bài học cho Việt Nam từ khủng hoảng tài chính của Mỹ
Khi cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ xảy ra và lan rộng trên toàn cầu, cơn bão nhanh chóng lan toàn sang các nước trên thế giới, ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế và kéo theo hệ quả là sự tăng trưởng châm lại ở hầu hết các nước. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Kinh tế vĩ mô ( UEH)
Trường: Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47206071
BÀI HỌC CHO VIỆT NAM TỪ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ
Khi cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ xảy ra và lan rộng trên toàn cầu, cơn bão
nhanh chóng lan toàn sang các nước trên thế giới, ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế
và kéo theo hệ quả là sự tăng trưởng châm lại ở hầu hết các nước. Đặc biệt là trong
năm 2008, những tác động tiêu cực đối với kinh tế toàn cầu thể hiện rất rõ nét. Đối với
Việt Nam, với đà tăng trưởng kinh tế rất ấn tượng và lạc quan trong năm 2007, tác
động của cơn bão này đến Việt Nam có phần chậm hơn so với nhiều nước trên thế
giới. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam năm 2008 cũng không thể năm ngoài dòng chảy của
kinh tế thế giới. Toàn cầu hoá mang lại cho các quốc gia đang phát triển như Việt Nam
nhiều cơ hội nhưng một khi kinh tế của các nước phát triển gặp vấn đề thì ảnh hưởng
của nó cũng không nằm trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đó. Đầu tư nước ngoài giảm,
xuất khẩu giảm kéo theo GDP tỷ lệ thất nghiệp tăng cao...Do giới hạn về đề tài, chúng
tôi xin phép không đề cập đến những tác động của khủng hoảng tới kinh tế Việt Nam.
Trong bài tiểu luận này, chúng tôi xin phép rút ra những bài học cho thị trường tài
chính Việt Nam nhìn từ cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ. Mặc dù thị trường tài chính
Việt Nam chỉ đang trong giai đoạn phát triển, ta không phải lo lắng về những công cụ
chứng khoán phái sinh phức tạp – những sản phẩm của một thị trường tài chính phát
triển như ABS, MBS, CDOs... Thị trường tài chính Việt Nam chưa thể cho ra đời
những sản phẩm như thế. Tuy nhiên, bài học cho Việt Nam không phải từ thị trường
chứng khoán hoá hay việc phát minh ra những công cụ tài chính mới. Ở đây, cần thiết
phải đề cập tới vịêc duy trì tính minh bạch của thị trường, khả năng quản lý của những
cơ quan như Fed như Ngân hàng nhà nước, khả năng dự báo của nền kinh tế. Bên
cạnh đó, cũng xin đưa ra một số ý kiến về gói kích thích kinh tế của chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam.
1. Sự cần thiết duy trì hệ thống tài chính ổn định và minh bạch
Căn nguyên của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và sau đó là một cuộc khủng
hoảng tài chính trên phạm vi toàn thế giới cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu) là do
cơ chế quản lý thông tin tài chính lỏng lẻo, thiếu minh bạch của giới chức trách và
Ngân hàng Mỹ. Một hệ thống tài chính mạnh và được quản lý tốt sẽ là bước phòng thủ
đầu tiên trước bất kỳ cơn bão tài chính nào.Do vậy, Việt Nam cũng như các quốc gia
khác cần xây dựng một khung chính sách tài chính vững bền nhằm hạn chế và tránh
làm trầm trọng hơn những rủi ro lớn dẫn đến khủng hoảng. Một nền tài chính ổn định
nên tập trung vào việc sử dụng các chính sách thận trọng vĩ mô bao gồm chính sách
tiền tệ, chính sách tài khóa...đồng thời với việc công khai thông tin tài chính rõ ràng.
