-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài giảng người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự
Đương sự trong tố tụng dân sự là những người tham gia tố tụng dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách do có quyền, nghĩa vụ liên quan đến vụ việc dân sự. Đương sự trong vụ việc dân sự cũng rất đa dạng, có thể là cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức, tham gia tố tụng với tư cách nguyên đơn, bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự; người yêu cầu, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trọng việc dân sự. Tài liệu giúp bạn tham khảo và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Luật tố tụng dân sự (LTTDS) 15 tài liệu
Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội 852 tài liệu
Bài giảng người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự
Đương sự trong tố tụng dân sự là những người tham gia tố tụng dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách do có quyền, nghĩa vụ liên quan đến vụ việc dân sự. Đương sự trong vụ việc dân sự cũng rất đa dạng, có thể là cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức, tham gia tố tụng với tư cách nguyên đơn, bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự; người yêu cầu, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trọng việc dân sự. Tài liệu giúp bạn tham khảo và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật tố tụng dân sự (LTTDS) 15 tài liệu
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội 852 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Preview text:
lOMoAR cPSD| 46342576
MÔN: LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ ĐỀ BÀI: 08
“Người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự” 1 lOMoAR cPSD| 46342576 1 lOMoAR cPSD| 46342576
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN TTDS : Tố tụng Dân sự BLTTDS
: Bộ luật Tố tụng Dân sự BLDS : Bộ luật Dân sự 2 lOMoAR cPSD| 46342576 MỤC LỤC Tran Đề mục g MỞ ĐẦU 4 NỘI DUNG 4
1. Khái quát về người đại diện của đương sự trong TTDS 4
1.1. Khái niệm người đại diện của đương sự trong TTDS 4
1.2. Đặc điểm của người đại diện của đương sự trong TTDS 5
1.3. Vai trò của người đại diện của đương sự trong TTDS 6
2. Quy định của pháp luật TTDS Việt Nam hiện hành về người đại diện của đương sự trong 6 TTDS
2.1. Điều kiện trở thành người đại diện của đương sự trong TTDS 6
2.2. Người đại diện theo pháp luật của đương sự trong TTDS 9
2.3. Người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS 11
3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về người đại diện của đương sự trong TTDS 14 KẾT LUẬN 16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17 3 lOMoAR cPSD| 46342576 MỞ ĐẦU
Đại diện là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống xã hội cũng như trong môi
trường pháp lý. Trong TTDS, đương sự có quyền tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên, không phải bất kỳ trường hợp nào đương sự cũng
có thể tự mình thực hiện các quyền tố tụng đó. Vì nhiều lý do khác nhau như năng lực
hành vi, thời gian, vị trí địa lý, trình độ chuyên môn… đương sự phải thông qua người
khác, tổ chức khác để thực hiện các quyền tố tụng đó. Sự tham gia TTDS của người đại
diện đương sự thời gian qua cho thấy vị trí, vai trò quan trọng của họ đối với việc bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cũng như việc làm rõ sự thật của vụ việc dân
sự. Do đó, việc nghiên cứu một cách đầy đủ, chuyên sâu là rất cần thiết đối với vấn đề
này. Chính vì vậy, nhóm 01 quyết định chọn đề tài số 08 “Người đại diện của đương sự
trong tố tụng dân sự” cho bài tập nhóm môn Luật Tố tụng Dân sự nhằm mục đích trau
dồi kiến thức, đồng thời đề xuất những ý kiến góp phần hoàn thiện các quy định của
pháp luật về người đại diện của đương sự và các kiến nghị nhằm đảm bảo thực hiện pháp
luật về người đại diện của đương sự ở các Tòa án hiện nay.
NỘI DUNG 1. Khái quát về người đại diện của đương sự trong TTDS
1.1. Khái niệm người đại diện của đương sự trong TTDS
Đương sự trong tố tụng dân sự là những người tham gia tố tụng dân sự để bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước
thuộc lĩnh vực mình phụ trách do có quyền, nghĩa vụ liên quan đến vụ việc dân sự.
Đương sự trong vụ việc dân sự cũng rất đa dạng, có thể là cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức,
tham gia tố tụng với tư cách nguyên đơn, bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan trong vụ án dân sự; người yêu cầu, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trọng việc dân sự.
Pháp luật cho phép đương sự hoặc tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng của
họ hoặc thông qua người khác tham gia tố tụng thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng
của đương sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Những người tham gia
tố tụng với tư cách nêu trên được gọi là người đại diện của đương sự. Người đại diện
của đương sự trong tố tụng dân sự tham gia quan hệ pháp luật tố tụng dân sự cũng với ý
nghĩa thay mặt đương sự - một loại chủ thể tham gia tố tụng dân sự, nhân danh đương
sự tham gia một quan hệ pháp luật – cụ thể là quan hệ pháp luật tố tụng, thực hiện các
quyền và nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ pháp luật đó – là quyền và nghĩa vụ tố tụng của
đương sự nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự.
Có thể đưa ra khái niệm về người đại diện trong tố tụng dân sự như sau:
“Người đại diện của đương sự trong TTDS là người tham gia tố tụng nhân danh
đương sự, thay mặt đương sự thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng của họ để bảo vệ 4 lOMoAR cPSD| 46342576
quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự trước tòa án. Người đại diện của đương sự trong
tố tụng dân sự có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền”.
1.2. Đặc điểm của người đại diện của đương sự trong TTDS
Thứ nhất, người đại diện thông thường là cá nhân có đủ năng lực pháp luật tố tụng
dân sự và năng lực hành vì tố tụng dân sự.
Người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự với chức năng người thay mặt
cho đương sự tham gia quan hệ pháp luật tố tụng dân sự, trực tiếp thực hiện các quyền
và nghĩa vụ tố tụng của đương sự, do đó, người đại điện thông thường là cá nhân có đủ năng lực hành vi TTDS.
