-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài báo cáo môn Phân tích dữ liệu đề tài "Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Đại học Sư phạm kỹ thuật"
Bài báo cáo môn Phân tích dữ liệu đề tài "Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Đại học Sư phạm kỹ thuật" của Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Phân tích dữ liệu (RMET220306)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD| 37054152
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ BÀI BÁO CÁO
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐH SPKT TP.HCM Môn học:
PHÂN TÍCH DỮ LIỆU MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................... 0
DANH MỤC HÌNH ẢNH ....................................................................................... 0
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI ..................................... 2
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .................................................................................. 2
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................... 3
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ............................................................................. 3
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................... 3
1.4.1.Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 3
1.4.2.Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 3 lOMoARcPSD| 37054152
1.5. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ..................................................................... 4
1.6. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI .......................................................... 4
1.7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................... 5
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY .................... 6
2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..................................................................................... 6
2.1.1. Lý thuyết hành động hợp lý ...................................................................... 6
2.1.2. Lý thuyết hành vi có kế hoạch .................................................................. 8
2.2. CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VỀ Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP ............. 9
2.2.1. Các nghiên cứu trong nước ...................................................................... 9
2.2.2. Các nghiên cứu liên quan trên thế giới ................................................... 10
2.3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT ........................................................ 11
2.3.1. Các giả thiết nghiên cứu ......................................................................... 11
2.3.2. Mô hình nghiên cứu ................................................................................ 14
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 15
3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ...................................................................... 15
3.2. THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI ...................................................................... 15
3.3. THU THẬP DỮ LIỆU ................................................................................. 17
3.4. XÂY DỰNG THANG ĐO CHO CÁC BIẾN .............................................. 18
3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 20
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 24
4.1. THỐNG KẾ MẪU KHẢO SÁT .................................................................. 24
4.2. PHÂN TÍCH HỆ SỐ CRONBACH’S ALPHA ........................................... 26
4.2.1. Phân tích Cronbach’s alpha thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến ý định
............................................................................................................................. 26
khởi nghiệp của sinh viên trường ĐH SPKT TP.HCM .......................................... 26 lOMoARcPSD| 37054152
4.2.2. Phân tích hệ số Cronbach’s alpha thang đo nhu cầu khởi nghiệp .......... 28
4.3. PHÂN TÍCH KHÁM PHÁ EFA .................................................................. 28
4.3.1. Phân tích EFA thang đo các nhân tố ảnh hưởng tới nhu cầu khởi nghiệp
............................................................................................................................. 28
của sinh viên ............................................................................................................ 28
4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá thang đo nhu cầu khởi nghiệp ................... 32
4.4. MÔ HÌNH HIỆU CHỈNH SAU KHI PHÂN TÍCH NHÂN TỐ .................. 35
4.5. PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN PEARSON .................................................. 35
4.6. HỒI QUI TUYẾN TÍNH BỘI VÀ KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT................ 36
4.6.1. Kiểm định độ phù hợp của mô hình ....................................................... 36
4.6.2. Kiểm định đa cộng tuyến giữa các biến số độc lập ................................ 37
4.6.3. Kiểm tra phân phối chuẩn phần dư ........................................................ 37
4.7. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ........................................................................ 40
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ...................................... 42
5.1. KẾT LUẬN .................................................................................................. 42
5.2. KIẾN NGHỊ - GIẢI PHÁP .......................................................................... 42
5.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU TIẾP THEO .... 44
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 45
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 45
PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ..................................................... 45
PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG ..................................... 46 lOMoARcPSD| 37054152
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Quy trình nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của
sinh viên trường đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
Bảng 3.2. Bảng câu hỏi khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh
viên trường Đại học Sư Phạm và Kỹ Thuật thành phố Hồ Chí Minh.
Bảng 3.3. Đặc điểm tính cách.
Bảng 3.4. Ý kiến xung quanh (chuẩn chủ quan).
Bảng 3.5. Suy nghĩ về tính khả thi.
Bảng 3.6. Ý định khởi nghiệp.
Bảng 3.7. Nhu cầu khởi nghiệp.
Bảng 4.1. Thống kê ngành học của sinh viên sinh viên trường Đại học Sư Phạm Kỹ
Thuật TP.HCM tham gia khảo sát
Bảng 4.2. Thông tin cá nhân của người trả lời
Bảng 4.3. Hệ số Cronbach’s alpha của thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu khởi nghiệp
Bảng 4.4. Hệ số Cronbach’s alpha nhân tố nhu cầu khởi nghiệp
Bảng 4.5. Phân tích EFA thang đo môi trường học tập
Bảng 4.6. Phân tích EFA thang đo giảng viên hướng dẫn
Bảng 4.7. Phân tích EFA thang đo chương trình giảng dạy
Bảng 4.8. Phân tích nhân tố EFA thang đo động lực học cá nhân
Bảng 4.9. Phân tích EFA thang đo động lực học tiếng Anh
Bảng 4.10. Diễn giải các biến quan sát sau khi xoay nhân tố
Bảng 4.11. Ma trận tương quan giữa các nhân tố
Bảng 4.12. Mô hình tóm tắt
Bảng 4.13. Kết quả ANOVA
Bảng 4.14. Bảng tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 3.1 Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên
Hình 4.1. Thống kê tỷ lệ về giới tính của sinh viên trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM
Hình 4.2. Biểu đồ tần số Histogram
Hình 4.3. Biểu đồ phân phối tích lũy P-Plot
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1.1.
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Con đường mà sinh viên lựa chọn sau khi ra trường vẫn luôn là vấn đề
nóng được nhiều người quan tâm và chú ý. Vì mỗi con đường riêng mà sinh viên
lựa chọn đều sẽ có tác động mạnh mẽ đến tương lai mai sau của của bản thân
mỗi sinh viên, cũng như tác động đến vấn đề kinh tế của cá nhân, gia đình và xã
hội của sinh viên ấy. Có người chọn tiếp tục học cao hơn nữa, có người thì chọn
một công việc để ổn định cuộc sống. Nhưng bên cạnh đó, nhiều sinh viên không
thể tìm được hướng đi cho riêng mình. Thực trạng sinh viên không tìm được việc
đã và đang diễn ra thường xuyên hơn trong tình hình hiện nay vì các công việc
đã dần bị bão hòa và đang có xu hướng thay thế con người bằng robot.
Thực tế là, nước ta có rất nhiều trường đại học, cao đẳng và trường nghề
và số lượng các trường này đang ngày càng tăng trong những năm gần đây, làm
cho lựa chọn sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông đa dạng hơn. Điều này đồng
nghĩa với việc số lao động có trình độ và tay nghề tăng lên hằng năm, nhu cầu
tiêu tìm việc ngày càng tăng gây áp lực lớn lên thị trường lao động, gánh nặng
giải quyết việc làm cho số lao động ấy và phải làm sao tận dụng nguồn lực vốn
là lợi thế của nước ta, những điều ấy vô hình trung khiến sinh viên gặp khó khăn
khi gia nhập vào thị trường lao động. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã liên kết với các
doanh nghiệp lớn nhỏ, các hội đoàn thể phát động nhiều chương trình thực tiễn
nhằm giúp sinh viên phát triển các kỹ năng cũng như là kiến thức cần và đủ để
có đủ khả năng làm việc trong tương lai. Điều này có tác động lớn cho sinh viên,
giúp cho họ có thể bước đi trên con đường tương lai mà họ chọn.
Vậy thì sinh viên có những suy nghĩ gì về việc tạo lập một doanh nghiệp?
Có quá rủi ro khi khởi nghiệp, có phải đánh đổi nhiều thứ hay nếu tự thành lập
doanh nghiệp thì bản thân sẽ gặt hái được thành công? Và có bao nhiêu sinh viên
muốn khởi nghiệp hay suy nghĩ nghiêm túc về việc khởi nghiệp? Trên thực tế
hiện nay, số lượng sinh viên tự mình khởi sự một doanh nghiệp còn rất ít, hầu
như rất ít người nghĩ tới việc tự thân lập nghiệp, thay vào đó là suy nghĩ lối mòn
làm công ăn lương. Vì thực sự để tự tạo lập một doanh nghiệp do chính bản thân
làm chủ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ và đòi hỏi nhiều công sức cũng như thời gian.
Trong khi nhiều người chỉ muốn an toàn, tìm kiếm một công việc rồi ổn định
bản thân, đối với họ, khởi nghiệp là điều gì đó nguy hiểm mà họ không dám mạo hiểm.
Nhận thấy được sự cấp thiết của việc khởi nghiệp đối với sinh viên nói
chung và sinh viên của đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh nói
riêng, chúng em đã quyết định chọn đề tài “Những yếu tố ảnh hưởng đến ý định
khởi nghiệp của sinh viên đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh”
làm đề tài nghiên cứu với mục tiêu là tìm ra những yếu tố tác động và mức độ
ảnh hưởng của chúng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên đại học Sư phạm Kỹ
thuật thành phố Hồ Chí Minh. 1.2.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Xác định yếu tố ảnh hưởng đến quyết định khởi nghiệp của sinh viên trường
Đại học Sư phạm Kỹ Thuật thành phố Hồ Chí Minh.
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trên đến quyết định khởi nghiệp
của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ Thuật thành phố Hồ Chí Minh. 1.3.
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định khởi nghiệp của sinh viên đại
học Sư phạm Kỹ Thuật thành phố Hồ Chí Minh?
- Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trên với ý định khởi nghiệp của sinh viên
đại học Sư phạm Kỹ Thuật thành phố Hồ Chí Minh như thế nào? 1.4.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của
sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ Thuật thành phố Hồ Chí Minh.
- Đối tượng khảo sát: sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Dữ liệu được lấy từ một cuộc khảo sát với 160 sinh viên
Trường đại học Sư phạm Kỹ Thuật thành phố Hồ Chí Minh có nhu cầu khởi
nghiệp hoặc sắp ra trường năm 2020, nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng
đến quyết định khởi nghiệp của sinh viên.
- Về thời gian: Các thông tin, số liệu được khảo sát trong khoảng thời gian từ
tháng 11/2020 đến tháng 12/2020.
- Đơn vị nghiên cứu: Sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ Thuật thành phố Hồ Chí Minh. 1.5.
PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Để thực hiện được mục tiêu đề tài, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu định tính được tiến hành thông qua thảo luận nhóm để hiệu chỉnh
thang đo bằng việc điều chỉnh, bổ sung các biến của mô hình nghiên cứu và hoàn chỉnh
bảng câu hỏi khảo sát. Nghiên cứu định lượng được tiến hành khảo sát 75 sinh viên của trường ĐH SPKT TP.HCM
- Từ kết quả của phương pháp nghiên cứu định tính của tác giả khác xây
dựngbảng câu hỏi khảo sát có tính kế thừa các thang đo của những nhân tố đã nghiên
cứu. Kết quả dữ liệu sau khi khảo sát chính thức tác giả đánh giá độ tin cậy dữ liệu
bằng kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha. Sử dụng phương pháp công cụ EFA nhằm
khám phá phân tích các nhân tố trong mô hình. Sau đó sử dụng công cụ mô hình hồi
quy đa biến để đo lường mức ảnh hưởng của các nhân tố đến ý định khởi nghiệp của
sinh viên tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
- Kết quả được phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS 20. 1.6.
Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu này nhằm mục đích xem xét các yếu tố tác động đến ý định của sinh
viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ Thuật TP.HCM. Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng
đến ý định khởi nghiệp cho thấy có mối quan hệ tích cực giữa hoạt động giảng dạy, hoạt
động ngoại khóa, ý kiến của những người xung quanh cũng như sở thích kinh doanh
của mỗi cá nhân có tác động tích cực đến sự tự tin đi đến hình thành ý định khởi nghiệp.
