Bài 1 Nhập môn luật hình sự môn Luật Hình Sự | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Bài 1 Nhập môn luật hình sự môn Luật Hình Sự | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật hình sự (ĐHQG)
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài 1
KHÁI NIỆM, NHIỆM VỤ VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN
CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM (4 giờ LT + 1,5 giờ TH) TS. Nguyễn Mai Bộ Học liệu:
1. Trường Đại học luật Hà Nội năm 2018, NXB Công an Nhân dân-Giáo trình luật hình
sự phần chung, từ trang 9 đến trang 34.
2. Bộ luật hình sự năm 2015 (Trang 5 – Trang 8) Tài liệu tham khảo:
1. TS. Nguyễn Đức Mai (chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia sự thật, năm 2018, Bình luận
khoa học Bộ luật hình sự, từ trang 5 đến trang 18.
2. TS Trần Văn Biên, TS Lê Quang Thành, Chỉ dẫn áp dụng BLHS năm 2015 SĐBS năm
2017). Nxb Thế giới năm 2018, từ trang 5 đến trang 7.
I. KHÁI NIỆM LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1. Định nghĩa
- Hệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật được phân định
thành các chế định pháp luật, các ngành luật và được thể hiện trong các văn bản
pháp luật do Nhà nước ban hành theo những trình tự, thủ tục nhất định để điều chỉnh quan hệ xã hội.
- Luật hình sự là một ngành của Hệ thống pháp luật, bao gồm các quy phạm
pháp luật do Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định những hành vi nguy hiểm
cho xã hội là tội phạm và hình phạt cũng như biện pháp có thể áp dụng đối đối với
người (cá nhân, pháp nhân thương mại) phạm tội.
- Với tư cách là một ngành luật, cấu trúc của Luật hình sự là tổng thể các
quy phạm pháp luật có mối quan hệ nội tại thống nhất với nhau, được phân định
thành các chế định pháp luật.
- Nội dung của các quy phạm pháp luật hình sự là quy định về tội phạm,
hình phạt và các biện pháp tư pháp. 1
- Hình thức thể hiện của Luật hình sự là Bộ luật hình sự do Quốc hội ban hành.
2. Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của Luật HS
2.1. Đối tượng điều chỉnh
- Đối tượng điều chỉnh của luật là các quan hệ xã hội giữa các chủ thể quan
hệ xã hội. Chủ thể quan hệ xã hội là các cơ quan, tổ chức và cá nhân; Quan hệ xã
hội mà pháp luật điều chỉnh là quan hệ giữa các chủ thể quan hệ xã hội thể hiện
quyền và nghĩa vụ của mỗi chủ thể trong quan hệ pháp luật.
- Đối tượng điều chỉnh của Luật hình sự là quan hệ xã hội giữa Nhà nước và
người (cá nhân, pháp nhân thương mại) phạm tội.
- Nội dung quan hệ xã hội giữa Nhà nước và người (cá nhân, pháp nhân
thương mại) phạm tội thể hiện:
+ Người (cá nhân, pháp nhân thương mại) phạm tội có nghĩa vụ phải chịu
trách nhiệm hình sự (bị kết án, có thể bị áp dụng hình phạt và biện pháp tư pháp);
+ Nhà nước có quyền truy cứu trách nhiệm hình sự (kết án, áp dụng hình
phạt và biện pháp tư pháp) đối với người (cá nhân, pháp nhân thương mại) phạm tội.
2.2. Phương pháp điều chỉnh
- Phương pháp điều chỉnh của luật là cách thức mà luật tác động vào các quan hệ pháp luật.
- Phương pháp điều chỉnh của Luật hình sự là phương pháp mệnh lệnh – phục tùng:
+ Nhà nước có quyền quy định tội phạm, hình phạt và truy cứu trách nhiệm
hình sự (kết án, áp dụng hình phạt và biện pháp tư pháp) đối với người (cá nhân,
pháp nhân thương mại) phạm tội; 2
+ Người (cá nhân, pháp nhân thương mại) phạm tội có nghĩa vụ phải thực
hiện những quy định của pháp luật hình sự; nếu không thực hiện (vi phạm) thì chịu
trách nhiệm hình sự (bị kết án, có thể bị áp dụng hình phạt và biện pháp tư pháp).