1.1 Việc thực thi các chính sách
Thứ nhất, đối với Việt Nam, chính sách tiền tệ cần hướng tới mục tiêu chủ đạo
là ổn định mặt bằng giá chung. Đây cũng là mục tiêu cơ bản được Quỹ tiền tệ thế giới
IMF đưa ra trong báo cáo rút ra bài học từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu :"Ngân
hàng trung ương phải duy trì sự ổn định về lòng tin đối với ổn định về giá mà họ có lOMoAR cPSD| 47206071
được trước khi xảy ra khủng hoảng và lòng tin này phải được bảo vệ. Việc kiểm soát
và phân tích diễn biến và rủi ro của hệ thống tài chính có thể hòa nhập tốt hơn trong
việc hình thành thực thi chính sách tiền tệ".Giá cả được duy trì ở mức ổn định hợp lý
sẽ góp phần giúp các hàng hóa được lưu thông dễ dàng, củng cố niềm tin của người
dân đồng thời hạn chế tỷ lệ lạm phát tăng cao, tránh gây bất ổn cho nền kinh tế. Bên
cạnh việc xây dựng chính sách giá, Ngân hàng nhà nước cần linh hoạt áp dụng các
mức lãi suất khác nhau nhằm phản ứng kịp thời trước những biến động của nền kinh
tế. (Ổn định kinh tế kiềm chế lạm phát không thể đi cùng với mục tiêu tăng trưởng)
Thứ hai, Việt Nam cần tập trung ổn định và thực thi chính sách tài khóa trên hai
phương diện cơ bản:ổn định chi tiêu công của Chính phủ và xây dựng chính sách thuế
minh bạch. Ngân sách Nhà nước phải đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc cân đối thu
chi, tránh tình trạng chi quá nhiều dẫn đến thâm hụt ngân sách Nhà nước. Vấn đề này
cần được nghiêm túc thực hiện thông qua việc tăng cường kiểm tra, giám sát các
khoản chi tiêu công của cơ quan các cấp, triệt để xóa bỏ tình trạng tham nhũng, đầu cơ
trục lợi bất chính. Chính sách thuế cũng cần được thực hiện công khai, quy định thành
luật cụ thể, rõ ràng, xây dựng các mức thuế khác nhau phù hợp với từng đối tượng,
xây dựng lộ trình cắt giảm thuế hợp lý với từng mặt hang nhất định. Có như vậy, chính
sách tài khóa, hệ thống tài chính Việt Nam mới bảo đảm được tính minh bạch,ổn định
1.2 Củng cố niềm tin
Một nhân tố quan trọng nhưng ít khi được nhắc đến như là nguyên nhân của
các khủng hoảng đó chính là sự khủng hoảng niềm tin. Trên thực tế, các cuộc khủng
hoảng trước đây như khủng hoảng Ngân hàng Nhật Bản những năm 1980s hay hiện
nay là khủng hoảng tài chính Mỹ 2007 – 2009. Các chính sánh phục hồi kinh tế của
Ngân hàng Trung ương, gói kích thích của chính phủ nhằm khuyến khích tiêu dùng,
tăng đầu tư từ đó nhằm vực dậy nền kinh tế. Các nhà đầu tư sẽ thận trọng hơn khi đầu
tư vào nền kinh tế mà những biến động của nó không thể lường trước. Một phần
nguyên nhân làm chi cuộc kungr hoảng tại Nhật Bản kéo dài cũng là do dân chúng
mất lòng tin vào nền kinh tế. Đặc biệt đối với thị trường Việt Nam khi tính minh bạch
của thông tin thị trường luôn ở mức thấp. Vì vậy, công khai những thông tin trên thị
trường tài chính, , tăng cường thông tin trên thị trường chứng khoán tạo thuận lợi cho
hoạt động kinh doanh của các nhà đầu tưtăng tính thanh khoản trên thị trường tài
chính, giúp họ tránh gặp phải thông tin bất cân xứng hay lựa chọn đối nghịch.