Tuy nhiên, nghiên cứu có một số hạn chế là mẫu khảo sát sinh viên chưa đủ nhiều, đồng
thời nghiên cứu cũng chưa đưa ra mối quan hệ giữa các yếu tố tác động trực tiếp đến ý
định khởi nghiệp. Đây sẽ là tiền đề để các những nghiên cứu khác mở rộng phạm vi
nghiên cứu về các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trong thời gian tới.
Nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục khởi nghiệp và ảnh
hưởng của nó đối với ý định kinh doanh của sinh viên đại học. Hơn nữa, các phát hiện
xác nhận rằng tính hiệu quả của bản thân và định hướng học tập đóng một phần quan
trọng trong việc giải thích cách giáo dục khởi nghiệp liên quan đến các ý định kinh doanh.
Thứ nhất, nghiên cứu mới dừng lại ở việc khảo sát tại trường đại học Sư phạm
và Kỹ Thuật nên kết quả có thể bị hạn chế, không đại điện cho các trường đại học khác.
Thứ hai, nghiên cứu này ngoài các nhân tố về thái độ, nhận thức không khảo sát các
thuộc tính cá nhân có thể ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp. Bởi vậy, chúng tôi kiến
nghị rằng các nghiên cứu trong tương lai tại Việt Nam tiếp tục mở rộng quy mô nghiên
cứu và xem xét đưa các nhân tố về thuộc tính cá nhân vào trong nghiên cứu. 1.7.
KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Bài báo cáo gồm có 5 chương:
- Chương 1: Giới thiệu tổng quan về đề tài
Chương này trình bày các lý do, câu hỏi, mục tiêu, đối tượng cũng như
phạm vi, phương pháp nghiên cứu của đề tài và cấu trúc bài nghiên cứu.
- Chương 2: Tổng quan các nghiên cứu trước đây
Nêu các khái niệm, các lý thuyết có liên quan đến bài nghiên cứu. Đồng thời,
nêu các kết quả thực nghiệm của những bài nghiên cứu trong và ngoài nước liên
quan đến vấn đề khởi nghiệp, từ đó rút ra nhận xét, so sánh, đề xuất mô hình và
giả thuyết cho đề tài nghiên cứu. - Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Trình bày các phương pháp luận, bao gồm các bước quy trình nghiên cứu.
thiết kế bảng câu hỏi, thu thập dữ liệu, xây dựng thang đo cho các biến số.
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Trình bày phân tích dữ liệu và kết quả phân tích dữ liệu, thảo luận kết quả nghiên cứu.
- Chương 5: Kết luận, giải pháp và kiến nghị
Tóm tắt kết quả nghiên cứu, đóng góp của đề tài, ý nghĩa thực tiễn của đề
tài và đề xuất một số giải pháp áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn, hạn
chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1.1. Lý thuyết hành động hợp lý
2.1.1.1. Các giá trị
Bao gồm các yếu tố như nhân khẩu học, năng lực cá nhân, đặc điểm tính cách,
các yếu tố xã hội, môi trường và văn hóa.
2.1.1.2. Nhóm yếu tố nhân khẩu học (Demographic factors)
Yếu tố nhân khẩu học bao gồm tuổi, giới tính, tôn giáo, quốc tịch, truyền thống
kinh doanh của gia đình. Bài nghiên cứu sẽ đi sâu vào ảnh hưởng của yếu tố giới tính
tới ý định khởi nghiệp.
Giới tính là mối quan hệ tương quan giữa nam với nữ trong một bối cảnh cụ thể,
nói lên vai trò, trách nhiệm, quyền lợi xã hội của nam với nữ. Do được quy định bởi bản
chất xã hội, nên hoàn cảnh xã hội khác nhau, bối cảnh khác nhau dẫn đến mối quan hệ giới tính khác nhau.
Sự kiểm soát hành vi giải thích ý định khởi nghiệp của nữ yếu hơn của nam; vì
phụ nữ khởi nghiệp mong muốn cân bằng các giá trị xã hội hơn nam (dành thời gian
nhiều hơn cho gia đình, con cái…) nên phụ nữ trong khởi nghiệp ít thành tựu hơn nam.
Như vậy, có sự mâu thuẫn rõ ràng trong kết quả của các nghiên cứu về giới tính
ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp. Nghiên cứu này đề xuất nên xem xét vai trò của giới
tính hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên nam và nữ Việt Nam cần được nghiên cứu thêm.
2.1.1.3. Nhóm yếu tố năng lực cá nhân (Personal Characteristics)
Yếu tố năng lực cá nhân bao gồm trình độ chuyên môn, kỹ thuật, năng lực kinh
doanh, năng lực quản lý, kiến thức kỹ năng, kinh nghiệm...
Kinh nghiệm của những người khởi nghiệp có thể tích lũy từ nhiều nguồn khác
nhau, nhưng có một điểm chung là xuất phát từ trải nghiệm cá nhân của chính họ. Họ
có thể tích lũy kinh nghiệm từ những bài học kinh doanh trong cuộc sống, hoặc trải
nghiệm kinh doanh của mình.
Kiến thức giáo dục nền tảng đóng vai trò quan trọng trong việc định hình những
ý định ban đầu về khởi nghiệp, kiến thức bao gồm trong các lĩnh vực như marketing, tài
chính, chính trị, quản trị… Những kiến thức này có thể được cung cấp và đạo tạo trong
trường lớp, tài liệu, kiến thức online… Các kỹ năng bao gồm kỹ năng cứng và kỹ năng mềm.
Hiện nay, các trường đại học đều đã chú trọng hơn trong việc đào tạo kỹ năng
mềm cho sinh viên thông qua các hoạt động ngoại khóa, kết hợp thực hành các kỹ năng
mềm trong các môn học. Kỹ năng giao tiếp, xây dựng các mối quan hệ là nền tảng cho
khởi nghiệp thành công, các mối quan hệ là những nguồn hỗ trợ hiệu quả cho những
doanh nhân tiềm năng. Đồng thời, giáo dục khởi nghiệp đã trở thành một nhân tố quan
trọng trong nỗ lực của nhiều nước nhằm tác động đến tư duy của con người, khiến họ
có tinh thần khởi nghiệp hơn. Hình thức giáo dục này không nhằm dạy một kỹ năng cụ
thể liên quan đến khởi nghiệp mà hướng đến việc giới thiệu quan niệm về khởi nghiệp,
tầm quan trọng của nó trong xã hội, và một vài năng lực quan trọng của một người kinh
doanh ví dụ như tiên phong thực hiện.
Đặc biệt, việc tham gia các chương trình đào tạo khởi nghiệp nói riêng sẽ đóng
góp rất lớn trong việc hình thành và phát triển ý định khởi nghiệp cho sinh viên. Nhiều
bài nghiên cứu đã khẳng định mối quan hệ giữa học vấn và khởi nghiệp, Kwong, Evans
& Brooksbank (2006) khẳng định cá nhân có bằng tốt nghiệp đại học thường tham gia
vào những giai đoạn đầu của hoạt động khởi nghiệp hơn so với những người không có
bằng cấp và trở thành chủ của các công ty có mức tăng trưởng cao.
2.1.1.4. Nhóm yếu tố đặc điểm tính cách (Personality traits)
Theo Meredith và các cộng sự đã tóm tắt 5 đặc điểm tính cách cá nhân mà mỗi
nhà khởi nghiệp doanh nghiệp đều có, bao gồm: sự tự tin, sự năng động nhạy bén,
có hoài bão, sự tự chủ cao, và sự sẵn sàng chấp nhận rủi ro.
Sự sẵn sàng và chấp nhận rủi ro là quan niệm và thái độ của mỗi người trước
những rủi ro và mạo hiểm trong cuộc sống, có người ưa thích rủi ro, có người ghét rủi
ro và có người trung lập với rủi ro. Chính vì vậy, thái độ của mỗi người với rủi ro ảnh
hưởng đến ý định và quyết định hành động của mình. Nhiều người tránh rủi ro bằng
cách chọn cho mình một công việc với mức lương ổn định, luôn nghĩ rằng khởi nghiệp
đi liền với rủi ro. Chi phí thất bại với rủi ro được cân nhắc cẩn thận.
2.1.2. Lý thuyết hành vi có kế hoạch
2.1.2.1. Nhóm các yếu tố xã hội (Social factors)
Xã hội là yếu tố ảnh hưởng lớn đến ý định khởi nghiệp, bao gồm các yếu tố:
vai trò, tầm ảnh hưởng của nhà khởi nghiệp kinh doanh trong xã hội; hỗ trợ từ phía xã
hội; hỗ trợ từ phía gia đình. Nhiều người nhận định khởi nghiệp là một lựa chọn nghề
nghiệp đúng đắn hoặc đáng ngưỡng mộ, trong khi đó số khác rất xem trọng khởi nghiệp,
điều này đến từ thực tế những người khởi nghiệp thành công có địa vị khá cao và được
tôn trọng.Ngược lại, một bộ phận xã hội xem khởi nghiệp nói chung và những người
chọn con đường khởi nghiệp nói riêng là không khôn ngoan vì chứa đựng quá nhiều sự
không chắc chắn. Ngày nay nhiều nước đã có những giải thưởng riêng nhằm vinh danh
những nhà khởi nghiệp hoặc tạo nên các chiến dịch về khởi nghiệp. Thái độ của xã hội
đến khởi nghiệp ảnh hưởng đến nhận thức về khởi nghiệp và ý định khởi nghiệp, định
hưởng thái độ của cá nhân đối với ý định khởi nghiệp.
2.1.2.2. Nhóm các yếu tố văn hóa (Cultural factors)
Văn hóa thể hiện sự tác động mạnh mẽ đến ý định khởi nghiệp, sự tồn tại của
văn hóa khởi nghiệp là một minh chứng. Ví dụ điển hình nhất cho sự tác động của văn
hóa, là trường hợp các quốc gia thu nhập cao ở Châu Âu. Mặc dù số liệu điều tra từ
Global Entrepreneurship Monitor qua các năm 2007, 2008, 2009, 2010 cho thấy người
dân có nhận định rất tốt về khởi nghiệp nhưng phần lớn lại không có ý định khởi nghiệp
bởi một trong những lý do chính là không hề tồn tại văn hoá khởi nghiệp ở các quốc gia
này (Bosma, Jones, Autio, & Levie, 2007; Bosma, Acs, Autio, Coduras, & Levie, 2008;
Bosma & Levie, 2009; Kelly, Bosma, & Amóros, 2010). Điều đó lý giải vì sao sinh viên
ở đây thích đi làm công cho các doanh nghiệp hơn là tìm kiếm cơ hội khởi nghiệp.
Các yếu tố văn hóa có thể được hiểu là chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa tập thể, văn
hóa ở đây không chấp nhận sự bất ổn định.
2.1.2.3. Nhóm các yếu tố môi trường (Environmental factors)
Môi trường là một yếu tố khách quan tác động đến ý định của cá nhân, bao gồm:
nguồn lực kinh tế, cơ hội việc làm, thể chế chính trị. Hệ sinh thái khởi nghiệp bao gồm
thể chế chính trị - văn hóa – xã hội liên quan đến khởi nghiệp tác động mạnh mẽ tới mỗi
cá nhân tồn tại trong môi trường đó, đến sự hình thành và nâng cao ý định khởi nghiệp.
Các cơ hội kinh doanh có xu hướng cao hơn ở các nước có thị trường tự do, ít rào cản,
tình hình chính trị ổn định. Ngược lại, cơ chế chính sách bất ổn sẽ tác động tiêu cực đến
ý định kinh doanh, khởi nghiệp của các cá nhân.
2.2. CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VỀ Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP
2.2.1. Các nghiên cứu trong nước
+ Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự
Doanh nghiệp của sinh viên khối ngành Quản trị kinh doanh tại các trường Đại
học/Cao đẳng ở Cần Thơ.