Như vậy, quy phạm pháp luật hình sự gián tiếp điều chỉnh hành vi của con
người, pháp nhân thương mại trong cuộc sống hàng ngày với cách thức là cấm
đoán (không được thực hiện những hành vi mà pháp luật hình sự cấm).
3. Quy phạm pháp luật hình sự
- Nội dung của quy phạm pháp luật hình sự được thể hiện thông qua các quy
định của Luật hình sự, bao gồm: Quy định chung về tội phạm, hình phạt và các
biện pháp tư pháp; Quy định về các tội phạm cụ thể và các khung hình phạt cụ thể.
- Quy định chung về tội phạm, hình phạt và các biện pháp tư pháp tạo thành
Phần chung của Luật hình sự, chủ yếu là quy phạm định nghĩa hoặc giải thích.
- Quy định về các tội phạm cụ thể và các khung hình phạt cụ thể tạo thành
Phần các tội phạm của Luật hình sự. Với ý nghĩa là xác định tội phạm và quy định
hình phạt, quy phạm pháp luật ở Phần các tội phạm có hai bộ phận:
+ Quy định hành vi nào là tội phạm – Mô tả tội phạm cụ thể.
+ Quy định hình phạt áp dụng đối với người (cá nhân, pháp nhân thương mại) phạm tội.
So với quy phạm pháp luật nói chung, thì quy phạm pháp luật hình sự ở
Phần các tội phạm có hai bộ phận là giả định hoặc quy định và chế tài.
II. NHIỆM VỤ CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1. Nhiệm vụ chống và phòng ngừa tội phạm
- Chống tội phạm là hoạt động trực diện đối với tội phạm – hoạt động phát
hiện, điều tra, truy tố và xét xử tội phạm. Phòng ngừa tội phạm là hoạt động ngăn
chặn không cho tội phạm xảy ra. 3
- Chống và phòng ngừa tội phạm là hai hoạt động có nội dung khác nhau
nhưng không tách rời nhau. Chống tội phạm có hiệu quả không chỉ có tác dụng răn
đe, ngăn ngừa tội phạm mà còn định hướng cho hoạt động phòng ngừa tội phạm.
2. Nhiệm vụ bảo vệ của luật hình sự
- Thông qua việc chống và phòng ngừa tội phạm, luật hình sự đồng thời có
nhiệm vụ bảo vệ các quan hệ xã hội cần thiết cho sự ổn định và phát triển của xã
hội trước sự xâm hại của tội phạm.
- Đối tượng bảo vệ của luật hình sự là: Chủ quyền quốc gia, an ninh của đất
nước, chế đô h xã hội chủ nghĩa; Quyền con người, quyền công dân, quyền bình đẳng
giữa đồng bào các dân tộc; Lợi ích của Nhà nước, tổ chức, trật tự pháp luật.
3. Nhiệm vụ giáo dục của luật hình sự
- Giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh
chống tội phạm là một trong những nhiệm vụ quan trọng của luật hình sự.
- Nhiệm vụ giáo dục của luật hình sự được thực hiện thông qua việc xử lý
người (cá nhân, pháp nhân thương mại) phạm tội bằng cách kết án, áp dụng hình
phạt và biện pháp tư pháp.
- Đối tượng giáo dục của luật hình sự là người (cá nhân, pháp nhân thương
mại) phạm tội; và người khác.
Như vậy, các nhiệm vụ của luật hình sự có mối liên hệ chặt chẽ với nhau; luật
hình sự thực hiện các nhiệm vụ bằng cách quy định về tội phạm và hình phạt.
III. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Nguyên tắc của luật hình sự là những định hướng cơ bản, quan trọng trong
việc xây dựng và thực hiện pháp luật hình sự. 4
1. Nguyên tắc pháp chế
- Nguyên tắc pháp chế vừa là nguyên tắc chung của Hệ thống pháp luật vừa
là nguyên tắc của Luật hình sự Việt Nam.