1.3 Nâng cao vai trò quản lý của ngân hàng trung ương
Sau cuộc khủng hoảng, IMF đã rút ra bài học chung cho tất cả các nền tài chính
toàn cầu cần thiết có sự hoạt động trong phạm vi điều hành của sự thận trọng vĩ
môTrong đó, phải kể đến vai trò chủ đạo của các ngân hàng trung ương cho dù họ có
hay không vai trò điều tiết chính. Điều này nhằm tăng cường sự quản lý, giám sát của
các ngân hàng Nhà nước đối với hệ thống kinh tế-tài chính của một quốc giaNgân
hàng trung ương vừa thực hiện chức năng quản lý về mặt nhà nước trên lĩnh vực tiền
tệ, tín dụng, ngân hàng; vừa thực hiện chức năng là ngân hàng của nhà nước, ngân lOMoAR cPSD| 47206071
hàng của các Ngân hàng. Do vậy, sự điều hành của ngân hàng trung ương sẽ góp phần
ổn định các chính sách kinh tế vĩ mô, đồng thời việc tăng cường cơ cấu tổ chức trong
hoạt động của các ngân hàng còn góp phần cải thiện khả năng phục hồi của hệ thống.
1.4 Bài học cho các ngân hàng trong hoạt động quản lý tín dụng
Từ khi bắt đầu khủng hoảngFed và các cơ quan giám sát khác của Mỹ đã hợp
tác với các cơ quan giám sát nước ngoài để tìm ra nguyên nhân khủng hoảng và những
bài học của nóSự phối hợp quốc tế đã giúp các cơ quan giám sát Mỹ học hỏi kinh
nghiệm quốc tế và giúp so sánh hoạt động của các tổ chức tư nhân Mỹ với các tổ chức
tài chính toàn cầu Các phân tích đã tái khẳng định rằng an toàn vốn, xây dựng kế
hoạch thanh khoản hiệu quả và tăng cường quản lý rủi ro là những yếu tố cần thiết
nhất để hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn và phát triển tốtKhủng hoảng cho thấy
một số tổ chức tín dụng đã có những thiếu sót nghiêm trọng ở một hoặc các mặt nêu
trên. Cuộc khủng hoảng cũng đã nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường tính thận
trọng và hiệu lực của các cơ quan giám sát nhằm đảm bảo rằng các tiêu chuẩn đặt ra
phải dược thực hiện. Ngân hàng trung ương cần thực hiện giám sát chặt chẽ tỷ lệ vốn
của các tổ chức tài chính tương ứng với mức độ rủi ro của tài sản và trao đổi đánh giá
với các nhà quản lý cấp cao của các tổ chức này. Đồng thời có những quy định chặt
chẽ về tỷ lệ đòn bẩy tài chính tại các tổ chức tín dụng, đặc biệt là các NHTM nhằm
tránh hiểm hoạ chạy theo lợi nhuận của các đơn vị này dẫn đến những hiểm hoạ khôn
lường khi nền kinh tế có biến động. Khủng hoảng cũng cho thấy tầm quan trọng của
việc quản lý thanh khoản hiệu quả. Các tổ chức tín dụng cần theo dõi trạng thái thanh
khoản và đưa ra các chiến lược thanh khoản, các diễn biến chính của thị trường và rủi
ro thanh khoản. Từ thực tiễn cho thấy để có được khả năng thanh khoản đầy đủ đòi
hỏi một tổ chức phải có nhiều hơn những tài sản có tính thanh khoản cao so với những
tài sản mà các ngân hàng nắm giữ trong điều kiện bình thường;- tất nhiên khi duy trì
tỷ lệ thanh khoản cao cũng đồng nghĩa với việc các đơn vị này phải hy sinh một phần
mục tiêu lợi nhuận- và trên thực tế việc thực hiện giải pháp này luôn gặp khó khăn các
tổ chức tài chính còn phải dự tính đến trạng thái thanh khoản khi thị trường rơi vào
hoàn cảnh khó khăn. Sau vốn và thanh khoản thì nhân tố chính thứ ba đảm bảo hệ
thống gân hàng hoạt động an toàn và lành mạnh là quản lý rủi ro hiệu quả.Ccác ngân
hàng cần nâng cao hoạt động quản trị rủi ro của mình. Để đảm bảo được tính thanh
khoản và quản lý rủi ro tốt các tổ chức tín dụng cần tuân thủ các nguyên tắc cho vay
chặt chẽ. Xác định rõ việc mục đích các khoản vay, thực hiện theo đúng nguyên tắc
cho vay, thẩm định thật kỹ các dự án và làm tốt công tác giảm sát các khoản vay. Thực
tế, vì mục tiêu lợi nhuận và không lường trước được những hiểm hoạ của sự tăng
trưởng không lành mạnh các ngân hàng ở Mỹ đã cho vay ô ạt và việc cho vay không
còn dựa trên những tiêu chuẩn chặt chẽ như trước, hệ quả là các ngân hàng này đang
tự đánh cược mình vào khả năng trả nợ của những khách hàng có rủi ro vỡ nợ cao.