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp của 400
sinh viên khối ngành quản trị kinh doanh tại các trường đại học, cao đẳng ở thành phố
Cần Thơ. Nghiên cứu cho thấy rằng thái độ, sự đam mê, sự sẵn sàng kinh doanh, quy
chuẩn chủ quan, giáo dục đã tác động ý nghiệp khởi nghiệp của sinh viên. Trong đó,
yếu tố thái độ và sự đam mê có tác động mạnh nhất đến ý định khởi nghiệp của sinh
viên ngành quản trị kinh doanh.
+ Phan Anh Tú và Trần Quốc Huy: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi
nghiệp kinh doanh của sinh viên trường Đại học Công nghệ Cần Thơ.
Nghiên cứu khám phá có tác động nhân quả đến ý định khởi nghiệp kinh doanh
của sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ. Đó là đặc điểm tính cách,
thái độ cá nhân, nhận thức và thái độ, giáo dục khởi nghiệp, nhận thức điều khiển hành
vi, quy chuẩn và thái độ, quy chuẩn chủ quan, trong khi kiểm soát các biến gồm giới
tính, tuổi, gia đình kinh doanh và kinh nghiệm làm việc trước.
2.2.2. Các nghiên cứu liên quan trên thế giới
+ Maria-Ana Georgescu and Emilia Herman: The Impact of the Family
Background on Students’ Entrepreneurial Intentions: An Empirical Analysis.
Maria-Ana Georgescu và Emilia Herman: Tác động của bối cảnh gia đình đối
với ý định kinh doanh của sinh viên: Phân tích thực nghiệm.
Bài viết này điều tra các yếu tố chính ảnh hưởng đến ý định kinh doanh của sinh
viên, đặc biệt chú ý đến nền tảng gia đình doanh nhân của họ, nhằm mục đích khám phá
ảnh hưởng của nền tảng gia đình doanh nhân đối với mối quan hệ giữa hiệu quả của
giáo dục khởi nghiệp và ý định kinh doanh. Các phát hiện nhấn mạnh rằng những sinh
viên có nền tảng gia đình là doanh nhân có ý định kinh doanh cao hơn những sinh viên
không có nền tảng đó. Hơn nữa, nền tảng gia đình doanh nhân này đã điều chỉnh tiêu
cực mối quan hệ giữa hiệu quả của giáo dục khởi nghiệp và ý định kinh doanh. Vì lý do
này, cần nhấn mạnh vào giáo dục khởi nghiệp cả chính thức và không chính thức, điều
này sẽ làm tăng xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên.
+ Maupi Eric Letsoalo & el al, University of Limpopo Edward Malatse
Rankhumise, Tshwane University of Technology: Students’ Entrepreneurial
Intentions at two South African Universities.
Maupi Eric Letsoalo, Đại học Limpopo Edward Malatse Rankhumise, Đại học
Công nghệ Tshwane: Ý định kinh doanh của sinh viên tại hai trường Đại học Nam Phi.
Nghiên cứu báo cáo rằng sinh viên tại hai trường đại học đã nhận thức tương tự
về ý định kinh doanh và rằng các sinh viên từ Đại học Tshwane Công nghệ có nhiều
khả năng khuyến khích người khác học giáo dục khởi nghiệp hơn các đối tác Đại học
Walter Sisulu của họ. Bài báo khuyến nghị tinh thần kinh doanh giáo dục nên được giới
thiệu cho học sinh ở một số giai đoạn đầu của cuộc đời giáo dục của họ. Sinh viên giáo
dục kết hợp các hoạt động dựa trên thực tế cuộc sống và yêu cầu giải quyết vấn đề các
kỹ năng như công nghệ vạn vật (công nghệ kỹ thuật số) có thể được chứng minh là rất
quan trọng để bộc lộ sinh viên kiến thức và kỹ năng hữu ích để sinh viên tạo thu nhập
và tạo cơ hội việc làm.
+ Shintya Janice Kristandy and Leo Aldianto: Factors that Influence
Student's Decision in Starting-up Service Franchise Business in Bandung.
Shintya Janice Kristandy và Leo Aldianto: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
của sinh viên trong việc khởi nghiệp kinh doanh nhượng quyền dịch vụ ở Bandung.
Tiến hành một cuộc khảo sát bằng phương pháp thực nghiệm với 100 sinh viên
ở một số trường đại học ở thành phố Bandung, Indonesia. Nghiên cứu cho thấy rằng
nhiều sinh viên chỉ coi rằng việc kinh doanh đơn giản là để có thể kiếm sống qua ngày
và những bài học từ xã hội bên ngoài đã tác động rất lớn đến ý định khởi nghiệp của họ.
2.3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT
2.3.1. Các giả thiết nghiên cứu
Lý thuyết TPB của Ajzen (1991), giải thích và dự đoán về hành vi được ứng
dụng trong các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau dựa trên nền tảng lý thuyết Hành động
có lý trí (hay hành động hợp lý), theo lý thuyết này, ý định của một cá nhân đối với việc
thực hiện một hành vi nhất định chịu ảnh hưởng của 03 yếu tố, đó là: Thái độ (Attitude);
Chuẩn chủ quan (Subjective Norm); Nhận thức kiểm soát hành vi (Perceived Behavioral
Control). Lý thuyết TPB được nhiều nhà nghiên cứu tiếp tục phát triển và mở rộng để
giải thích và dự đoán hành vi của con người trong bối cảnh cụ thể, như: Chang (1998),
Choo và cộng sự (2004), đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm về ảnh hưởng tích cực
của các yếu tố Thái độ, Chuẩn chủ quan và Nhận thức kiểm soát hành vi đến ý định
thực hiện hành vi; hành vi tiêu dùng xanh của Phạm Thị Lan Hương (2014), Nguyễn
Thị Tuyết Mai và cộng sự (2016); ý định sử dụng internet banking của Long Phạm (2014), Chin Ho Lin (2011).
Dựa vào mô hình gốc theo lý thuyết TPB của Ajzen (1991), tác giả xây dựng mô
hình cho nghiên cứu này gồm 06 yếu tố và bổ sung thêm biến kiểm soát Ngành học,
giới tính nhằm kiểm định sự ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định khởi nghiệp của sinh viên.
Ý định khởi nghiệp
Trong nghiên cứu này, tiếp cận theo lý thuyết TPB, ý định khởi nghiệp được hiểu
là ý định của cá nhân đối với việc làm chủ kinh doanh trong công việc của mình, là
bước đầu tiên trong tiến trình khởi tạo một dự án kinh doanh cụ thể, trở thành doanh
nhân. Khi đó, nếu ý định khởi nghiệp của sinh viên càng cao thì khả năng thực hiện
hành vi làm chủ doanh nghiệp càng lớn. Vì vậy, nghiên cứu ý định thực hiện hành vi
khởi nghiệp của sinh viên nhằm mục đích nhận diện các yếu tố có ảnh hưởng đến ý định
khởi nghiệp, làm cơ sở để khuyến khích tinh thần khởi nghiệp trong giới trẻ ở Việt Nam
hiện nay. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra giả thuyết như sau: H1, Thái độ có mối quan hệ
thuận chiều đối với ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
TP. HCM; H2, Chuẩn chủ quan có mối quan hệ thuận chiều đối với ý định khởi nghiệp
của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM; H3, Nhận thức về kiểm
soát hành vi có mối quan hệ thuận chiều đối với ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường
Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM.
Khuynh hướng dám chấp nhận rủi ro, vai trò của môi trường giáo dục
và những trải nghiệm thực tế
Khuynh hướng tinh thần doanh nhân (EO) được đề cập trong nghiên cứu của:
Keh và cộng sự (2007), Covin và Sevin (1989), Miller và Friesen (1982), theo đó, dám
chấp nhận rủi ro là một khía cạnh đại diện cho các lựa chọn của cá nhân trong điều kiện
có các yếu tố không chắc chắn. Moriano (2012), cho rằng quyết định để trở thành doanh
nhân là một quyết định có cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng tuy nhiên, đối với giới trẻ,
nhu cầu khám phá các giới hạn của bản thân trong lĩnh vực tự doanh có thể vượt qua
các cân nhắc dựa trên các kinh nghiệm sẵn có. Trên thực tế, sinh viên được thúc đẩy
tinh thần khởi nghiệp dựa trên sự đam mê và nắm bắt các cơ hội hơn là dựa trên kinh
nghiệm làm việc và các kỹ năng khởi nghiệp trước đó, bởi, trên thực tế họ vẫn đang
trong thời gian học tập và tích lũy kiến thức, kinh nghiệm.
Do vậy, những cá nhân có động lực khởi nghiệp sớm hơn với quyết tâm làm chủ
cao hơn được xem như là một khía cạnh về khuynh hướng tinh thần doanh nhân trong
giới trẻ và ngược lại, những sinh viên lo sợ thất bại là những cá nhân ngại rủi ro, vì vậy,
nhận thức nguy cơ thất bại trở thành yếu tố quan trọng trong quyết định tạo lập một
doanh nghiệp mới. Vấn đề này liên quan đến tài trợ vốn và khám phá nhu cầu thị trường.
David và cộng sự (2016), cho rằng việc khởi sự kinh doanh là rủi ro, vì vậy trong một
giới hạn nhất định, ngại rủi ro ảnh hưởng đến hành vi của mỗi cá nhân. Những cá nhân
ngại rủi ro nhất sẽ giảm sự ưa thích và động cơ khởi nghiệp bởi hạn chế về khả năng
đánh giá và phát hiện các cơ hội. Adewale (2016), cũng đã cho thấy, cơ hội trải nghiệm
và đào tạo là tiến trình giúp cá nhân đạt được các kỹ năng cần thiết để có thể tạo lập sự
tự tin, tính độc lập. Sinh viên có thể tận dụng và phát triển các ý tưởng kinh doanh và
nắm bắt các cơ hội thị trường đối với những sản phẩm và dịch vụ nhất định, đây là
những yếu tố góp phần quan trọng đối với sự tồn tại và tăng trưởng của các doanh
nghiệp non trẻ có quy mô nhỏ (Hellriegel và cộng sự, 2008). Trên cơ sở đó, các giả
thuyết được đề xuất tham gia vào các câu lạc bộ khởi nghiệp, dự án khởi nghiệp. Họ
cho rằng muốn tìm kiếm cơ hội khởi nghiệp bởi làm chủ doanh nghiệp là đam mê và
cần thử thách bản thân ngay khi còn trẻ vừa để trải nghiệm vừa để học hỏi, tích lũy kiến
thức. Sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM cho rằng, “khởi sự kinh
doanh là phải đối mặt với rủi ro, song rủi ro không hẳn mang đến thất bại mà có thể là
cơ hội”. Giả thuyết H4: Khuynh hướng ngại rủi ro có ảnh hưởng tiêu cực đến ý định
khởi nghiệp của sinh viên và Giả thuyết H5, Môi trường giáo dục có ảnh hưởng tích cực
đến ý định khởi nghiệp của sinh viên và ; Giả thuyết H6, Trải nghiệm cá nhân có ảnh
hưởng tích cực đến ý định khởi nghiệp của sinh viên.
2.3.2. Mô hình nghiên cứu Thái độ Chuẩn chủ quan (+)
Nhận thức kiểm soát hành vi (+)
Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN (+) Rủi ro (-) Cơ hội trải nghiệm (+) (+) (+) Ngành học, giới tính Môi trường giáo dục
Sơ đồ 2.3.2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU Mục tiêu nghiên Viết báo cáo cứu nghiên cứu Cơ sở lý thuyết Kiểm định giả
- Kiểm tra các giả định của mô hình hồi quy. thuyết nghiên cứu
- Kiểm tra độ phù hợp của mô hình. bằng mô hình hồi
- Kiểm tra và kiểm định ý nghĩa của hệ số hồi Đề xuất mô hình quy quy. nghiên cứu Thang đo Kiểm định
- Loại các biến có trọng số nhân tố nhỏ. nháp EFA
- Kiểm tra yếu tố trích được.