Như đã nói, đối với trường hợp đương sự là tổ chức, tham gia tố tụng vì quyền lợi
của cộng đồng tổ chức đó, tổ chức là một chỉnh thể phức tạp hình thành bởi nhiều bộ
phận khác nhau, không thể trực tiếp thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng được, do đó,
tất yếu phải có cá nhân cụ thể đứng ra đại diện cho toàn thể tổ chức, trực tiếp thực hiện.
Và chính vì tổ chức là chủ thể không thể trực tiếp thực hiện quyền và nghĩa vụ tố
tụng nên không thể thể hiện được một cách trực tiếp chức năng đại diện cơ bản của người đại diện.
Tuy nhiên, có một vài trường hợp đặc biệt, cơ quan, tổ chức khởi kiện để bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của người khác cũng được xem là người đại diện của đương sự.
Vốn dĩ, cơ quan, tổ chức không thể là chủ thể trực tiếp thực hiện quyền năng tố tụng cho
người được đại diện, họ vẫn nhất thiết phải thông qua người đại điện cho tổ chức mình
thực hiện chức năng đại diện nói trên. Có thể thấy, đến tận cùng thì chủ thể thực hiện
chức năng đại diện vẫn là cá nhân, còn tư cách đại diện thì vẫn có thể được gắn cho cơ
quan, tổ chức trong một số tư cách đại diện thì vẫn có thể được gắn cho cơ quan, tổ chức
trong một số trường hợp mà pháp luật quy định. Người được công nhận là người đại
diện của đương sự phải là người thực hiện cơ chế đại diện theo quy định của pháp luật
tố tụng dân sự, được pháp luật TTDS quy định quyền và nghĩa vụ tố tụng. Hay nói cách
khác người đại diện phải có năng lực pháp luật tố tụng dân sự. Hơn nữa, cá nhân để đủ
điều kiện thực hiện chức năng đại diện của người đại diện của đương sự phải là cá nhân
có đủ năng lực, nhận thức đề tự mình xác lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng
dân sự. Hay nói cách khác, cá nhân thực hiện chức năng đại diện phải có năng lực hành
vi tố tụng dân sự. Theo đó, cá nhân này phải đáp ứng các điều kiện về độ tuổi và khả
năng nhận thức, làm chủ hành vi của mình mà pháp luật quy định.
Thứ hai, Người đại diện tham gia quan hệ tô tụng trên cơ sở quan hệ đại diện và
nhân danh đương sự thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự.
Người đại diện không đương nhiên có tư cách tố tụng mà họ có được tư cách đó
hoặc do pháp luật quy định trong một số trường hợp cụ thể hoặc do đương sự trao cho
thông qua cơ chế đại diện. Người đại điện tham gia đồng thời hai quan hệ pháp luật, một 5 lOMoAR cPSD| 46342576
là quan hệ đại diện và hai là quan hệ tố tụng. Quan hệ đại diện là tiền đề để người đại
diện tham gia tố tụng, nếu không có quan hệ đại diện, người đại diện không hình thành
và không ai có tư cách tố tụng của đương sự thay đương sự tham gia gia tố tụng.
Với ý nghĩa cơ bản của quan hệ đại diện là sự thay mặt của người đại diện đối với
người được đại diện, người đại diện được pháp luật hoặc đương sự trao cho quyền tham
gia tố tụng thay cho đương sự, thực hiện các quyền năng tố tụng của đương sự. Tuy
nhiên, người đại diện thực hiện các quyền năng đó dưới danh nghĩa của đương sự, vì
quyền lợi của đương sự. Điều này phân biệt người đại diện với người bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của đương sự. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
tham gia tố tụng đồng thời với đương sự, có vị trí pháp lý tương đối độc lập với đương
sự. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện các quyền và nghĩa
vụ tố tụng riêng biệt mà pháp luật quy định, không phải là thực hiện quyền và nghĩa vụ
tố tụng của đương sự.
1.3. Vai trò của người đại diện của đương sự trong TTDS
Người đại diện tham gia tố tụng tham gia tố tụng như một cầu nối kết nối giữa
đương sự và cơ quan tiến hành tố tụng. Đối với đương sự, người đại diện thay mặt đương
sự thực hiện những quyền, nghĩa vụ tố tụng mà đáng ra họ phải tự mình thực hiện, trên
cơ sở bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Qua đó, đương sự và được đảm
bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình vừa được thực hiện hộ những quyền và nghĩa vụ của bản thân.
Đối với cơ quan tiến hành tố tụng, người đại diện giúp họ kết nối được với những
đương sự một cách thuận lợi và hiệu quả nhất. Như đã biết, không phải tất cả các loại
chủ thể có thể tham gia một cách trực tiếp vào quan hệ tốt tụng dân sự, hoặc họ là một
tổ chức mà họ không có đủ khả năng và không đủ kiến thức hay một vài lý do chủ quan
khác. Trong những trường hợp đó, để giải quyết được vụ việc liên quan đến những chủ
thể đó, họ đã sử dụng cơ chế uỷ quyền để kết nối mình vào quan hệ tố tụng để đảm bảo
quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân. Như vậy, cơ quan tiến hành tố tụng có thể nhanh
chóng tiếp cận được với rồi sự thật khách quan, giải quyết vụ việc theo đúng chức năng
của mình đặc biệt là chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong xã hội.
2. Quy định của pháp luật TTDS Việt Nam hiện hành về người đại diện của đương sự trong TTDS
Với phần này, em xin phép trình bày về Điều kiện trở thành ngừoi đại diện của đương
sự trong TTDS Sau đó bạn Dung sẽ tiếp tục làm rõ về vấn đề Người đại diện theo pháp
luật của đương sự trong TTDS và Người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS 6 lOMoAR cPSD| 46342576
2.1. Điều kiện trở thành người đại diện của đương sự trong TTDS
2.1.1. Về năng lực chủ thể
Người đại diện của đương sự tham gia tố tụng với nhiệm vụ tiếp nhận và thực hiện
quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự hộ đương sự, cùng với sự bù đắp những thiếu
hụt của bản thân đương sự kìm hãm thuận lợi của đương sự khi tham gia tố tụng dân sự.