2 Công khai hoạt động
Để giải bài toán khủng hoảng, cả Việt Nam và Hoa Kỳ đều đưa ra một phương
pháp giải giống nhau- đó là sử dụng gói kích thích kinh tếtuy nhiên cách thức thực lOMoAR cPSD| 47206071
hiện thì hoàn toàn khác nhau. Vậy, ta cần học những gì từ cách giải bài toán trên của
chính phủ Hoa Kỳ? Vẫn là những điểm yếu của kinh tế Việt Nam cũng như của việc
thực thi các chính sách ở Việt Nam. Tại sao chính phủ Mỹ công khai gói kích cầu
thông qua việc thiết lập một trang web riêng www.recovery.gov về gói kích cầu? Hay
như người láng giềng Trung Quốc thành lập 24 tổ kiểm tra với sự tham gia của nhiều
cơ quan, bộ ngành? “Khi khủng hoảng tài chính ập đến, điều quan trọng thứ nhất là
lòng tin” (Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo) – vẫn là vấn đề về lòng tin như đã trình
bày ở trên. Thực tế đã chứng minh, : bài học về xây dựng và củng cố niềm tin của
công chúng càng có giá trị hơn trong thời kỳ khủng hoảng “Kích cầu” lòng tin của
nhân dân có thể tạo sức bật mới cho nền kinh tế. Việc lập một website có lẽ không
khó, nhưng vấn đề nằm ở chỗ, làm thế nào để đảm bảo công khai chi tiết từng thông
tin, từng đồng được chi tiêu, mới là việc khó gấp bội. Một trong những tiêu chuẩn
hàng đầu của quản trị Chính phủ là minh bạch. Vì minh bạch là điều kiện tiên quyết để
luật pháp phát huy tác dụng, được thực thi nghiêm chỉnh. Công khai thông tin làm gia
tăng mạnh mẽ niềm tin vào Chính phủ. Niềm tin của nhân dân là yếu tố then chốt tạo
ra sự ổn định chính trị. Đặc biệt trong bối cảnh suy thoái kinh tế, bóng mây khủng
hoảng lan rộng, bao trùm toàn cầu; việc củng cố niềm tin của nhân dân càng có ý
nghĩa thiết thực hơn, không chỉ góp phần tăng cường sự ủng hộc của nhân dân vào
những nỗ lực và biện pháp đúng đắn của Chính phủ, mà hơn nữa, cũng là biện pháp
tâm lý, trấn an niềm tin và đồng thuận của nhân dân vượt qua những thời điểm khó khăn của khủng hoảng.