- Điều chỉnh mô hình và giải thuyết nghiên cứu. Nghiên cứu định tính ( Thảo luận nhóm ) Cronbach’s
- Loại bỏ các biến hệ số tương quan với biến tổng nhỏ. Alpha
- Kiểm tra hệ số Cronbach’s Alpha. Hiệu chỉnh thang đo Thang đo Nghiên cứu chính định lượng
Bảng 3.1. Quy trình nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của
sinh viên trường đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
3.2. THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI
Bảng câu hỏi được phát triển từ bài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định
khởi nghiệp của sinh viên tại các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh” của Phạm Thị Quế Phương (2018) và “Phân tích các yếu tố tác động đến ý định
khởi nghiệp của sinh viên Trường đại học Nông Lâm TP. HCM” của ThS. Hoàng Thế
Vinh và cộng sự. Sau đó đã được chỉnh sửa để phù hợp với đề tài nghiên cứu của
nhóm. Dưới đây là bảng câu hỏi chính thức:
Bảng 3.1. Bảng câu hỏi khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp
của sinh viên trường Đại học Sư Phạm và Kỹ Thuật thành phố Hồ Chí Minh. Hoàn Hoàn Ký toàn Không Bình Câu hỏi Đồng ý toàn hiệu không đồng ý thường đồng ý đồng ý Tôi mong muốn được TC1 trải nghiệm những cái 1 2 3 4 5 mới Tôi khao khát có một TC2 1 2 3 4 5
địa vị cao trong xã hội. Tôi hứng thú và không TC3 ngại rủi ro khi khởi 1 2 3 4 5 nghiệp.
Gia đình tôi sẽ ủng hộ YK1
quyết định khởi nghiệp 1 2 3 4 5 của tôi.
Bạn bè sẽ ủng hộ quyết YK2 định khởi nghiệp của 1 2 3 4 5 tôi. Nếu gặp khó khăn trong việc kinh doanh thì sẽ YK3 1 2 3 4 5
nhận được sự hỗ trợ từ bạn bè và gia đình. Tôi tin rằng mình sẽ SN1 thành công khi khởi 1 2 3 4 5 nghiệp. SN2
Tôi tin rằng có thể tự 1 2 3 4 5 thành công trong tương lai. Việc phát triển một ý SN3 tưởng kinh doanh là 1 2 3 4 5 không khó Tôi sẽ khởi nghiệp YN1 1 2 3 4 5 trong tương lai Tuy suy nghĩ rất nghiêm YN2 1 2 3 4 5
túc về việc khởi nghiệp
Muốn được tự làm chủ YN3 1 2 3 4 5 doanh nghiệp
Nếu có một câu lạc bộ về Startup trong trường NC1 1 2 3 4 5
thì bạn có muốn tham gia?
Bạn nghĩ tham gia clb khởi nghiệp tạo cho bạn NC2 1 2 3 4 5
niềm đam mê khởi nghiệp? Bạn có nghĩ khi tham gia vào clb sáng tạo NC3
khởi nghiệp thì bạn có 1 2 3 4 5
thể tự khởi nghiệp cho chính bản thân?
3.3. THU THẬP DỮ LIỆU
Mô hình nghiên cứu chính thức được lựa chọn sao cho đáp ứng được sự thuận tiện
và dễ dàng lựa chọn cho những người tham gia khảo sát. Đối tượng khảo sát là những
sinh viên của trường Đại học Sư phạm và Kỹ Thuật thành phố Hồ Chí Minh. Bảng câu
hỏi khảo sát được tiến hành và thu về dữ liệu cho các biến quan sát và chia theo mức
độ đồng ý từ 1 đến 5 như sau:
1 - Hoàn toàn không đồng ý. 2 - Không đồng ý. 3 - Bình thường. 4 - Đồng ý. 5 - Hoàn toàn đồng ý.
Quá trình khảo sát đã thu về được 75 phiếu trả lời khảo sát. Tất cả dữ liệu có
được từ kết quả khảo sát được chọn lọc, kiểm tra mã hóa nhập liệu và làm sạch dữ liệu.
Sau đó sẽ sử dụng phần mềm SPSS 20 để tiến hành phân tích dữ liệu.
Bên cạnh dữ liệu được thu thập từ việc khảo sát, nhóm còn sử dụng nguồn dữ
liệu thứ cấp từ các nghiên cứu khác như: “Những yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi
nghiệp của sinh viên trường Đại học Trà Vinh” của Nguyễn Thanh Hùng và cộng sự,
“Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên” của ThS. Nguyễn Thị Bích Liên.
3.4. XÂY DỰNG THANG ĐO CHO CÁC BIẾN.
Bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi
nghiệp của sinh viên tại các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh của
Phạm Thị Quế Phương (2018) và phân tích các yếu tố tác động đến ý định khởi
nghiệp của sinh viên Trường đại học Nông Lâm TP. HCM của ThS. Hoàng Thế Vinh.
Sau đó thông qua phương pháp thảo luận nhóm để tìm ra hướng điều chỉnh sao cho
phù hợp với tình hình nghiên cứu của nhóm. Thang đo chính thức được trình bày trong các bảng sau đây:
* Thang đo “Đặc điểm tính cách”.
- Gồm 3 biến quan sát được mã hóa từ TC1 đến TC3.
Bảng 3.2. Đặc điểm tính cách. Ký hiệu Biến quan sát TC1
Tôi mong muốn được trải nghiệm những cái mới. TC2
Tôi khao khát có một địa vị cao trong xã hội. TC3
Tôi hứng thú và không ngại rủi ro khi khởi nghiệp.
* Thang đo “Ý kiến xung quanh (chuẩn chủ quan)”.
- Gồm 3 biến quan sát được mã hóa từ YK1 đến YK3.
Bảng 3.3. Ý kiến xung quanh (chuẩn chủ quan). Ký hiệu Biến quan sát YK1
Gia đình tôi sẽ ủng hộ quyết định khởi nghiệp của tôi. YK2
Bạn bè sẽ ủng hộ quyết định khởi nghiệp của tôi. YK3
Nếu gặp khó khăn trong việc kinh doanh thì sẽ nhận được sự hỗ trợ từ bạn bè và gia đình.
* Thang đo “Suy nghĩ về tính khả thi”. -
Gồm 3 biến quan sát được mã hóa từ SN1 đến SN3.
Bảng 3.4. Suy nghĩ về tính khả thi. Ký hiệu Biến quan sát
SN1 Tôi tin rằng mình sẽ thành công khi khởi nghiệp. SN2 Tôi
tin rằng có thể tự thành công trong tương lai. SN3
Việc phát triển một ý tưởng kinh doanh là không khó.
* Thang đo “Ý định khởi nghiệp”. -
Gồm 3 biến quan sát được mã hóa từ YN1 đến YN3
Bảng 3.5. Ý định khởi nghiệp. Ký hiệu Biến quan sát YN1
Tôi sẽ khởi nghiệp trong tương lai.
YN2 Tôi suy nghĩ rất nghiêm túc về việc khởi nghiệp. YN3
Muốn được tự làm chủ doanh nghiệp.
* Thang đo “Nhu cầu khởi nghiệp”. -
Gồm 3 biến quan sát được mã hóa từ NC1 đến NC3.
Bảng 3.6. Nhu cầu khởi nghiệp. Ký hiệu Biến quan sát
Nếu có một câu lạc bộ về Startup trong trường thì bạn có muốn tham NC1 gia không?
Bạn nghĩ tham gia clb khởi nghiệp tạo cho bạn niềm đam mê khởi NC2 nghiệp?
Bạn có nghĩ khi tham gia vào clb sáng tạo khởi nghiệp thì bạn có thể tự NC3
khởi nghiệp cho chính bản thân?
3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.5.1 Phương pháp nghiên cứu định tính.
Mục tiêu của nghiên cứu định tính là xác định kỹ lưỡng xem các thang đo
được sử dụng trong nghiên cứu có phù hợp nghiên cứu những yếu tố tác động đến ý
định khởi nghiệp trong sinh viên trường Đại học Sư Phạm và Kỹ Thuật thành phố Hồ
Chí Minh hay không. Đồng thời xem xét cách sử dụng ngôn từ trong bảng câu hỏi có
làm rõ ý nghĩa của từng câu hỏi trước khi nghiên cứu chính thức.
Bằng hình thức thảo luận nhóm để tiếp nhận ý kiến từ các thành viên mở rộng
ý tưởng và thu thập thêm thông tin bổ sung từ đó điều chỉnh bảng câu hỏi, xây dựng
bảng câu hỏi chính thức tiến hành khảo sát định lượng.
Quy trình nghiên cứu: Sau khi xây dựng mô hình nghiên cứu dự kiến, nhóm
đã chọn ra 5 sinh viên tại trường Đại học Sư phạm và Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh
để phỏng vấn về những yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Sau khi
phỏng vấn, các câu trả lời nhận được đều đồng tình với các nhân tố mà nhóm đã đưa
vào mô hình trước đó. Không có bất cứ nhân tố nào được các sinh viên bổ sung thêm.
Vì vậy, mô hình nghiên cứu sau khi tham khảo ý kiến chuyên gia vẫn không thay đổi
so với mô hình nghiên cứu dự kiến.
Hình 3.1 Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi
nghiệp của sinh viên
(Nguồn: Dựa theo nghiên cứu của tác giả ThS. Hoàng Thế Vinh và cộng sự)
* Dưới đây là đoạn phỏng vấn của 1 trong 5 bạn sinh viên được chọn: PV:
Xin chào bạn. Nhóm mình đang làm 1 đề tài nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng
đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học SPKT Tp.HCM. Mình có 1 số
câu hỏi muốn phỏng vấn bạn, được không ạ?
Minh: Dạ được ạ.
PV: Bạn có thể giới thiệu tên, ngành, khoá học và trường mà bạn đang học được không?
Minh: Mình tên là Tuyết Minh, khóa K19, ngành Quản lý công nghiệp, trường ĐH SPKT TP.HCM ạ.
PV: Vâng, câu hỏi đầu tiên đó là: Bạn có hứng thú với việc kinh doanh không?
Minh: À có ạ, mình mong muốn sau khi ra trường có cơ sở kinh doanh riêng ạ.
PV: Bản thân bạn đã từng tham gia hoạt động kinh doanh nào chưa?
Minh: Dạ chưa ạ, mình chưa từng tham gia hoạt động kinh doanh nào ở trường ạ.
PV: Vâng.Vậy ví dụ như nếu như bạn tham gia hoạt động kinh doanh thì bạn cảm
thấy vấn đề gì khiến việc kinh doanh của bạn gặp trở ngại.
Minh: Ờ, mình nghĩ là vấn đề thứ nhất là suy nghĩ tiêu cực của bản thân, vấn đề thứ
hai chính là những nỗi sợ hãi, ví dụ như là sợ hãi thất bại là thường thấy nhất. Ờ
những cái rào cản đó sẽ vô tình đưa chúng tra vào bế tắc khi muốn khởi sự kinh doanh.
PV: Và câu hỏi thứ hai: Một số ý kiến cho rằng việc thực hiện kinh doanh hay khởi
nghiệp chỉ cần bản năng của mỗi người và không cần đào tạo chuyên sâu. Theo bạn
thì điều đó có đúng không?
