài liệu:
Được tiến hành sau khi thu thập tài liệu để chuẩn bị cho quá trình đọc, khai thác nội dung.
Là phương pháp sắp xếp tài liệu khoa học tàhnh hệ thống logic chặt chẽ từng
mặt, từng đơn vị kiến thức, từng vấn đề khao học có cùng dấu hiệu theo mục
đích sử dụng của nhà nghiên cứu.
Có nhiều hình thức phân loại: theo tác gỉa, theo thời gian công bố, hình thức công bố. 12
Phân tích và tổng hợp tài liệu: Phân tích tài liệu:
Là nghiên cứu về một chủ đề bằng cách tách chúng thành từng bộ phận, từng mặt, từng vấn đề
Xác định độ tin cậy, tính khách quan, tính cập nhật của tài liệu, giới hạn và
phạm vi của vấn đề mà tài liệu đề cập đến. Mục đích để phân tích hình thức
và nội dung tài liệu, xác định hữu ích của tài liệu và phạm vi có thể kế thừa
nội dung tài liệu, xác định nguồn tài liệu, nhà nghiên cứu xác định mức độ
phải xử lý tài liệu theo mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của mình.
Sau khi phân tích, tiến hành phân tích một số tiêu chí cơ bản. Lập một phiếu
phân tích tài liệu đối với mỗi tài liệu hay mỗi nhóm tài liệu cụ thể. Từ đó,
thiết kế nội dung của mỗi phiếu phân tich staif liệu. Chúng phải được xây
dựng theo các tiêu chí: chủ đề chính của tài liệu, nội dung cơ bản, mục đích,
phạm vi nghiên cứu, mức độ sử dụng thông tin tài liệu. Tổng hợp tài liệu
Liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin từ tài liệu, tài liệu thu thập nhằm
hiểu sâu sắc về chủ đề nghiên cứu.
Được thực hiện trên cơ sở kết quả phân tích tài liệu, cho phép nàh nghiên
cứu khái quát, toàn diện về vấn đề nghiên cứu.
Nhằm mục đích xác định tính tương thích của tài liệu so với mục tiêu nhiệm vụ nghiên cứu đề ra.
Phương pháp đọc và ghi chép tài liệu Đọc tài liệu
Gắn liền với hành vi tư duy.
Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu của từng đề tài cụ thể có thể có nhiều cách
đọc khác nhau: đọc thông thường, đọc nhanh, đọc trượt, đọc quét, đọc sâu.
Cần điều chỉnh tốc độ đọc phù hợp. Đọc tổng quát nhằm xác định những
phần, những trang phải đọc kỹ. Ghi chép tài liệu 13
Sau khi đọc toàn bộ tài liệu, cần tiến hành đọc kỹ và ghi chép nội dung tài
liệu có ý nghĩa và liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu.
Phương pháp thực hiện tóm tắt khoa học
Nhằm loại bỏ những thông tin không cần thiết, làm nổi bật lên nội dung tài
liệu mà thích ứng và cần thiết với vấn đề nghiên cứu.
Tuỳ nội dung vấn đề, nội dung thông tin sẽ có cách tóm tắt theo từng mức
độ khác nhau về độ dài, mức độ chi tiết, đánh giá, phê phán, tóm tắt toàn bộ
hay từng phần: tóm tắt lược thuật, bản lược thuật và tóm tắt tổng thuật.