3. Xây dựng các gói kích thích kinh tế phù hợp với điều kiện của quốc gia
Như đã nêu ở trên, để khắc phục cuộc khủng hoảng tài chính, Chính phủ Mỹ đã
đưa ra các gói kích thích kinh tế trị giá hàng trăm tỷ USD. Trong thời gian ngắn, đây
được coi là biện pháp phù hợp kịp thời giải quyết hậu quả khủng hoảng. Theo Paul
Krugman, nhà kinh tế đoạt giải Nobel 2008: “Gói kích thích kinh tế không hoàn toàn
quét sạch hậu quả khủng hoảng, nhưng nó đã kéo nền kinh tế thoát khỏi vòng xoáy
suy thoái. Trợ cấp thất nghiệp và cứu trợ cho chính quyền bang và địa phương có lẽ là
những yếu tố quan trọng nhất”. Tuy nhiên, trong dài hạn, gói kích thích kinh tế của
Mỹ tỏ ra ít hiệu quả một khi tỷ lệ thất nghiệp giảm rất chậm, tăng trưởng GDP không
mấy khả quan. Từ thực tế đó cho thấy, việc thực hiện chính sách kích cầu kinh tế của
Chính phủ các nước, trong đó có Việt Nam, là hành động nằm trong xu thế chung của
thế giới, tuân theo quy luật khách quan. Vấn đề ở đây là chúng ta cần xác định rõ ràng
mục tiêu, hoàn cảnh kinh tế cũng như khả năng của mình nhằm xây dựng những gói
kích thích kinh tế hiệu quả, tránh gặp phải những tác động phụ như trong chính sách
kích thích kinh thế của Mỹ. Hiện tại, Chính phủ Việt Nam đã đang thực hiện hai gói
kích cầu : gói kích thích kinh tế thứ nhất hỗ trợ lãi suất 4% đối với các tổ chức, cá
nhân thực hiện vay vốn ngân hàng trong thời hạn tối đa là 8 tháng. Gói thứ hai cung
cấp bù lãi suất 4% cho doanh nghiệp, song hướng vào các nguồn vốn trung và dài hạn
trong khoảng thời gian 24 tháng. Thứ nhất, cả hai gói kích thích kinh tế của Việt Nam
đều hướng tới mục tiêu hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong
nước và các doanh nghiệp nhằm về xuất khẩu,Trong khi đó, chính sách kích cầu của lOMoAR cPSD| 47206071
Mỹ nhằm vào kích thích tiêu dùng nội địa, giảm các dòng thuế. Sự khác biệt về mục
tiêu ổn định và tăng trưởng kinh tế giữa Việt Nam và Mỹ đã dẫn đến việc xây dựng
các mục tiêu khác nhau của chính sách kích cầu. Thực tế cho thấy, mô hình tăng
trưởng của Việt Nam bị ảnh hưởng nhiều bởi tổng cầu nước ngoài do phụ thuộc nhiều
vào xuất khẩu, do đó bản thân Việt Nam không lựa chọn tăng tổng cầu nội địa mà
chọn duy trì nhân tố được Chính phủ đánh giá là quan trọng của nền kinh tế là các
doanh nghiệp sản xuất trong nước (mà phần không nhỏ là các DNNN) và doanh
nghiệp nhắm về xuất khẩu. Trái lại, các gói kích thích kinh tế Mỹ nhắm vào duy trì tái
tạo việc làm - thị trường bị tác động nặng nề trong khủng hoảng và làm ảnh hưởng đến
tổng cầu xã hội, cố gắng kích cầu cá nhân. Các khoản hỗ trợ thuế trực tiếp cho doanh
nghiệp vì thế chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn trong gói kích thích kinh tế này. Thứ hai,
mô hình kích cầu Mỹ diễn ra sau một gói cứu trợ hệ thống ngân hàng, trong đó gói
cứu trợ ngành ngân hàng của Mỹ lên đến 700 tỉ đô la. Sau đó, quốc gia này mới tiến
hành gói kích cầu kinh tế. Trong khi đó, mô hình của Việt Nam là không có gói hỗ trợ
ngân hàng. Nguyên nhân là vì khủng hoảng tài chính không tác động trực tiếp đến hệ
thống ngân hàng ở Việt Nam, ngân hàng không bị thua lỗ do các khoản nợ thứ cấp và
các khoản đầu tư tài chính. Như vậy, Việt Nam đã rút ra được nhiều bài học từ chính
sách kích thích kinh tế của Mỹ. Tùy vào hoàn cảnh cụ thể của quốc gia mình, Chính
phủ Việt Nam đã có những bước đi đúng trong việc thực hiện những gói kích cầu phù
hợp dựa trên những thành công Mỹ đã đạt được. Từ đó, góp phần duy trì một thị
trường việc làm ổn định thông qua hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp, góp phần ổn
định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, để chính sách kích cầu của Việt Nam đạt hiệu quả cao
nhất, Chính phủ cần tác động từ nhiều mặt và đưa ra những biện pháp linh hoạt hơn
trong từng điều kiện kinh tế