Với trọng trách đó, tối thiểu người đại diện phải có đủ điều kiện để tham gia quan hệ tố
tụng như một đương sự một cách trực tiếp. Hay nói cách khác, người đại diện của đương
sự phải đảm bảo năng lực chủ thể của đương sự trong quan hệ pháp luật tố tụng dân sự.
Đối với trường hợp người đại diện là cá nhân, năng lực chủ thể là tổng hợp bởi hai yếu tố, đó là:
năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự. Năng lực pháp luật
tố tụng dân sự là khả năng có các quyền, nghĩa vụ trong tố tụng dân sự do pháp luật quy
định. Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực pháp luật tố tụng dân sự như nhau trong
việc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Năng lực hành vi tố
tụng dân sự là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc ủy quyền
cho người đại diện tham gia tố tụng dân sự. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên có đầy
đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, trừ người mất năng lực hành vi dân sự hoặc người
hạn chế năng lực hành vi dân sự theo Điều 69 BLTTDS 2015.
Đối với trường hợp, người đại diện là pháp nhân theo quy định của BLDS, thì pháp
nhân đó cũng phải đảm bảo năng lực chủ thể quan hệ pháp luật tố tụng dân sự. Năng lực
chủ thể của pháp nhân cũng bao gồm hai yếu tố là năng lực pháp luật tố tụng dân sự và
năng lực hành vi tố tụng dân sự. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự của pháp nhân là khả
năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự. Năng lực pháp luật dân sự
của pháp nhân không bị hạn chế. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự của pháp nhân phát
sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành
lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân
phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký.
Năng lực hành vi tố tụng dân sự của pháp nhân xuất hiện đồng thời với năng lực
pháp luật hành vi tố tụng dân sự khi pháp nhân được thành lập. Một tổ chức đảm bảo
đầy đủ các điều kiện để có tư cách pháp nhân thì đồng thời đã đảm bảo được năng lực
chủ thể cho mình. Năng lực chủ thể của pháp nhân trong tố tụng dân sự không được quy
định rõ trong BLTTDS mà được viện dẫn sang BLDS.
Tóm lại, để có thể thực hiện chức năng của người đại diện của đương sự, điều kiện
bắt buộc tối thiểu đối với những chủ thể thực hiện là phải đảm bảo mình có khả năng có
các quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự và đủ khả năng, nhận thức, bằng hành vi của mình
thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng đó. Bởi đương sự đã không thể hoặc không đủ
tự tin tham gia tố tụng mà nhờ đến người đại diện thì tối thiểu họ phải là người được 7 lOMoAR cPSD| 46342576
pháp luật cho phép tham gia tố tụng như một đương sự, sau đó mới tính đến khả năng
bảo vệ quyền và lợi ích hớp pháp một cách tốt nhất cho đương sự.
2.1.2. Người đại diện của đương sự có thể là cá nhân hoặc pháp nhân
Đây là một quy định mới của BLTTDS năm 2015. Trước đây, trong BLTTDS sửa
đổi, bổ sung năm 2011 không đề cập đến chủ thể nào có thể làm người đại diện. Quy
định pháp nhân có thể là người đại diện được nhận biết thông qua quy định về trường
hợp “Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người
khác cũng là đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự của người được bảo vệ”.
Trường hợp này, pháp nhân đứng ra khởi kiện cho người khác thì pháp nhân này là người
đại diện của người được khởi kiện thay, còn người đại diện của pháp nhân đó đứng ra
thay mặt pháp nhân thực hiện chức năng đại diện đối với đương sự, chứ họ không phải
người đại diện trực tiếp. Sự không rõ ràng này đã dẫn đến khá nhiều những hiểu lầm về
vai trò đại diện của hai chủ thể đại diện trong mối quan hệ đại diện hai tầng này. Đến
BLTTDS năm 2015, các nhà làm luật đã khắc phục vướng mắc đó bởi một quy định rõ
ràng hơn “Người đại diện có thể là cá nhân hoặc pháp nhân theo quy định của Bộ luật
Dân sự” Quy định này được đặt ra cũng là để thống nhất với sự sửa đổi trong pháp luật
dân sự năm 2015 khi quy định về người giám hộ - một loại người đại diện theo pháp
luật của cá nhân, có thể là pháp nhân.
Trước đây ở BLDS năm 2004, thông qua quy định “giám hộ là việc cá nhân hay tổ
chức được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự” để
hiểu rằng tổ chức cũng có thể thực hiện chức năng giám hộ, chứ không có bất cứ quy
định rõ ràng nào về khả năng đó hay điều kiện để thực hiện khả năng đó. Đến BLDS
2015 vừa rồi mới được thông qua thì Tổ chức được thực hiện chức năng giám hộ được
quy định rõ ràng là những tổ chức có tư cách pháp nhân và đi kèm với những điều kiện
mà pháp nhân phải đáp ứng khi tham gia hoạt động giám hộ.
Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, BLTTDS năm 2015 có còn chặt chẽ với quy định
người đại diện có thể là pháp nhân hoặc cá nhân khi BLTTDS năm 2015 vẫn duy trì quy
định “Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
người khác cũng là đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự của người được bảo
vệ” đồng thời còn bổ sung quy định về việc Tổ chức đại diện tập thể lao động là người
đại diện theo pháp luật cho tập thể người lao động khởi kiện vụ án lao động, tham gia tố
tụng tại Tòa án khi quyền, lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động bị xâm phạm;
hay tổ chức đại diện tập thể lao động đại diện cho người lao động khởi kiện vụ án lao
động, tham gia tố tụng khi được người lao động ủy quyền, mà trong đó Tổ chức đại diện
tập thể lao động tại cơ sở là Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công
đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở, nó không có tư cách 8 lOMoAR cPSD| 46342576
pháp nhân. Những tổ chức đứng ra khởi kiện vì lợi ích của người khác như Hội Liên
hiệp phụ nữ, Tổ chức đại diện tập thể lao động... không có tư cách pháp nhân cũng không
phải là cá nhân nhưng vẫn có thể là người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự.
