Bài giảng Kinh tế vĩ mô- Môi trường vĩ mô | Đại học Nội Vụ Hà Nội
2.1 Môi trường vĩ mô2.1.1. Môi trường kinh tếThực trạng của nền kinh tế và xu hướng phát triển của nền kinh tế, có ảnh hưởng to
lớn đến hoạt động chiến lược của các ngành và các doanh nghiệp hiện nay. Một sốnhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của công ty phải xét đến trong môi trường kinh tếnhư: lạm phát, GDP, lãi suất, chỉ số tiêu dùng CPI Và để tìm hiểu rõ hơn sự tác độngcủa môi trường này lên hoạt động của ngành viễn thông trong giai đoạn từ năm 2021đến nay như thế nào thì cần lần lượt xem xét và phân tích từng yếu tố một.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45470709
2.1 Môi trường vĩ mô
2.1.1. Môi trường kinh tế
Thực trạng của nền kinh tế và xu hướng phát triển của nền kinh tế, có ảnh hưởng to
lớn đến hoạt động chiến lược của các ngành và các doanh nghiệp hiện nay. Một số
nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của công ty phải xét đến trong môi trường kinh tế
như: lạm phát, GDP, lãi suất, chỉ số tiêu dùng CPI Và để tìm hiểu rõ hơn sự tác động
của môi trường này lên hoạt động của ngành viễn thông trong giai đoạn từ năm 2021
đến nay như thế nào thì cần lần lượt xem xét và phân tích từng yếu tố một.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP)
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) năm 2021 của Việt Nam đạt mức 2,58 %, theo công
bố của Tổng cục Thống kê. Mức này thấp nhất trong 30 năm qua vì gặp đại dịch
Covid. Vì vậy, Tổng cục Thống kê cho rằng, trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp khó
khăn, cả nước tập trung thực hiện mục tiêu tru tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Trong 4 năm qua, cuộc khủng hoảng tài chính vì covid trên quy mô toàn cầu đã làm
cho nhiều ngành nghề, nhiều công ty bị đình đốn, phải thu hẹp hoạt động, bị phá sản.
Nhiều hoạt động kinh doanh cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi vấn đề tỷ giá, bởi thị
trường, bởi các nhà cung cấp và nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan khác.
Nhưng những năm trở lại đây, sự phát triển của khoa học công nghệ nói chung và dưới
sự phát triển của ngành công nghệ thông tin (CNTT) nói riêng, đã có những bước phát
triển nhanh chóng và trở thành một ngành có tốc độ tăng nhanh nhất và tác động sâu
rộng nhất đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội. Năm 2021 mặc dù còn gặp nhiều khó
khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, lĩnh vực CNTT vẫn phát
triển và có được những kết quả nhất định. Với tổng doanh thu toàn ngành đạt 7 tỷ
USD, Và dự định sẽ còn tăng trong những năm tới.
- Nhận định chung cho thấy, về cơ bản các chính sách kinh tế vĩ mô - tiền tệ năm 2021
của Việt Nam đã được điều hành khá tốt theo định hướng tạo dựng khuôn khổ vũ mô
ổn định cho trung hạn. Nhờ đó các chi tiêu vi mô của Việt Nam năm nay như lạm
phát, tỷ giá hối đoái, dự trữ ngoại hối, cán cân thương mại, cán cân thanh toán tổng
thể... đã có những chuyển biến tích cực hơn nhiều so với năm 2020.Qua dự báo trên,
ta có thể thấy tình hình kinh tế trong nước còn gặp nhiều khó khăn, nhưng trong bối
cảnh hiện nay thì mức độ tăng hồrợng như vậy là khá ổn định. Tuy nhiên, vẫn còn
tác động không nhỏ đến tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhưng các
doanh nhiệp vẫn có thể duy trì và phát triển các hoạt động của mình, nếu xây dựng
được những chính sách kinh tế hợp lý, phù hợp với bối cảnh kinh tế như hiện nay. * Lãi suất: lOMoAR cPSD| 45470709
Năm 2012 là một năm khó khăn của nền kinh tế Việt Nam với nhiều cung bậc khác
nhau. Tuy nhiên, Chính Phủ và Ngân hàng nhà nước cũng đã có những chính sách,
quyết định kịp thời và quyết liệt nhằm ổn định kinh tế, giảm bớt gánh nặng cho các
doanh nghiệp và giải cứu nợ xấu ở các ngân hàng.
Lãi suất là một yếu tố tác động không nhỏ đến nền kinh tế, lãi suất là công cụ điều tiết
kinh tế vĩ mô rất có hiệu quả của chính phủ thông qua việc thay đổi mức và cơ cấu lãi
suất trong từng thời kỳ nhất định, làm ảnh hướng đến nền kinh tế của 1 quốc gia. Với
mức lãi suất có xu hướng giảm tạo điều kiện kích hoạt cầu, giúp các doanh nghiệp
tăng cường vay vốn ngân hàng để mở rộng đầu tư phát triển
Với mức lãi suất ngày càng giảm, đây có thể coi là một lợi thế cho các doanh nghiệp
trong việc huy động vốn đầu tư, tăng cường mở rộng thị trường, thúc đẩy các hoạt
động đầu tư, mua sắm các trang thiết bị máy móc.
