Áp dụng vào giải quyết vấn đề bạo lực học đường trong môi trường học đường | Tài liệu môn Pháp luật đại cương Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh

Nhắc đến giáo dục Việt Nam, thì ngành giáo dục là một tất yếu phải có để thế hệ đi trước truyền đạt lại những kiến thức quý báu cho thế hệ sau. Sự đào tạo của ngành giáo dục sẽ cho ra những công dân ưu tú, gương mẫu. Từ những công dân ưu tú, nước ta sẽ sớm đạt được mục tiêu phát triển đã đề ra, thậm chí còn phát triển lớn mạnh hơn nữa trong nhiều lĩnh vực. Có thể thấy, vai trò của ngành giáo dục trong sự nghiệp phát triển đất nước là rất quan trọng và cần thiết. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Thông tin:
4 trang 4 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Áp dụng vào giải quyết vấn đề bạo lực học đường trong môi trường học đường | Tài liệu môn Pháp luật đại cương Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh

Nhắc đến giáo dục Việt Nam, thì ngành giáo dục là một tất yếu phải có để thế hệ đi trước truyền đạt lại những kiến thức quý báu cho thế hệ sau. Sự đào tạo của ngành giáo dục sẽ cho ra những công dân ưu tú, gương mẫu. Từ những công dân ưu tú, nước ta sẽ sớm đạt được mục tiêu phát triển đã đề ra, thậm chí còn phát triển lớn mạnh hơn nữa trong nhiều lĩnh vực. Có thể thấy, vai trò của ngành giáo dục trong sự nghiệp phát triển đất nước là rất quan trọng và cần thiết. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Áp dụng vào giải quyết vấn đề bạo lực học đường trong môi trường học đường.
Nhắc đến giáo dục Việt Nam, thì ngành giáo dục là một tất yếu phải có để thế
hệ đi trước truyền đạt lại những kiến thức quý báu cho thế hệ sau. Sự đào tạo của
ngành giáo dục sẽ cho ra những công dân ưu tú, gương mẫu. Từ những công dân ưu tú,
nước ta sẽ sớm đạt được mục tiêu phát triển đã đề ra, thậm chí còn phát triển lớn mạnh
hơn nữa trong nhiều lĩnh vực. Có thể thấy, vai trò của ngành giáo dục trong sự nghiệp
phát triển đất nước là rất quan trọng và cần thiết.
Hiện nay, ngành giáo dục nước ta đang dần có những bước tiến mới, đang dần
phát triển theo thời gian với nhiều sự thay đổi trong chương trình, phương pháp dạy và
học phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại. Ấy vậy, ngành giáo dục vẫn chưa
thể hoàn toàn giải quyết được những hạn chế còn tồn đọng trong hệ thống giáo dục của
nước ta. Nổi bật nhất trong những vấn đề chưa thể giải quyết triệt để chính là vấn đề
bạo lực học đường trong môi trường học đường.
Nhắc tới bạo lực học đường, thì đó chính là hành vi gây tổn hại về mặt thể chất,
tinh thần, danh dự bằng nhiều hình thức như cô lập, lăng mạ, sỉ nhục, bêu rếu, đánh
đập,… của người học trong trường học hay cơ sở giáo dục. Dù là bất kì hành vi nào,
bạo lực học đường cũng đều kéo theo nhiều hệ luỵ cả cho người thực hiện hành vi bạo
lực và người bị bạo lực tác động. Với những em học sinh, nạn nhân bị bạo lực, những
ảnh hưởng của hành vi bạo lực đó sẽ mãi hằn lên những bộ óc non nớt của các em,
khiến các em khó có thể tiếp tục cuộc sống như những đứa trẻ bình thường khác. Cả
cuộc đời các em sẽ bị vùi lắp trong sự sợ hãi, dè dặt với bản thân bởi quá khứ bị tác
động nặng nề bởi những hành vi bạo lực học đường. Chưa kể, đối với những em học
sinh hay người có hành vi bạo lực học đường với người khác cũng có nguy cơ trở
thành những thành phần gây nên tệ nạn trong xã hội vì hành vi ngông cuồng, bạo lực
của bản thân, gây nguy hiểm cho xã hội về nhiều mặt.