Trường hợp giải quyết việc dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một
người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách
là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong việc dân sự. Theo quy định này thì đương
sự trong việc dân sự chỉ bao gồm người yêu cầu và người có quyền lợi và nghĩa vụ liên
quan trong việc dân sự, khái niệm người bị yêu cầu, người có liên quan trong việc dân
sự trong BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011 đã không còn được sử dụng, thay vào đó
những người tham gia tố tụng với tư cách là người bị yêu cầu theo quy định của BLTTDS
sửa đổi, bổ sung năm 2011 được gộp chung với những tham gia tố tụng với tư cách
người có liên quan trong việc dân sự theo quy định của BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm
2011, và gọi tên là người có quyền và nghĩa vụ liên quan trong việc dân sự. Cách quy
định này khá hợp lý, xét đến tận cùng, trong việc dân sự, yêu cầu cần được giải quyết
chỉ giới hạn trong phạm vi yêu cầu công nhận hay không công nhận một sự kiện pháp
lý làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quyền, nghĩa vụ của người yêu cầu hoặc
người khác hoặc công nhận quyền, nghĩa vụ cho họ. Do vậy, người bị cầu theo quy định
của BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011 về bản chất cũng chỉ là người có quyền, nghĩa
vụ liên quan đến yêu cầu của người yêu cầu.
Quy định mới về đương sự này đã làm rõ ràng hơn về tư cách tham gia tố tụng cho
từng loại đương sự, từ đó xác định tư cách tham gia tố tụng cho người đại diện hợp pháp
của họ cũng thuận lợi hơn. Quy định về người đại diện của đương sự có thể là cá nhân
hoặc pháp nhân đã làm rõ hơn về khả năng làm người đại diện của pháp nhân, từ đó, chủ
thể pháp nhân nhận thức rõ hơn về điều đó và chủ động hơn trong việc thực hiện chức
năng đứng ra bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, tuy nhiên, vẫn còn bỏ
rơi chủ thể là tổ chức trong phạm vi quyền hạn của mình cũng đại diện cho người khác
tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ.
2.1.3. Những người không được làm người đại diện
Để đảm bảo tính khách quan cho quá trình tìm ra sự thật, giải quyết vụ việc dân sự,
đem lại công lý cho nhân dân, pháp luật đã loại trừ một số đối tượng mà khi họ tham gia
vào tố tụng với vị trí người đại diện cho đương sự sẽ làm mất đi tính khách quan, mất
cân bằng trong sự đối trọng giữa các bên đối lập về lợi ích. Những người không được
làm người đại diện cho đương sự bao gồm: 9 lOMoAR cPSD| 46342576
- Nếu họ cũng là đương sự trong cùng một vụ việc với người được đại diện mà
quyền và lợi íchhợp pháp của họ đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được
đại diện. Do đối lập nhau về quyền lợi nên nếu người này đại diện cho đương sự, quyền
và lợi ích hợp pháp của đương sự không thể được bảo vệ, như vậy sẽ làm mất đi ý nghĩa
của việc tham gia tố tụng của đương sự, ý nghĩa của hành vi đại diện.
- Nếu họ đang là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho một đương
sự khác màquyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền và lợi ích hợp
pháp của người được đại diện trong cùng một vụ việc. Tương tự như trên, một chủ thể
đóng hai vai trò của hai phía đối lập trong một mối quan hệ thì có còn tính khách quan cho mối quan hệ đó.
- Cán bộ, công chức trong các cơ quan Tòa án, Kiểm sát, Công an không được làm
người đạidiện trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp họ tham gia tố tụng với tư cách là
người đại diện cho cơ quan của họ hoặc với tư cách là người đại diện theo pháp luật.
Nếu họ làm người đại diện theo ủy quyền thì họ chưa chắc đặt mục đích bảo về quyền
và lợi ích hợp pháp của người được đại diện lên đầu và có thể gây ra những ảnh hưởng
tiêu cực đến sự khách quan trong quá trình tìm ra sự thật của vụ án. Chốt chuyển người PHẦN DUNG
2.2. Người đại diện theo pháp luật của đương sự trong TTDS
2.2.1. Xác định người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong tố tụng dân sự
Khoản 1 Điều 134 BLDS năm 2015 quy định: “Đại diện là việc cá nhân, pháp
nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc
pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự”.
Khoản 2 Điều 85 BLTTDS năm 2015 quy định: “Người đại diện theo pháp luật
theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự,
trừ trường hợp bị hạn chế quyền đại diện theo quy định của pháp luật”.
Theo đó, người đại diện của đương sự trong TTDS có thể là cá nhân cũng có thể là
một tổ chức pháp nhân. Những người này đại diện tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp cho đương sự theo quy định của pháp luật. Những người đại diện theo pháp
luật của đương sự bao gồm: cha, mẹ của con chưa thành niên, người giám hộ của người
được giám hộ; người đứng đầu cơ quan, tổ chức; chủ hộ gia đình và cá nhân, tổ chức
khởi kiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Tuy nhiên, để bảo đảm việc
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự thì người đại diện cho đương sự phải có
năng lực hành vi tố tụng dân sự. Mặt khác, đối với những người là đương sự trong cùng
một vụ án đối với người được đại diện mà quyền, lợi ích của họ đối lập với quyền, lợi
ích người được đại diện; đang là người đại diện theo pháp luật cho một đương sự khác 10 lOMoAR cPSD| 46342576
trong cùng một vụ án mà quyền, lợi ích của dương sự đó đối lập với quyền, lợi ích của
người được đại diện thì không được đại diện cho đương sự.
2.2.2. Phạm vi tham gia tố tụng
Người đại diện theo pháp luật của đương sự đương nhiên được tham gia tố tụng để
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự khi xét thấy cần thiết. Khi tham gia tố tụng
họ chỉ phải xuất trình những tài liệu để chứng minh mình là cha, mẹ, người giám hộ của
dương sự hay là người đứng đầu pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác… Phạm vi tham gia
tố tụng của đại diện theo pháp luật của đương sự không bị hạn chế trong các loại việc.