Tóm lại tình hình kinh tế trong nước trong năm 2021 đã có những dấu hiệu chuyển
biến tích cực, chính phủ cần có những biện pháp tích cực để duy trì những thuận lợi
và hạn chế những vấn đề còn thấp kém, giúp thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển.
Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà khôi phục, tuy nhiên không tránh khỏi những trở
ngại lớn, chính vì thế đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với các doanh nghiệp.
2.1.2. Môi trường Chính trị - pháp luật
Việt Nam là một đất nước có nền kinh tế khá ổn định, chính phủ luôn đề ra những
chính sách nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng và phát triển doanh
nghiệp. Thu hút các doanh nghiệp ngoài nước xây dựng thị trường, đầu tư vào Việt
Nam. Hiện tại đã có nhiều thay đổi đáng kể trong lĩnh vực viễn thông, các công nghệ
mới như là Internet và GMPCS đã được đưa vào thị trường. Vấn đề tự do hoá và bài
bỏ các quy định củ đã được đưa ra đối với thị trường dịch vụ viễn thông mới. Các
nước thành viên trong WTO đã tự mình có những thay đổi về cơ cấu tổ chức để đáp
ứng các thách thức mới như là chia se khai thác kinh doanh và các quy định viễn
thông. Tác động trước mặt của Internet và thương mại điện tử đã thúc đẩy hơn nữa
những thay đổi cho cơ chế đang tồn tại về chính sách, quy định và thương mại trong lĩnh vực viễn thông
Nhà nước ban hanh các bộ luật nhằm đảm bảo lợi ích cho các doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ viễn thông, tăng cường và duy trì hoạt động phát triển, góp phần vào
hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông trong nước. Đảm bảo cho quyền lợi
khách hàng sử dụng các dịch vụ. Qua đó tạo điều kiện quản lý dễ dàng hơn và điều
tiết tốt các hoạt động theo một quy củ thống nhất chung. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi
nhất để phát triển ngành viễn thông. 2.1.3. Môi trường văn hóa - Xã hội .
Với sự phát triển của xã hội ngày nay, lối sống và nhu cầu của người dân ngày càng
cao. Quan niệm sống của họ cũng dần được thay đổi cho phù hợp với thời đại. Đặc
biệt là sự bùng nổ về công nghệ thông tin như hiện nay. Mạng xã hội, thiết bị kỹ thuật lOMoAR cPSD| 45470709
số và điện thoại di động của Việt Nam đang phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc.
Trong vòng 10 năm trở lại đây, tỷ lệ sử dụng Internet tại Việt Nam có tốc độ tăng
trưởng nhanh nhất trong khu vực. Dựa trên những con số chính thức, 70,3% dân số
Việt Nam có truy cập Internet (68,72 triệu người). Mục đính chính của việc sử dụng
Internet là thu thập thông tin và đọc tin tức. Tuy nhiên, việc sử dụng Internet cho mục
đích giải trí đang trở thành xu hướng. Internet được truy cập rất thường xuyên, hầu hết
mọi người sử dụng internet hàng ngày, hoặc nhiều lần/tuần. Vì internet mang lại
những thông tin thú vị, kết nối với thế giới bên ngoài một cách nhanh chóng và thuận tiện.
Với sự phát triển của công nghệ thông tin như hiện nay, thì hầu hết nhà nào cũng sử
dụng mạng internet để thuận lợi cho việc tìm hiểu thông tin, nghiên cứu các hoạt động
thông qua mạng internet. Và hiện nay thì internet đóng vai trò rất quan trọng trong
việc chuyển tải thông tin và sự phát triển của đất nước. Do đó các doanh nhiệp có
nhiều cơ hội tìm kiếm khách hàng tiềm năn,mở rộng thị trường.
2.1.4. Môi trường Công nghệ
Hiện nay, công nghệ viễn thông đà phát triển không ngừng và góp phần to lớn trong
sự phát triển của xã hội. Trong những năm gần đây, mạng lưới cơ sở hạ tầng viễn
thông của nước ta liên tục được cải thiện, nâng cấp để phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
- Việc áp dụng các phương pháp lắp đặt hệ thống cáp viễn thông tại các vùng miền
trên cả nước Cellular, vệ tinh, cáp quang và ADSL ngày càng được sử dụng phổ biến,
kết nối mạng khắp mọi nơi. Yếu tố công nghệ hiện nay là một trở ngại cho các doanh
nghiệp mới muốn thâm nhập vào ngành nếu doanh nghiệp đó không có đủ tiềm lực.