2. Vận dụng phương pháp để xây dựng tổng quan tài liệu cho đề tài mà
anh (chị) lựa chọn
DANH SÁCH TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU STT TÀI LIỆU TÁC GIẢ LINK TÀI LIỆU 1
“Ảnh hưởng của việc sử Nhóm tác giả:
Ảnh hưởng của việc sử
dụng điện thoại thông minh Lê Đỗ Mười dụng điện thoại thông
đến chất lượng giấc ngủ và Thương, Đỗ Thị minh đến chất lượng
các yếu tố tâm lý của sinh Thuỳ Linh, Lê
giấc ngủ và các yếu tố
viên trường cao đẳng Y tế Thị Thu Sương, tâm lý của sinh viên
Quảng Nam” (2016) (nguồn: Nguyễn Thị trường cao đẳng Y tế
Đại học Quốc gia Hà Nội) Hương Liên Quảng Nam 2
“Sức khoẻ tâm thần suy Kiến Văn Sức khỏe tâm thần suy giảm vì smartphone" (2022) giảm vì smartphone (nguồn: Báo Thanh Niên) 3 “"Đại dịch" mang tên M.Tiến - M.Trí "Đại dịch" mang tên smartphones: Cai nghiện smartphones: Cai nghiện
smartphones như thế nào?” smartphones như thế (2022) (nguồn: Công an nào? (bài cuối) Nhân dân) 4
“Vì sao trẻ nghiện điện Vy Trang Vì sao trẻ nghiện điện 14 thoại?” (2022) (nguồn: thoại VnExpress) 5
“Ánh sáng xanh từ điện thoại Bác sĩ Nguyễn Ánh sáng xanh từ điện
làm tăng nguy cơ ung thư” Triệu Vũ thoại làm tăng nguy cơ (2018) (nguồn: VnExpress) ung thư - VnExpress Sức khỏe 6
“Báo động, 1/4 giới trẻ M.Anh Báo động, 1/4 giới trẻ
nghiện điện thoại như nghiện nghiện điện thoại như
thuốc phiện” (2019) (nguồn: nghiện thuốc phiện VietNamNet) 7 “Chứng nghiện smartphone Thiên Minh Chứng nghiện
tác động đến sức khỏe tâm smartphone tác động đến
thần giới trẻ” (2016) (nguồn:
sức khỏe tâm thần giới Công an Nhân dân) trẻ 8
“Người Việt "nghiện" điện Khải Phạm Người Việt "nghiện"
thoại, mạng xã hội ngày
điện thoại, mạng xã hội
càng trẻ hóa” (2023) (nguồn: ngày càng trẻ hóa Dân Việt) 9
“Đến lúc ngăn trẻ "nghiện" Hải Yến, Anh Đến lúc ngăn trẻ
điện thoại thông minh!” Thư "nghiện" điện thoại (2023) (nguồn: Người Lao thông minh! Động) 10
“Sử dụng điện thoại di động Cẩm Ly Sử dụng điện thoại di
ở mức độ vừa phải có thể tốt
động ở mức độ vừa phải
cho sức khỏe tâm thần của
có thể tốt cho sức khỏe thanh thiếu niên” (2023)
tâm thần của thanh thiếu (nguồn: 60giay.com) niên CHI TIẾT 15
1. “Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại thông minh đến chất lượng
giấc ngủ và các yếu tố tâm lý của sinh viên trường cao đẳng Y tế Quảng
Nam” - 2016 - ĐHQGHN - Nhóm tác giả: Lê Đỗ Mười Thương, Đỗ Thị
Thuỳ Linh, Lê Thị Thu Sương, Nguyễn Thị Hương Liên. Nội dung tài liệu:
Nghiên cứu tập trung vào thực trạng và mối quan hệ giữa sử dụng smartphone đối
với chất lượng giấc ngủ và tâm lý của sinh viên. Kết quả cho thấy có mối liên quan
giữa sử dụng smartphone quá mức và vấn đề về giấc ngủ kém, trầm cảm, lo âu, và
căng thẳng. Nhóm sử dụng smartphone quá mức thường xuyên gặp phải những vấn
đề này hơn so với nhóm còn lại. Mối tương quan giữa chỉ số PSQI tổng thể và tâm
lý như trầm cảm, lo âu, và căng thẳng được xác định. Giới tính, mức độ sử dụng
smartphone và môi trường gia đình được xem xét là những yếu tố quyết định đáng
chú ý đối với tâm lý và chất lượng giấc ngủ của sinh viên. Kết luận nghiên cứu là
sử dụng điện thoại thông minh quá mức có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức
khỏe tâm lý và giấc ngủ của sinh viên và đề xuất có những biện pháp can thiệp hợp
lý để giảm thiểu tác động tiêu cực này. Áp dụng vào đề tài:
- Vận dụng các số liệu nghiên cứu cụ thể để tăng tính minh bạch và độ tin cậy cao hơn.