2.2.3. Quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của đương sự trong tố tụng dân sự
Người đại diện theo pháp luật tham gia tố tụng bảo vệ quyền, lợi ích cho đương sự
là người không có năng lực hành vi TTDS do bản thân đương sự không thể thực hiện
được các quyền và nghĩa vụ tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích của mình nên người đại
diện theo pháp luật được thực hiện tất cả các quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự
mà họ đại diện theo quy định tại Điều 70 BLTTDS năm 2015 về quyền và nghĩa vụ của đương sự bao gồm:
“1. Tôn trọng Tòa án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên tòa.
2. Nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí và chi phí tố tụng
khác theo quy địnhcủa pháp luật.
3. Cung cấp đầy đủ, chính xác địa chỉ nơi cư trú, trụ sở của mình; trong quá
trình Tòa án giảiquyết vụ việc nếu có thay đổi địa chỉ nơi cư trú, trụ sở thì phải
thông báo kịp thời cho đương sự khác và Tòa án.
4. Giữ nguyên, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu theo quy định của Bộ luật này.
5. Cung cấp tài liệu, chứng cứ; chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
6. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng
cứ cung cấp tài liệu,chứng cứ đó cho mình.
7. Đề nghị Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ việc mà tự
mình không thể thựchiện được; đề nghị Tòa án yêu cầu đương sự khác xuất trình
tài liệu, chứng cứ mà họ đang giữ; đề nghị Tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan,
tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng
cứ đó; đề nghị Tòa án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, quyết định
việc định giá tài sản.
8. Được biết, ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do đương sự khác xuất
trình hoặc do Tòa ánthu thập, trừ tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này. 11 lOMoAR cPSD| 46342576
9. Có nghĩa vụ gửi cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của họ
bản sao đơn khởikiện và tài liệu, chứng cứ, trừ tài liệu, chứng cứ mà đương sự
khác đã có, tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này.
Trường hợp vì lý do chính đáng không thể sao chụp, gửi đơn khởi kiện, tài liệu,
chứng cứ thì họ có quyền yêu cầu Tòa án hỗ trợ. 10.
Đề nghị Tòa án quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp
khẩn cấp tạm thời. 11.
Tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án; tham gia hòa giải
do Tòa án tiến hành. 12.
Nhận thông báo hợp lệ để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình. 13.
Tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình. 14.
Yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng
theo quy định của Bộ luậtnày. 15.
Tham gia phiên tòa, phiên họp theo quy định của Bộ luật này. 16.
Phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án và chấp hành quyết định
của Tòa án trong quátrình Tòa án giải quyết vụ việc. 17.
Đề nghị Tòa án đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng. 18.
Đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ việc theo quy định của Bộ luật này. 19.
Đưa ra câu hỏi với người khác về vấn đề liên quan đến vụ án hoặc
đề xuất với Tòa án nhữngvấn đề cần hỏi người khác; được đối chất với nhau hoặc
với người làm chứng. 20.
Tranh luận tại phiên tòa, đưa ra lập luận về đánh giá chứng cứ và
pháp luật áp dụng. 21.
Được cấp trích lục bản án, bản án, quyết định của Tòa án. 22.
Kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án theo quy định
của Bộ luật này. 23.
Đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc
thẩm, tái thẩm bản án, quyếtđịnh của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. 24.
Chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. 25.
Sử dụng quyền của đương sự một cách thiện chí, không được lạm
dụng để gây cản trở hoạtđộng tố tụng của Tòa án, đương sự khác; trường hợp
không thực hiện nghĩa vụ thì phải chịu hậu quả do Bộ luật này quy định. 26.
Quyền, nghĩa vụ khác mà pháp luật có quy định”. 12 lOMoAR cPSD| 46342576
2.2.4. Chấm dứt đại diện theo pháp luật của đương sự và hậu quả pháp lý của nó
Quan hệ người đại diện theo pháp luật của đương sự trong TTDS không tồn tại
vĩnh viễn mà kết thúc khi có những sự kiện pháp lí nhất định. Nếu điều kiện, hoàn cảnh
của đương sự thay đổi… thì quan hệ đại diện cũng chấm dứt. Đại diện theo pháp luật
của đương sự là pháp nhân chấm dứt khi pháp nhân chấm dứt. Đại diện theo pháp luật
của đương sự là cá nhân chấm dứt khi người được đại diện là cá nhân đã thành niên hoặc
đã khôi phục năng lực hành vi dân sự; người đại diện hoặc người được đại diện chết,
người đại diện mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Bên cạnh đó, hậu quả pháp lý khi người đại diện theo pháp luật trong TTDS của đương
sự chấm dứt khi người được đại diện là cá nhân đã thành niên hoặc đã khôi phục năng
lực hành vi dân sự thì tự đương sự tham gia tố tụng hoặc có thể ủy quyền cho người khác
tham gia tố tụng (Điều 90 BLTTDS năm 2015).
2.3. Người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS
2.3.1. Xác định người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong tố tụng
dân sự Khoản 4 Điều 85 BLTTDS năm 2015 quy định:
“Người đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện
theo ủy quyền trong tố tụng dân sự”.
Theo đó, khoản 1, 2 Điều 138 BLDS năm 2015 quy định như sau:
“1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập,
thực hiện giao dịch dân sự.
2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân
có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện
giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác,
tổ chức khác không có tư cách pháp nhân”.
Như vậy, người đại diện theo ủy quyền có thể xác định là cá nhân, pháp nhân và
phải thỏa mãn một số điều kiện theo quy định của pháp luật.
Thứ nhất, đối với cá nhân. Về tuổi, người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể
là người đại diện theo ủy quyền trừ trường hợp giao dịch liên quan đến bất động sản,
động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người
đại diện theo pháp luật đồng ý 1. Quyền này được ghi nhận bởi khoản 3 Điều 138 BLDS như sau:
“Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện
theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ
mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện”.