Về thống kê của các vụ bạo lực học đường trên cả nước ta, Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nêu thống kê từ ngày 5-9-2021 đến 5-11-2023, cả
nước xảy ra 699 vụ bạo lực học đường, liên quan đến 2.016 học sinh, trong đó, có 854
học sinh nữ; như vậy, cứ bình quân 50 cơ sở giáo dục thì xảy ra 1 vụ bạo lực học
đường. Có thể thấy, những con số này không hề nhỏ và không đáng có những vụ bạo
lực như thế này xảy ra trong môi trường học đường.
Đối với bạo lực học đường, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực
của một cá nhân lên một cá nhân khác. Chủ yếu các nguyên nhân của những hành vi
bạo lực học đường đều xuất phát từ ba yếu tố lớn ảnh hưởng nhiều đến các đối tượng
thực hiện bạo lực gồm xã hội, gia đình và nhà trường.
Về khía cạnh xã hội, việc bạo lực của học sinh xuất phát chủ yếu việc kết giao
với những người xấu. Những người xấu này chính là những thành phần gây ra tệ nạn,
gây rối cho xã hội bằng những hành vi bạo lực, thậm chí chém giết những người khác
để có được cái họ muốn. Khi các em học sinh giao du với những người lớn không tử
tế, đàng hoàng sẽ khiến bản thân dây vào những mối quan hệ phức tạp, giang hồ, thậm
chí vô giáo dục. Bởi những ảnh hưởng sâu sắc từ mối quan hệ không lành mạnh, tư
tưởng của các em sẽ bị lệch lạc, sinh ra những hành vi đầy bạo lực, ngông cuồng để
giải quyết vấn đề hay để có được thứ mình muốn. Điều này vô hình chung sẽ trở thành
một thói quen khó bỏ, và càng lấn sâu vào những mặt trái của xã hội, các em sẽ càng
khó thoát ra.
Về khía cạnh gia đình, hành vi của các em thường bị ảnh hưởng bởi cha mẹ
mình là chủ yếu. Nếu những đứa trẻ lớn lên trong một môi trường mang đậm sự căng
thẳng giữa các thành viên trong gia đình, chúng sẽ có xu hướng học theo những điều
không tốt từ chính gia đình của chúng. Ngoài ra, sự quản lí quá nghiêm khắc hay quá
dễ dãi của bậc phụ huynh cũng có nguy cơ khiến trẻ dễ sa vào những cạm bẫy của
cuộc sống, và những mặt tối đó dạy chúng sử dụng những hành vi mang tính bạo lực
lên những người khác. Không chỉ thế, việc phụ huynh sử dụng chất kích thích hay có
hành vi đánh đập những người thân khác trong gia đình cũng khiến tâm lý trẻ bị méo
mó, biến dạng và sẽ bắt chước theo hành động của người lớn. Hơn hết, nếu lớn lên
trong một môi trường mà trẻ không được chăm sóc, dạy bảo kỹ lưỡng thì những đứa
trẻ ấy sớm muộn cũng sẽ dấn thân vào những vấn đề không tốt mà xã hội phải loại bỏ.
Về khía cạnh trường học, chủ yếu là do sự quản lý của nhà trường vẫn chưa đủ
chặt, nhưng chủ yếu vẫn là do bản thân các em học sinh mà ra. Vì giao du với những
người không tử tế trong cuộc sống khiến các em hình thành nên xu hướng trộm cắp,
và nên tổ chức giám sát các khu vực trường học nhằm tránh trường hợp các em bị kẻ
xấu lôi kéo, dụ dỗ.