Minh: Mình nghĩ là không đúng ạ. Tuy mình chưa từng tham gia khóa đào tạo nào
chuyên sâu về kinh doanh, nhưng tôi nghĩ khi bản thân được đào tạo chuyên sâu thì
các ý định kinh doanh của tôi sẽ được xây dựng một cách khả thi. Trang bị cho bản
thân được phẩm chất, kỹ năng, kiến thức của doanh nhân. Có ý tưởng kinh doanh sáng
tạo và lựa chọn được ý tưởng kinh doanh phù hợp với nhu cầu của thị trường. Biến ý
tưởng thành đề án, kế hoạch kinh doanh khả thi.
PV: Câu hỏi thứ ba: Hiện tại thì bạn đang hoặc đã có ý định khởi nghiệp chưa? Minh: Có ạ.
PV: Vậy thì bạn có thể nói 1 số ý tưởng của bản thân bạn được không?
Minh: Ờ, mình muốn thành lập một công ty rau sạch ở quê hương ạ.
PV: Vậy thì nếu có ý tưởng khởi nghiệp bạn có muốn nhà trường trợ giúp gì cho bạn
trong vấn đề khởi nghiệp không?
Minh: Mình nghĩ nếu muốn nhà trường hỗ trợ mình thì các ý tưởng của mình nếu
những sáng kiến khác biệt về sản phẩm, dịch vụ, cách thức bán hàng nhằm tạo lợi
nhuận tối đa, đem lại lợi ích cho mình và cả nhà trường. Nếu được hỗ thợ thì tôi mong
sẽ được nhà trường hỗ trợ về khía cạnh huy động các nguồn vốn và xây dựng lối kinh
doanh cho mình hoàn thiện nhất có thể.
PV: Và câu hỏi tiếp theo: Ngày nay, theo mình nhận thấy thì một trong những yếu tố
quan trọng hơn trình độ ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên đó là thái độ,
vậy theo bạn điều đó đúng hay sai và bạn hãy cho tôi biết nên có thái độ đối với hành
vi khởi nghiệp như thế nào?
Minh: Mình nghĩ là đúng ạ. Tôi nghĩ thái độ hơn trình độ, nếu thái độ cầu thị ham học
hỏi và mong muốn nhận góp ý từ mọi người là rất cần thiết. Không nên tỏ thái độ gắt
gỏng, tự ái khi mọi người đưa ra những phản hồi không tốt về dự án của mình. Nếu
bản thân luôn có thái độ e dè, ngại thất bại, luôn phớt lờ những rủi ro thì sẽ không bao
giờ thành công được. Vì vậy nên cần có một thái độ làm việc đề cao tính độc lập, tự
chủ, sáng tạo, luôn lắng nghe và chấp nhận rủi ro để khởi nghiệp thành công ạ. PV:
Và câu hỏi cuối cùng: Ngoài yếu tố thái độ, thị trường, tài chính và tâm lý, theo bạn
nghĩ thì còn khó khăn nào sẽ tác động đến quá trình khởi nghiệp của bạn? Minh:
Mình nghĩ là chương trình đào tạo của nhà trường là sẽ rất là quan trọng ạ, bởi vì đối
với sinh viên đại học thì môi trường giáo dục đại học được coi là phương tiện quan
trọng nhất. Việc tổ chức giảng dạy các môn học có liên quan đến khởi sự kinh doanh
không chỉ đối với các ngành thuộc lĩnh vực kinh tế mà còn đối với các chuyên ngành
thuộc khối khoa học xã hội và khoa học tự nhiên. Những kiến thức này giúp mình xây
dựng đề án tốt hơn khi có những ý tưởng khởi sự kinh doanh đó chính là đào tạo sinh
viên không chỉ nhằm mục đích có kiến thức để đi làm cho doanh nghiệp khác mà phải
có một tinh thần doanh nhân tự tạo việc làm, tạo lập doanh nghiệp góp phần giải quyết
việc làm cho xã hội. Tạo ra môi trường hỗ trợ cho việc phát triển khả năng cá nhân. Dạ hết rồi ạ.
PV: Vâng, cảm ơn bạn đã tham gia phỏng vấn đề tài nghiên cứu của nhóm mình, chúc
bạn sẽ thực hiện được mục tiêu của mình trong tương lai gần nhất.
Minh: Dạ cảm ơn ạ.
3.5.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng
- Chọn mẫu nghiên cứu
Phương pháp chọn mẫu: sinh viên của trường Đại học Sư Phạm và Kỹ Thuật thành phố Hồ Chí Minh.
- Xác định kích thước mẫu
Mục tiêu nghiên cứu của nhóm là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định
khởi nghiệp của sinh viên với đối tượng nghiên cứu là sinh viên của trường Đại học Sư
Phạm và Kỹ Thuật thành phố Hồ Chí Minh. Việc xác định kích cỡ mẫu: dựa trên 2
phương pháp được sử dụng là phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy bội.
Dựa trên Nguyễn Đình Thọ (2011) để sử dụng phương pháp phân tích nhân tố
khám phá (EFA) trong nghiên cứu thì cần kích thước mẫu lớn, kích thước mẫu thường
được xác định dựa vào kích thước tối thiểu và số lượng biến đưa vào phân tích. Do đó
để sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá kích thước mẫu tối thiểu là 50 hoặc tốt hơn là 100.
Việc đúc kết tạo ra câu hỏi chính thức đã phải trải qua quá trình phỏng vấn từ
các đối tượng nghiên cứu sau khi kế thừa mô hình nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng
đến ý định khởi nghiệp của sinh viên tại các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh của Phạm Thị Quế Phương (2018) và Phân tích các yếu tố tác động đến ý
định khởi nghiệp của sinh viên Trường đại học Nông Lâm TP. HCM của ThS. Hoàng
Thế Vinh. Sau quá trình nghiên cứu định tính xác định mô hình này phù hợp với sinh
viên trường Đại học Sư Phạm và Kỹ Thuật thành phố Hồ Chí Minh. Bảng câu hỏi khảo
sát đã nhận được 75 mẫu khảo sát, đáp ứng được nhu cầu của mẫu nghiên cứu.
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 4 sẽ trình bày kết quả nghiên cứu và bàn luận liên quan đến ý định khởi
nghiệp của sinh viên trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM. Bên cạnh đó là kết
quả nghiên cứu định lượng thông qua phương pháp đánh giá độ tin cậy Cronbach’s
Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Mô hình và các giả thuyết được phân tích bằng hồi quy bội.
4.1. THỐNG KẾ MẪU KHẢO SÁT
Kết quả là 75 bảng khảo sát hợp lệ (phụ lục 1) được sử dụng để làm cơ sở cho quá
trình phân tích dữ liệu nghiên cứu. Dữ liệu được nhập, mã hóa, làm sạch và phân tích
các bước như đề cập ở trên thông qua phần mềm SPSS 20.
Về thông tin cá nhân của đối tượng khảo sát, các kết quả thống kê cho thấy:
- Về giới tính: Phần lớn sinh viên trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM
thực hiện khảo sát là nữ (chiếm 53,33%); trong khi đó nam chỉ chiếm 46,67% trong mẫu khảo sát.
Hình 4.2. Thống kê tỷ lệ về giới tính của sinh viên trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM
(Nguồn: Nhóm tổng hợp)
- Về ngành học: Trong mẫu khảo sát thu được, phần lớn ngành của sinh viên thực
hiện khảo sát thuộc Khoa kinh tế chiếm tỷ lệ 34,7%; Khoa Đào tạo chất lượng cao,
Khoa Cơ khí chế tạo máy, Khoa Công nghệ thông tin đều chiếm 12 %. Còn lại những
khoa chiếm tỷ lệ khá thấp như Khoa Điện – điện tử chiếm 6,7%; Khoa Ngoại ngữ chiếm
5,3%; Khoa cơ khí động lực, Khoa Công nghệ may và thời trang, Khoa Xây dựng đều chiếm 4%...
Bảng 4.1. Thống kê ngành học của sinh viên sinh viên trường Đại học Sư
Phạm Kỹ Thuật TP.HCM tham gia khảo sát
(Nguồn: Nhóm tổng hợp)
Bảng 4.2. Thông tin cá nhân của người trả lời
Đặc điểm mẫu – n = 75 Số lượng Tỉ lệ (%) - Nam 40 53 ,3% Giới tính - Nữ 35 46 ,7% - Khoa Kinh tế 26 34 ,7%
- Khoa Đào tạo chất lượng cao 9 12 %
- Khoa Cơ khí chế tạo máy 9 12 %
- Khoa Công nghệ thông tin 9 12 %
- Khoa Điện – điện tử 5 6 ,7% - Khoa Ngoại ngữ 4 5 ,3% Ngành học - Khoa Cơ khí động lực 3 4 ,0%
- Khoa Công nghệ may và thời trang 3 4 ,0% - Khoa Xây dựng 3 4 ,0%
- Khoa Công nghệ hóa học và thực 2 2 ,7% phẩm - Khoa In và truyền thông 1 1 ,3%
- Khoa khoa học ứng dụng 1 1 ,3%
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm)
4.2. PHÂN TÍCH HỆ SỐ CRONBACH’S ALPHA
Số liệu sau khi được xử lý thô sẽ được đưa vào phân tích hệ số tin cậy của thang
đo thông qua hệ số Cronbach’s alpha. Chi tiết các bảng thuộc phân tích này được tổng
hợp tại bảng 4.3. (Chi tiết tại bảng 1.1 đến 1.4, mục 1, phụ lục 2)
4.2.1. Phân tích Cronbach’s alpha thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến ý
định khởi nghiệp của sinh viên trường ĐH SPKT TP.HCM
Thang đo Tính cách bao gồm 3 biến quan sát (TC1, TC2, TC3) hệ số Cronbach’s
alpha là 0,816 và các hệ số tương quan với biến tổng của các biến đo lường nhân tố này
đều đạt tiêu chuẩn cho phép (lớn hơn 0,3). Do đó, các biến đo lường nhân tố này sẽ
được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA.
Thang đo Ý kiến bao gồm 3 biến quan sát (YN1, YN2, YN3) hệ số Cronbach’s
alpha là 0,793 và các hệ số tương quan với biến tổng của các biến đo lường nhân tố này
đều đạt tiêu chuẩn cho phép (lớn hơn 0,3). Do đó, các biến đo lường nhân tố này sẽ
được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA.
Thang đo Suy nghĩ bao gồm 3 biến quan sát (SN1, SN2, SN3) hệ số Cronbach’s
alpha là 0,855 và các hệ số tương quan với biến tổng của các biến đo lường nhân tố này
đều đạt tiêu chuẩn cho phép (lớn hơn 0,3). Do đó, các biến đo lường nhân tố này sẽ
được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA.
Thang đo Ý nghĩ bao gồm 3 biến quan sát (YN1, YN2, YN3) hệ số Cronbach’s
alpha là 0,863 và các hệ số tương quan với biến tổng của các biến đo lường nhân tố này
đều đạt tiêu chuẩn cho phép (lớn hơn 0,3). Do đó, các biến đo lường nhân tố này không
được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA.