- Có kết quả sức khoẻ cụ thể về chất lượng giấc ngủ của sinh viên khi sử dụng smartphone quá mức.
- Xây dựng được cái nhìn bao quát về mối tương quan giữa chỉ số PSQI và
tình trạng trầm cảm, lo âu, căng thẳng.
Tổng quan đánh giá tài liệu: o Ưu điểm:
- Cung cấp các con số chi tiết về tình trạng sử dụng smartphone và chất lượng
giấc ngủ, điều này làm tăng tính thuyết phục của nghiên cứu.
- Tài liệu có khả năng kết nối giữa sử dụng smartphone và ảnh hưởng đến tâm
lý và giấc ngủ, giúp người đọc hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa hai khía cạnh này. o Nhược điểm: 16
- Dữ liệu tài liệu chỉ giới hạn đến năm 2015, có thể đã có sự thay đổi trong xu
hướng sử dụng smartphone và ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần từ thời
điểm đó đến hiện tại.
- Tài liệu tập trung chủ yếu vào sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam,
điều này có thể làm giảm khả năng áp dụng kết quả cho nhóm đối tượng rộng hơn.
- Tài liệu chỉ nói đến việc sử dụng quá mức và nghiện smartphone mà không
cung cấp định nghĩa hoặc tiêu chí cụ thể cho mức độ này.
2. “Sức khoẻ tâm thần suy giảm vì smartphone" - 2022 - Báo Thanh Niên - tác giả Kiến Văn Nội dung tài liệu:
Báo cáo của Sapien Labs đã phát hiện rằng việc sử dụng smartphone, đặc biệt là ở
độ tuổi 18-24 có thể dẫn đến suy giảm về sức khỏe tâm thần. Trước sự phổ biến
của internet và smartphone, thời gian dành cho giao tiếp trực tiếp đã giảm đáng kể,
ảnh hưởng đến kỹ năng xã hội quan trọng. Những người sử dụng smartphone nhiều
có thể gặp vấn đề như suy nghĩ ám ảnh, tự ti, cảm giác xa rời thực tế và ý nghĩ tự
tử. Dữ liệu thu thập từ 34 quốc gia chỉ ra rằng sự suy giảm về sức khỏe tâm thần đã
bắt đầu trước đại dịch, đồng thời điều này tăng cao kể từ năm 2010 - đồng thời kỳ
mà smartphone trở nên phổ biến. Sự giảm thời gian tham gia xã hội trực tiếp và
tăng cảm giác cô lập được xác định là một trong những nguyên nhân chính. Báo
cáo kết luận rằng những triệu chứng này phản ánh sự suy giảm của "Bản thân xã
hội" và chỉ số về cách mọi người liên kết với xã hội. Áp dụng vào đề tài:
- Xác định được các dữ liệu về sự suy giảm về sức khỏe tâm thần ở thanh niên
18-24 tuổi được ghi nhận trước đại dịch và tăng cao kể từ năm 2010 cùng
thời kỳ mà smartphone trở nên phổ biến.
- Sự suy giảm của "Bản thân xã hội" là một thước đo tổng hợp về cách mọi
người nhìn nhận bản thân để hình thành và duy trì các mối quan hệ.
Tổng quan đánh giá tài liệu: o Ưu điểm:
- Việc thu thập dữ liệu từ 34 quốc gia làm tăng tính đa dạng và áp dụng của kết quả nghiên cứu. 17
- Sự kết nối giữa việc sử dụng smartphone và sự suy giảm sức khỏe tinh thần,
đặc biệt ở độ tuổi 18-24, phản ánh thực tế và đưa ra nhận định về ảnh hưởng
tiêu cực của công nghệ hiện đại. o Nhược điểm:
- Tài liệu chưa đề cập đến các nghiên cứu có kết quả khác nhau, điều này có
thể làm hạn chế tính chất đối chứng của thông tin.