Tài liệu kham khảo:
1. Theo trang Thư viện Pháp Luật, truy cập ngày 08/04/2024.
Đường dẫn: https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/thoi-su-phap-luat/nguyen-
nhan-dan-den-bao-luc-hoc-duong-la-gi-hoc-sinh-danh-nhau-gay-thuong-tich-
cho-nguoi-khac-co-bi-577030-134032.html
2. Theo báo Hà nội mới, truy cập ngày 08/04/2024.
Đường dẫn: https://hanoimoi.vn/binh-quan-50-co-so-giao-duc-thi-xay-ra-1-vu-
bao-luc-hoc-duong-647258.html
3. Theo trang Luật Việt Nam, truy cập ngày 08/04/2024.
Đường dẫn: https://luatvietnam.vn/linh-vuc-khac/bao-luc-hoc-duong-la-gi-883-
93452-article.html
| 1/4

Preview text:

Áp dụng vào giải quyết vấn đề bạo lực học đường trong môi trường học đường.
Nhắc đến giáo dục Việt Nam, thì ngành giáo dục là một tất yếu phải có để thế
hệ đi trước truyền đạt lại những kiến thức quý báu cho thế hệ sau. Sự đào tạo của
ngành giáo dục sẽ cho ra những công dân ưu tú, gương mẫu. Từ những công dân ưu tú,
nước ta sẽ sớm đạt được mục tiêu phát triển đã đề ra, thậm chí còn phát triển lớn mạnh
hơn nữa trong nhiều lĩnh vực. Có thể thấy, vai trò của ngành giáo dục trong sự nghiệp
phát triển đất nước là rất quan trọng và cần thiết.
Hiện nay, ngành giáo dục nước ta đang dần có những bước tiến mới, đang dần
phát triển theo thời gian với nhiều sự thay đổi trong chương trình, phương pháp dạy và
học phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại. Ấy vậy, ngành giáo dục vẫn chưa
thể hoàn toàn giải quyết được những hạn chế còn tồn đọng trong hệ thống giáo dục của
nước ta. Nổi bật nhất trong những vấn đề chưa thể giải quyết triệt để chính là vấn đề
bạo lực học đường trong môi trường học đường.
Nhắc tới bạo lực học đường, thì đó chính là hành vi gây tổn hại về mặt thể chất,
tinh thần, danh dự bằng nhiều hình thức như cô lập, lăng mạ, sỉ nhục, bêu rếu, đánh
đập,… của người học trong trường học hay cơ sở giáo dục. Dù là bất kì hành vi nào,
bạo lực học đường cũng đều kéo theo nhiều hệ luỵ cả cho người thực hiện hành vi bạo
lực và người bị bạo lực tác động. Với những em học sinh, nạn nhân bị bạo lực, những
ảnh hưởng của hành vi bạo lực đó sẽ mãi hằn lên những bộ óc non nớt của các em,
khiến các em khó có thể tiếp tục cuộc sống như những đứa trẻ bình thường khác. Cả
cuộc đời các em sẽ bị vùi lắp trong sự sợ hãi, dè dặt với bản thân bởi quá khứ bị tác
động nặng nề bởi những hành vi bạo lực học đường. Chưa kể, đối với những em học
sinh hay người có hành vi bạo lực học đường với người khác cũng có nguy cơ trở
thành những thành phần gây nên tệ nạn trong xã hội vì hành vi ngông cuồng, bạo lực
của bản thân, gây nguy hiểm cho xã hội về nhiều mặt.
Về thống kê của các vụ bạo lực học đường trên cả nước ta, Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nêu thống kê từ ngày 5-9-2021 đến 5-11-2023, cả
nước xảy ra 699 vụ bạo lực học đường, liên quan đến 2.016 học sinh, trong đó, có 854
học sinh nữ; như vậy, cứ bình quân 50 cơ sở giáo dục thì xảy ra 1 vụ bạo lực học
đường. Có thể thấy, những con số này không hề nhỏ và không đáng có những vụ bạo
lực như thế này xảy ra trong môi trường học đường.