Bảng 4.3. Hệ số Cronbach’s alpha của thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu khởi nghiệp Trung bình Tương Cronbach’s Phương sai thang alpha nếu loại Biến Quan sát thang đo nếu quan biến
đo nếu loại biến loại biến biến tổng
Thang đo Tính cách: Cronbach’s alpha = 0,816 TC1 6,95 4,213 0,620 0,798 TC2 6,75 4,057 0,693 0,722 TC3 6,76 4,185 0,695 0,722
Thang đo Ý kiến: Cronbach’s alpha = 0,793 YK1 7,08 3,399 0,692 0,657 YK2 6,92 3,804 0,659 0,701 YK3 7,49 3,497 0,569 0,799
Thang đo Suy nghĩ: Cronbach’s alpha = 0,855 SN1 6,97 4,270 0,757 0,768 SN2 6,96 4,417 0,739 0,786 SN3 6,81 4,370 0,686 0,836
Thang đo Ý nghĩ: Cronbach’s alpha = 0,863 YN1 6,71 4,480 0,772 0,777 YN2 6,83 4,659 0,717 0,827 YN3 6,63 4,561 0,729 0,817
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm)
4.2.2. Phân tích hệ số Cronbach’s alpha thang đo nhu cầu khởi nghiệp
Thang đo Nhu cầu khởi nghiệp bao gồm 3 biến quan sát (NC1, NC2, NC3) tại
bảng có hệ số Cronbach’s alpha là 0,829 và các hệ số tương quan với biến tổng của các
biến đo lường nhân tố này đều đạt tiêu chuẩn cho phép (lớn hơn 0,3) (chi tiết xem phần
Phụ lục 2, mục 1, bảng số 1.5). Do đó, các biến đo lường nhân tố này sẽ được đưa vào
phân tích nhân tố khám phá EFA.
Bảng 4.4. Hệ số Cronbach’s alpha nhân tố nhu cầu khởi nghiệp Trung bình Tương Cronbach’s Phương sai thang Biến quan sát thang đo nếu quan alpha
đo nếu loại biến loại biến biến tổng nếu loại biến
Thang đo Nhu cầu khởi nghiệp: Cronbach’s alpha = 0,829 NC1 6,63 3,994 0,665 0,797 NC2 6,36 4,801 0,750 0,720 NC3 6,48 4,442 0,670 0,779
4.3. PHÂN TÍCH KHÁM PHÁ EFA
4.3.1. Phân tích EFA thang đo các nhân tố ảnh hưởng tới nhu cầu khởi
nghiệp của sinh viên
4.3.1.1. Phân tích EFA thang đo tính cách
Thang đo Tính cách gồm 3 biến quan sát. Các biến đạt độ tin cậy Cronbach’s
Alpha tiếp tục được đưa vào phân tích nhân tố khám phá (EFA). Phân tích nhân tố như sau:
Kết quả kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity) trong bảng kiểm định
KMO và Bartlett's với sig = 0,000 và chỉ số KMO = 0,708 (> 0,5), đáp ứng được yêu
cầu (Phần 2.1.1, Phụ lục 2, bảng số 1).
Tại mức giá trị Eigenvalues lớn hơn 1, phân tích nhân tố đã trích được 1 nhân tố
từ 6 biến quan sát và với phương sai trích là 73,280% (lớn hơn 50%) đạt yêu cầu (Phần
2.1.1, Phụ lục 2, bảng số 2).
Dựa trên phân tích của bảng ma trận (Phần 2.1.1, Phụ lục 2, bảng số 3), cho thấy
hệ số tải nhân tố của các biến này đều lớn hơn 0,5. Do vậy, các biến này đạt yêu cầu và
được dùng cho các phân tích tiếp theo.
Bảng 4.5. Phân tích EFA thang đo tính cách
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0,708 Approx. Chi-Square 77,038 Bartlett's Test of Sphericity df 3 Sig. 0,000 Factor Matrix a Factor 1 TC3 0,872 TC2 0,872 TC1 0,823
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm)
4.3.1.2. Phân tích EFA thang đo ý kiến
Thang đo Ý kiến gồm 3 biến quan sát. Các biến đạt độ tin cậy Cronbach’s alpha
tiếp tục được đưa vào phân tích nhân tố khám phá (EFA). Phân tích nhân tố như sau:
Kết quả kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity) trong bảng kiểm định
KMO và Bartlett's với sig = 0,000 và chỉ số KMO =0,686 (> 0,5), đáp ứng được yêu
cầu (Phần 2.1.2, Phụ lục 2, bảng số 1).
Tại mức giá trị Eigenvalues lớn hơn 1, phân tích nhân tố đã trích được 1 nhân tố
từ 11 biến quan sát và với phương sai trích là 71,311% (lớn hơn 50%) đạt yêu cầu (Phần
2.1.2, Phụ lục 2, bảng số 2).
Dựa trên phân tích của bảng ma trận (Phần 2.1.2, Phụ lục 2, bảng số 3), cho thấy
hệ số tải nhân tố của các biến này đều lớn hơn 0,5. Do vậy, các biến này đạt yêu cầu và
được dùng cho các phân tích tiếp theo.
Bảng 4.6. Phân tích EFA thang đo ý kiến
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0,686 Approx. Chi-Square 70,970 Bartlett's Test of Sphericity df 3 Sig. 0,000 Factor Matrix a Factor 1 YK1 0,880 YK2 0,860 YK3 0,792
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm)
4.3.1.3. Phân tích EFA thang đo suy nghĩ
Thang đo Suy nghĩ gồm 3 biến quan sát. Các biến đạt độ tin cậy Cronbach’s alpha
tiếp tục được đưa vào phân tích nhân tố khám phá (EFA). Phân tích nhân tố như sau:
Kết quả kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity) trong bảng kiểm định
KMO và Bartlett's với sig = 0,000 và chỉ số KMO = 0,725 (> 0,5), đáp ứng được yêu
cầu (Phần 2.1.3, Phụ lục 2, bảng số 1).
Tại mức giá trị Eigenvalues lớn hơn 1, phân tích nhân tố đã trích được 1 nhân tố
từ 9 biến quan sát và với phương sai trích là 77,577 % (lớn hơn 50%) đạt yêu cầu (Phần
2.1.3, Phụ lục 2, bảng số 2).
Dựa trên phân tích của bảng ma trận (Phần 2.1.3, Phụ lục 2, bảng số 3), cho thấy
hệ số tải nhân tố của các biến này đều lớn hơn 0,5. Do vậy, các biến này đạt yêu cầu và
được dùng cho các phân tích tiếp theo.
Bảng 4.7. Phân tích EFA thang đo suy nghĩ
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0,725 Approx. Chi-Square 98,386 Bartlett's Test of Sphericity df 3 Sig. 0,000 Factor Matrixa Factor 1 SN1 0,898 SN2 0,888 SN3 0,855
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm)
4.3.1.4. Phân tích EFA thang đo ý nghĩ
Thang đo Ý nghĩ gồm 3 biến quan sát. Các biến đạt độ tin cậy Cronbach’s alpha
tiếp tục được đưa vào phân tích nhân tố khám phá (EFA). Phân tích nhân tố như sau:
Kết quả kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity) trong bảng kiểm định
KMO và Bartlett's với sig = 0,000 và chỉ số KMO = 0,731 (> 0.5), đáp ứng được yêu
cầu (Phần 2.1.4, Phụ lục 2, bảng số 1).
Tại mức giá trị Eigenvalues lớn hơn 1, phân tích nhân tố đã trích được 2 nhân tố
từ 6 biến quan sát và với phương sai trích thứ nhất là 78,475 % và phương sai trích thứ
hai là 79,676% (đều lớn hơn 50%) đạt yêu cầu (Phần 2.1.4, Phụ lục 2, bảng số 2).
Dựa trên phân tích của bảng ma trận xoay (Phần 2.1.4, Phụ lục 2, bảng số 3), cho
thấy hệ số tải nhân tố của các biến này đều lớn hơn 0,5, chênh lệch hệ số tải nhân tố của
mỗi một biến quan sát đều lớn hơn 0,3. Do vậy, các biến này đạt yêu cầu và được dùng
cho các phân tích tiếp theo.
Bảng 4.8. Phân tích nhân tố EFA thang đo ý nghĩ
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0,731 Approx. Chi-Square 102,665 Bartlett's Test of Sphericity df 3 Sig. 0,000 Factor Matrix a Factor 1 YN2 0,904 YN1 0,880 YN3 0,873
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm)
4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá thang đo
nhu cầu khởi nghiệp
Thang đo nhu cầu khởi nghiệp ban đầu gồm 3 biến quan sát. Các biến đạt độ tin
cậy Cronbach’s alpha tiếp tục được đưa vào phân tích nhân tố khám phá (EFA). Phân tích nhân tố như sau:
Kết quả kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity) trong bảng kiểm định
KMO và Bartlett's (Phần 2.2, Phụ lục 2, bảng số 1) với sig = 0,000 và chỉ số KMO =
0,711 (> 0,5), đáp ứng được yêu cầu.
Tại mức giá trị Eigenvalues lớn hơn 1, phân tích nhân tố đã trích được 1 nhân tố
từ 3 biến quan sát và với phương sai trích là 75,470 % (lớn hơn 50%) đạt yêu cầu (Phần
2.2, Phụ lục 2, bảng số 2).
Dựa trên phân tích của bảng ma trận (Phần 2.2, Phụ lục 2, bảng số 3), cho thấy hệ
số tải nhân tố của các biến này đều lớn hơn 0,5. Do vậy, các biến này đạt yêu cầu và
được dùng cho các phân tích tiếp theo.
Bảng 4.9. Phân tích nhân tố EFA thang đo nhu cầu khởi nghiệp
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling 0,711 Adequacy. Bartlett's Test of Approx. Chi-Square 87,745 df 3 Sphericity Sig. 0,000 Factor Matrix a Factor 1 NC2 0,898 NC3 0,857 NC1 0,851
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm)
Như vậy, dựa trên kết quả phân tích của các bảng ma trận xoay nhân tố, kết quả
thang đo các nhân tố có ảnh hưởng đến có tổng cộng 4 nhân tố được rút trích với 12
biến quan sát và thang đo có 1 nhân tố được rút trích với 3 biến quan sát. Các biến quan
sát được rút trích thành các nhân tố như sau:
Nhân tố thứ nhất: gồm 3 biến quan sát (TC1, TC2, TC3) được nhóm lại
bằng lệnh trung bình và được đặt tên là Tính cách, ký hiệu là TC.
Nhân tố thứ hai: gồm 3 biến quan sát (YK1, YK2, YK3) được nhóm lại
bằng lệnh trung bình và được đặt tên là Ý kiến, ký hiệu là YK.
Nhân tố thứ ba: gồm 3 biến quan sát (SN1, SN2, SN3) được nhóm lại bằng
lệnh trung bình và được đặt tên là Suy nghĩ, ký hiệu là SN.
Nhân tố thứ tư: gồm 3 biến quan sát (YN1, YN2, YN3) được nhóm lại
bằng lệnh trung bình và được đặt tên là Ý nghĩ, ký hiệu là Ý Nghĩ.
Nhân tố thứ năm: gồm 3 biến quan sát (NC1, NC2, NC3) được nhóm lại
bằng lệnh trung bình và được đặt tên là Nhu cầu khởi nghiệp, ký hiệu là NC.
Bảng 4.10. Diễn giải các biến quan sát sau khi xoay nhân tố Mã TT Diễn giải hóa
nhân tố Tính cách (TC) TC1
Tôi mong muốn được trải nghiệm những cái mới TC2
Tôi khao khát có một địa vị cao trong xã hội TC3
Tôi hứng thú và không ngại rủi ro khi khởi nghiệp
nhân tố Ý kiến (YK) YK1
Gia đình tôi sẽ ủng hộ quyết định khởi nghiệp của tôi YK2
Bạn bè sẽ ủng hộ quyết định khởi nghiệp của tôi
Nếu gặp khó khăn trong việc kinh doanh thì sẽ nhận được sự YK3
hỗ trợ từ bạn bè và gia đình
nhân tố Suy nghĩ (SN) SN1
Tôi tin rằng mình sẽ thành công khi khởi nghiệp SN2
Tôi tin rằng có thể tự thành công trong tương lai SN3
Việc phát triển một ý tưởng kinh doanh là không khó
nhân tố Ý nghĩ (YN) YN1
Tôi sẽ khởi nghiệp trong tương lai YN2
Tuy suy nghĩ rất nghiêm túc về việc khởi nghiệp YN3
Muốn được tự làm chủ doanh nghiệp
nhân tố Nhu cầu (NC)
Nếu có một câu lạc bộ về Startup trong trường thì bạn có muốn NC1 tham gia?