- Báo cáo chưa nêu rõ về các biện pháp xử lý hay giải quyết vấn đề, điều này
làm giảm tính ứng dụng thực tiễn của thông tin.
3. “"Đại dịch" mang tên smartphones: Cai nghiện smartphones như thế
nào?” - 2022 - Công an Nhân dân - tác giả M.Tiến - M.Trí Nội dung tài liệu:
Báo cáo số liệu Digital 2020 của We Are Social và Hootsuite cho thấy tình hình sử
dụng công nghệ ở Việt Nam. Nước này có gần 100 triệu dân, với tỷ lệ sử dụng di
động vượt quá tổng dân số, Internet và mạng xã hội đều có số người dùng cao.
Trong số người sử dụng Internet, hơn 1/3 là người chưa thành niên và thanh niên.
Cuộc khảo sát xã hội cũng chỉ ra tình trạng sử dụng thiết bị số ở trẻ em, với mức
tiếp cận cao và thời gian sử dụng tăng lên vào các ngày nghỉ. Điều này có thể gây
ra tình trạng nghiện ở một số người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Áp dụng vào đề tài:
- Nghiên cứu về tác động của việc sử dụng điện thoại di động đối với sinh
viên, nhấn mạnh vào các khía cạnh như thời gian sử dụng, ảnh hưởng vào
giấc ngủ, mức độ tương tác xã hội và tác động lên sức khỏe tâm lý của họ.
- Có thể xem xét các biện pháp kiểm soát hoặc giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực
của việc sử dụng smartphone đối với sinh viên.
Tổng quan đánh giá tài liệu: o Ưu điểm:
- Sự Phổ Biến Cao: Việt Nam có tỷ lệ sử dụng di động và Internet rất cao, với
số lượng người dùng mạng xã hội chiếm một phần lớn dân số.
- Tài liệu cung cấp thống kê theo độ tuổi, giúp hiểu rõ hơn về sự tương tác với
công nghệ ở từng độ tuổi cụ thể. o Nhược điểm: 18
- Thông tin về việc trẻ em tiếp cận và sử dụng thiết bị số từ rất sớm có thể đặt
ra nhiều lo ngại về ảnh hưởng đến phát triển và sức khỏe của trẻ.
- Thực tế rằng phụ huynh thường cho phép trẻ sử dụng thiết bị số nhiều hơn
vào những dịp nghỉ có thể tạo ra thách thức về sự kiểm soát và giáo dục về sử dụng công nghệ.
4. “Vì sao trẻ nghiện điện thoại?” - 2022 - VnExpress - tác giả Vy Trang Nội dung tài liệu:
Bài viết đề cập đến tác động của việc sử dụng điện thoại di động đối với trẻ em,
dựa trên nghiên cứu của các nhà tâm lý học Mỹ trong giai đoạn 10 năm. Nghiên
cứu này chia thành hai nhóm, nhóm một hạn chế hoặc không tiếp xúc và nhóm hai
thường xuyên tiếp xúc với điện thoại di động. Kết quả cho thấy nhóm trẻ ít tiếp
xúc với điện thoại di động có tỷ lệ vào đại học cao hơn so với nhóm thường xuyên tiếp xúc.
Nghiên cứu mới từ Đại học Northwestern cũng chỉ ra rằng những người tập trung
vào điện thoại di động trên 68 phút mỗi ngày có nguy cơ cao hơn về trầm cảm do ít
giao tiếp. Sử dụng điện thoại di động thời gian dài cũng có thể gây ảnh hưởng đến
thị lực, tác động đến não bộ, và tăng nguy cơ rối loạn tăng động.