Đối với bạo lực học đường, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực
của một cá nhân lên một cá nhân khác. Chủ yếu các nguyên nhân của những hành vi
bạo lực học đường đều xuất phát từ ba yếu tố lớn ảnh hưởng nhiều đến các đối tượng
thực hiện bạo lực gồm xã hội, gia đình và nhà trường.
Về khía cạnh xã hội, việc bạo lực của học sinh xuất phát chủ yếu việc kết giao
với những người xấu. Những người xấu này chính là những thành phần gây ra tệ nạn,
gây rối cho xã hội bằng những hành vi bạo lực, thậm chí chém giết những người khác
để có được cái họ muốn. Khi các em học sinh giao du với những người lớn không tử
tế, đàng hoàng sẽ khiến bản thân dây vào những mối quan hệ phức tạp, giang hồ, thậm
chí vô giáo dục. Bởi những ảnh hưởng sâu sắc từ mối quan hệ không lành mạnh, tư
tưởng của các em sẽ bị lệch lạc, sinh ra những hành vi đầy bạo lực, ngông cuồng để
giải quyết vấn đề hay để có được thứ mình muốn. Điều này vô hình chung sẽ trở thành
một thói quen khó bỏ, và càng lấn sâu vào những mặt trái của xã hội, các em sẽ càng khó thoát ra.
Về khía cạnh gia đình, hành vi của các em thường bị ảnh hưởng bởi cha mẹ
mình là chủ yếu. Nếu những đứa trẻ lớn lên trong một môi trường mang đậm sự căng
thẳng giữa các thành viên trong gia đình, chúng sẽ có xu hướng học theo những điều
không tốt từ chính gia đình của chúng. Ngoài ra, sự quản lí quá nghiêm khắc hay quá
dễ dãi của bậc phụ huynh cũng có nguy cơ khiến trẻ dễ sa vào những cạm bẫy của
cuộc sống, và những mặt tối đó dạy chúng sử dụng những hành vi mang tính bạo lực
lên những người khác. Không chỉ thế, việc phụ huynh sử dụng chất kích thích hay có
hành vi đánh đập những người thân khác trong gia đình cũng khiến tâm lý trẻ bị méo
mó, biến dạng và sẽ bắt chước theo hành động của người lớn. Hơn hết, nếu lớn lên
trong một môi trường mà trẻ không được chăm sóc, dạy bảo kỹ lưỡng thì những đứa
trẻ ấy sớm muộn cũng sẽ dấn thân vào những vấn đề không tốt mà xã hội phải loại bỏ.
Về khía cạnh trường học, chủ yếu là do sự quản lý của nhà trường vẫn chưa đủ
chặt, nhưng chủ yếu vẫn là do bản thân các em học sinh mà ra. Vì giao du với những
người không tử tế trong cuộc sống khiến các em hình thành nên xu hướng trộm cắp,
và nên tổ chức giám sát các khu vực trường học nhằm tránh trường hợp các em bị kẻ xấu lôi kéo, dụ dỗ.
Tài liệu kham khảo:
1. Theo trang Thư viện Pháp Luật, truy cập ngày 08/04/2024.
Đường dẫn: https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/thoi-su-phap-luat/nguyen-
nhan-dan-den-bao-luc-hoc-duong-la-gi-hoc-sinh-danh-nhau-gay-thuong-tich-
cho-nguoi-khac-co-bi-577030-134032.html
2. Theo báo Hà nội mới, truy cập ngày 08/04/2024.
Đường dẫn: https://hanoimoi.vn/binh-quan-50-co-so-giao-duc-thi-xay-ra-1-vu- bao-luc-hoc-duong-647258.html
3. Theo trang Luật Việt Nam, truy cập ngày 08/04/2024.
Đường dẫn: https://luatvietnam.vn/linh-vuc-khac/bao-luc-hoc-duong-la-gi-883- 93452-article.html