Bạn nghĩ tham gia clb khởi nghiệp tạo cho bạn niềm đam mê khởi NC2 nghiệp?
Bạn có nghĩ khi tham gia vào clb sáng tạo khởi nghiệp thì bạn có NC3
thể tự khởi nghiệp cho chính bản thân?
(Nguồn: Nhóm tự tổng hợp) 4.4. MÔ HÌNH HIỆU
CHỈNH SAU KHI PHÂN TÍCH NHÂN TỐ
Sau khi phân tích và kiểm định bằng hệ tin cậy Cronbach’s alpha và khám phá
(EFA), thang đo, số biến quan sát ban đầu là 12 và vẫn không thay đổi. Tuy nhiên, tính
chất của mỗi nhân tố trong thang đo này không thay đổi
Thang đo nhu cầu khởi nghiệp ban đầu gồm 3 biến quan sát, sau khi phân tích
hệ số tin cậy Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA), số biến quan sát
ban đầu vẫn giữ nguyên không làm thay đổi tính chất của nhân tố này. Do đó, mô hình
nghiên cứu và các giả thuyết ban đầu (trình bày ở chương 2) vẫn giữ nguyên.
4.5. PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN PEARSON
Phân tích tương quan đơn biến bằng hệ số tương quan Pearson cho thấy có sự
tương quan dương có ý nghĩa thống kê giữa TC, YK, SN, YN với nhu cầu khởi nghiệp
(các giá trị sig. đều nhỏ hơn 0,05).
Bảng 4.11. Ma trận tương quan giữa các nhân tố
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả)
4.6. HỒI QUY TUYẾN TÍNH BỘI VÀ KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT
Để kiểm định sự phù hợp giữa, hàm hồi quy tuyến tính bội với phương pháp đưa
vào một lượt (Enter) được sử dụng. Nghĩa là phần mềm SPSS xử lý tất cả các biến đưa
vào một lần và đưa ra các thông số thống kê liên quan đến các biến. Bốn nhân tố ảnh
hưởng tới nhu cầu khởi nghiệp là biến độc lập (Independents) và nhu cầu khởi nghiệp
là biến phụ thuộc (Dependent) sẽ được đưa vào chạy hồi quy cùng một lúc.
4.6.1. Kiểm định độ phù hợp của mô hình
Kết quả phân tích hồi quy bội tại bảng 4.12 (chi tiết tại mục 4, bảng số 1, phụ lục
2) cho thấy R² điều chỉnh (Adjusted R Square) bằng 0,261 nghĩa là mức độ phù hợp của
mô hình là (mô hình đã giải thích được 26,1% sự biến thiên của biến phụ thuộc là nhu
cầu khởi nghiệp). Còn lại 73,9% nhu cầu khởi nghiệp xuất phát từ các nhân tố khác. Có
thể nói các biến được đưa vào mô hình đạt kết quả giải thích không tốt.
Bảng 4.12. Mô hình tóm tắt Mô Sai số Ước R R² R² điều chỉnh lượng Durbin-Watson hình 1 0,549a 0,301 0,261 0,946 1,805
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm)
Kết quả nhận được từ bảng ANOVAb tại bảng 4.13 (chi tiết tại mục 4, bảng số 2,
phụ lục 2) cho thấy trị thống kê F là 7,533 với giá trị Sig. rất nhỏ (= 0,000 < 0,05). Như
vậy, có thể kết luận rằng mô hình hồi quy bội thỏa mãn các điều kiện đánh giá và kiểm
định độ phù hợp mô hình.
Bảng 4.13. Kết quả ANOVA Tổng bình
Bậc tự do Bình phương Mô hình phương trung bình F Sig. (Df) 1 Hồi quy 26,961 4 6,740 7,533 0,000b Số dư 62,633 70 0,895 Tổng 89,594 74
Ghi chú: Giả thuyết H0: R2 = 0 (Mô hình hồi quy không phù hợp); Giả thuyết đối
H1: R2 ≠ 0 (Mô hình hồi quy phù hợp)
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm)
4.6.2. Kiểm định đa cộng tuyến giữa các biến số độc lập
Kết quả kiểm tra hiên tượng đa cộ ng tuyến thông qua hệ số phóng đại phương̣
sai VIF (chi tiết trong phụ lục) cho thấy, hệ số phóng đại phương sai VIF của các biến
trong mô hình đều nhỏ hơn 10, theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mông Ngọc (2008,̣
tr.252), chứng tỏ các nhân tố đôc lậ p không có quan hệ chặ t chẽ với nhau nên không ̣
xảy ra hiên tượng đa cộ ng tuyến.̣
4.6.3. Kiểm tra phân phối chuẩn phần dư
Phần dư có thể không tuân theo phân phối chuẩn vì những lý do: sử dụng mô hình
không đúng, phương sai không phải là hằng số, số lượng các phần dư không đủ nhiều
để phân tích… Vì vây, cần thực hiệ n nhiều cách khảo sát khác nhau. Mộ t cácḥ đơn
giản nhất là xây dựng biểu đồ tần số của phần dư” (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng
Ngọc, 2008). Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng biểu đồ tần số Histogram và biểu
đồ phân phối tích lũy P-P Plot.
• Giá trị trung bình rất nhỏ gần bằng 0 (Mean = - 5,69E-16) và đô lệ ch chuẩn
xấp ̣ xỉ bằng 1 (Std. Dev =0,973) nên giả thiết phân phối chuẩn không bị vi phạm
• Các điểm quan sát không phân tán quá xa đường thẳng kỳ vọng, tuy nhiên ở
đầunhững điểm thì cách xa nên giả thiết phân phối chuẩn không bị vi phạm.
Hình 4.2. Biểu đồ tần số Histogram
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm tác giả)
Hình 4.3. Biểu đồ phân phối tích lũy P-Plot
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm tác giả)
4.7. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Kết quả hồi quy được thể hiện ở bảng 4.14 như sau:
Bảng 4.14. Bảng tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết Beta chưa Beta Nội dung Sig. Kết luận chuẩn hóa chuẩn hóa
H1: Tính cách (TC) có ảnh hưởng 0,111
0,088 0,561 Không tác động
đến nhu cầu khởi nghiệp
H2: Ý kiến (YK) có ảnh hưởng 0,484 0,403 0,003 Có tác động
đến nhu cầu khởi nghiệp
H3: Suy nghĩ (SN) có ảnh hưởng 0,155
0,120 0,585 Không tác động
đến nhu cầu khởi nghiệp
H4: Ý nghĩ (YN) có ảnh hưởng 0,014 0,011 0,963 Có tác động
đến nhu cầu khởi nghiệp
(Nguồn: Nhóm tự tổng hợp)
Trong số 4 nhân tố độc lập được hình thành sau khi thực hiện phân tích nhân tố
khám phá (EFA), có 1 nhân tố có tác động có ý nghĩa thống kê đến nhu cầu khởi nghiệp,
đó là: Ý kiến. Ngoài ra, chưa thể đưa ra khẳng định về tác động của 3 nhân tố Tính cách,
Suy nghĩ, Ý nghĩ đến nhu cầu khởi nghiệp.
Qua kết quả phân tích dữ liệu thì cho thấy các trọng số Beta chuẩn hóa đều lớn
hơn 0, như vậy, các nhân tố đều có tác động tích cực (tác động dương +) đến Nhu cầu khởi nghiệp.
Thảo luận về “Ý kiến”: Kết quả phân tích hồi quy cho thấy “Ý kiến” có tác động
có ý nghĩa thống kê lớn nhất đến nhu cầu khởi nghiệp (Beta chuẩn hóa = 0,403). Từ kết
quả phân tích nhân tố khám phá EFA, “Ý kiến” được hình thành bởi 3 biến quan sát bao
gồm: (1) Gia đình tôi sẽ ủng hộ quyết định khởi nghiệp của tôi; (2) Bạn bè sẽ ủng hộ
quyết định khởi nghiệp của tôi; (3) Nếu gặp khó khăn trong việc kinh doanh thì sẽ nhận
được sự hỗ trợ từ bạn bè và gia đình. Điều này ý kiến ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp
của sinh viên trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM. Nhóm ý kiến có tác động
cùng chiều đến ý định khởi nghiệp cho thấy khi nhận được nhiều ý kiến từ bạn bè, anh
chị ... những người giúp bạn tạo động lực để khởi nghiệp. Điều này cũng khá dễ hiểu
bởi thực tế, trước khi được nhóm hỗ trợ, các bạn sinh viên hầu như không có định hướng
về việc khởi nghiệp nên việc nhóm ý kiến sẽ giúp tạo động lực khởi nghiệp. lOMoARcPSD| 37054152
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN
Kết quả cho thấy cả 6 yếu tố trong mô hình lý thuyết đều có ảnh hưởng đến ý định
khởi nghiệp của sinh viên trường ĐH SPKT TP. Hồ Chí Minh được sắp xếp theo trình tự
mức độ quan trọng từ cao xuống thấp: Sự hỗ trợ từ chương trình đào tạo; Kiến thức kinh
nghiệm; Thái độ cá nhân; Tính cách cá nhân; Ảnh hưởng của gia đình, bạn bè; Nhận thức
và kiểm soát hành vi. Ngoài ra, cũng đã tìm thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về ý
định khởi nghiệp của sinh viên trường ĐH SPKT TP. Hồ Chí Minh theo giới tính.
5.2. KIẾN NGHỊ - GIẢI PHÁP
Qua quá trình nghiên cứu và tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA, đã xác định
được 6 nhóm nhân tố có ảnh hưởng thuận chiều đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường
ĐH SPKT TP. Hồ Chí Minh bao gồm: Sự hỗ trợ từ chương trình đào tạo; Kiến thức kinh
nghiệm; Thái độ cá nhân; Tính cách cá nhân; Ảnh hưởng của gia đình, bạn bè; Nhận thức
và kiểm soát hành vi. Hàm ý nghiên cứu cho thấy để khơi gợi tinh thần khởi nghiệp ở sinh
viên trường ĐH SPKT TP. Hồ Chí Minh cần chú trọng một số vấn đề sau:
Thứ nhất, thực sự xem giảng dạy là hoạt đông chủ đạo trong nhà trường nhằṃ cung
cấp kiến thức, kỹ năng và thái đô để nâng cao hoạt độ ng khởi nghiệ p trong sinḥ viên. Vì
thế, để phát triển được môt lực lượng doanh nhân trẻ tiềm năng, vai trò của nhà ̣ trường là
vô cùng quan trọng, bởi lẽ đối với sinh viên trường ĐH SPKT TP. Hồ Chí Minh đại học thì
môi trường giáo dục đại học được coi là phương tiện quan trọng để chuẩn bị cho tương lai
nghề nghiệp. Viêc tổ chức giảng dạy các môn học có liên quan đến khởi sự̣ kinh doanh
không chỉ đối với các ngành thuôc lĩnh vực kinh tế mà còn đối với các chuyêṇ ngành thuôc
khối khoa học xã hộ i và khoa học tự nhiên khác trong nhà trường là điều cầṇ thiết. Thêm
vào đó, nhà trường cần đổi mới nhận thức, quan điểm và mục tiêu khi xây dựng chương
trình đào tạo. Bên cạnh viêc giảng dạy kiến thức chuyên ngành, nhà trường ̣ cần mở ra cho
sinh viên trường ĐH SPKT TP. Hồ Chí Minh một định hướng lập nghiệp mới bên cạnh
định hướng nghề nghiệp truyền thống, đó là đào tạo sinh viên trường ĐH SPKT TP. Hồ
Chí Minh không chỉ nhằm mục đích có kiến thức để đi làm cho doanh nghiệp khác mà phải
có một tinh thần doanh nhân tự tạo việc làm, tạo lâp doanh nghiệ p ̣ góp phần giải quyết lOMoAR cPSD| 37054152
viêc làm cho xã hộ i. Tạo ra môi trường hỗ trợ cho việc phát triển khả ̣ năng cá nhân, hỗ trợ
cho việc học tập của sinh viên trường ĐH SPKT TP. Hồ Chí Minh có hiệu quả, là nơi khơi
gợi tinh thần kinh doanh của giới trẻ.