Hơn nữa, viễn thông là một ngành phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ. Khi một công
nghệ mới ra đời thì cấu trúc của ngành sẽ có nhiều thay đổi. Điều này sẽ có lợi cho
các dởanh nghiệp có nguồn lực tài chính mạnh. Vì khi việc thâm nhập vào ngành gặp
nhiều khó khăn về công nghệ, các công ty nhỏ lẻ hơn với nguồn tài chính yếu sẽ
không thể tiếp tục duy trì và cạnh tranh được, sự lạc hậu về cơ sở vật chất và trang
thiết bị cũng như hạn chế các chi phí đầu tư, nâng cấp sẽ loại bỏ được các đối thủ cạnh
tranh quy mô nho thị trường, vì vậy thị phần của công ty cũng sẽ được đảm bảo.
Trước sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là đặc thù của ngành, các doanh nghiệp
vừa phải thích ứng kịp với sự thay đổi đó vừa phải thay đổi cho để bắt kịp. Đây là một
thách thức và cũng là cơ hội đối với các doanh nghiệp nếu có khả năng tiềm lực để
cạnh tranh. Giúp cho doanh nghiệp có nhiều thị phần kinh doanh hơn, có thể mở rộng
thêm các loại dịch vụ kinh doanh. Nhưng cũng làm cho các doanh nghiệp phải chịu
khó đầu tư nâng cấp chất lượng dịch vụ của mình, để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. lOMoAR cPSD| 45470709
2.1.5. Môi trường Nhân khẩu học
Theo thống kê của Tổng cục DS - KHHGD, dân số Việt Nam tăng nhanh qua các thời
kỳ: với năm 2019 có 96.462.106 người, năm 2020 tăng lên 97.338.579 người, 2021 với 98.564.407 người
Tốc độ tăng dân số của Việt Nam tăng cao như vậy, dự báo một tương lai không xa,
nhu cầu về tất cả các dịch vụ nói chung và Viễn thông nói riêng đều có thể tăng.
Xu hướng những năm tới, tỷ lệ người trong nhóm tuổi lao động ngày càng tăng. Nhóm
người trong độ tuổi lao động tăng, điều này ảnh hưởng khá lớn đến các doanh nghiệp
trong thị trường Việt Nam, nó cung cấp một nguồn lao động lớn, dồi dào cho các
doanh nghiệp. Lực lượng lao động đông đảo hơn sẽ là một tài sản quý của Việt Nam
khi sẽ có nhiều nguồn lao động hơn, giúp ích cho việc mở rộng, phát triển doanh nghiệp.
Người dân hiện nay đang có xu hướng chuyển từ nông thôn và các vùng ngoại ô ra
sinh sống tại các thành phố lớn. Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, thu hút
người dân ở khắp mọi nơi đến sinh sống và nhập cư. Như vậy, việc tập trung nhu cầu
vào một địa điểm, tâm lý những người sống ở thành phố sẽ khác- những người sống ở
nông thôn, chính vì thế đây là cơ hội cho ngành trong việc thu hút khách hàng.
Như vậy với tình hình dân số ngày càng tăng. đây có thể được xem như là một - lợi
thế, vì số lượng người sử dụng viên thông ngày càng gia tăng. Nguồn lao động nhiều
cho các hoạt động phù hợp với đặc thù của ngành.
2.1.6. Môi trường tự nhiên
Dịch vụ Viễn thông là dịch vụ sử dụng đường truyền bằng cáp quang, dưới sự tác
động của các hiện tượng tự nhiên thì việc làm đứt dây cáp được nối thông qua biển
ảnh hưởng đến tốc độ đường truyền, cũng như khả năng phục hồi gặp nhiều khó khăn.
Việc trao đổi thông tin đi quốc tế như dịch vụ web, email, thoại, video sẽ bị ảnh hưởng
do lưu lượng chuyển sang các hướng dự phòng và có khả năng gây nghẽn.
Hay tại Việt Nam, nhiều nơi địa hình đi lại khó khăn, nhiều doanh nghiệp không thể
mở rộng hạ tầng, không thể kéo dây cáp đến được, do đó việc cũng cấp internet đòi
hỏi phải có thời gian và kinh phí. Nên hiện nay nhiều khu vực trên địa bàn thành phố
vẫn chưa có có hạ tầng của nhiều doanh nghiệp. Và phải mất nhiều năm nữa, thì tại
Việt Nam Internet mới trở nên phổ biến và rộng khắp.
Yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng rất quan trọng đến hoạt động các ngành dịch vụ như du
lịch và viễn thông. Vì các ảnh hưởng nhỏ của môi trường hay địa hình cũng trở thành
rào cản đối với ngành, và những tác động do thiên nhiên gây ra sẽ làm cho các doanh
nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc bổ sung kinh phí sửa chữa, bảo trì lại hệ thống cáp mạng.