1 Khoản 4 Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2015. 13 lOMoAR cPSD| 46342576
Người từ đủ 18 tuổi được xác định là người thành niên có năng lực hành vi dân sự
đầy đủ thì tự mình xác lập, thực hiện giao dịch ủy quyền trong tố tụng dân sự.
Về năng lực nhận thức và làm chủ hành vi, cá nhân đại diện theo ủy quyền của
đương sự phải là người có năng lực hành vi tố tụng dân sự. Như vậy, họ mới có khả năng
thay mặt người được đại diện thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự.
Đồng thời, họ phải không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, 3 Điều 87
BLTTDS năm 2015, đó là: Một là, họ đang là đương sự hoặc là người đại diện theo
pháp luật cho một đương sự khác trong cùng một vụ việc với người được đại diện mà
quyền và lợi ích hợp pháp của họ hoặc của đương sự khác đó đối lập với quyền và lợi
ích hợp pháp của người được đại diện; Hai là, họ là cán bộ, công chức trong các cơ quan
Tòa án, Kiểm sát, Công an không được làm người đại diện trong tố tụng dân sự.
Ngoài ra, họ còn có thể là người được yêu cầu về chuyên môn và các điều kiện
thuận lợi khác để việc đại diện theo ủy quyền được tiến hành nhanh chóng, kịp thời bảo
vệ quyền và lợi ích của người được đại diện.
Thứ hai, đối với pháp nhân. BLTTDS năm 2015 đã có những thay đổi phù hợp với
BLDS năm 2015. Theo đó, lần đầu tiên quy định người lao động hoặc tập thể người lao
động có thể ủy quyền cho tổ chức đại diện người lao động khởi kiện vụ án lao động 2.
Bên cạnh đó, cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách
pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác tham gia tố tụng dân sự 3.
Có thể thấy, so với quan hệ đại diện theo pháp luật, quan hệ đại diện theo ủy quyền
đã bộc lộ triệt để ý chí chủ quan của người được đại diện. Họ là những người tuy có đầy
đủ hành vi năng lực tố tụng dân sự nhưng do những hạn chế nhất định nên họ thỏa thuận
nhờ một người khác có chuyên môn cao hơn, điều kiện thuận lợi hơn tham gia vào tố
tụng để đại diện cho họ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Do đó, bản chất sự
thỏa thuận này chính là các bên đã xác lập một giao dịch ủy quyền – một loại hợp đồng
dân sự làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên; và việc ủy
quyền phải được ghi nhận bằng văn bản 3 như hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền…
2.3.2. Phạm vi tham gia tố tụng
Giới hạn nhất định cho hành vi của người đại diện theo ủy quyền thay mặt đương
sự thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương
sự trước Tòa án được gọi là phạm vi ủy quyền 4. Giới hạn này có thể do pháp luật quy
2 Khoản 3 Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự
năm 2015. 3 Khoản 1, 2 Điều 138 Bộ luật Dân sự năm 2015.
3 Khoản 2 Điều 86 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
4 Nguyễn Thị Nhã, Hoàn thiện pháp luật về người đại diện của đương sự ở Việt Nam hiện nay,
Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2013, tr.39. 14 lOMoAR cPSD| 46342576
định cũng có thể do thỏa thuận giữa các bên. Và như thế, không phải mọi quan hệ pháp
luật đều được ủy quyền tham gia vào quá trình tố tụng. Chẳng hạn như, đối với việc ly
hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng 5
do đây là quyền nhân thân gắn liền với mỗi cá nhân và không thể chuyển giao cho người
khác. Tuy nhiên, BLTTDS năm 2015 cũng chỉ giới hạn phạm vi tham gia tố tụng đối với
việc ly hôn mà không đề cập đến những trường hợp khác. Đồng thời, người đại diện
cũng chỉ được thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự theo nội dung văn
bản ủy quyền 6. Nếu vượt quá phạm vi đại diện thì có thể phải chịu trách nhiệm bồi thường 7.
2.3.3. Quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong tố tụng dân sự
Người đại diện căn cứ vào nội dung thỏa thuận trong văn bản ủy quyền, có thể
được ủy quyền một phần hoặc toàn bộ quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự; có thể
được ủy quyền tham gia một hoặc nhiều giai đoạn của quá trình tố tụng. Thậm chí, trong
trường hợp, người đại diện vượt quá phạm vi đại diện mà người được đại diện đồng ý,
người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý hoặc do lỗi của
người được đại diện thì quyền và nghĩa vụ của họ đối với phần giao dịch vượt quá đó
vẫn phát sinh. Đặc biệt, dù người đại diện đã được ủy quyền toàn bộ quyền và nghĩa vụ
tố tụng của người được đại diện, không có nghĩa là người được đại diện không còn quyền
và nghĩa vụ tham gia tố tụng nữa. Khi Tòa án hoặc đương sự xét thấy cần thiết, họ vẫn
sẽ được triệu tập hoặc tự nguyện tham gia quá trình tố tụng.
2.3.4. Chấm dứt đại diện theo ủy quyền của đương sự và hậu quả pháp lý của nó
Điều 89 BLTTDS năm 2015 quy định : “Người đại diện theo pháp luật, người đại
diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự chấm dứt việc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự”.
Theo đó, căn cứ Điều 140 BLDS năm 2015, có thể thấy, chấm dứt đại diện theo
ủy quyền dựa trên các căn cứ sau:
Thứ nhất, theo thỏa thuận. Đây là điểm mới tiến bộ của BLDS năm 2015 so với
các BLDS trở về trước. Quy định này đã phát huy đúng chức năng của một chế định dân
sự, ưu tiên sự bàn bạc và thuận tình ý chí giữa các bên.
5 Khoản 4 Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
6 Khoản 2 Điều 86 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
7 Khoản 4 Điều 143 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. 15 lOMoAR cPSD| 46342576
Thứ hai, thời hạn ủy quyền đã hết: theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ
quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân,theo quy định của pháp luật. Nếu quyền
đại diện được xác định theo giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện được tính đến
thời điểm chấm dứt giao dịch dân sự đó. Nếu quyền đại diện không được xác định với
giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện là 01 năm, kể từ thời điểm phát sinh quyền đại diện.