Thứ hai, tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa định hướng kinh doanh ngoài
chương trình đào tạo chính thức như các cuộc thi viết kế hoạch kinh doanh, các cuộc thi
sáng tạo ý tưởng kinh doanh, các cuộc hội thảo về kinh doanh và khởi sự doanh nghiêp,
các buổi giao lưu giữa doanh nhân và sinh viên để truyền nhiệt huyết và sự đaṃ mê hoạt
đông kinh doanh cho sinh viên trường ĐH SPKT TP. Hồ Chí Minh và cũng là nơị thử thách,
tìm kiếm cơ hội kinh doanh và nâng cao năng lực cho giới trẻ, góp phần hình thành sự tự
tin và đông cơ khởi nghiệ p ngay khi ngồi trên ghế nhà trường. Bên cạnh đó,̣ các tổ chức
đoàn, hôi, các câu lạc bộ cần tạo ra những hoạt độ ng thiết thực và bổ ícḥ nhằm thu hút sinh
viên trường ĐH SPKT TP. Hồ Chí Minh tham gia. Các hoạt động ngoại khóa cũng giúp
sinh viên trường ĐH SPKT TP. Hồ Chí Minh kết nối quan hệ, hình thành ý tưởng kinh
doanh, kết nối đối tác. Bạn bè ngoài trường là nguồn cung cấp ý tưởng kinh doanh chủ yếu,
bổ sung thêm vai trò của mạng lưới xã hội và vốn xã hội, trải nghiệm thực tế với sự tự tin
và ý định khởi sự kinh doanh.
Thêm vào đó, các phương tiên truyền thông cần nêu gương những cá nhân tiêụ biểu,
những cựu sinh viên thành đạt trong tạo lâp doanh nghiệ p góp phần độ ng viên, thụ hút và
nâng cao sở thích về khởi nghiêp đối với sinh viên. ̣
Nâng cao sự ủng hô của gia đình, nhà trường và xã hộ i đối với các hoạt độ ng khởị
nghiêp của giới trẻ ở hai khía cạnh vậ t chất (vốn, các nguồn lực xã hộ i…) và tinh thần (sự̣
đông viên, giúp đỡ…) nhằm giúp sinh viên trường ĐH SPKT TP. Hồ Chí Minh nâng caọ
sự tự tin về năng lực của bản thân cho hoạt đông khởi nghiệ p. Thêm vào đó, chúng ta cầṇ
tạo cho sinh viên trường ĐH SPKT TP. Hồ Chí Minh môt suy nghĩ độ c lậ p, hình thành ý ̣
thức “dám nghĩ, dám làm”, xem viêc khởi sự doanh nghiệ p như mộ t trải nghiệ m kiến thức ̣
thực tế trong môi trường xã hôi góp phần hình thành nên kinh nghiệ m và thành công ̣ trong
hoạt đông nghề nghiệ p của mình.̣ lOMoARcPSD| 37054152
5.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
Tuy nhiên, nghiên cứu có môt số hạn chế là mẫu khảo sát sinh viên trường ĐḤ SPKT
TP. Hồ Chí Minh chưa đủ nhiều, đồng thời nghiên cứu cũng chưa đưa ra mối quan hê giữa
các yếu tố tác độ ng trực tiếp đến ý định khởi nghiệ p. Đây là tiền đề để các những ̣ nghiên
cứu khác mở rông phạm vi nghiên cứu về các yếu tố tác độ ng đến ý định khởị nghiêp
của sinh viên trường ĐH SPKT TP. Hồ Chí Minh trong thời gian tới.̣
Hạn chế của nghiên cứu này là chưa kiểm định được mối quan hệ tương tác giữa các
yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường ĐH SPKT TP. Hồ Chí Minh.
Để kiểm định mối quan hệ giữa các yếu tố trong mô hình nghiên cứu, nên sử dụng công cụ
kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính SEM sẽ cho kết quả nghiên cứu chính xác cao hơn.
Hơn nữa, do thời gian thực hiện nghiên cứu tương đối ngắn nên số lượng cỡ mẫu nghiên
cứu chưa thật sự lớn, do vậy tính đại diện cho tổng thể còn hạn chế. Các nghiên cứu trong
tương lai có thể gia tăng cỡ mẫu quan sát cũng như xem xét thêm các yếu tố rào cản cản
trở ý định khởi nghiệp kinh doanh. lOMoARcPSD| 37054152
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT Ký Câu hỏi Hoàn Không Bình Đồng ý Hoàn toàn hiệu toàn đồng ý thường đồng ý không lOMoARcPSD| 37054152
PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG
1. Phân tích Cronbach’s alpha thang đo 1.1. Nhóm tính cách lOMoARcPSD| 37054152 Reliability Statistics Cronbach's N of Alpha Items .816 3 Item-Total Statistics Scale Mean Scale Corrected Cronbach's if Item Variance if Item-Total Alpha if Deleted Item Deleted Correlation Item Deleted T 6.95 4.213 .620 .798 TC1 T 6.75 4.057 .693 .722 TC2 T 6.76 4.185 .695 .722 TC3 1.2 . Nhóm ý kiến Reliability Statistics Cronbach's N of Alpha Items .793 3 Item-Total Statistics
Scale Mean Scale Corrected Cronbach's if Item
Variance if Item-Total Alpha if Deleted
Item Deleted Correlation Item Deleted Y 7.08 3.399 .692 .657 YK1 Y 6.92 3.804 .659 .701 YK2 Y 7.49 3.497 .569 .799 YK3 1.3. Nhóm suy nghĩ lOMoARcPSD| 37054152 Reliability Statistics Cronbach's N of Alpha Items .855 3 Item-Total Statistics Scale Mean Scale Corrected Cronbach's if Item Variance if Item-Total Alpha if Deleted
Item Deleted Correlation Item Deleted S 6.97 4.270 .757 .768 SN1 S 6.96 4.417 .739 .786 SN2 S 6.81 4.370 .686 .836 SN3 1.4 . Nhóm ý nghĩ Reliability Statistics Cronbach's N of Alpha Items .863 3 Item-Total Statistics Scale Mean Scale Corrected Cronbach's if Item Variance if Item-Total Alpha if Deleted
Item Deleted Correlation Item Deleted Y 6.71 4.480 .772 .777 YN1 Y 6.83 4.659 .717 .827 YN2 Y 6.63 4.561 .729 .817 YN3 1.5. Nhóm nhu cầu Reliability Statistics Cronbach's N of Alpha Items .829 3 Item-Total Statistics lOMoARcPSD| 37054152 Scale Mean Scale Corrected Cronbach's if Item
Variance if Item-Total Alpha if Deleted
Item Deleted Correlation Item Deleted N 6.63 3.994 .665 .797 NC1 N 6.36 4.801 .750 .720 NC2 N 6.48 4.442 .670 .779 NC3
2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA)
2.1. Kết quả phân tích EFA các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu khởi nghiệp
2.1.1. Kết quả phân tích EFA thang đo tính cách
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling .708 Adequacy. Approx. Chi-Square 77.038 Bartlett's Test of df 3 Sphericity Sig. .000 lOMoARcPSD| 37054152
Total Variance Explained Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings Total % of Cumulative %Total % of Cumulative % Variance Variance 1 2.198 73.280 73.2802.198 73.280 73.280 2 .466 15.528 88.807 3 .336 11.193 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis. Component Matrix a Component 1 T .872 TC3 T .872 TC2 T .823 TC1 Extraction Method: Principal Component Analysis. a. 1 components extracted.
2.1.2. Kết quả phân tích EFA thang đo ý kiến
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling .686 Adequacy. Approx. Chi-Square 70.970 Bartlett's Test of df 3 Sphericity Sig. .000 lOMoARcPSD| 37054152
Total Variance Explained Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings Total % of Cumulative Total % of Cumulative Variance % Variance % 1 2.139 71.311 71.311 2.139 71.311 71.311 2 .532 17.737 89.048 3 .329 10.952 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis. Component Matrixa Component 1 Y .880 YK1 Y .860 YK2 Y .792 YK3 Extraction Method: Principal Component Analysis. a. 1 components extracted.
2.1.3. Kết quả phân tích EFA thang đo suy nghĩ
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling .725 Adequacy. Approx. Chi-Square 98.386 Bartlett's Test of df 3 Sphericity Sig. .000 lOMoARcPSD| 37054152
Total Variance Explained Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings Total % of Cumulative Total % of Cumulative Variance % Variance % 1 2.327 77.577 77.577 2.327 77.577 77.577 2 .393 13.099 90.677 3 .280 9.323 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis. Component Matrixa Component 1 S .898 SN1 S .888 SN2 S .855 SN3 Extraction Method: Principal Component Analysis. a. 1 components extracted.
2.1.4. Kết quả phân tích EFA thang đo ý nghĩ
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling .731 Adequacy. Approx. Chi-Square 102.665 Bartlett's Test of df 3 Sphericity Sig. .000 lOMoARcPSD| 37054152
Total Variance Explained Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings Total % of Cumulative Total % of Cumulative Variance % Variance % 1 2.354 78.475 78.475 2.354 78.475 78.475 2 .366 12.194 90.669 3 .280 9.331 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis. Component Matrix a Component 1 Y .904 YN1 Y .880 YN3 Y .873 YN2 Extraction Method: Principal Component Analysis. a. 1 components extracted.
2.2. Phân tích EFA nhân tố nhu cầu khởi nghiệp
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling .711 Adequacy. Approx. Chi-Square 87.745 Bartlett's Test of df 3 Sphericity Sig. .000
Total Variance Explained lOMoARcPSD| 37054152 Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings Total % of Cumulative Total % of Cumulative Variance % Variance % 1
2.264 75.470 75.470 2.264 75.470 75.470 2
.435 14.488 89.958 3 .301 10.042 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis. Component Matrix a Component 1 N .898 NC2 N .857 NC3 N .851 NC1 Extraction Method: Principal Component Analysis. a. 1 components extracted. lOMoARcPSD| 37054152 lOMoARcPSD| 37054152
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). 4. Kết quả hồi quy Model Summaryb Model R
R Square Adjusted R Std. Error of Durbin- Square the Estimate Watson 1 .549a .301 .261 .946 1.805
a. Predictors: (Constant), YN, YK, TC, SN b. Dependent Variable: NC ANOVA a Model Sum of df Mean F Sig. Squares Square Regression 26.961 4 6.740 7.533 .000 b 1 Residual 62.633 70 .895 Total 89.594 74 a. Dependent Variable: NC
b. Predictors: (Constant), YN, YK, TC, SN Coefficients a Model Unstandardized Standardized t Sig. Collinearity Coefficients Coefficients Statistics B Std. Error Beta Tolerance V IF Constant 1( ) .439 .579 .758 .451 TC .111 .191 .088 .584 .561 .440 .274 YK .484 .159 .403 3.033 .003 .565 .770 lOMoARcPSD| 37054152 SN .155 .283 .120 .548 .585 .209 .789 YN .014 .303 .011 .046 .963 .185 .396 a. Dependent Variable: NC lOMoARcPSD| 37054152