Bài viết đề cập đến khó khăn của phụ huynh khi muốn kiểm soát việc sử dụng điện
thoại của trẻ, với nhà tâm lý học Rudolph Drex cảnh báo về nguy cơ của việc cấm
trẻ một cách thô bạo, có thể dẫn đến cuộc chiến quyền lực và "hiệu ứng trái cấm",
khi một thứ gì đó bị cấm lại trở nên hấp dẫn hơn. Drex kết luận rằng điều có hại
thực sự cho trẻ không phải là điện thoại di động mà là mối quan hệ yếu kém giữa cha mẹ và con cái. Áp dụng vào đề tài:
- Nhà tâm lý học Rudolph Drex lưu ý về hiệu ứng trái cấm và cảnh báo về
việc cấm trẻ sử dụng điện thoại một cách thô bạo có thể dẫn đến cuộc chiến
quyền lực. Điều này có thể áp dụng vào việc quản lý việc sử dụng
smartphone của sinh viên, thúc đẩy một cách tiếp cận tích cực và hợp nhất
giữa sinh viên và quản lý học.
- Rudolph Drex kết luận rằng mối quan hệ yếu kém giữa cha mẹ và con cái là
thực sự có hại. Áp dụng vào đề tài, có thể nghiên cứu mối liên quan giữa
việc sử dụng smartphone và mối quan hệ gia đình của sinh viên, có thể 19
thông qua việc tận dụng hoặc hạn chế trải nghiệm số để tăng cường giao tiếp trực tiếp.
Tổng quan đánh giá tài liệu: o Ưu điểm:
- Tài liệu cung cấp thông tin vững chắc về ảnh hưởng của việc sử dụng điện
thoại di động đối với trẻ em, được đề cập đến thông qua kết quả của nghiên
cứu lâu dài và các dữ liệu thống kê cụ thể từ Đại học Northwestern và những nhóm nghiên cứu khác.
- Sự minh chứng từ nghiên cứu 10 năm và các nghiên cứu gần đây giúp thấy
rõ tác động tiêu cực của việc sử dụng điện thoại di động, như nguy cơ trầm
cảm, cảm xúc tiêu cực, suy giảm thị lực, và rối loạn tăng động. o Nhược điểm:
- Tài liệu chưa đề cập rõ đến phạm vi và phương pháp nghiên cứu của các
nghiên cứu được trích dẫn, điều này có thể làm giảm tính tin cậy của thông tin.
- Tài liệu tập trung nhiều vào những ảnh hưởng tiêu cực của việc sử dụng điện
thoại di động mà ít nhắc đến các khía cạnh tích cực, có thể làm mất cân bằng
trong cách đánh giá vấn đề.
5. “Ánh sáng xanh từ điện thoại làm tăng nguy cơ ung thư” - 2018 -
VnExpress - bác sĩ Nguyễn Triệu Vũ Nội dung tài liệu:
Theo CNN Health, nghiên cứu từ Tây Ban Nha đã đo mức độ tiếp xúc với ánh
sáng xanh dương nhân tạo ngoài trời và trong nhà. Kết quả cho thấy người tiếp xúc
nhiều với ánh sáng xanh dương ngoài trời vào ban đêm có nguy cơ mắc ung thư vú
gấp 1,5 lần và ung thư tiền liệt tuyến gấp 2 lần so với người ít tiếp xúc. Nam giới
tiếp xúc với ánh sáng xanh nhân tạo trong nhà có nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền
liệt gấp 2,8 lần. Bản chất của ánh sáng quan trọng hơn cường độ sáng trong việc
gây ung thư. Ánh sáng xanh dương có độ dài sóng ngắn hơn, ảnh hưởng đến việc
giảm phóng thích melatonin từ não, hormone quan trọng trong đồng bộ hóa đồng
hồ sinh học, và giảm melatonin tăng nguy cơ mắc ung thư. Để giảm tiếp xúc với
ánh sáng xanh dương, người dùng có thể sử dụng phần mềm lọc ánh sáng xanh. Áp dụng vào đề tài: 20