Thứ ba, công việc được ủy quyền đã hoàn thành. Tuy nhiên, trên thực tế, đối với
trường hợp đương sự ủy quyền toàn bộ quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự của mình cho
bên đại diện thì việc xác định công việc ủy quyền đã hoàn thành hay chưa là rất khó khăn 8.
Thứ tư, người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện
việc ủy quyền. Đây được xem là điểm kế thừa và hoàn thiện hơn của BLDS năm 2015
khi quy định này trước đó đã được đề cập ở chế định “Hợp đồng ủy quyền” nhưng chưa
được đưa vào Điều luật quy định về căn cứ chấm dứt đại diện theo ủy quyền.
Thứ năm, người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện,
người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại.
Thứ sáu, người đại diện không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 134
của Bộ luật này.
Thứ bảy, căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được. Đây cũng là
điểm mới trong BLDS năm 2015. Việc quy định như vậy khiến chế định này tiến bộ hơn
rất nhiều. Bởi lẽ, đối tượng của giao dịch đại diện theo ủy quyền chính là việc đại diện.
Nếu vì một lý do nào đó mà không thể thực hiện được việc đại diện thì đối tượng của
giao dịch đại diện đã không còn. Khi đó, giao dịch chấm dứt kéo theo quan hệ đại diện
cũng chấm dứt. Ví dụ như, vụ án bị đình chỉ hay sự chấm dứt tồn tại của pháp nhân.
Do người đại diện có quyền và nghĩa vụ tố tụng thay đương sự. Vì lẽ đó, khi chấm
dứt quan hệ đại diện theo ủy quyền, người đã từng đại diện sẽ mất tư cách tham gia tố
tụng. Đương sự hoặc người thừa kế của đương sự có thể trực tiếp tham gia tố tụng hoặc
ủy quyền cho một người khác đại diện tham gia tố tụng 9.
3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về người đại diện của đương sự trong TTDS
3.1. Về quy định pháp luật
Thứ nhất, về quy định “người đại diện có thể là cá nhân hoặc pháp nhân”. Thiết
nghĩ, quy định mới này gây ra nhiều sự hiểu lầm không đáng có, cá nhân tôi kiến nghị
8 Ngô Thị Lộc, Người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự, Luận văn thạc sĩ luật học,
trường Đại học Luật Hà Nội, 2016, tr. 57.
9 Khoản 2 Điều 90 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. 16 lOMoAR cPSD| 46342576
không nên liệt kê như vậy mà nên đưa ra định nghĩa cho khái niệm “người đại diện của
đương sự trong tố tụng dân sự”. Vừa tránh được tình trạng bỏ sót khi liệt kê, vừa giúp
người dân hình dung được một cách tổng quan về người đại diện của đương sự trong
TTDS, từ đó có những hướng tìm hiểu phù hợp khi tìm hiểu về chế định này. Có thể quy
định như sau: “Người đại diện của đương sự trong TTDS là người thay mặt cho đương
sự tham gia TTDS, thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp cho đương sự trong TTDS. Người đại diện của đương sự có thể là người đại diện
theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền”.
Thứ hai, nên bổ sung có quy định về quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự tham
gia tố tụng giải quyết việc dân sự. Trên cơ sở đó, xác định quyền và nghĩa vụ tố tụng cho
người đại diện của đương sự trong việc dân sự. Về lý luận, như đã phân tích, người yêu
cầu trong việc dân sự, người có quyền và nghĩa vụ liên quan trong việc dân sự có vai trò
trong tố tụng tương tự như nguyên đơn, người có quyền và nghĩa vụ liên quan trong vụ
án dân sự. Nên, việc quy định quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự trong việc dân
sự không cần phải quá chi tiết và cụ thể mà chỉ cần có quy định dẫn chiếu đến quy định
về quyền và nghĩa vụ tố tụng của nguyên đơn; quyền và nghĩa vụ tố tụng của người có
quyền và nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự.
Thứ ba, cần có quy định cụ thể về hình thức của quan hệ ủy quyền đại diện TTDS
và những nội dung cơ bản cần thỏa thuận trong giao dịch ủy quyền này. Về hình thức,
để đảm bảo sự rõ ràng, minh bạch, thuận lợi cho việc thực hiện quan hệ đại diện theo ủy
quyền cũng như có căn cứ rõ ràng khi truy cứu trách nhiệm phát sinh từ hành vi của
người đại diện trong quan hệ ủy quyền thì hợp đồng ủy quyền đại diện phải được lập
thành văn bản và có công chứng, chứng thực. Về nội dung ủy quyền đại diện trong
TTDS, cần có quy định về những nội dung chủ yếu bắt buộc có như: thời hạn ủy quyền,
phạm vi ủy quyền. Những thỏa thuận này ràng buộc giới hạn quyền và nghĩa vụ phải
thực hiện thay đương sự cho người đại diện, từ đó tránh tình trạng lạm quyền gây bất lợi
cho đương sự đồng thời cũng để Tòa án nắm được giới hạn đó để tiến hành tố tụng một cách phù hợp.
Thứ tư, nên bổ sung quy định hướng dẫn về trường hợp đơn phương chấm dứt đại
diện theo ủy quyền. Cụ thể, nên có hướng dẫn về nghĩa vụ thông báo trước và khoảng
thời gian thông báo trước việc đơn phương chấm dứt với đương sự và với Tòa án. Để
Tòa án và đương sự có sự chủ động trong việc tiếp tục tố tụng, không làm kéo dài thời
gian tố tụng, giảm sút hiệu quả của hoạt động tố tụng.
3.2. Về thi hành pháp luật
Thứ nhất, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác thực hiện tố tụng của cán bộ
ngành tòa án. Một trong những nguyên nhân gây nên thực trạng tiêu cực trong hoạt động
tố tụng là xuất phát từ những hạn chế, thiếu sót trong công tác tổ chức và hoạt động của 17 lOMoAR cPSD| 46342576
Tòa án. Để khắc phục những hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ thì cần có cơ chế tuyển
dụng cán bộ, bổ sung lực lượng cán bộ Tòa ản, đồng thời tăng cường, đẩy mạnh hơn nữa
công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Tòa án.