- Trong luật hình sự, nguyên tắc pháp chế đòi hỏi: Tội phạm và hình phạt
phải được quy định trong BLHS; Việc xác định tội phạm và áp dụng hình phạt đối
với người phạm tội phải căn cứ vào các điều luật cụ thể của BLHS. Theo đó:
+ Những hành vi nào bị coi là tội phạm phải được quy định thành các tội
phạm cụ thể và được mô tả bởi quy phạm pháp luật hình sự;
+ Những loại hình phạt có thể áp dụng đối với người (cá nhân, pháp nhân
thương mại) phạm tội phải được mô tả bởi quy phạm pháp luật hình sự và quy định
tại mỗi khung hình phạt ở từng tội phạm cụ thể;
+ Việc truy cứu trách nhiêm hình sự người (cá nhân, pháp nhân thương mại)
phạm tội phải tuân theo các quy định của luật hình sự;
+ Việc quyết định hình phạt phải căn cứ vào những quy định đã được xác
định bởi quy phạm pháp luật hình sự.
- Một số hình thức biểu hiện của nguyên tắc pháp chế trong BLHS:
+ Điều 2 “Chỉ người nào phạm một tội đã được BLHS quy định mới phải
chịu trách nhiệm hình sự; Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được
quy định tại Điều 76 Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự”;
+ Điều 30 “Hình phạt… được quy định trong Bộ luật này, do Tòa án áp dụng…”;
+ Điều 50 “Khi quyết định hình phạt, tòa án căn cứ vào quy định của Bộ
luật này, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, nhân thân
người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự”; 5
+ Các điều khoản cụ thể của Phần các tội phạm “Người nào…., thì bị
phạt….; Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt:…”.
2 Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật
- Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật là một nguyên tắc hiến định được
quy định tại: Điều 16 Hiến pháp “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa xã
hội”; Điều 51 Hiến pháp “Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng…”.
- Trong luật hình sự, nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật đòi hỏi các quy
định về tội phạm và hình phạt có giá trị như nhau đối với tất cả người (cá nhân,
pháp nhân thương mại) phạm tội.
- Trong BLHS, nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật được thể hiện tại
khoản 3 Điều 3 “Mọi người (cá nhân, pháp nhân thương mại) phạm tội đều bình
đẳng trước pháp luật, không phân biệt giới tình, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo,
thành phần, địa vị xã hội”.
3. Nguyên tắc nhân đạo
- Nguyên tắc nhân đạo là một nguyên tắc đặc biệt chú ý trong luật hình sự vì
hậu qảu pháp lý mà người (cá nhân, pháp nhân thương mại) phạm tội phải chịu là hình phạt.
- Trong BLHS, nguyên tắc nhân đạo được thể hiện:
+ Tại điểm d khoản 1 Điều 3 “Khoan hồng đối với người tự thú, đầu thú,
thành khẩn khai báo, tố giác đồng phạm, lập công chuộc tội, tích cực hợp tác với
cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải
quyết vụ án, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra;
+ Tại Điều 31 “Hình phạt không chỉ nhằm trừng… mà còn giáo dục họ ý
thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội 6
mới; giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa
và đấu tranh chống tội phạm;
+ Tại Điều 40: “Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi
khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người
đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử; Không thi hành án tử hình đối với
người bị kết án là phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi,
người đủ 75 tuổi trở lên”;
+ Khoản 5 Điều 91 “Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người
dưới 18 tuổi phạm tội”.
4. Nguyên tắc hành vi và nguyên tắc có lỗi
- Nguyên tắc hành vi trong luật hình sự chỉ cho phép truy cứu trách nhiệm
hình sự người (cá nhân, pháp nhân thương mại) khi hành vi của họ thỏa mãn dấu
hiệu của tội phạm cụ thể được quy định trong luật mà không truy cứu trách nhiệm
hình sự về tư tưởng của họ.
- Nguyên tắc có lỗi trong luật hình sự chỉ cho phép truy cứu trách nhiệm
hình sự người (cá nhân, pháp nhân thương mại) khi người đó cố lỗi.
- Trong BLHS, nguyên tắc hành vi quy định chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với:
+ Điều 8 “Tội phạm là hành vi… được quy định trongBLHS, do… thực hiện
một cách cố ý hoặc vô ý…” ;
+ Các điều khoản cụ thể của Phần các tội phạm “Người nào…., thì bị
phạt….; Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt:…”. Câu hỏi:
1. Hãy phân tích khái niệm Luật hình sự?
2. Hãy phân tích nhiệm vụ của Luật HS và lấy ví dụ minh họa?
3. Hãy phân tích các nguyên tắc cơ bản của luật hình sự? 7
Thực hành: So sánh Luật Hình sự với Luật Hiến pháp? 8