Cán bộ ngành Tòa án cần thiết phải là những người có am hiểu thật tốt về các quy định
của cả pháp luật nội dung và pháp luật tố tụng, có kỹ năng hành nghề nhuần nhuyễn, áp
dụng pháp luật một cách đúng đắn. Bên cạnh đó, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ Tòa án
trong sạch, vững mạnh, cần đổi mới chế độ, chính sách về tiền lương cho cán bộ ngành
Tòa án. Đảm bảo đời sống vật chất cho họ, từ đó hạn chế được những tác động tiêu cực
thông qua đời sống vật chất của cán bộ ngành Tòa án làm ảnh hưởng đến tính độc lập
khi tiến hành tố tụng. Đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ ngành
tòa án, nâng cao nhận thức về đạo đức nghề nghiệp trong ngành tòa án. Đồng thời, thanh
tra, giám sát, thực hiện sàng lọc nghiêm khắc đối với những trường hợp có đạo đức nghề
nghiệp suy đồi. Thực hiện cải thiện cơ sở vật chất, điều kiện làm việc cho các Tòa án,
đảm bảo môi trường làm việc thuận lợi, đáp ứng yêu cầu của công tác xét xử.
Thứ hai, thực hiện tốt hơn nữa công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật.
Không am hiểu pháp luật là một trở ngại to lớn cho việc tham gia tố tụng của người dân.
Do đó, Đảng và Nhà nước cần có chính sách phù hợp, tổ chức tuyên truyền pháp luật tố
tụng rộng rãi hơn, đặc biệt là đối với những địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó
khăn. Quan trọng nhất là cần chú trọng công tác giải thích quyền và nghĩa vụ khi tham
gia tố tụng cho người dân hiểu và thực hiện đúng và đủ. Khuyến khích các hoạt động trợ
giúp pháp lý của các tổ chức hành nghề luật sư. Luật sư là những người am tưởng về
pháp luật, sự trợ giúp của họ đối với việc tham gia tố tụng của đương sự là khá cần thiết.
Thông qua sự trợ giúp của Luật sư, người dân có thể hiểu rõ hơn về tổ tụng, cách thức
thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình, từ đó nâng cao hiệu quả của việc tham gia tố tụng. KẾT LUẬN
Trên đây là những phân tích, đánh giá của nhóm 01 về các quy định của BLTTDS
về người đại diện của đương sự trong TTDS. Qua đó có thể thấy rằng, người đại diện
của đương sự trong TTDS là một chủ thể quan trọng, trong nhiều trường hợp, nếu thiếu
người đại diện của đương sự thì quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự không được
đảm bảo. Nhìn chung BLTTDS năm 2015 đã quy định khá đầy đủ, chi tiết về người đại
diện của đượng sự trong TTDS như về loại đại diện, quyền và nghĩa vụ của người đại
diện, việc thay đổi, chỉ định hay chấm dứt đại diện. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng pháp
luật tố tụng về người đại diện còn nhiều hạn chế, nguyên nhân xuất phát từ nhiều phía,
đồng thời từ người tham gia tố tụng và người tiến hành tố tụng, và cả từ sự quy định
không cụ thể từ pháp luật. Do vậy, để nâng cao được hiệu quả tố tụng, đạt được mục
đích cuối cùng của chế định đại diện, cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện các quy định của 18 lOMoAR cPSD| 46342576
pháp luật TTDS hiện hành về người đại diện của đương sự trong TTDS. Mặt khác, phải
nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ Tòa
án kết hợp với việc đẩy mạnh giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật để nâng cao ý
thức pháp luật cho các tầng lớp nhân dân. Từ cách quy định pháp luật rõ ràng hơn, kèm
theo những hướng dẫn cụ thể, đồng thời với công tác giáo dục mạnh mẽ, hoạt động tố
tụng nói chung và việc thực hiện cơ chế đại diện nói riêng sẽ dễ dàng hơn, hiệu quả hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.
Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015. 2.
Bộ luật Dân sự năm 2015. 3.
Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình Luật Tố tụng Dân sự Việt Nam,
Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội. 3.
Nguyễn Văn Cừ, Trần Thị Huệ (2017); Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm
2015 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội. 4.
Bùi Thị Hà (2018), “Đánh giá quy định về người đại diện của đương sự theo pháp
luật dân sự vàTTDS Việt Nam”, Tạp chí Nghề luật, số 04/2018, trang 31. 5.
Bùi Thị Hà (2018), “Nhìn lại một số quy định về người đại diện của đương sự
theo pháp luật ViệtNam”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 10/2018, trang 56. 6.
Nguyễn Văn Hậu, “Về người đại diện theo pháp luật của đương sự trong TTDS”,
Tạp chí Luật sư Việt Nam, số 09/2018, trang 50. 7.
Nguyễn Thị Ngọc Hà (2012), Người đại diện của đương sự trong TTDS, Luận
văn Thạc sĩ Luật Học, Trường Đại học Luật Hà Nội 8.
Nguyễn Thị Long (2011), Người đại diện của đương sự trong TTDS, Khóa luận
tốt nghiệp, Đại học Luật Hà Nội. 9.
Ngô Thị Lộc (2016), Người đại diện của đương sự trong TTDS, Luận văn Thạc
sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. 10.
Dương Đức Mạnh (2020), Người đại diện của đương sự trong TTDS và thực tiễn
thực hiện tại các Tòa án nhân dân ở tỉnh Lạng Sơn, Luận văn Thạc sĩ Luật Học, Trường
Đại học Luật Hà Nội. 11.
Nguyễn Thị Nhã (2013), Hoàn thiện pháp luật về người đại diện của đương sự ở
Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 12.
Lê Hùng Nhân (2012), Đại diện theo ủy quyền trong TTDS, Luận văn Thạc sĩ
Luật học, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội. 19